Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích ảnh hưởng của môi trường Marketing đến hoạt động Marketing của Công ty cổ phần May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 21 trang )

Chương I. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm môi trường marketing:
 KN: Môi trường Marketing của một công ty (DN) là tập hợp tất cả các
chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra
quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng
thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các quyết
định marketing của công ty.
 Thành phần thuộc môi trường marketing: các tác nhân bên trong (bên
trong DN nhưng bên ngoài bộ phần marketing) và bên ngoài DN (môi
trường vi mô, vĩ mô);
 Đặc điểm của các tác nhân: bộ phận marketing không làm thay đổi,
không có khả năng tác động vào các tác nhân đó mà bộ phận marketing
có trách nhiệm theo dõi, lường trước và chuẩn bị phương án ứng phó
với sự thay đổi của môi trường/ điều chỉnh chương trình marketing mix
để làm giảm nhẹ những tác động xấu và tận dụng, khai thác tối đa
những tác động tốt.
 Bản chất của môi trường marketing là môi trường KD của DN, bộ phận
phụ trách marketing cần phân tích sự ảnh hưởng của MTKD tới sự biến
đổi về nhu cầu của thị trường và tới các biến số marketing Mix của
công ty.
1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu môi trường marketing và phân loại
 Giúp các nhà quản trị Marketing dự báo chính xác các cơ hội, rủi ro
marketing;
 Đánh giá khách quan năng lực của DN;
 Đề xuất ra các giải pháp Marketing có tính khả thi và có tính cạnh
tranh; phát huy được lợi thế để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu rủi
ro trước sự biến đổi của MT Marketing;
 Phân loại môi trường Marketing:
Môi trường Marketing được phân loại thành 2 nhóm chính: môi trường
marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô.
1.2 Khái niệm môi trường Marketing vĩ mô




Khái niệm: Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện
xã hội rộng lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các DN trong toàn
ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó ảnh hưởng đến
cả lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô. (giữa các lực lượng, yếu tố
trong môi trường vĩ mô cũng có sự ảnh hưởng qua lại với nhau).
Các yếu tố môi trường marketing vĩ mô:
1.2.1. Nhân khẩu học:
Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự phân bố dân
cư. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư,
nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết¼Các nhà quản
lý Marketing rất quan tâm đến các yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con
người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu xem các yếu tố nhân khẩu ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động
Marketing của doanh nghiệp
a) Quy mô, cơ cấu tuổi tác
Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng
tiềm năng của một doanh nghiệp. Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi
thì thị trường tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi
về cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ. Do vậy các doanh
nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược Marketing để thích ứng.
Vào những năm 90, tại nhiều nước phát triển tỷ lệ những người sống độc thân
tăng lên, tỷ lệ sinh đẻ càng giảm, tỷ lệ người già ngày càng tăng và trẻ em
ngày càng giảm. Các công ty sản xuất thức ăn và đồ dùng trẻ em có nguy cơ
mất dần khách hàng. Họ buộc phải chuyển dần sang phục vụ các khách hàng
lớn tuổi bằng cách đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới như sữa chống loãng
xương cho phụ nữ có tuổi, shampo cho tóc trên 40, kem dưỡng da cho phụ nữ
trên 50, bảo hiểm cho người già. Các quảng cáo "Trẻ em là mối quan tâm của
chúng ta" được thay bằng các quảng cáo "Chăm sóc người già như bố mẹ".

Các công ty du lịch, khách sạn cũng có thể thu hút thêm các khách hàng độc
thân, nhàn rỗi. Nhiều công ty cung cấp thức ăn trẻ em đã mở thị trường mới
tại các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ trẻ em cao.
Để mô tả cơ cấu dân cư theo tuổi tác, người ta dùng khái niệm tháp tuổi. Tháp
tuổi Việt Nam trên to dưới bé, tức là tỷ lệ dân số trẻ cao. Đây là thị trường
quan trọng cho nhiều nhà kinh doanh.
b) Quy mô và tốc độ tăng dân số


Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng. Dân số
lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh
nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 70 triệu người với tốc độ tăng cao là
thị trường hấp dẫn của các công ty trong nước và nước ngoài.
c) Cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giải phóng phụ nữ
Đây là các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hoá,
dịch vụ khác nhau. Thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng
dân cư Việt Nam đang giảm.
Quy mô gia đình 2 con ở Việt Nam, 1 con ở Trung Quốc dẫn đến mức tiêu
dùng thực phẩm, đồ chơi, quần áo trẻ em giảm, nhưng lại yêu cầu chất lượng
cao hơn. Phụ nữ được giải phóng và tham gia vào mọi hoạt động xã hội là
nhân tố thúc đẩy tiêu dùng nhiều loại hàng hoá, dịch vụ như nhà trẻ, học sinh
nội trú, máy giặt, bếp ga, thực phẩm chế biến sẵn, mỹ phẩm, quần áo thời
trang, giặt là, gội đầu, giao hàng tại nhà, người giúp việc...
d) Quá trình đô thị hoá, phân bổ lại dân cư
Tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, quá trình
đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở
rộng và đông đúc. Dòng người từ các vùng quê đổ xô ra thành phố làm ăn.
Đây là yếu tố làm tăng nhu cầu xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu
thuê nhà bình dân, nhu cầu cơm bình dân, nhu cầu gửi tiền về quê, nhu cầu
gọi điện thoại công cộng, nhu cầu vận chuyển hành khách... Đất đai ở các khu

ven đô cũng dần dần đắt lên và trở thành các tụ điểm dân cư mới, mang lại
nhiều tiền cho các gia đình nông dân ngoại thành trước đây vốn thiếu thốn.
Điều này tạo tiền đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Quá trình
đô thị hoá và chuyển dịch lao động cũng giúp cho đời sống nông thôn thay
đổi. Nông thôn trở thành các thị trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.
e) Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư
Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn
hoá, giáo dục của họ. Đó là văn hoá tiêu dùng như văn hoá ẩm thực, văn hoá
thời trang, văn hoá trà... Những người có văn hoá cao sẽ có cơ hội kiếm được
nhiều tiền hơn, họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao
hơn.
1.2.2. Môi trường tự nhiên:


Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các
nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng
ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như
khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường...
a) Ô nhiễm môi trường
Vào những năm 60 dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi
trường do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây ra. Nhiều tổ
chức bảo vệ môi trường ra đời và đã hoạt động tích nhằm hạn chế những ô
nhiễm do chất thải của các ngành công nghiệp và chất thải tiêu dùng gây ra.
Trước tình thế đó, các ngành sản xuất hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi
công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường như sử dụng bao bì dễ tái
chế, sử dụng xăng không chì, sử dụng hệ thống lọc nước, khí thải. Các sản
phẩm "thân thiện với môi trường" như xe đạp điện, ô tô điện, ô tô khí ga,
xăng không chì¼ngày càng xuất hiện nhiều và đang chiếm được thiện cảm
của người tiêu dùng và xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi

trường cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.
b) Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu
Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ,
than đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên,
nhiên liệu đó phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với
chi phí cho các đầu tư nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế. Năng
lượng gió, mặt trời, địa nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này
mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành sản xuất mới.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thế giới đã tăng nhanh chóng. Đây
là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều xăng dầu,
nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra nhiều sản
phẩm mới như xe chạy bằng ga, điện...
c) Sự can thiệp của luật pháp
Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi
trường và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
Các bộ luật mới ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển,
rừng, chim muông, thú quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo
nên những môi trường bình yên cho các loài động thực vật phát triển.


Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt
của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của
dư luận xã hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các
doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo
vệ tài nguyên, môi trường.
1.2.3 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua
của người dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân
hàng là các yếu tố ảnh hưởng tực tiếp đến sức mua của người dân, của chính

phủ và của các doanh nghiệp. Do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
Marketing của doanh nghiệp.
Vào thời kì tăng trưởng kinh tế, đầu tư mua sắm của xã hội không những
tăng mà còn phân hóa rõ rệt. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cao
cấp tăng. Người ta hướng tới nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí, du lịch. Đây là cơ hội vàng cho các nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp
các dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, các hàng hóa tiêu dùng đắt tiền. Các công ty
mở rộng các hoạt động Marketing, phát triển thêm các sản phẩm mới, xâm
nhập thị trường mới. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, nền
kinh tế suy thoái, đầu tư, mua sắm của Nhà nước, dân chúng và doanh nghiệp
đều giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing của các
doanh nghiệp.
Vào những năm 90, kinh tế toàn cầu và nhiều kinh tế lớn suy giảm, ảnh
hưởng lớn đến thương mại quốc gia và quốc tế. nhà nước bán bớt các doanh
nghiệp công ích để giảm nợ. Các công ty giảm bớt vốn đầu tư, cắt giảm biên
chế, thất nghiệp tăng, sức mua của xã hộ giảm. Tuy nhiên điều này còn phụ
thuộc vào các tầng lớp dân cư, những nhóm người giàu có vẫn tiêu dùng hàng
hóa đắt tiền ngay cả vào thời kì kinh tế khó khăn. Nhưng tâng lớp nghèo trong
xã hội buộc phải thay đổi cơ cấu chi tiêu, tập trung vào những hàng hóa thiết
yếu nhất và số lượng mau cũng giảm sút. Trong điều kiện đó, hoạt động
Marketing cũng phải thay đổi để thích ứng. Các sản phẩm vừa túi tiền sẽ bán
chạy hơn là các sản phẩm xa xỉ.
Khi lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh hơn thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu
dùng của dân chúng cũng thay đổi. Một số tạm gác lại các chi tiêu lớn. Số
những người nhiều tiền lại vội vã đầu cơ vàng, đô la hoặc nhà đất để giữ của.
Khi lãi suất tiền gửi cao sẽ làm giảm sức mua các hàng hóa lâu bền và thu
hút dân chúng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi lãi suất giảm,


các công ty thường kích thích tiêu thụ bằng cách bán và trả chậm với lãi suất

thấp hơn thị trường hoặc không lãi.
Trong hơn 10 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Thu
nhập của dân chúng tăng, đầu tư trong và ngoài nước vẫn ở mức cao, lạm phát
thất nghiệp thấp, nhà nước cũng có chính sách kích cầu. Đây chính là các điều
kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Mặt khác, Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng
thời từng bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã ký
hiệp định thương mại Việt- Mỹ, là thành viên ASEAN,APEC và đã trở thành
thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006. Trong điều kiện đó, cạnh
tranh sẽ ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ, các doanh nghiệp phải
tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ, thay đổi tư duy kinh
doanh, hướng tới khách hàng thì mới có thể tồn tại và phát triển.
1.2.4. Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều
điều kì diệu nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho doanh nghiệp.
- Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tao ra các sản
phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội
cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với
doanh nghiệp cũ chậm chạp.
Ví dụ : Máy photo copy ra đời đã làm thiệt hại cho ngành sản xuất giấy than,
máy chữ. Đồng hồ điện tử của Nhật đã một thời từng làm điêu đứng ngành
sản xuất đồng hồ cơ học của Thụy Sĩ.
- Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Công nghệ truyền thông số
hóa, tin học hóa, quang hóa phát triển nhanh chóng làm cho giá cả các thiết bị
viễn thông giảm nhanh và chất lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các
dịch vụ đa dạng.
- Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ Viễn thông – Tin học – Truyền thông
đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là
Internet mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ

viễn thông truyền thống.
- Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu
công nghệ mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho
các doanh nghiệp, cho quốc gia. Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu
khoa học và thử nghiệm sản phẩm mới. Đây là môt trong các nguyên nhân


