Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

10 sáng kiến bảo vệ môi trường kỳ lạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.58 KB, 4 trang )

Top 10 sáng kiến bảo vệ môi trường kỳ lạ!
2008-08-14
Nhiều người đã nghĩ ra rất nhiều cách khác nhau để giải quyết hàng vô số
những vấn đề đe dọa “sức khỏe” của Trái đất như ô nhiễm nguồn nước, rác
thải chất thành núi không có chỗ xử lý, khí hậu toàn cầu ấm lên, v.v…
Nhiều sáng kiến có lý (nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện) và cũng
có không ít “tối kiến”. Sau đây là danh sách 10 giải pháp đề xuất đối mặt với
những thách thức về môi trường nghe có vẻ kỳ lạ.

1. Cấm sử dụng túi ni lông và đèn dây tóc
Nghe có vẻ như đây là một quyết định vội vàng nhưng Trung Quốc,
Australia và bang San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng nhiệt liệt ý tưởng
trên. Trung Quốc muốn thoát khỏi biệt danh quốc gia “ô nhiễm trắng” vì túi
ni lông bay đầy trên các đường phố và làm nghẹt các luồng nước. Australia
thì hi vọng cắt giảm được khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm chi dùng
điện năng của các hộ gia đình bằng cách cấm không cho bán các loại bóng
đèn dây tóc. Những giải pháp này đã thúc đẩy người tiêu dùng phải tìm đến
những sự lựa chọn khác là túi giấy có thể tái chế được, vải tái sử dụng được
và bóng đèn compact huỳnh quang ít tốn nhiên liệu hơn mà hiệu quả hơn.
2. Cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu bằng cách đặt ra hạn
ngạch khí thải bắt buộc phải tuân theo có thể không phải là một ý tưởng đùa
cho vui xét về mặt khoa học. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, đó là một vấn
đề nan giải. Đã có nhiều đề xuất yêu cầu các quốc gia thải nhiều khí thải gây
hiệu ứng nhà kính nhất thế giới phải hạn chế việc thải khí CO2 hoặc phải áp
đặt một mức thuế nhất định đánh vào lượng khí thải. Nhiều quốc gia đã ký
vào đề xuất cắt giảm khí thải tự nguyện theo tinh thần của Nghị định thư
Kyoto. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục phản đối việc áp đặt hạn ngạch khí thải
bắt buộc vì lo ngại nền kinh tế của nước mình sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
3. Sống giữa rác thải
Điều này không có nghĩa là bạn phải ngưng vứt rác ra khỏi nhà và bắt đầu


sống với hàng núi rác thải trong nhà mình. Một kỹ sư của trường đại học
Leeds (Anh) đã sáng chế ra ra một loại vật liệu xây dựng làm từ rác thải
chẳng hạn như thủy tinh tái chế, cặn lắng đọng trong nước thải và tro hỏa
táng! Vật liệu mang tên gạch “Bitu” giúp giảm bớt lượng rác phải chở đến
các bãi xử lý rác. Nó cũng cần hấp thu ít năng lượng hơn các khối bê tông.
Nhiều nhà khoa học khác cũng đề xuất sử dụng phế phẩm từ các trang trại
chăn nuôi gia cầm, ví dụ như lông gà, để sản xuất chất liệu nhựa thân thiện
với môi trường.
4. Chôn khí carbon
Vì khí carbon dioxide tích tụ quá nhiều trong khí quyển và làm Trái Đất
nóng lên cho nên một số nhà khoa học đã đề nghị “nhốt” khí carbon đó vào
một nơi nhất định chẳng hạn như vùi nó xuống tầng đất ngậm nước trong
lòng Trái Đất, dưới các vỉa than đá hay những khu mỏ dầu khí đã khai thác
hết. Theo cách này, khí CO2 sẽ được tách ra từ khí thải của các nhà máy.
Sau đó, nó sẽ được nén lại và bơm vào một “ngôi mộ chôn khí” dưới lòng
đất, nơi nó sẽ “yên nghỉ” trong hàng ngàn năm. Ý tưởng này nghe có vẻ khả
thi về mặt khoa học nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi băn khoăn về chi phí xử lý
khí CO2 theo kiểu này. Hơn nữa, một số nhóm hoạt động bảo vệ môi trường
vẫn còn lo ngại về chuyện khí CO2 có thể bị xì ra khỏi mặt đất.
5. Thay đổi thực đơn
Nếu như có nhiều người chịu đi bộ và ít ăn thịt đỏ nhiều hơn thì chúng ta có
thể giảm được lượng khí carbon dioxide thải ra nhiều hơn đồng thời giảm
được nguy cơ mắc các chứng bệnh về béo phì nhiều hơn. Lấy một ví dụ, nếu
tất cả người Mỹ trong độ tuổi từ 10 đến 74 đi họ 30 phút mỗi ngày thay vì
lái xe hơi, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ hàng năm sẽ giảm
64 tỉ tấn. Ít ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo cũng giúp Mỹ giảm được 18%
lượng khí CO2 vì thải ra thông qua việc sử dụng phân bón, việc sản xuất
thức ăn gia súc và việc sử dụng năng lượng để vận chuyển thức ăn gia súc
lẫn sản phẩm thịt đến tay người tiêu dùng.
6. Nuôi giun đất trong nhà

