Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phân tích nhân vật Anna Karenina và Phép Biện Chứng Tâm Hồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.44 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................4
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANNA KARENINA......................17
2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn của Anna Karenina..........................................17

2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình của Anna...............................................................17
2.1.1.1. Ánh mắt............................................................................................................17
2.1.1.2. Vẻ mặt..............................................................................................................19
2.1.1.3. Nụ cười............................................................................................................20
2.1.1.4. Trang phục.......................................................................................................21

2.1.2. Vẻ đẹp tâm hồn của Anna...................................................................23
2.1.2.1. Con người sâu sắc..........................................................................................23
2.1.2.2. Con người đa sầu, đa cảm và giàu lòng yêu thương.....................................24
2.1.2.3. Con người trung thực, ghét sự giả dối............................................................27
2.1.2.4. Con người mạnh mẽ, cá tính...........................................................................28
2.2. Số phận của Anna.........................................................................................................29
2.3. Cái chết của Anna.........................................................................................................32
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật..............................................................................40

3.2.1. Đối thoại.............................................................................................40
3.2.2. Độc thoại nội tâm...............................................................................42
3.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động...............................................................46
3.4. Điểm nhìn xây dựng nhân vật.......................................................................................48

1


MỞ ĐẦU
Văn học Nga là một trong những nền văn học đặc sắc nhất thế giới. Từ thế


kỷ XIX trở đi, văn học Nga trải qua một thời kỳ vàng son rực rỡ, bắt đầu với các
kiệt tác bằng thơ ca của A.Puskin, lên đến đỉnh cao nhờ nhà viết kịch Chekhov,
phát triển nhờ nhà văn, nhà tiểu thuyết vĩ đại Dostoevsky cùng một tên tuổi
khác không thể thiếu trên văn đàn Nga cũng như thế giới - Lev Nicolaievich
Tolstoy.
Lev Nicolaievich Tolstoy hiện lên như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn
học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Cùng với Dostoevsky, L. Tolstoy là gã khổng lồ
đã đi đến chỗ tận cùng cả một kỉ nguyên nhận thức của nhân loại (Vogue), nhà
văn được xem là “con sư tử thật sự của văn học”, là như một “tiểu thuyết gia vĩ
đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết”. Ông đã để lại cho đời nhều bút ký,
truyện ngắn mà in lại dấu ấn dậm nhất là những tiểu thuyết đặc biệt là Chiến
Tranh và hòa bình cùng Anna Karenina.
Anna Karenina là một trong hai tác phẩm đỉnh cao của tiểu thuyết hiện
thực. Tác phẩm được viết sau khi đại văn hào hoàn thành cuốn tiểu thuyết
Chiến tranh và hòa bình nổi tiếng khắp thế giới. Tolstoy đã coi Anna Karenina
2


là cuốn tiểu thuyết thực sự đầu tiên của ông, là tác phẩm được xây dựng và sắp
xếp tinh vi, công phu nhất. Lấy chất liệu là “nỗi dằn vặt khôn nguôi vì mình tiếp
tục giàu có còn người nông dân thì không có bánh mỳ để ăn. Nỗi đau ấy khoét
sâu hơn bi kịch gia đình vốn đã nhức nhối trong lòng nhà văn.” 1Anna Karenina
tường thuật hai câu chuyện song song về một phụ nữ ngoại tình bị kẹt trong
những quy định và những trò lừa dối của xã hội và một điền chủ mê triết học,
người làm việc cùng những nông dân trên cánh đồng và tìm cách cải thiện cuộc
đời họ. Sau khi hình thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị
mới trên văn đàn văn học Nga và Thế giới. Trong dòng chảy của tiểu thuyết
hiện thực Nga, Anna Karenina đã tìm được cho mình một vị thế xứng đáng, và
người sáng tạo ra nó, cũng đã đạt đến đỉnh cao tuyệt vời của nghệ thuật sáng
tác, được xem là một trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học

nhân loại phản ánh lại chân thực xã hội Nga đương thời.
Nhân vật Anna trong tác phẩm được lấy nguyên mẫu từ cô con gái của
đại thi hào Puskin, là một con người vừa mang vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp tâm
hồn. Đứng đối lập với cả xã hội thượng lưu Anna, không chấp nhận cuộc sống
như chị dâu Dolli đã nổi loạn. “Sự nổi loạn của Anna không phải ở chỗ cô ngoại
tình. Vấn đề ở chỗ Anna dám yêu và yêu thật tức là phạm luật chơi của họ, là
nổi loạn.”2 Sau nhân vật Tachiana của Puskin, Anna là một hình ảnh phụ nữ
mới, tiến bộ trong văn học cổ điển Nga, đã gắng giải phóng cá tính con người,
vùng vẫy thoát khỏi áp bức và nhục nhã của phong kiến quý tộc. Qua nghệ thuật
miêu tả ngoại hình cũng như nội tâm nhân vật, qua cách nghĩ, cách sống của
Anna, tác giả đã thể hiện giá trị sâu sắc của tiểu thuyết. Nó phản ánh được nét
mới lạ trong chiều sâu tâm lý lẫn tính triết lí, một lần nữa khẳng định vị trí của
Tolstoy trong nền văn học Nga và trên thế giới.

1
2

Đỗ Hải Phong (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư pham, tr.123
Đỗ Hải Phong (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư phạm, tr.124

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.1.1. Tác giả Lev Tolstoy – “con sư tử của nền văn học Nga”
1.1.1.1. Vài nét về tác giả
Lev Nhikolaievich Tolstoy (1828-1910), ông sinh ra trong một gia đình
dòng họ quý tộc nổi tiếng từ xưa tại Nga. Ông là một nhà quý tộc có ý thức về
vấn đề giai cấp.

Năm 1844, Tolstoy bắt đầu học luật và các ngôn ngữ phương Đông tại Đại
học Kazan, nơi các giáo viên miêu tả ông là “vừa không có khả năng vừa không
muốn học hành”. Ông không thấy ý nghĩa trong việc tiếp tục học tập và rời
trường giữa khóa. Năm 1849, ông về cư trú tại Yasnaya Polyana nơi ông cố
gắng trở nên hữu ích cho những người nông dân của mình nhưng nhanh chóng
khám phá ra sự vô dụng của lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết của mình.
Đa phần thời gian học tập tại trường và sau đó cuộc đời ông giống với cuộc
đời của những chàng trai trẻ và những người ở tầng lớp của ông khi ấy, không
theo quy luật nào và luôn tìm kiếm các trò vui – rượu, bài bạc, và phụ nữ không phải hoàn toàn khác biệt cuộc sống của Puskin trước khi ông bị trục xuất
về phương Nam. Nhưng Tolstoy không thể vô tư chấp nhận để cuộc sống tự
diễn ra. Từ rất sớm, trong nhật ký của ông (hiện còn từ năm 1847 về sau) cho
thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống.
Với những kiệt tác tiểu thuyết, với nghệ thuật miêu tả tâm lí và tư duy sử
thi đặc sắc, L.Tolstoy đứng vào hàng ngũ những cây bút văn xuôi lỗi lạc nhất
4