giúp nền kinh tế Mỹ trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh
nhất thế giới.
1.2.5. Chính trị - Pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động
Marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ
thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ
quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Tác động của môi trường
chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý Nhà nước đối
với nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam
như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật chống
độc quyền, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Bưu chính, Luật Viễn thông.
Các nhà quản trị Marketing cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm.
Mặt khác, kinh doanh trong một môi trường pháp luật hoàn chỉnh giúp cho
doanh nghiệp hoạt ddoogj an toàn, bình đẳng. Hội nhập quốc tế, tham gia
kinh doanh trên thị trường toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải
hiểu biết các luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
- Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước có tác động lớn đến các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là Chính sách tài chính, tiền tệ, Chính
sách thu nhập, Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách đa dạng hóa sở hữu,
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, Chính sách phát triển nông thôn.
- Cơ chế điều hành của Chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của
pháp luật và đường lối, chính sách kinh tế của Nhà nước. Một Chính phủ

mạnh, trong sạch sẽ khuyến khích thúc đẩy kinh doanh lành mạnh, khuyến
khích kinh tế phát triển. Ngược lại, một chính phủ tham nhũng sẽ làm méo mó
các chính sách, luật pháp, làm giảm hiệu quả đầu tư, làm thui chột các nỗ lực
phát triển ủa xã hội. Tuy nhiên, Chính phủ cũng không được can thiệp quá sâu
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm cho doanh
nghiệp thiếu quyền tự chủ sản xuất kinh doanh.
- Chính sách bảo vệ người tiêu dùng
Chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng thông qua luật pháp,
hoặc cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Trong điều kiện
đó, các doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động Marketing sao cho đáp
ứng được quyền lợi của người tiêu dùng.
Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến
tranh là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.


1.2.6. Môi trường văn hóa- xã hội
Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những
điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và
dưới tác động của các nền văn hóa khác.
Sau đây là biểu hiện của môi trường văn hóa
- Những giá trị văn hóa truyền thống
Giá trị văn hóa truyền thống là các chuẩn mực và niềm tin trong xã hội,
được truyền từ đời này sang đời khác, được duy trì, kế thừa trong môi trường
gia đình, xã hội. Giá trị văn hóa truyền thống tác động mạnh đến hành vi ứng
xử, tiêu dùng hàng ngày của con người. Đồng thời giá trị văn hóa truyền
thống có tính bền vững khó thay đổi. Các nhà quản trị Marketing không thể
thay đổi được giá trị văn hóa truyền thống mà chỉ có thể thay đổi các giá trị
văn hóa thứ phát. Chẳng hạn niềm tin của người Việt Nam vào chế độ hôn
nhân một vợ một chồng là giá trị văn hóa truyền thống, khó thay đổi. Còn

niềm tin vào việc cần thiết xây dựng gia đình là niềm tin thứ phát, có thể thay
đổi.
- Những giá trị văn hóa thứ phát
Là những xu hướng văn hóa mới hình thành, tính bền vững của nó không
cao, dễ thay đổi. Nếu thay đổi các giá trị văn hóa thứ phát sẽ tạo ra các
khuynh hướng tiêu dùng mới, cơ hội kinh doanh mới có thể khai thác. Hãng
Pepsi từng nắm lấy tư tưởng trỗi dậy của giới trẻ, khuyến khích họ qua khẩu
hiệu quảng cáo: “ Pepsi, sự lựa chọn của thế hệ mới”.
- Các nhánh văn hóa
Trong một nền văn hóa luôn luôn tồn tại các nhóm dân cư với các sắc thái
văn hóa đặc trưng riêng ngoài các đặc trưng chung của nền văn hóa. Đó là các
nhóm tôn giáo, dân tộc, thanh niên… Các nhà quản trị Marketing nên xem các
nhánh văn hóa này là các đoạn thị trường đặc thù để khai thác nhằm nâng cao
khả năng của mình.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến sự giao thoa giữa các
nền văn hóa khác nhau nhưng cũng có thể tạo ra các xung đột. Muốn cho sản
phẩm của mình được chấp nhận tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu, các doanh
nghiệp phải hiểu biết môi trường văn hóa nơi mình đang kinh doanh để lựa
chọn các chiến lược Marketing phù hợp. Ví dụ:


+ Thói quen tiêu dùng của dân chúng ở các thị trường nước ngoài cho doanh
nghiệp xuất khẩu biết sản phẩm gì thì được chấp nhận tại một địa phương,
một quốc gia?
+ Văn hóa Việt Nam hướng về tình cảm gia đình. Do vậy, quảng cáo thực
phẩm, đồ dùng gia đình mang hình ảnh gia đình đầm ấm thì dễ gây ấn tượng,
dễ được chấp nhận. Hãng xe taxi Thành Hưng quảng cáo “ xe gia đình, xe của
chúng mình”
+ Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu cũng phải nghiên cứu cách đặt tên cho
sản phẩm xuất khẩu của mình như thế nào để không gây ra các ấn tượng xấu

cho khách hàng ở các nước nhập khẩu?
Ví dụ về nhãn hiệu sản phẩm ở nước ngoài gây khó chịu do bất đồng ngôn
ngữ.
Khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhãn hiệu Coca- Cola thoạt đầu
được phiên âm thành Kekou- Kela. Từ này theo nghĩa tiếng Trung thì giống
như “ cắn con nòng nọc trơn nhẫy”. Sau đó hãng Coca buộc phải dùng một từ
phiên âm mới là Kokou- Kola mang ý nghĩa là “ cảm giác hạnh phúc ngon
miệng”. Cách phiên âm này giúp cho sản phẩm của hãng tiếp cận được thị
trường khổng lồ này.
Các giá trị văn hóa chủ yếu trong xã hội được thể hiện qua thái độ, quan
điểm của mỗi người về bản thân, về những người xung quanh, về các thể chế
xã hội, về xã hội và thiên nhiên.

