Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Sơn La (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.54 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

QUÀNG THỊ DIỆU LINH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Quàng Thị Diệu Linh




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH SƠN LA ............ 8
1.1. Khái lược về giáo dục pháp luật....................................................................... 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân
tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La ...................................................................................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH SƠN LA HIỆN NAY ........................... 29
2.1. Các điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội và văn hoá ảnh
hưởng đến việc giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh
Sơn La ..................................................................................................................... 29
2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh
Sơn La trong thời gian qua ...................................................................................... 43
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
TỈNH SƠN LA ................................................................................................................ 61
3.1. Yêu cầu đối với việc tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân
tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La ...................................................................................... 61
3.2. Phương hướng tăng cương giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc
thiểu số tại tỉnh Sơn La............................................................................................ 63
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đồng
bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới ................................... 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDT

Ban Dân tộc

BTC

Bộ Tài Chính

BTP

Bộ Tư pháp

BGDDT

Bộ Giáo dục và đào tạo

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

DTTS


Dân tộc thiểu số

GDPL

Giáo dục pháp luật

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐPH

Hội đồng phối hợp

HĐPHPBGDPL

Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật




Quyết định

QH

Quốc hội

SGDĐT

Sở Giáo dục và đào tạo

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TW

Trung ương

TT

Thông tư

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban Nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật của mỗi quốc gia tuy khác nhau nhưng pháp luật ở đâu cũng
đóng một vai trò khá quan trọng, không thể thiếu trong đời sống của con người.
Nó là cơ sở pháp lý, là định hướng trước tiên tạo điều kiện phát triển kinh tế đất
nước, sau đó là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Pháp luật ra đời cùng với
Nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị; Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện. Ngay từ khi mới ra đời, pháp luật đã trở thành phương
tiện đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Nhà nước và xã hội, nhưng pháp luật
chỉ có thể phát huy được hiệu lực dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế. Vì
vậy, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
(XHCN) đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức là một yêu cầu khách
quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Nhà nước càng phát triển, xã hội càng hiện đại thì yêu cầu về hiểu biết là
thực hiện pháp luật của con người càng cao bởi vì pháp luật không chỉ là
phương tiện để nhà nước quản lý có hiệu quả các mặt của đời sống xã hội mà
còn là phương tiện thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công
dân. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra ngay sau khi lật đổ ách

thống trị của thực dân và phong kiến tay sai, lập nên chính quyền mới của nhân
dân. Người kêu gọi nhân dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc nước nhà và nhấn
mạnh “phải làm cho cả làng biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm công dân”
[18, tr. 328]. Pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội được Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất coi trọng, đặc biệt giáo dục ý thức tiến bộ cho nhân dân trong đó bao
gồm ý thức về pháp luật luôn được Người quan tâm, Người kêu gọi: “Mọi người
dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có

1


kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà” [19, tr. 36].
Để mỗi công dân có thể hiểu biết quyền lợi của mình thì mỗi công dân phải thật
sự hiểu biết về pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật là lẽ đương nhiên, là
yêu cầu cấp bách của mỗi cá nhân và là đòi hỏi của xã hội. Chính vì vậy, công
tác giáo dục pháp luật (GDPL) là một trong những công tác quan trọng trong đời
sống xã hội, đặc biệt là thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay,
là một bộ phận của công tác giáo dục, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính
trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực
hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan
trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi
vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng công dân trong xã hội.
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc “Đổi mới” do Đảng ta đề xướng và
lãnh đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã đưa đất nước
vượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội. Xây dựng “Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”[23, tr. 5]. Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
“Pháp huy dân chủ đi đôi với giữ vũng kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế,
quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục phát luật, tuyên truyền,
giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. Vì vậy, công tác
GDPL rất được chú trọng và được đưa vào trong hệ thống các trường học, các
cơ quan, tổ chức, các đoàn thể nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, tại những
vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống thì đại bộ phận người dân
tộc thiểu số đều thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, bị chia cắt về địa lý, giao thông
không thuận lợi, đời sống chưa được nâng cao. Vấn đề bảo đảm quyền của các

2


DTTS luôn được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất các
dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ
dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, pháp huy phong tục, tập quán, truyền thống và
văn hoá tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và
tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển đất nước”
[23, tr. 6]. Nhà nước ta đã và đang thực hiện hiệu quả công tác GDPL cho đồng
bào các dân tộc thiểu số trên cả nước.
Tỉnh Sơn La là một trong những các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện
địa lý đặc thù, khí hậu khắc nghiệp, đường xá quanh co, hiểm trở, nền kinh tế
chậm phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc nhất là các đồng bào sống
vùng dọc biên giới Việt – Lào còn nhiều khó khăn. Sự “ Khó khăn” của đồng
bào các DTTS của tỉnh Sơn La là sự khó khăn về kinh tế, đời sống, khó khăn về
nhận thức và hiểu biết nhất là sự tiếp cận, nhận thức và hiểu biết về pháp luật.