của văn học thế giới. Sáng tác của nhà văn để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử
văn học thế giới thế kỉ XIX và có ảnh hưởng lớn lao đến nhiều thế hệ nhà văn
thế kỉ XX. Cống hiến lớn nhất của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là
những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kỳ diệu ở mỗi con người.
Nhận thức, khám phá được tâm lý con người, Tolstoy đã góp phần sáng tạo của
mình vào nhận thức quy luật cuộc sống xã hội và mở ra những viễn cảnh rộng
lớn đối với việc phát triển nền nghệ thuật hiện thực tiến bộ. Giáo sư Nguyễn Hải
Hà đã có những đánh giá tương đối toàn diện về văn hào như sau: L.Tolstoy là
một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của nền văn học Nga và thế
kỉ XIX. Qua hơn 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi đã để lại cho chúng
ta một di sản văn học đồ sộ và quý báu: Ba tiểu thuyết dài, hàng chục truyện
vừa, hàng trăm truyện ngắn, một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ,
nhật ký. L.Tolstoy ra mắt bạn đọc lần đầu với bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu, Thời

niên thiếu, Thời thanh niên (1852- 1854- 1857), sau đó là hàng loạt các truyện
nhà binh: Đột kích, Săn gỗ và Truyện Xêvaxtôpôn…Ông nhanh chóng trở nên
nổi tiếng và khẳng định vị trí trong lòng độc giả. Khi nói về Tolstoy, người ta
nhắc đến nhiều nhất vẫn là Chiến tranh và hòa bình, cuốn tiểu thuyết vĩ đại với
hơn 500 nhân vật đã gây kinh ngạc cho toàn nhân loại trước sức khái quát đối
với các vấn đề xã hội rộng lớn của tác phẩm.
1.1.1.2. Quan niệm sáng tác của Lev Tolstoy
Văn L.Tolstoi kỵ nhất những chữ văn hoa, mòn sáo, khó hiểu. Ông gắng
viết thật giản dị, rõ ràng, không phải chỉ để người cùng sống trong giới quý tộc
thưởng thức, mà cho hàng chục triệu người bình dân xem và hiểu. Ông cho
những chữ thường dùng là những chữ khó dùng nhất vì nó sáng sủa, cụ thể, hay
dở hoặc sai đúng ai nấy đều phân biệt được ngay, chứ không mơ hồ, rắc rối như
những danh từ trừu tượng. Khi tả xã hội thượng lưu, văn ông thường đượm vẻ
châm biếm với cách dùng lời ăn tiếng nói kiểu cách, lai căng của họ và làm cho
tầm thường đi những chữ mà họ coi là đẹp đẽ, thiêng liêng. Để chống lại hẳn lối
văn bay bướm, ông dùng lối văn nhiều khi gồ ghề, thô mộc, nó đập rất mạnh
5


vào trí tưởng tượng của người đọc hồi đó đã bị hư hỏng vì thị hiếu văn chương
“lãng mạn” dễ dãi. Ông thích dùng cú pháp có sức chứng minh, thuyết phục,
nên câu văn đâm trúc trắc, rườm rà; cái ông cần chính là sức mạnh và ý nghĩa,
phải như cái chuông, rung và vang trong mỗi chữ, mỗi câu.
Văn L.Tolstoy còn có một đòi hỏi nữa rất quan trọng là phải mới, phải lạ,
phải gây được những tác động đột ngột, vì ông cho “một nghệ sĩ chân chính
phải nhìn thế giới bằng đôi mắt mới mẻ” và “lý tưởng chung phải được diễn đạt
một cách mới mẻ và bất ngờ”. Ông tìm cái đẹp giản dị, thô mộc và mới lạ đó
không phải trong sách vở hoặc trong phòng khách quý phái mà trong lời nói rất
giàu hình ảnh của nông dân. Đây không phải là chuyện “hình thức”, mà là nội
dung cụ thể của những quan điểm triết học và xã hội được thể hiện vào trong

nghệ thuật. Những đối thoại nhân vật cũng không bao giờ chỉ là cuộc trò
chuyện, trao đổi ý kiến mà thôi: nó thay thế nhiều trang miêu tả tâm lý, đồng
thời nói lên quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các tính cách, trên trình độ kịch
tính khá cao. Ý nghĩa xã hội và tác dụng nhận thức các vấn đề lớn do cuốn
truyện đặt ra chỉ biểu hiện bằng đặc điểm nghệ thuật riêng biệt như trên. Thời
đại rối loạn đó được phản ánh rộng rãi và sâu sắc vào trong Anna Karenina đầy
đủ như một bộ “bách khoa toàn thư về đời sống Nga”, vì tác giả đã phân tích
tâm lý tinh vi khi miêu tả toàn diện con người, với tiếng nói văn học rung cảm
và bằng bố cục chắc tay.
1.1.2. Tác phẩm Anna Karenina
1.1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Anna Karenina được thai nghén trong thời gian 22/4/1870 khi Tolstoy chia
sẻ với vợ những suy ngẫm của mình về “một mẫu người phụ nữ đã có chồng,
xuất thân từ xã hội thượng lưu, mà lại đánh mất chính mình, người phụ nữ đáng
thương mà không có lỗi”.
Tuy nhiên, phải ba năm sau ông mới quay trở lại thực hiện ý đồ nghệ thuật
ấy. Tháng 3/1873, Tolstoy đã đọc lại tuyển tập văn xuôi của Puskin đặc biệt là
đoạn kể về một người phụ nữ dám phá vỡ mọi quy tắc sống của xã hội thượng

6


lưu. Tolstoy chợt nhớ tới ý đồ nghệ thuật của mình và bắt đầu viết cuốn tiểu
thuyết Anna Karenina. Cho đến 1877, Anna Karenina ra mắt bạn đọc.
Chính bản thân tác giả đã thừa nhận: Cuốn tiểu thuyết này đúng là tiểu
thuyết - tiểu thuyết đầu tiên trong cuộc đời tôi đã chiếm toàn bộ tâm hồn tôi.
Trong Anna Karenina, ông đã nghiêm khắc lên án lối sống ăn bám, áp bức nhân
dân và có nhiều suy nghĩ sâu sắc về số phận dân tộc Nga. Nhưng ông không đủ
sức chỉ ra hướng đúng đắn giải quyết những vấn đề to lớn đặt ra trong cuốn
truyện và trong cuộc sống ở thời đại đó. Ông đã giải phóng cho Anna khỏi cuộc

sống giả dối, tù túng nhưng rồi lại đưa nàng vào cõi chết. Bước đường tư tưởng
nhân đạo của Levin cuối cùng lại chui vào chủ nghĩa duy thiện thần bí và phản
động. Đúng như V.I Lenin nhận xét: “Những mâu thuẫn trong tư tưởng của
Tolstoy là một tấm gương thực sự phản chiếu những điều kiện mâu thuẫn trong
đó đã diễn ra sự hoạt động lịch sử của nông dân trong quá trình cuộc cách mạng
của chúng ta... Mô tả thời kỳ lịch sử đó trong đời sống ở Nga, L.Tolstoy đã biết
đề ra trong các tác phẩm của mình biết bao vấn đề to lớn, ông đã có thể đạt tới
một nghệ thuật khá mạnh mẽ khiến những tác phẩm của ông đã chiếm hàng đầu
trong văn học thế giới... Trong di sản của nhà nghệ sĩ thiên tài đó để lại, có cái
không chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai”.
Tiểu thuyết Anna Karenina gồm 8 quyển (quyển 1 gồm 33 chương, quyển
2 gồm 35 chương, quyển 3 gồm 32 chương, quyển 4 gồm 23 chương, quyển 5
gồm 32 chương, quyển 6 gồm 32 chương, quyển 7 gồm 31 chương và quyển 8
gồm 18 chương). Nhà văn Dostoevsky đã hết lời ca ngợi cuốn tiểu thuyết này,
cho rằng đó là “sự hoàn hảo của một tác phẩm nghệ thuật mà trong đấy không
có chút gì giống với các tác phẩm Châu Âu và trong thời đại của chúng ta không
gì có thể sánh kịp”.
1.1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm bắt đầu bằng sự kiện gia đình người anh trai của Anna (gia đình
Oblonxki) có sự bất hòa, đó là sự việc bà vợ phát hiện chồng mình tằng tịu với
cô nữ gia sư người Pháp. Và Anna đã đi tàu đến Moskva để giúp anh trai và chị
dâu hòa giải sự việc ấy. Đến Moskva, anh trai của Anna ra đón Anna ở ga nhưng
7


chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu
cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh hoàng.
Cũng trong thời gian này, Levin - một điền chủ hầu như quanh năm chỉ
sống ở nông thôn, cũng đến Moskva với mục đích cầu hôn cô con gái út của gia
đình Cherbatsky là Kitty (Kitty là người mà chàng đã để ý và có tình cảm từ

lâu). Kitty mới 18 tuổi nhưng nàng có một vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng nên
được nhiều người để mắt đến trong đó có Vronsky. Chàng là người tuấn tú, giàu
có và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm
thấy mình quý mến và tin cậy Levin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng
về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Levin.
Quay trở về lại với Anna thì nàng đã nhanh chóng giải quyết được mối
mâu thuẫn giữa anh trai và chị dâu mình. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã
hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Dolly - chị dâu của
Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và
Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vronsky, nhưng
Vronsky đã không làm vậy mà nhảy cùng Anna. Và khi nàng thấy vẻ mặt của
Vronsky khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vronsky đã say mê
Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.
Sau buổi dạ vũ hôm đó, Vronsky đã thổ lộ tình cảm của mình cho Anna
biết. Mặc dù đã có gia đình nhưng Anna vẫn bị tình yêu mãnh liệt và sự nồng
cháy vủa Vronsky làm xao động. Vì trước đó nàng đã khao khát yêu thương,
khao khát hạnh phúc gia đình nhưng người chồng của nàng không đáp ứng
được. Vì thế khi gặp Vronsky thì khát khao ấy càng mãnh liệt hơn và Anna đã
đón nhận tình cảm của Vronsky, xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có
lỗi. Chính vì vậy mà nàng đã vội vã rời Moskva nhưng trên chuyến tàu trở về
Sankt-Peterburg Vronsky đã đi theo “để có mặt nơi nào nàng có”.
Chồng của Anna là Alexei Karenin, lớn hơn nàng nhiều tuổi, là một con
người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy
Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Vì vậy, dù chung
sống nhiều năm với chồng nhưng Anna vẫn không hề có tình yêu với Karenin
8


nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai của mình. Sự xuất hiện của
Vronsky cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao

yêu đương trong Anna.
Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự
nổi và đã lao vào cuộc tình với Vronsky. Cuộc tình vụng trộm đó không giấu
được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna (Karenin) biết nhưng không ghen
tuông mà còn lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta lẫn Anna. Nàng có
thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Karenin đã cao thượng tha thứ
cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động ăn
năn và Vronsky thì cảm thấy nhục nhã nên đã định tự tử nhưng không chết. Tuy
nhiên, sự cao thượng của Karenin chỉ tách Anna ra khỏi Vronsky trong thời gian
ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó chỉ tạm lắng
xuống trong thời gian ngắn rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể
sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu
quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.
Levin sau khi bị Kitty từ chối “lời cầu hôn” liền rời Moskva quay trở về
với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an
ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những
người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vronsky từ chối
nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình
cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở
Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về). Chàng chợt nhận
ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định
đi Moskva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng
chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Levin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập
tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Levin nhiều bất ngờ và
ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy ra những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho
nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.
Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vronsky thật không dễ dàng, nó phải
đổi bằng những hy sinh: Vronsky phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải
9



rời xa đứa con và chịu những lời chê trách dèm pha. Họ cũng không thể sống
mãi ở nước ngoài nên một thời gian sau họ trở về Nga. Vronsky dù yêu Anna,
song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi
đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện
con trai. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể
hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky.
Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen
thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở
nên căng thẳng, Vronsky bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông,
nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Sau một lần xích mích, Vronsky
bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng vì nghĩ
Vronsky đã hết yêu mình. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna
chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa và nàng đã quyết định bắt
Vronsky phải hối hận nên đã giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.
Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào
quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ
Kỳ. Còn Levin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh phúc ở nông thôn
và sinh được một cậu con trai.
Trong tiểu thuyết ta còn thấy câu chuyện lục đục của gia đình Oblonsky,
mối tình sau nhiều trắc trở nhưng hạnh phúc của Levin và Kitty, mối quan hệ
phức tạp trong đời sống tình cảm các nhân vật Betxi Tverxcaia, Xapho Stond,
Lida Mercalova. Levin với những quan tâm về nông dân và ý muốn cải thiện
đời sống của họ, ở nhân vật này ta sẽ thấy những tư tưởng đạo đức sâu sắc. Tất
cả đã tạo nên một hiện thực sống động về xã hội Nga thế kỉ XIX, tình cảm cá
nhân, quyền được lựa chọn cuộc sống cho mình, không còn là vấn đề của mỗi
gia đình mỗi người mà là vấn đề chung đặt ra cho xã hội.
1.2. Một số lý luận liên quan đến đề tài
1.2.1. Thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết hiện thực Nga
1.2.1.1. Thể loại tiểu thuyết

• Khái niệm

10


Theo Từ điển thuật ngữ văn học và Từ điển văn học thì tiểu thuyết là thuật
ngữ dùng để chỉ thể loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có chức năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của một cá nhân – một cuộc đời và đồng thời cũng có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, phản ánh những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội
hay miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp và tái hiện nhiều tính cách đa dạng.
• Đặc trưng thể loại
Trong quá trình vận động và phát triển của mình, diện mạo của thể loại tiểu
thuyết không ngừng thay đổi. Tuy nhiên ta vẫn có thể rút ra được một số đặc
trưng của thể loại này như sau:
So với các thể khác của loại tự sự như ngụ ngôn, anh hùng ca (sử thi) thì
đặc trưng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
Beieelinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” bởi lẽ nó cho phép miêu tả
những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống
nội tâm của con người. Tiểu thuyết trình bày đời sống cá nhân và đời sống xã
hội như những tố chất có tính độc lập tương đối. Mặc dù chịu sự quy định trước
hết của “tính độc lập” nhưng câu chuyện số phận của một cá nhân vẫn có ý
nghĩa khái quát chung, ý nghĩa bản thể. Đặc trưng này từ khi hình thành cho đến
càng về sau thì đời tư càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống. Tùy theo
từng thời kì phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức thể hiện được hoặc
kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Yếu tố đời tư càng phát
triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng và ngược lại.
Đặc trưng thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với những thể loại khác như
trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi. Chất văn xuôi tức
là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị hóa, không lãng mạn hóa hay lí tưởng

hóa mà miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời, miêu tả những sự ngổn
ngang, bề bộn của cuộc sống, bao gồm cái tầm thường, nghiêm túc và buồn
cười, bi và hài, lớn và nhỏ.
Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trữ tình trong thơ hay nhân
vật kịch. Nhân vật trong thể loại này là kiểu “con người nếm trải”. Đó là kiểu
11