Chương II. Phân tích ảnh hưởng của môi trường Marketing đến
hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Về công ty:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần May 10.
Tên giao dịch quốc tế : GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : GARCO 10 JSC
Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại : 84.43827.6923
Email :
Website : http://


Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty may 10
Tiền thân của công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang.Năm
1956 May 10 chính thức tiếp quản một doanh trại quân đội Nhật đóng trên đất
Gia Lâm với gần 2500m2 nhà xưởng các loại.Năm 1975, xí nghiệp May 10 có
bước ngoặt mới với nhiệm vụ chủ yếu là làm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của

Liên Xô và các nước khối SEV. Từ đó công ty May 10 phát triển rất nhanh,
mỗi năm May 10 đã xuất khẩu sang các nước XHCN từ 4 đến 5 triệu sản
phẩm chất lượng cao. Tháng 8 năm 1990 khi Liên Xô tan rã kéo theo sự sụp
đổ của các nước XHCN ở Đông Âu làm cho thị trường quen thuộc của công
ty mất đi. May 10 cùng các xí nghiệp khác ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn
và có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình này, May 10 cùng với sự giúp đỡ
của một số cơ quan chức năng có liên quan đã cố gắng tìm hướng giải quyết
để ổn định sản xuất. Xí nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết. Nhờ đó mà
công ty đã đứng vững trên thị trường và hàng năm xuất khẩu ra nước ngoài
hàng triệu sản phẩm, đồng thời phục vụ tiêu dùng trong nước khá lớn.Ngày
14/12/1992 với quyết định số 1090/LCLĐ - bộ Công nghiệp nhẹ đã đổi xí
nghiệp May 10 thành công ty May 10 thuộc tổng công ty dệt may Việt
Nam.Tháng 1 năm 2005, Công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ
phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ-BCH ký ngày 05/10/2004 của Bộ
Công nghiệp với 51% vốn của VINATEX. Đến nay, với bề dày truyền thống,
May 10 đã được xếp vào “Top 10” thương hiệu nổi tiếng của ngành dệt may
Việt Nam, là một trong 56 thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Bằng chất lượng
và việc thực hiện trọn vẹn các cam kết về chất lượng, dịch vụ, và uy tín với
khách hàng, May 10 đã và đang chinh phục các tên tuổi lớn trong thị trường
xuất khẩu và có tên trên “Bản đồ may mặc” thế giới. May 10 đã đi tiên phong
và hội nhập thành công trong lĩnh vực may mặc từ trên 10 năm trước.
Hiện nay, với 7927 lao động, mỗi năm công ty sản xuất trên 12 triệu sản
phẩm chất lượng cao các loại, trong đó có nhiều sản phẩm được xuất khẩu
sang thị trường các nước Mỹ, CHLB Đức, EU, Nhật Bản, Hồng Công,…
Nhiều sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, có tên tuổi lớn trong ngành may mặc
và thời trang thế giới như Pierre Cardin, Jacquest Britt, Seiden Sticker,
Dornbush, Camel, Perry Ellí,… đã được sản xuất bởi bàn tay khối óc của
những người công nhân May 10.
Công ty đã được nhà nước tặng những phần thưởng cao quý như:Anh hùng
Lực lượng vũ trang Nhân dân (năm 2005), Anh hùng lao động ,Giải thưởng

chất lượng Việt Nam ,Giải thưởng chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương (do
APQO trao tặng)


Lĩnh vực hoạt động của công ty:
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp May 10 là sản xuất các sản
phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Hàng hóa
đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo con đường gia công toàn bộ sản
phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc xuất khẩu trực tiếp. Cơ cấu mặt hàng khá đa
dạng và phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm hơn 100 chủng
loại sản phẩm may mặc các loại.Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm:
sơ mi nam, nữ các loại, veston các loại, Jacket các loại, váy, quần âu dành cho
nam nữ các loại, quần cho trẻ em, quần áo thể thao… Trong đó, sơ mi nam là
sản phẩm mũi nhọn của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty.
2.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô tới hoạt động của
công ty
2.2.1 Nhân Khẩu học
a) Quy mô , mật độ và tốc độ tăng dân số
Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng. Dân số
lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh
nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 90 triệu người,dân số thế giới là 7,3
tỷ người hiện nay với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của các công ty
trong nước và nước ngoài. Đối với các công ty may mặc nói chung và công
ty may 10 nói riêng ,đây là cơ hội lớn để công ty chạm đến một quy mô thị
trường khổng lồ. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước với phương
châm người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà Bên cạnh đó củng cố
và phát triển các thị trường chính như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; ưu tiên các
khách hàng tại thị trường mới, tận dụng các Hiệp định thương mại vừa mới
được ký kết giữa Việt Nam-Hàn quốc, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu.


b) Cơ cấu dân số , quy mô gia đình ,kế hoạch hóa gia đình,giải phóng phụ nữ
Theo tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2012 ,dân số Việt Nam
đang già hóa ,tỉ lệ nam từ 18-25 cao hơn các nhóm tuổi còn lại của nam. Năm
2012, số nam 43,92 triệu người tăng 1,09% ,dân số nữ là 44,86 triệu người
tăng 1.04%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,58 triệu người tăng
2,3 % so với năm 2011.Trong đó lao động nam chiếm 51,3% lao động nữ là
48.7%.
Nhìn vào số liệu ta có thể thấy tỉ lệ người lao động tăng cao, tỉ lệ nam nữ
đồng đều điều .này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược trong sản phẩm của công ty.
Công ty tập trung vào thời trang công sở nam và nữ như : sơ mi, quần tây.


