Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ 01 đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đào Trọng Tâm, xã Đại Hưng huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội và biện pháp điều trị. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.05 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

ĐẶNG NGỌC DƢƠNG
Tên chuyên đề :
THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN ĐÀO TRỌNG TÂM XÃ ĐẠI HƯNG
HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

ĐẶNG NGỌC DƢƠNG
Tên chuyên đề :
THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN ĐÀO TRỌNG TÂM XÃ ĐẠI HƯNG
HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Lớp:

CNTY – K45 – NO3

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2013 – 2017

Giảng viên HD:

TS. Trần Thị Hoan

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận
của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và chủ trang trại
chăn nuôi lợn nái sinh sản Đào Trọng Tâm tại xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức,
Hà Nội. Em cũng nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của kỹ sư, công nhân trong
trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Trần Thị Hoan đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công
khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều
kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới trang trại lợn nái Đào
Trọng Tâm, đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực
tập tại trang trại.
Em xin cảm ơn anh Lê Trung Thành kỹ thuật trại đã chia sẻ kinh
nghiệm nghề nghiệp quý báu cho em.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới người thân, gia

đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho em
trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Đặng Ngọc Dương


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi bệnh phân trắng lợn con ......................................... 22
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi ................................ 30
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con và lợn nái của trại lợn ............... 31
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 35
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại.............................. 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng ..................... 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi năm 2016 ..... 38
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo giai đoạn tuổi ................. 40
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt .......................... 42
Bảng 4.9. Kết quả điều trị phân trắng lợn con ................................................ 44


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cl.

Clostridium


Cs:

Cộng sự

E.coli:

Escherichia coli

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

Nxb:

Nhà xuất bản

PTLC:

Phân trắng lợn con

STT:

Số thứ tự

Kg:

Kilogam

TT:


Thể Trọng

TB:

Trung bình

ĐVT:

Đơn vị tính


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ...................................... 3
2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ ............................ 6
2.2.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con. .............................. 7
2.2.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt ........................................................ 9
2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch .......................................................... 10
2.2.5. Một số hiểu biết về E.coli ..................................................................... 11
2.2.6. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis) ............................................. 14
2.2.7. Thuốc dùng trong điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trang trại ......... 19
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20


v

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH21
3.1. Đối tượng và phạm vi tiến hành ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 21
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 21
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 24
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 24
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 24
4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh ................................................................... 27
4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài......................................................................... 36
4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở đàn lợn con tại trại .......................... 36
4.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng .................... 37
4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi .......... 38
4.2.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuần tuổi ..... 39

4.2.5. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ......................... 42
4.2.6. Kết quả điều trị phân trắng lợn con....................................................... 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vượt bậc
về số lượng các loài vật nuôi. Cùng với đó là sự thay đổi với nhiều hình thức,
phương thức, quy mô chăn nuôi khác nhau, từ hình thức chăn nuôi theo hộ gia
đình đến mô hình trang trại vừa và lớn, từ phương thức thủ công, tận dụng
đến chăn nuôi công nghiệp hiện đại.
Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng
cao và chất lượng tốt cho người tiêu dùng, bên cạnh đó còn mang lại nguồn
ngoại tệ tương đối lớn thông qua việc xuất khẩu lợn trên thị trường quốc tế.
Một trong những khó khăn điển hình hay xảy ra đối với ngành chăn
nuôi nước ta là dịch bệnh, xảy ra nhiều nhất đối với ngành chăn nuôi lợn là ở
giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau như thời tiết thay đổi đột ngột, ẩm độ cao, chuồng trại vệ sinh không
đảm bảo, thức ăn… Mặc dù công tác phòng bệnh đã được quan tâm nhưng
vẫn không tránh khỏi những bệnh tật xảy ra đối với lợn con giai đoạn này,
hay gặp nhất đó là bệnh phân trắng lợn con.

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Lợn con mắc bệnh này sẽ bị ỉa
chảy, bệnh do vi khuân Escherichia coli gây nên, khi lợn con mắc bệnh nếu
điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến còi cọc, chậm lớn, làm ảnh hưởng đến chất
lượng con giống, khả năng sinh trưởng, phát triển chậm, gây tổn thất kinh tế
lớn cho người chăn nuôi. Do đó ngoài yếu tố dinh dưỡng, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng thì công tác thú y là khâu rất quan trọng. Việc phòng và điều trị


2

bệnh phân trắng cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh
sản và đảm bảo cho sự tăng trưởng trong cơ cấu đàn.
Mặc dù, đã được quan tâm chăm sóc rất tốt, song do ảnh hưởng của
thời tiết và một phần công tác thú y chưa mang lại hiệu quả, nên bệnh phân
trắng ở lợn con vẫn xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Theo dõi tình hình mắc bệnh phân
trắng lợn con từ 01 đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đào Trọng Tâm xã Đại
Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và biện pháp điều trị.”
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi.
- Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi
tại trại lợn Đào Trọng Tâm xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Áp dụng được quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con từ 1 21 ngày tuổi.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại
2.1.1.1. Quá trình thành lập
Trại lợn Đào Trọng Tâm nằm trên địa phận thôn Trinh Tiết, xã Đại
Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại do ông Đào Trọng Tâm làm
chủ trại. Trại được thành lập vào tháng 12 năm 2015.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu lao động của trại gồm: 5 người
Chủ trại: 1 người
Kỹ sư chăn nuôi: 1 người
Kế toán: 1 người
Sinh viên thực tập: 2 người
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, được xây dựng theo
hướng Đông Nam, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Xung quanh
khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn
nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thông thoáng tốt, có tường rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ô chuồng


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×