con người tư duy, chịu đau khổ, dằn vặt của cuộc đời, trong khi nhân vật của các
thể loại khác chủ yếu là con người hành động.
Ngoài hệ thống những sự kiện, biến cố, những chi tiết tính cách, tiểu thuyết
miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người. Bên cạnh đó, thể loại còn
phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân
vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, về môi trường.
Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị của người trần thuật và nội dung
trần thuật, miêu tả hiện thực như cái hiện thực đương thời của người trần thuật.
Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho
phép người trần thuật có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với chính nhân
vật của mình.
Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả
năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi –
tâm lí của L. Tolstoy (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết kịch của
Dostoevsky, tiểu thuyết tâm lí – trữ tình của Macxen Pruxt (Đi tìm thời gian đã
mất), tiểu thuyết thế sự - trữ tình của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường đại học của tôi), tiểu thuyết sử thi của Solokhov (Sông Đông êm đềm)…
Tiểu thuyết phát triển trong những kết cấu cốt truyện rất đa dạng. Thậm chí
người ta cho rằng: về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại
hoàn kết, vì nó là “sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thi của cái hiện tại, bởi
vì điều quan trọng nhất đối với nó là tiếp xúc với cái thực tại dang dở, “chưa
xong xuôi”, cái thực tại đang thành, cái thực tại luôn luôn bị đánh giá, tư duy

lại. Tiểu thuyết không chịu được sự chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm
và có thể nói, đây là một thể loại được thành tạo hết sức tự do.
1.2.1.2. Tiểu thuyết hiện thực Nga
Trước khi nói về tiểu thuyết hiện thực ở Nga thế kỉ XIX, chúng tôi xin
được nói về quá trình phát triển của thể loại tiểu thuyết trong văn học Nga.
Tiểu thuyết, với tư cách là một thể loại của văn học châu Âu, đã nảy sinh
từ văn học cổ đại Hy – La. Ở thời trung đại, xu hướng tiểu thuyết bộc lộ rõ nhất
trong các sáng tác là loại tiểu thuyết hiệp sĩ. Thời kì Phục hưng tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của tiểu thuyết. Chất tiểu thuyết được bộc lộ rõ
12


nhưng phải đến “Đôn Kihôtê” của Xecvantex thì tinh thần tiểu thuyết đích thực
mới xuất hiện, đó là những tìm tòi tư tưởng triết lí với toàn bộ tinh thần Phục
hưng. Thế kỉ XIX là thời điểm mà tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực (tiểu thuyết
hiện thực) phát triển ở quy mô thế giới, đáng chú ý nhất là hai nền tiểu thuyết
Pháp và Nga. Nếu ở Pháp, các tiểu thuyết gia lớn như Banzac,.. hướng tiểu
thuyết vào việc phân tích, nhận thức, cắt nghĩa về con người và xã hội thì ở
Nga, nền văn học Nga sau khi tiếp xúc và hội nhập với văn học châu Âu thì
cũng đạt ngang trình độ với châu Âu và đóng góp lớn vào thành tựu, vào sự
phát triển của tiểu thuyết. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng tiểu thuyết đã dần
vươn lên vị trí hàng đầu trong nền văn học Nga, trở thành bách khoa toàn thư
nghệ thuật của thời đại. Tính chất tổng hợp chính là đặc trưng nổi bật của tiểu
thuyết Nga thế kỉ XIX và cũng là nguyên nhân quan trọng giúp nó chiếm được
vị trí trung tâm trong văn học Nga và văn học thế giới. Nổi trội nhất có thể kể
đến L.Tolstoy và F. Dostoevsky. L.Tolstoy xem như là lần đầu tiên tái hiện được
phép “biện chứng tâm hồn”, mô tả đời sống bên trong của nhân vật như một quá
trình tâm lí nội tại. Còn Dostoevsky thì đem vào tiểu thuyết Nga những sự cách
tân lớn lao: con người đời tư được đặt trong quan hệ với thế giới (không chỉ
hiện tại mà còn cả quá khứ va tương lai). Tiểu thuyết của Dostoevsky là tiểu

thuyết đối thoại – sự đối thoại giữa những giọng nói ngang quyền và ngang giá
trị với nhau. Đó là kiểu loại tiểu thuyết nhiều giọng, đa thanh, phức điệu. Những
thủ pháp và nguyên tắc kết cấu mới mà hai nhà tiểu thuyết Nga này đem lại là
sự tổng kết nhiều thế kỉ phát triển của tiểu thuyết châu Âu, đồng thời mở ra khả
năng phát triển của tiểu thuyết trong thế kỉ sau ở Nga.
Thời đại tiểu thuyết hiện thực Nga bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX
với tiểu thuyết bằng thơ của Puskin – Evgheni Oneghin. Đó là cuốn tiểu thuyết
khởi đầu cho mọi sự khởi đầu, tạo nên những lớp người điển hình cho thời đại
và trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau. Sau Puskin,
hai nhà văn Lermontov và Gogol là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp
khởi đầu của “Mặt trời của thi ca Nga”. Tác phẩm Nhân vật của thời đại chúng
13


ta của Lermontov là tiểu thuyết Nga đầu tiên đi vào khám phá lịch sử tâm hồn
cá nhân. Có thể nói, Evgheni Oneghin, Nhân vật của thời đại chúng ta và
Những linh hồn chết của Gogol là bộ ba chân kiềng vững chắc cho sự phát triển
của tiểu thuyết hiện thực ở Nga trong thế kỉ XIX. Và với sự xuất hiện của
L.Tolstoy và F. Dostoevsky thì tiểu thuyết hiện thực Nga bước lên đỉnh cao rực
rỡ. Từ những năm 80 trở đi, tiểu thuyết hiện thực Nga bắt đầu đi xuống và
nhường đường cho những thể loại khác. Mặc dù nói lời cáo chung nhưng có thể
khẳng định tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX là viên ngọc quý báu mà văn
học Nga đã góp vào nền văn học của nhân loại. Và dù đã ra đời cách đây hàng
thế kỉ nhưng chúng vẫn luôn mới vì hậu thế vẫn cứ mãi không thôi xới tìm
những chân giá trị vĩnh hằng.
1.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết
1.2.2.1. Nhân vật
Như trên đã nói, nhân vật của tiểu thuyết khác rất nhiều so với nhân vật trữ
tình của thơ và nhân vật kịch. Sự khác đó nằm ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là kiểu
“con người nếm trải”, luôn tư duy và nhận thức, luôn chịu những khổ đau dằn

vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động. Tiểu
thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con
người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
Sự phát triển của nguyên lí cá nhân là điều thiết yếu với nhân vật tiểu
thuyết. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, dần dần ta nhận thấy sự phân li
của cá nhân khỏi chỉnh thể cộng đồng. Việc tìm thấy tự do trong đời sống phi
quan phương, đời sống gia đình, sinh hoạt đời thường; việc chối bỏ các nguyên
tắc tôn giáo, đạo đức vẫn hằng luôn ràng buộc con người tạo điều kiện cho cuộc
sống đời tư của nhân vật càng được bộc lộ rõ ràng và chân thực hơn.
1.2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết L.Tolstoy
Với L.Tolstoy ông quan niệm rằng “Nhân vật chính trong truyện của tôi
mà tôi mến yêu với tất cả sức mạnh tâm hồn mà tôi đã cố gắng tái hiện với tất
cả vẻ đẹp của nó và nó luôn luôn đã, đang và sẽ đẹp, đó là sự thật.” 3 Điều đó đã
được thể hiện rất rõ qua nhân vật của ông – đó là những nhân vật có thật, và
3

Đỗ Hồng Chung, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục, tr.