Veston , quần kaki bên cạnh đó còn phát triển dòng sản phẩm bảo hộ lao
động và đồng phục học sinh…
Quy mô gia đình 2 con ở Việt Nam, dẫn đến mức tiêu dùng quần áo trẻ em
giảm, nhưng lại yêu cầu chất lượng cao hơn. Phụ nữ được giải phóng và tham
gia vào mọi hoạt động xã hội là nhân tố thúc đẩy tiêu dùng nhiều loại hàng
hoá, dịch vụ mỹ phẩm quần áo thời trang, … Điều này đòi hỏi công ty phải
đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng , mẫu mã mà còn về chất lượng trong
từng bộ trang phục
c) Tốc độ đô thị hóa ,phân bổ dân cư
Tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, quá trình
đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở
rộng và đông đúc. Dòng người từ các vùng quê đổ xô ra thành phố làm ăn.
Đây là yếu tố làm tăng nhu cầu xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu
thuê nhà bình dân, nhu cầu cơm bình dân, nhu cầu gửi tiền về quê, nhu cầu
gọi điện thoại công cộng, nhu cầu vận chuyển hành khách... Đất đai ở các khu
ven đô cũng dần dần đắt lên và trở thành các tụ điểm dân cư mới, mang lại
nhiều tiền cho các gia đình nông dân ngoại thành trước đây vốn thiếu thốn.
Điều này tạo tiền đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Quá trình

đô thị hoá và chuyển dịch lao động cũng giúp cho đời sống nông thôn thay
đổi. Nông thôn trở thành các thị trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp
So với mật độ dân số Trung Quốc (136 người/km2) thì mật độ dân số VN đã
cao gần gấp đôi, còn so với các nước phát triển thì gấp trên 10 lần. Căn cứ
vào chỉ báo này có thể khẳng định rằng: VN là quốc gia có quy mô dân số rất
lớn. Tại các thành phố lớn, mật độ dân số đang tăng gấp 1 nghìn lần so với
tiêu chuẩn. Cụ thể: Hà Nội: 3.490 người/km2 (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn),
TP HCM: 2.909 người/km2... Mặc dù vậy, dân số VN vẫn tăng mạnh hàng
năm.
Tốc độ đô thị hóa và phân bổ dân cư ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối
hàng hóa của công ty.Hiện nay Công ty may 10 có hơn 14 hệ thống phân phối
trải dài khắp cả nước chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để thuận tiện cho
việc buôn bán ,tiếp cận với khách hàng như : Hà Nội ,Tp Hồ Chí Minh ,Hải
Phòng, Đà Nẵng ,Quảng Ninh Huế…
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý,khí hậu ,điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu ,có chế độ khí hậu
nóng ẩm quanh năm ,là trung tâm của Đông Nam Á với 2 mặt giáp biển vừa


gắn liền với lục địa Á-Âu vừa thong ra Thái Dương ,Tự nhiên Việt Nam thay
đổi từ Bắc-Nam, Đông –Tây và từ thấp lên cao. Đây là yếu tố vừa tạo nên
thuận lợi cũng như khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
b) Ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên
Nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu do nguyên liệu
trong nước không đủ để cung cấp. Ngành dệt nhuộm phải sư dụng chất hữu
cơ rất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường , Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có công nghệ xử lý chất thải
c) Sự can thiệp của luật pháp

Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi
trường và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
Các bộ luật mới ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển,
rừng, chim muông, thú quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo
nên những môi trường bình yên cho các loài động thực vật phát triển.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt
của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của
dư luận xã hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc doanh
nghiệp cũng phải tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
2.2.3. Kinh tế
Các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng vô cùng to lớn với doanh nghiệp
nói chung. Chúng tạo ra các cơ hội và đe dọa, bó buộc, gồm những nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng và mô hình tiêu thụ của người tiêu dùng. Các yếu tố
đó có thể là : Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nguồn cung cấp vốn, quy mô
GDP và GNP, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, chính
sách tiền tệ, chính sách lãi suất, hệ thống thuế, xu hướng tỷ giá hối đoái,
thông lệ của các hiệp ước kinh tế quốc tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp nói chung và công ty may 10 nói riêng.
2004
GDP
CPI

7,79 %
9,5 %

2006

2008


2010

2012

2014

8,23 %
6,6 %

6,31 %
18,89 %

6,78 %
11,75 %

5,03 %
6,81 %

5,98 %
4.09 %
Nguồn :

Tổng cục thống kê
Bảng 1: Bảng tốc độ tăng GDP và CPI của Việt Nam trong giai đoạn
2004 – 2014


Năm
Doanh
thu


2004
464472

2006
709486

2008
4812

2010
100000

2012
150400

2014
2188000

Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Graco10.vn
Bảng 2 : Bảng doanh thu của công ty May 10 trong những năm 2004 –
2014
Các biến động về kinh tế vĩ mô vừa tác động trực tiếp đến doanh nghiệp,
vừa tác động gián tiếp thông qua người tiêu dùng. Nền kinh tế tăng trưởng
GDP cao, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện thì tỷ
lệ chi tiêu cho may mặc cũng tăng lên, sản phẩm không chỉ bền mà còn
đẹp về mẫu mã, chất liệu, phải hợp thời trang tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển sản xuất. Lạm phát tăng cao khiến cho các doanh nghiệp
phải cắt giảm nhiều chi phí.Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh làm