Giun đất không chỉ là thức ăn ngon dành cho những con chim kiểng mà còn
giúp dọn dẹp sạch rác thải hữu cơ trong bếp rồi biến chúng thành phân hữu
cơ để trồng cây. Nhiều nhân viên văn phòng ở thành phố Los Angeles
thường mang một cái túi nhựa chứa giun đất đến văn phòng làm việc. Mục
đích của họ là để cho những con giun đất này giúp họ “tiêu hóa” phần thức
ăn trưa còn thừa của họ.
7. Làm lạnh Trái đất bằng khí sulfur
Một số chất bay hơi nhất định trong không khí có tác dụng làm giảm nhiệt
độ của toàn bộ bầu khí quyển vì chúng chặn một số bức xạ mặt trời và phân
tán bức xạ đó trở lại không gian. Khí hậu trên Trái Đất sẽ trở nên mát mẻ
hơn sau một vụ phun trào núi lửa vì hàng triệu tấn khí sulfur đã bị phun vào
trong bầu khí quyển. Một số nhà khoa học đã đề xuất nên bắt chước tự nhiên
và phun một lượng khí sulfur vào không khí để chống lại sự ấm lên của Trái
Đất. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ dẫn đến một tác dụng phụ là gây ra một
lượng lớn mưa axit. Hơn nữa, khi khí sulfur bị bay hơi hết thì Trái đất sẽ
nóng trở lại. Vì vậy, cần phải phun khí sulfur thường xuyên.
8. “Quậy” đại dương
Nhà môi trường học đồng thời là nhà tương lai học James Lovelock gần đây
đã đề xuất sử dụng những đường ống khổng lồ để “quấy trộn” nước trong
các đại dương trên thế giới giúp nước giàu chất dinh dưỡng ở đáy biển sâu đi
lên bề mặt biển để nuôi tảo. Tảo biển sẽ hấp thu carbon dioxide trong không
khí và lại chìm xuống đáy đại dương khi chúng chết đi, tạo thành một lớp
dưỡng chất mới.
9. “Bón” sắt cho đại dương
Cơ sở chính của ý tưởng này là các loài sinh vật phù du nhỏ có khả năng
quang hợp ở đại dương sử dụng khí carbon dioxide trong không khí làm
thức ăn. Khi chúng chết, chúng sẽ chìm xuống đáy biển và đem theo lượng
khí carbon đó cùng với chúng xuống lòng biển sâu. Sắt kích thích sự phát
triển của những sinh vật phù du. Vì vậy, một số người cho rằng nên biến một
số khu vực của một đại dương thành nơi lý tưởng cho sinh vật phù du phát

triển bằng cách “bón” sắt vào những khu vực này. Thậm chí, một số công ty
tư nhân đã thử đổ sắt xuống biển. Tuy nhiên, kết quả đâu chưa thấy nhưng
hậu quả đã hiển hiện n*** tức thì. Hệ sinh thái biển đã bị tàn phá.
10. Đeo kính mát cho Trái đất
Một số nhà khoa học đã nghĩ ra ý tưởng phải xây một chuỗi các hạt phân tán
ánh sáng mặt trời hay những tàu vũ trụ nhỏ bay quanh đường xích đạo của
Trái đất với mục đích giảm lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất và
bảo vệ hành tinh xanh khỏi bị nóng bức. Ý tưởng này nếu được thực hiện thì
sẽ ngốn hàng tỉ tỉ USD!

×