14


nhân vật Anna trong tiểu thuyết Anna Karenina cũng thế. Tác phẩm có đến 170
nhân vật thuộc đủ các tầng lớp, các giai cấp, các loại người trong xã hội Nga
cùng thời với nhà văn. Đó là lớp quan lại cao cấp, quý tộc cung đình, quý tộc
trại ấp, điền chủ, thương nhân, sĩ quan, giáo sư, nghệ sĩ, họa sĩ, các nhà làm tôn
giáo, triết học hư vô chủ nghĩa, gái làm tiền, kẻ hầu hạ, khách nước ngoài,...
Nhưng mọi sự kiện, xung đột, hình thức cốt truyện đều được xoay quanh hai
nhân vật trung tâm Anna và Levin. Để khắc họa được nhân vật với những nét
chân thật, thủ pháp quan trọng để xây dựng tính cách nhân vật được sử dụng là
thủ pháp nhập thân vào nhân vật để hiểu thấu đáo những chuyển động sâu kín

ẩn náu trong ngõ ngách tâm hồn họ mà về sau ông gọi là “sự chuyển lưu” của
các tính cách con người. Vì ông cho rằng nhà văn cần có cặp mắt đại bàng để có
thể thấy rõ “các hiện tượng, các quan hệ giằng xé, đan chéo lẫn nhau, là ánh
sáng và bóng tối, là cái hài, cái bi, cái xáo động cái khủng khiếp”. B.Burxop đã
khẳng định: “Sức mạnh nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa Tolstoy chính là sự thâm
nhập của bản chất quá trình xã hội vào quá trình tâm lý.”
Trong các nhân vật của L.Tolstoy có đề cập đến “biện chứng tâm hồn”
nhân vật, đề cập đến con người bên trong luôn “trôi chảy như dòng sông”. Quan
niệm về con người “trôi chảy” luôn biến chuyển của L.Tolstoy chi phối rõ nét
nghệ thuật thể hiện con người. Từ việc xem xét kĩ các trạng thái, các quy luật
tâm lý được thể hiện qua độc thoại nội tâm, đối thoại, miêu tả chân dung…của
các nhân vật, tác giả đã đi đến kết luận: Văn xuôi L.Tolstoy, sáng tác của
L.Tolstoy là một bước tiến trong nghệ thuật toàn nhân loại.
• Phép biện chứng tâm hồn
Tính biện chứng tâm hồn là sự diễn đạt tư tưởng, tình cảm, lòng say mê
của con người trong mối quan hệ khăng khít qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và đối
lập với nhau; tóm lại là trong toàn bộ tính phức tạp của nó, trong tính biến đổi
muôn màu muôn vẻ của nó. Nghĩa là trong nhân vật, một tư tưởng tình cảm bất
ngờ nảy ra từ ấn tượng hoặc sự việc cụ thể nào đó được nhà văn dẫn dắt, gắn
liền với kỷ niệm, ý nghĩ khác. Cũng vì xem “Những con người như những dòng
sông”, nên Tolstoy quan tâm đến quá trình tâm lý, sợi dây chuyền liên tưởng
15


này liên kết với nhau, quyện lại và biến thành tư tưởng, tình cảm khác mới hơn,
sâu hơn, rồi lại trở về với xúc động, tâm tư ban đầu ở mức độ cao hơn, mạnh mẽ
hơn và cứ thế nó tiếp tục thay đổi, chuyển hoá, phát triển không ngừng, lẫn lộn
hư với thực, cảm giác với suy tưởng, hiện thực với ước vọng, quá khứ, hiện tại
với tương lai...
Và “Tài nghệ độc đáo của Tolstoy thể hiện trước hết và chủ yếu ở cách

miêu tả tâm lý nhân vật”4. Có thể thấy Tolstoy đã miêu tả tâm lý nhân vật theo
nhiều hướng. Tolstoy khác với một số tác giả, ông quan tâm nhiều hơn hết đến
chính quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó, phép biện
chứng của tâm hồn. Với một số tác giả khác thì, có những người thậm chí miêu
tả tâm lý một cách gián tiếp thông qua cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt, lời ăn tiếng
nói… của nhân vật. Có người lại chuyên chú theo dõi tác động của môi trường
đối với tư tưởng tình cảm của nhân vật hoặc phân tích theo lối giải phẫu một
trạng thái cuối cùng của một quá trình tâm lý.
Chính vì thế, Nguyễn Đình Thi trong bài viết Công việc của người viết
tiểu thuyết đã gọi Tolstoy là “bậc thầy về miêu tả biện chứng tâm hồn con người
và bậc thầy về sử dụng chi tiết”. Ông còn cho rằng, những tác phẩm của
Banzac, L.Tolstoy là “những cuốn bách khoa thư về đời sống”. Tác giả của bài
viết coi nhà văn là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cần học tập và noi
theo.

4

Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga –Sự thật và cái đẹp, NXB Giáo dục, tr.142

16


Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANNA KARENINA
2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn của Anna Karenina
Nhân vật Anna được L. Tolstoy chủ đích xây dựng là một người phụ nữ có
sự hài hòa giữa vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm bên trong. Nàng không chỉ được
biết đến với vẻ đẹp quyến rũ và bí ẩn mà còn cả vẻ đẹp bên trong tâm hồn sắc
sảo, phong phú. Điều đó khiến nàng dễ dàng chinh phục trái tim của mọi người.
Ngay chỉ với lần đầu tiên nhìn thấy Anna thì Vronsky đã nhận ra được cái khí
chất toát lên từ con người nàng và đã đưa ra những lời nhận xét vô cùng sâu sắc:

“Chàng xin lỗi rồi tiếp tục đi, nhưng tự nhiên lại ngoái nhìn nàng một lần nữa,
không phải vì sắc đẹp, cũng không phải vì vẻ thanh lịch và cái duyên thầm tỏa
ra từ khắp toàn thân nàng mà lúc đi ngang qua, chàng đã nhận thấy một vẻ dịu
dàng và thùy mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều ấy”.
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình của Anna
Ở một số nhà văn khi xây dựng nhân vật của mình đều có một mẫu số
chung là dừng lại ở mục đích giới thiệu nhân vật với bạn đọc nhưng với Tolstoy
thì ông đã sử dụng ngoại hình như là cách để gợi tả tâm lý nhân vật. Nhân vật
của ông luôn có diện mạo riêng, được đưa ra từ nhiều góc độ, ở nhiều thời điểm
khác nhau của cuộc sống. Ngoại hình của Anna trong Anna Karenina được tiểu
thuyết gia L. Tolstoy chú tâm miêu tả qua bốn nét: ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười và
trang phục.
2.1.1.1. Ánh mắt
Trong nghệ thuật khắc họa chân dung thì đôi mắt không chỉ là cơ quan thị
giác mà còn là cửa sổ tâm hồn, trở thành biểu tượng rất phong phú. Với Tolstoy
cũng không ngoại lệ. Như chúng tôi đã vừa đề cập ở trên, qua xây dựng chân
17


dung ngoại hình, nhà văn muốn chú tâm đến khắc họa chân dung tâm lý nhân
vật. Vậy nên ánh mắt là chi tiết không thể bỏ qua. Trong tác phẩm có rất nhiều
nhân vật nữ thuộc hàng mĩ nhân như Elen, Sonhia, Vera,… nhưng L. Tolstoy chỉ
chú ý đặc biệt đến đôi mắt của Anna.
Đôi mắt huyền bí của Anna được Tolstoy miêu tả tới 46 lần với những sắc
thái tình cảm rất tinh vi. Vẫn là ánh mắt ấy thôi nhưng gần 50 lần thay đổi bằng
ánh sáng tâm hồn. Trạng thái tâm hồn làm vẻ mặt con người thay đổi. Dõi theo
sắc diện đôi mắt, bạn đọc có thể nắm bắt được dòng tâm lý đang lưu chuyển
trong tâm hồn Anna. Ánh mắt của Anna Karenina là ánh mắt từ “cặp mắt xám
long lanh như xám lại dưới bóng đôi hàng mi dày dừng lại trên mặt chàng với
cái nhìn chăm chú, thân mật như đã nhận ra chàng rồi lại nhìn ngay ra đám