cho chi phí sản xuất tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.Đồng thời do tỷ
lệ lạm phát cao, người tiêu dùng thận trọng hơn với quyết định tiêu dùng,
cắt giảm chi tiêu khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh
hưởng ngưng trệ, doanh thu từ đó bị giảm sút, cụ thể là vào năm 20008.
Tổng sức mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín
dụng. Những người làm marketing phải lưu ý các xu hướng chính trong
thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Các
thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu
nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn có
một tác động rất lớn trên thị trường. Trong trường hợp nền kinh tế gặp
khủng hoảng,các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết
để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại. Công ty đã
vực lại được kinh doanh vào năm 2009 trở đi.
Quyết định của các nhà quản trị marketing bị ảnh hưởng bởi : sự chênh
lệch sức mua giữa các tầng lớp dân cư, giữa vùng miền thành thị và nông
thôn… . sự phát triển của các thành phần kinh tế. Mặt hàng kinh doanh
chủ lực của công ty May 10 là : sơ mi nam-nữ, trang phụ thanh thiếu niên,
quần áo thu đông, veston nam- nữ, váy, quần âu, jacket, các loại quần áo
đồng phục cho các ngành nghề. Mỗi mặt hàng ngày càng được đa dạng
hóa về kiểu dáng, màu sắc, và giá thành phù hợp với nhiều tầng lớp người
tiêu dùng. Ví dụ dưới đây minh họa về sự đa dạng của sản phẩm áo sơ mi
được bán ở các đại lý trong nước. Các đại lý, cửa hàng của May 10 đều
phải thực hiện đúng giá niêm yết mà công ty đã đưa ra.
Loại sản phẩm
Áo sơ mi ngắn
tay
( hàng bình
dân)

Các mức giá

120,132,149,159,175
,
189,249

Đối tượng
Chất liệu
Người có thu Chủ yếu
nhập trung bình cotton
: giáo viên,
nhân viên văn




Áo sơ mi ngắn Từ 415 trở lên
tay
( hàng cao cấp)
Áo sơ mi ngắn 135,159, 187,219,
tay
240, 260
(hàng
bình
dân)
Áo sơ mi ngắn 309, 339, 379, 850
tay
(hàng cao cấp)

phòng
Người có thu
nhập cao, có

địa vị xã hội:
thương nhân,
….
Người có thu
nhập trung bình
: giáo viên,
nhân viên văn
phòng
Người có thu
nhập cao, có
địa vị xã hội:
thương nhân,
….

100% cotton
ngoại nhập

Chủ yếu
cotton



100% cotton
ngoại nhập

Đơn vị : nghìn đồng
2.2.4. Văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa-xã hội bao hàm những định chế và lực lượng đang tác động
đến giá trị căn bản, nhận thức, thị hiếu cùng phương cách thay thế xử sự xã
hội,các giá trị căn bản, nhận thức, thị hiếu, trình độ văn hóa, lối sống, và các

chuẩn mực ứng xử… Nó ảnh hưởng đến quyết định chiến lược như lựa chọn
tên,nhãn hiệu, màu sắc, kiểu dáng, kênh phân phối. ….
Nhiều nhãn hiệu sơ mi nam mà công ty đang sử dụng rất sang trọng, lịch sự
đặc trưng cho đẳng cấp quý tộc như: Pharaon, Clephatre, Prettywoman,
Chambray, Big man….

STT
1

2

Tên sản phẩm
Miêu tả
Pharaon EX ( Pharaon Excutive Là “ Sự lựa chọn của giới văn
choice)
phòng, đây là dòng sản phẩm với
giá bán thấp nhất trong dòng sản
phẩm Pharaon chất lượng cao,
kiểu dáng phổ thông, dùng phụ
liệu, bao bì nhãn mác Pharaon
EX
Pharaon Classic
Là loại sơ mi kinh điển dành cho


3

Pharaon Avancer

4


May 10 Expert

5

May 10 Prestige

6

Pharaon

7

Chambray

giới trung niên lịch sự, cổ điển,
có chất liệu tốt nằm trong nhóm
có mức giá cao của Pharaon
Đây là dòng áo luôn được cải
tiến phù hợp dành cho giới trung
niên và thanh niên, kiểu dáng
được kế thừa sơ mi nam truyền
thống,nhưng luôn hướng theo
thẩm mĩ của thị trường hiện đại
được xếp vào mức giá giữa.
Là dòng sản phẩm với chất liệu
cao cấp, chống nhàu, khẳng định
đẳng cấp của giới chuyên gia.
Là dòng sản phẩm cao cấp nhất
với chất liệu và chất lượng vượt

trội thêm về uy thế, thêm chất
đàn ông
Hiện nay chỉ sử dụng cho
comple nam
Dùng cho sản phẩm sơ mi nam
cao cấp : cộc tay, dài tay

2.2.5. Nhân tố chính trị - pháp luật
Chính trị và pháp luật là hai yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của ngành dệt may trong nước cũng như xuất khẩu. Trong
thời gian qua, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp dệt may cũng
nhận được hỗ trợ lãi suất cùng với các khoản vay ngắn hạn được ký kết và
giải ngân để làm vốn lưu động sản xuất – kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ban hành quyết định số 30/2009/QĐTT về việc hỗ trợ lao động mất
việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế, qua đó giảm bớt gánh
nặng cho doanh nghiệp.
Đồng thời hiệp hội dệt may Việt Nam cũng đã góp phần đưa tiếng nói của
doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tích cực vào công tác xây
dựng cơ chế chính sách phát triển dệt may, kiến nghị với chính phủ các giải
pháp phù hợp để thức đẩy sản xuất kinh doanh ngành dệt may Việt Nam phát
triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho
doanh nghiệp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã tích cực tham gia trong đề
án 30 về cải cách thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các doanh nghiệp


trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm các thủ tục hành chính, giúp tạo thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.
Tất cả các quyết định và các chính sách pháp luật trên của Chính phủ đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển, cải thiện đời