đông người qua lại như muốn tìm ai. Qua cái nhìn ngắn ngủi, lúc xuất hiện
trong cặp mắt long lanh, khi ở nụ cười thoáng nở trên cặp môi tươi mát. Có thể
nói, toàn thân nàng trào lên một sức sống dạt dào dù muốn hay không, vẫn bộc
lộ qua ánh mắt hoặc miệng cười. Những lúc nàng cố tình giấu kín không để cái
ánh lửa ấy ngời lên trong mắt thì nó lại xuất hiện nét cười kín đáo ngoài ý
muốn của nàng”. Ánh mắt ấy khác hoàn toàn với ánh mắt mà Pushkin đã miêu
tả ở nhân vật Tachiana:“Ngơ ngác như một con nai sợ hãi”, lộ rõ một tâm hồn
trong trẻo thơ ngây và một nỗi niềm man mác của một đời sống nội tâm khép
kín. Ánh mắt Anna không những đẹp, sắc mà nó ẩn chứa một sức sống mạnh
mẽ, nồng nhiệt của một tâm hồn luôn khao khát hạnh phúc, khao khát yêu
đương.
Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy của Anna sẽ thay đổi theo từng hoàn cảnh với
những đối tượng khác nhau và thể hiện tâm lí khác nhau. Khi đối diện với
Vronsky trong vũ hội:“ánh mắt chói ngời và lung linh” như thể nàng đã tìm
thấy chân trời bình yên hạnh phúc của mình. Khi nghĩ về Vonsky:“Đôi mắt mở
to và tưởng như ngời sáng trong bóng tối” như thể hiện cách nàng đón nhận
tình yêu ấy có sự pha trộn của bao cảm giác đắng cay, bối rối, buồn tủi nhưng
18


vẫn ánh lên với vệt sáng lạ kì. Khi Đoly bắt gặp thì liền thấy ở nàng là“cái ánh
mắt chói ngời và lung linh, nụ cười sung sướng và đắc thắng trên đôi môi bất
giác run rẩy, vẻ duyên dáng chính xác và nhẹ nhàng trong mọi cử động”. Còn
khi đối diện với chồng, ánh mắt Anna lại trở nên“bí ẩn”,“tối sầm”, và khi ghen
tuông thì trở nên“kì lạ và hằn học”. Đôi mắt ấy của Anna là đôi mắt biết nói,
gợi lên bao suy nghĩ, diễn biến tâm lí đang diễn ra trong con người cô. Đó là
một thế giới bí mật còn khép kín, huyền bí, đầy bí ẩn và đủ sức gợi để thôi thúc
người khác phải khám phá. Không chỉ những người khác giới mà ngay cả một
người đẹp như Kitty cũng rất muốn gần gũi và thân thiết với Anna.
Với chúng tôi, đôi mắt của Anna là một đôi mắt có chiều sâu và trong đó

người ta có thể đọc được những tâm sự bi kịch trong cuộc đời cô.
2.1.1.2. Vẻ mặt
Vẻ đẹp ngoại hình của Anna không chỉ ở đôi mắt biết nói thể hiện một tâm
hồn có chiều sâu mà còn ở gương mặt của nàng. Con người nàng vốn ngay
thẳng, không quen che giấu cảm xúc của mình cho nên bất cứ niềm vui hay nỗi
buồn nào của nàng đều bộc lộ rất rõ trên gương mặt. Đó là vẻ mặt sáng“ngời
lên” khi đón nhận tình yêu của Vronsky nhưng đồng thời nhà văn cũng nhận
thấy không hẳn là niềm vui sướng mà đúng hơn là“ánh lửa khủng khiếp của
đám cháy trong một đêm tối trời”. Khi nói chuyện với Levin, Anna cũng vẫn rất
đẹp, gương mặt ấy của nàng luôn làm chàng say mê:“Nét mặt Anna bỗng sáng
lên khi chợt cảm thấy thế. Nàng bật cười”[ ,tr.1045]. Vẻ mặt của Anna luôn biến
động với nhiều sắc thái khác nhau khiến Levin cũng phải sững sờ:“Nàng nói vẻ
buồn buồn và tin cẩn” hay “Levin mải mê ngắm khuôn mặt đẹp linh hoạt thoắt
cái đã thay đổi…ngạc nhiên về sự thay đổi sắc diện của nàng. Khuôn mặt kiều
diễm của nàng một phút trước còn thanh thản, giờ bỗng lộ vẻ tò mò lạ lùng
giận dữ, kiêu kì…”. Chừng đó những dẫn chứng về sự chuyển biến, thay đổi sắc
thái trên gương mặt Anna cũng đủ để ta thấy nàng là một người phụ nữ đa sầu,
đa cảm.
19


Mọi nét trên mặt nàng:“Từ những núm đồng tiền hằn rõ trên má và trên
cằm, từ nếp môi đến nụ cười như phảng phất bay quanh mặt, từ ánh mắt, cử chỉ
duyên dáng và nhanh nhẹn, giọng nói đầy đặn, cho đến cả cái cách nàng trả lời
Vexlopxki nửa bực dọc, nửa thân mật,…tất cả đều quyến rũ vô cùng” Sau bao
lần tiếp xúc với Anna và cũng vì sắc đẹp mà Anna đã cướp đi Vronsky của mình
nhưng chính Kitty cũng phải khen ngợi:“Vẻ mặt nghiêm nghị và có vẻ man mác
buồn, nó đập vào mắt và hấp dẫn cô”. Gương mặt nàng đã sáng bừng lên trong
tình yêu với Vronsky nhưng khi gặp chồng,“mặt nàng lại có vẻ mệt mỏi, đã mất
cái nét vui tươi”. Lúc đối diện với chồng,“nàng có vẻ mặt sợ hãi và tối sầm”,

lại có lúc“tái xanh và nghiêm nghị” khi dõi theo cuộc đua ngựa của người yêu.
Đặc biệt để lại sự ám ảnh, xót thương trong lòng độc giả là vẻ “hốt hoảng” ở
sân ga khi nàng đi vào cõi chết. Tất cả những điều đó cho ta thấy hình ảnh một
Anna thật đầy đặn, giản dị nhưng vô cùng kiêu sa và đài các. Anna là người phụ
nữ tiêu biểu đại diện cho tính cách Nga, con người Nga – mẫu người phụ nữ
hiện đại của nước Nga yêu dấu.
2.1.1.3. Nụ cười
Với một người phụ nữ thì nụ cười như điểm xuyến trên khuôn mặt. Với
nhân vật Anna, sau tất cả những đớn đau của cuộc đời bộc lộ qua ánh mắt và vẻ
mặt, Anna đã để lại ấn tượng về hình ảnh “nụ cười giòn tan” – một trong những
nét yêu kiều nhất của nàng.“Nụ cười của Anna đã đốt cháy toàn thân chàng
Vronsky”. Nụ cười ấy dường như có một sức hút rất kì lạ với tất cả mọi người.
Nó chiếu sáng cả khuôn mặt của nàng, một nụ cười duyên dáng để lại bao vấn
vương trong lòng người. Và không còn là nụ cười thuần túy nữa mà đã trở
thành “nét cười”, một “nét cười xao xuyến khi trên mắt, khi trên môi”.
Và nét cười rất đỗi làm nao lòng người ấy có thể biến hóa rất nhanh nhạy
tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau. Dưới cái nhìn của Levin, nụ cười của Anna
được nhìn ngắm một cách chân thực nhất. Nụ cười ấy đã cho Levin biết tâm
trạng của nàng: “…nụ cười tư lự thấp thoáng trên cặp môi điểm hàng lông tơ
20


mịn màng…lòng chàng xao xuyến”. Với Karênin, một con người có tâm hồn
cằn cỗi, Anna sống bên chồng chỉ là làm tròn bổn phận của người vợ. Vậy nên
sự “nặng nề” khi phải đối mặt với “bộ máy hành chính” đó cũng được thể hiện
qua nụ cười: “Khi chồng nói dứt lời, nàng chỉ cười gượng mỉa mai và không trả
lời vì không hề nghe thấy gì cả”. Sống bên Vronsky, Anna đã trải qua những dư
vị ngọt ngào và đắng cay của tình yêu. Trên khuôn mặt của nàng không chỉ có
những giây phút hạnh phúc tột độ mà nếm trải cả những lo lắng, khổ đau khôn
xiết. Và nụ cười là một phương tiện tâm lý đã nói lên điều đó: “Mắt Anna đã tắt

ngấm ánh giễu cợt: nàng lại mỉm cười, nụ cười lộ rõ một nỗi lo lắng và một nỗi
buồn bí ẩn, làm thay đổi hẳn vẻ mặt”. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, với mỗi
loại người khác nhau, ở Anna đều có một sắc diện nụ cười riêng. Đó là nét cười
hạnh phúc, mãn nguyện nhưng cũng có nụ cười chứa đựng bao âu lo, khổ đau.
Tất cả đều là phương tiện để thể hiện nội tâm trong Anna và rõ ràng nụ cười đã
phần nào đó giải mã được thế giới tinh thần bên trong con người nàng.
2.1.1.4. Trang phục
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” là câu tục ngữ được cha ông ta cô đúc lại
trong suốt quá trình sống và lao động của mình. Câu tục ngữ này ngay ở đây lại
được nói đến như là một dẫn chứng để thấy vì sao L. Tolstoy chú ý đến việc
miêu tả trang phục của Anna. Nhà văn miêu tả trang phục của Anna không chỉ
để cho người đọc thấy được vẻ đẹp của nàng mà mục đích chính là để cho nhân
vật tự bộc lộ được cá tính của mình.
Sắc đẹp của Anna làm cho Kitty “mê mẩn tâm thần”, choáng ngợp đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: “…Nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất
nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi cổ, và đôi cánh tròn
với cổ tay nhỏ nhắn. Áo nàng đính toàn ren Vơnidơ…chuỗi hạt trai quấn quanh
cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp”. Thật sự là một hình ảnh có thể làm động lòng
không biết bao nhiêu người, kể cả bạn cùng giới như Kitty hay những người bạn
khác giới khác. Sức hấp dẫn kì lạ của Anna đã được nhà văn miêu tả hết sức
21


thần tình qua bức chân dung của nàng treo trước của phòng khách. Bức họa ấy
được miêu tả sinh động đến mức khiến người xem có cảm tưởng như Anna đang
đứng vào bức tranh, đang nhìn, đang nói, đang cười với tất cả những nét gợi
cảm, quyến rũ tựa y như trong cuộc sống thực vậy.“Levin ngắm nghía bức
chân dung như đang ra khỏi chiếc khung dưới làn ánh sáng rực rỡ và chàng
không sao quay mặt đi được. Chàng quên cả mình đang ở đâu và chẳng buồn
nghe xem xung quanh đang nói gì, cứ dán mắt vào bức hình tuyệt diệu”.“Levin

nhìn thấy nàng trong bộ áo màu xanh sẫm thêu hoa lá. Tư thế cũng như vẻ mặt
thì có khác, nhưng vẫn là cái đẹp tuyệt vời mà họa sĩ đã ghi lại trên tranh:
trong thực tế, nàng có phần kém lộng lẫy, nhưng lại có vẻ quyến rũ mới không
thấy ở trong tranh”. Rõ ràng, dù có ở vào tư thế nào, dù có mặc trang phục nào
thì Anna cũng vẫn đẹp, vẫn hấp dẫn và quyến rũ. Chính Levin đã khẳng định vẻ
đẹp thần kì của bức tranh: “Đây không phải là tranh mà là một thiếu phụ đẹp
mê hồn đang sống thực…Chính vì không sống nên nàng còn đẹp hơn sống
thực”. Và trong con mắt của người đàn ông đã trót lỡ si mê nàng – Levin thì
đây là bức chân dung đẹp nhất từ xưa đến nay!
Như vậy ta có thể thấy rằng nét độc đáo trong kĩ xảo miêu tả chân dung của
Tolstoy là ông đã lặp lại rất nhiều những chi tiết ngoại hình phản ánh nét tâm lý
bên trong, đặc biệt là ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười được ông láy lại với tần số cao ở
nhân vật Anna. Nhà văn miêu tả chân dung trong thế động, trong quá trình phát
triển nhưng đồng thời vẫn luôn chú trọng đảm bảo tính chân thực trong hình
tượng nhân vật, không dùng cái nhìn chủ quan của mình để bóp méo chân dung.
L.Tolstoy đã tài tình chuyển hóa các đường nét ngoại hình thành phương tiện
diễn tả xung đột nội tâm, những biến động phức tạp trong đời sống tâm lý của
Anna. Bằng sự đổi mới linh hoạt, kỹ xảo chân dung của ông hướng đến mục
đích khám phá thế giới bên trong làm hiện lên rõ nét “con người trôi chảy” sống
động trước người đọc.