sống công nhân viên do đó đã được tập thể công ty May 10 đồng tình, ủng hộ,
tuân theo. Nhờ đó mà May 10 đã đạt được nhiều thành tựu thành công rực rỡ.
Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi, bản thân các văn bản
pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá tình hoàn chỉnh, trong khi năng lực
của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như cán bộ tham gia
xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ
và kỹ năng do đó cũng là thách thức đối với công ty.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn ngạch xuất khẩu được giảm bớt,
hàng rào thuế quan được loại bỏ, do vậy công ty có cơ hội mở rộng những
mặt hàng tiềm năng ra thị trường thế giới. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ chi
phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do doanh nghiệp phải
nộp và còn được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp.
2.2.6. Nhân tố khoa học kỹ thuật – công nghệ
Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn
của ngành may mặc Việt Nam. Hoạt động của ngành hiện nay chủ yếu là gia
công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những
sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng
được.
Sự ra đời công nghệ mới làm tăng cường và phát triển xu hướng cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành
hiện hữu, làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời, tạo áp lực đòi hỏi doanh
nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời
của khoa học công nghệ có xu hướng ngắn lại. Điều này càng tạo ra áp lực
phải rút ngắn thời gian khấu hao trang thiết bị kỹ thuật so với trước.
Tuy nhiên, việc áp dụng trang thiết bị mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm giá rẻ hơn, với chất lượng cao hơn, tạo ra những thị trường
mới cho những sản phẩm và dịch vụ của công ty. May 10 đã sử dụng hệ thống
điều hòa phục vụ sản xuất, tỷ trọng chi phí điện trong chi phí sản xuất không
nhỏ, đặc biệt trong điều kiện giá điện hiện nay tăng. Chính điều này cũng là
một yếu tố làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy, công ty cần nỗ lực

cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động để tạo ra sản phẩm với giá cạnh
tranh. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với công ty.


2.3. Đánh giá hoạt động Marketing của doanh nghiệp đã phù hợp hay
chưa? Giải pháp.
2.3.1. Thành tựu
* Sản phẩm của May 10 đã nhiều năm đoạt giải chất lượng hàng Việt Nam,
thương hiệu “Hàn Việt Nam chất lượng cao’’
* Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú được khách hàng ưa chuộng và
đánh giá coa với các mặt hàng chủ lực như:
-Áo sơmi ( nam, nữ)
- Trang phục tuổi teen
- Thu đông
- Veston nam, veston nữ
- Váy, quần âu, jacket
- Các loại áo đồng phục cho các ngành nghề
*Các sản phẩm của công ty đều có số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn so
với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, do có lợi thế là giá rẻ
hơn.
Bên cạnh đó công ty May 10 là một trong những là một trong những doanh
nghiệp chuyên sản xuất những mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu với chất
lượng cao.
*Sản phẩm cảu May 10 chủ yếu được xuât khẩu ra các thị trường lớn như:
Mỹ, EU, Nhật Bản,... và chiếm tới 70% số còn lại được tiêu thụ trong nước .
* Khách hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn là đối tác nước ngoài nên công tác
marketing và bán hàng ở nước ngoài thực hiện rất tốt.
2.3.2.Mặt hạn chế
Thứ nhất, Sản phẩm của May 10 chưa đa dạng, mới chỉ đáp ứng được một
đoạn thị trường. Công ty chưa có khả năng đáp ứng các nhu cầu thay đổi mốt

mùa vụ…mà chỉ có các sản phẩm tương đối ổn định, giá cả của công ty
tương đối cao.
Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao nhưng chưa thực sự
thỏa đáng đối với mọi đối tượng khách hàng bởi cơ cấu chất lượng sản phẩm
chưa tương thích. Mặt khác, chất lượng sản phẩm trong nước chưa thực sự ổn
định và đáp ứng đồng bộ được 3 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000,
SA 8000, IS014000.
Các mẫu sản phẩm mới trong nước chưa tự thiết kế được một cách chủ động
mà vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng gia công. Công tác nghiên
cứu thị trường thời trang chưa được thực hiện đúng mức nên không có cơ sở
để tiến hành đồng bộ công tác thiết kế mẫu mã, bao bì sáng tạo sản phẩm mới
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng theo từng thời vụ và theo từng địa bàn,
khu vực, từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Bên cạnh đó, mẫu mã hàng


trong nước hiện nay chủ yếu dựa theo các mẫu hàng gia công xuất khẩu cho
nước ngoài tại công ty và các sản phẩm may mặc đang ăn khách trôi nổi ở thị
trường.
Thứ hai, giá cả vẫn còn cao với đại đa số người tiêu dùng, đặc biệt là đối
với đội ngũ công chức nhà nước. May 10 chưa thực hiện được đa dạng hóa
giá cả, việc định giá vẫn chỉ đơn thuần dựa trên chi phí.
Thứ ba, May 10 chưa tận dụng hết thế mạnh của uy tín doanh nghiệp. Số
lượng các cửa hàng, đại lý tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung
quá lớn ở miền Bắc, còn bó hẹp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc
như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình,… Khu vực miền Trung và miền
Nam tuy đã được tiếp cận nhưng chưa được phát triển thỏa đáng mặc dù đây
là những thị trường rất tiềm năng. Điều này gây nên sự mất cân đối và đôi khi
tạo ra sự cạnh tranh bán giữa các đại lý cùng một địa bàn.
Công tác tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn do: Hàng hóa tồn kho sắp
xếp chưa được khoa học, các đại lý còn gặp nhiều khó khăn về chọn hàng.

Việc phân phối hàng hóa đôi khi không đáp ứng đúng thời gian giao hàng,
không đủ chủng loại hàng hóa. Bảo quản chất lượng sản phẩm , vật tư hàng
hóa từ hệ thống kho tang sang hệ thống tiêu thụ còn kém. Các nhân viên bán
hàng thực sự chưa thấy hết tầm quan trọng và thiếu trách nhiệm khi trưng bày,
trang trí vệ sinh công nghiệp ở đại đa số hệ thống tiêu thụ. Nhiều đại lý chưa
thực sự có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, dẫn đến suy giảm uy tín của
công ty.
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng bán
hàng tồn kho còn quá lớn do công ty chýa xây dựng ðýợc các kế hoạch tiêu
thụ cụ thể. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất làm chýa tốt từ khâu nghiên
cứu thiết kế mẫu mã, chưa có được sản phẩm mang tính chất được nghiên cứu
kỹ từ thị trường.
Công tác quản lý thị trường còn lỏng lẻo, trên thị trường còn có nhiều sản
phẩm nhái mang tên công ty nhưng chất lượng không đảm bảo làm mất uy tín
của công ty. Mặt khác, việc quản lý của các cửa hàng đại lý còn đơn giản, có
nhiều đại lý mượn danh tiếng của cong ty để tiêu thụ sản phẩm của công ty
khác.
Tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng, lấy thông tin từ
khách hàng của nhân viên cửa hàng còn yếu.
Thứ tư, xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa thể hiện được vai trò là cầu nối thông tin
giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các hoạt động xúc tiến mang tính chất tự
phát nhiều hơn là một hoạt động được định hướng cụ thể.
Lựa chọn thiết kế thông điệp truyền thông xúc tiến thương mại chưa mô tả
đầy đủ các đặc trưng, đặc tính của sản phẩm, cũng như các đặc tính cần nhấn
mạnh và chưa được tiến hành thường xuyên. Công ty chủ yếu dựa vào các
phương tiện quảng cáo và tuyên truyền nhưng không sử dụng rộng rãi mà chỉ
tập trung vào một số phương tiện như: truyền hình, tạp chí Thời trang và cuộc
sống, catalo, báo Vietnam News. Hoạt động quảng cáo, cổ động chiêu khách,



xúc tiến bán hàng trực tiếp, Marketing trực tiếp vẫn còn yếu, mang lại hiệu
quả chưa cao, nặng tính chất giới thiệu.
Các hình thức khuyến mại cảu công ty chưa hợp lý, chỉ dừng lại ở hình thức
giảm giá, các hình thức tặng quà khi khách hàng mua sản phẩm của công ty
còn hạn chế, chỉ xuất hiện tại các hội chợ mà chưa có đợt khuyến mại tại các
cửa hàng, đại lý của công ty. Để chương trình được thành công, công ty nên
đưa ra kế hoạch hợp lý cho việc đổi phần thưởng nhanh chóng, dễ dàng. Hoạt
động khuyến mại nên áp dụng thường xuyên đặc biệt là giành cho giới trẻ
trong những dịp nhu cầu tiêu thụ giảm.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục
 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác
Marketing
Hiện nay, May 10 đã có đội ngũ khá năng động, có kinh nghiệm và trình
độ, song đối với một số nghiệp vụ như marketing, hiểu biết thị trường nội địa
của nhiều cán bộ còn chưa sâu, công ty nên tổ chức thường xuyên các lớp
học, các buổi nói chuyện với chuyên gia kinh tế để nắm vững hơn về công
việc, tăng khả năng nhận biết và đánh giá các thông tin về thị trường, xu
hướng phát triển nền kinh tế cho cán bộ quản lý.
Với hệ thống của hàng đại diện của May 10 cũng đã xây dựng một đội ngũ
nhân viên bán hàng đông đảo. Tuy nhiên, trên thực tế một số nhân viên bán
hàng còn thiếu sự hiểu biết về sản phẩm, thờ ơ với khách hàng,…làm cho
khách hàng không có hứng thú khi đi vào cửa hàng của công ty. Vì thế, May
10 cần phải chú trọng tới việc thường xuyên nâng cao trình độ khả năng bán
hàng của nhân viên.
Ngoài ra, công ty cũng nên khoán daonh thu cho các cửa hàng đại lý và các
mức thưởng khi nhân viên bán vượt mức doanh thu tạo động lực cho nhân
viên bán hàng nhiệt tình hơn. Có như vậy, công ty mới tăng cường được lực
lượng tiêu thụ, tiếp cận được với khách hàng, hiểu được nhu cầu của họ và có
các biện pháp đáp ứng kịp thời.
 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing

Để làm tốt việc thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng công ty cần có:
- Hệ thống thông tin với khách hàng hoạt động hiệu quả. Nhờ đó sản
xuất có đầy đủ thông tin phản hồi từ khách hàng, có những hoạt
động khắc phục và phòng ngừa nhanh nhất, cải thiện đáng kể chất
lượng dịch vụ cho khách hàng.
- Liên tục phát triển các kênh thu nhập thông tin khách hàng. Thông
qua các cuộc nghiên cứu thị trường, khiếu nại khách hàng, theo dõi
dòng chảy của sản phẩm và dịch vụ, xử lý thông tin về sản phẩm,
đưa ra những ý tướng sáng tạo mới cho doanh nghiệp.
- Cải thiện chất lượng của nhà cung cấp. Nhà cung cấp – Nhà sản
xuất – Khách hàng là m bộ ba có quan hệ hữu cơ mật thiết. Cần làm


cho nhà cung cấp hiểu rõ mối quan hệ giữa sản phẩm của nhà cung
cấp với mức chất lượng của nhà sản xuất, đánh giá tiêu chuẩn
nguyên liệu của nhà cung cấp, xây dựng thông tin phản hồi cho nhà
cung cấp…
 Áp dụng chính sách giá cả nội địa thích hợp
Để chiếm ưu thế trên thị trường, công ty nên áp dụng phương án giá ở nhiều
mức sao cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể trong chu kỳ sống của sản
phẩm, khi sản phẩm đã lỗi mốt, ứ đọng, có thể giảm giá để thu hồi vốn càng
nhanh càng tốt. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm giá đều được tiến hành thận
trọng: chỉ nên tăng giá những sản phẩm có thế mạnh trên thị trường.



×