22


2.1.2. Vẻ đẹp tâm hồn của Anna
Một nhà tâm lý học đã từng thẳng thừng tuyên bố rằng: “Trong bất kỳ tình
huống khó xử nào, vẻ đẹp duyên dáng nơi phụ nữ, sự lịch lãm của đàn ông cộng
với sự chân thành, đơn giản, tử tế và thiện ý sẽ phá vỡ mọi rào cản, kể cả rào
cản ngôn ngữ. Khi được giao tiếp với những người thanh lịch hiền hòa thì dù
khó tính đến mấy, lúc đó bạn cũng phải nhìn nhận rằng cuộc đời đáng yêu và

đáng sống biết bao”. Theo chúng tôi, một người tạo được ấn tượng với người
khác là nhờ vào vẻ đẹp ngoại hình của họ nhưng để gây dựng được cảm tình sâu
đậm thì cần nhất vẫn là vẻ đẹp bên trong tâm hồn. Với nhân vật Anna, đến cả
một anh chàng được coi là từng trải, chơi bời cũng phải rung động trước cái đẹp
của tâm hồn nàng. Chính thế giới nội tâm huyền bí, khác lạ của nàng khiến
người khác muốn chinh phục, khám phá. Sự mạnh mẽ, nồng nhiệt và tự tin, vui
vẻ của nàng dễ dàng lấy đi cảm tình của mọi người. Và hơn thế nữa, đôi khi
chúng ta cũng không thể bắt kịp những thay đổi, diễn biến trong tâm hồn nàng.
2.1.2.1. Con người sâu sắc
Nếu như trong Chiến tranh và hòa bình, ta không thấy có nhân vật nữ nào thể
hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn, “vẻ đẹp tinh thần đặc
biệt” thì trong Anna Karenina hoàn toàn ngược lại, Anna không chỉ đẹp, quyến
rũ và bí ẩn mà ở tận sâu thẳm trong con người đó là một vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp
tinh thần sâu sắc. Với kĩ xảo chân dung tâm lý, Tolstoy đã vẽ lên hình ảnh về
thế giới nội tâm đa cảm, phong phú bằng nhiều nét vẽ khác nhau, ở những thời
điểm không giống nhau. Là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, Anna đã được
ông dành cho sự ưu ái hơn cả. Có thể nói, hình ảnh Anna là tất cả nhiệt huyết và
sinh lực của nhà văn.
Vẻ đẹp tinh thần ấy của Anna đã được Vronsky, một chàng sĩ quan trẻ cảm nhận
hết sức sâu sắc.“Chàng xin lỗi rồi tiếp tục đi, nhưng tự nhiên lại ngoái nhìn
nàng một lần nữa, không phải vì sắc đẹp, cũng không phải vì vẻ thanh lịch và
cái duyên thầm tỏa ra từ khắp toàn thân nàng mà lúc đi ngang qua, chàng đã
23


nhận thấy một vẻ dịu dàng và thùy mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều ấy”. Với vẻ
đẹp tâm hồn của mình, Anna đã hút hồn chàng sĩ quan trẻ ranh mãnh Vronsky.
Thế giới nội tâm huyền bí của nàng khiến anh không thể không khám phá.
Với vai trò là người đi giảng hòa cho gia đình của Đoly, Anna đã thể hiện nàng
là người tận tâm và nhiệt thành. Với sự khéo léo và thông minh của mình, Anna

đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cũng chính từ lúc này, Đoly đã bị choáng
ngợp về tất cả những gì đã thấy ở Anna. Đoly đã từng nói rằng: “Mình chỉ thấy
ở cô ấy những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất và bao giờ cô ấy cũng mến
mình và thân mật với mình” hay “trong lòng cô cái gì cũng trong sáng và đôn
hậu, ở cô mọi cái đều trong sáng cả”.
2.1.2.2. Con người đa sầu, đa cảm và giàu lòng yêu thương
Anna là một người mẹ rất yêu con, xem đứa con trai bé bỏng như là hạnh
phúc, là nguồn sống của đời mình. Trong lòng Anna vẫn luôn giữ một nỗi niềm
không thể nào nguôi nhớ về con: “Thường thường cứ đến mười giờ là nàng đến
đắp chăn cho con và chúc bé ngủ ngon trước khi đi khiêu vũ”. Nỗi buồn vì phải
xa con đã xâm chiếm nàng. Dù nghĩ về điều gì đi chăng nữa thì tâm trí nàng vẫn
luôn hướng đến Xeriogia tóc búp của mình. Trong Anna ẩn chứa tình mẫu tử
thiêng liêng, sâu sắc. Có thể nói, nếu vẻ đẹp hình thể làm người ta xao xuyến thì
chính vẻ đẹp về tâm hồn của nàng làm người đọc phải khắc khoải, day dứt, như
lời của Xtepan đã nói với Levin:“Trước hết đó là một thiếu phụ có tâm hồn, rồi
cậu sẽ thấy”. Còn Levin chỉ gặp Anna có một lần duy nhất nhưng nàng đã để lại
trong chàng một niềm thán phục và yêu mến:“Thật là một phụ nữ rất đáng
mến, tốt và rất đáng thương”.
Anna lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc không hề biết đến tình yêu. Đó
là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời nàng khi chính nó lại là ngòi nổ cho tất cả
những bi kịch sau này. Đến khi tính nết chân thực, cuồng nhiệt khao khát được
yêu, được sống tự do của Anna không thể kìm hãm được nữa và chỉ cần thoáng
gặp Vronsky, một người trái ngược hẳn với chồng thì nàng sẵn sàng lao đầu vào
24


tình yêu bất chấp mọi thứ. Cũng chính từ đây, tâm hồn đa sầu đa cảm lại nổi lên
những đợt sóng lòng, những mâu thuẫn, giằng xé, dằn vặt trong Anna. Tám năm
trời đằng đẵng bên người chồng vô vị nhưng chưa lúc nào ngọn lửa sống nhiệt
thành có thể lụi tắt trong tâm hồn nàng. Tận đáy lòng, nàng đã tự nhủ về quyền

được hưởng hạnh phúc của mình: “Sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo
ra cho mình là người như vậy, mình cần phải sống và yêu”. Nên ngay sau cuộc
khiêu vũ với Vronsky ở Moskva, trái tim nàng đã xao động và nhen nhóm một
khát vọng yêu đương. Buổi đầu nàng cố cưỡng lại những xao động này. Vì
chính nàng cũng đang bị ràng buộc bởi biết bao quy ước khắt khe của lễ giáo
phong kiến và nhà thờ. Anna do dự, đã từng tìm gặp Vronsky để yêu cầu chấm
dứt, từng “cảm thấy mình có lỗi”. Nhưng rốt cục, niềm khao khát tiềm ẩn trong
“người đàn bà trẻ trung, có ánh sáng ma quỷ trong tâm hồn” ấy đã bùng lên và
tình yêu đã giành phần thắng. Sau bao nhiêu thổn thức, bao nhiêu cuộc đấu
tranh giằng xé trong nội tâm, nàng nghĩ mình không thể sống mãi như thế này
được. Mình phải sống cho chính mình, cho hạnh phúc của mình. Ngồi trên xe
ngựa trên đường về nhà, sau khi xem cuộc đua, Anna không ngần ngại thú nhận
với chồng về mối tình say đắm của mình. Cuộc đua ngựa đã đánh dấu một mốc
trong đời sống nội tâm của nàng. Anna đã dứt khoát: “Không, mình không lầm
đâu…Mình không lầm đâu. Tôi đã hốt hoảng và tôi không thể hốt hoảng. Nghe
mình nói, tôi lại nghĩ tới chàng. Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của chàng, tôi
không chịu nổi mình, mình làm tôi sợ, tôi ghét mình…Mình muốn làm gì tôi thì
làm?”.
Cắt đứt với người chồng sau chừng ấy năm trời chung sống để đi theo tiếng
gọi của tình yêu nhưng trong tâm hồn nàng luôn day dứt khôn nguôi khi nghĩ về
Xêriôgia bé bỏng của mình. Tâm can nàng bị giày vò, giằng xé, triền miên. Dù
cho lão chồng có hắt hủi, dù cho Vronsky hờ hững, nhạt nhẽo thì nàng vẫn
quyết làm mọi cách để bảo vệ đứa con trai yêu quý nhất đời nàng. Nàng căm
giận, uất ức, “nàng tưởng như những lời nàng thú với chồng là nàng đã nói ra
25


×