Lợi dụng điều này các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền, kích động người
dân chống phá cách mạng, phá hoại đoàn kết giữa các dân tộc từ sự thiếu hiểu
biết pháp luật của bộ phận các DTTS, ngoài ra tình trạng vi phạm pháp luật của
đồng bào DTTS ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Thực trạng trên dù được lý giải thế nào thì cũng phải nhấn mạnh rằng, sự
coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác GDPL cho đồng bào các dân tộc thiểu
số là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ việc vi phạm pháp
luật ngày càng tăng. Điều đó đã đặt ra cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nhận
thức được ý nghĩa quan trọng của công tác GDPL cho đồng bào các DTTS nói
chung và đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng.
Với những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của công tác GDPL
cho đồng bào các DTTS nói chung và cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh

3


Sơn La là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng Nhà
nước Pháp quyền XHCN. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Giáo dục pháp
luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Sơn La” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp, nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác
GDPL nói chung và GDPL cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục pháp luật là một vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn phát
triển của đất nước ta hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học
pháp lý rất quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về GDPL được công bố, như:
Những Nghiên cứu về vấn đề lý luận chung về GDPL (gồm: khái niệm,
mục đích, đối tượng, hình thức của GDPL) như: “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ
năm 1994, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp; “Một số vấn

đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, Vụ phổ biến giáo dục pháp
luật, Bộ Tư Pháp, Nxb Thanh niên, 1997; “Bàn về hiệu quả giáo dục pháp luật
của nước ta hiện nay”, GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, 2011…
Những nghiên cứu về GDPL đối với các đối tượng cụ thể nhằm lý giải
những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiểu quả GDPL cho từng đối
tượng như: “Giáo dục pháp luật cho phụ nữ của nước ta hiện nay”, Luận văn
thạc sỹ Luật của Phạm Thị Ngọc Minh, năm 2012; “Giáo dục pháp luật cho cán
bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay”, Luật văn thạc
sỹ Luật của Phạm Kim Dung, 2011; “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong
các trại giam ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Luật của Ngô Văn Trù, 2015; “
Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đắk Lắk – Thực
trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ Luật của Phạm Hàn Lâm, 2001…
Nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với các nội dung khác
(với ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật, với tăng cường pháp chế xã hội

4


chủ nghĩa, với việc hình thành nhân cách ở thanh niên…) như: “Vấn đề giáo dục
ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế ở Hà
Tĩnh), Luận văn thạc sỹ Triết học của Phạm Thị Thanh Huyền, 2013; “Giáo dục
ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Luận án phó
tiến sỹ Luật học của Trần Ngọc Đường, 1988…
Nhìn chung, từ trước đến nay các công trình nghiên cứu khoa học của tập
thể, cá nhân, các bài viết của các tác giả nghiên cứu về GDPL đã đóng góp rất
nhiều các vấn đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ
khác nhau về vấn đề GDPL. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, cho đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về GDPL cho
đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống
vấn đề GDPL cho đồng bào các DTTS từ thực tiễn của tỉnh Sơn La.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn xây dựng cơ sở lý luận của giáo GDPL cho đồng bào các DTTS.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng GDPL cho
đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác GDPL cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về GDPL, phân tích những
quan niệm khác nhau về GDPL và vai trò của GDPL, làm rõ cơ sở lý luận của
GDPL cho đồng bào các DTTS ở tỉnh Sơn La.
- Làm rõ mục đích, vai trò và đặc điểm chủ yếu của GDPL cho đồng bào
các DTTS.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về GDPL cho đồng bào các
DTTS ở tỉnh Sơn La. Từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn của việc GDPL

5


cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La nói riêng cũng như đồng bào các DTTS
ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học,
đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GDPL cho đồng bào các
DTTS tại tỉnh Sơn La.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giáo dục pháp luật cho đồng bào
các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu về giáo dục
pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La với các nội dung: cơ

sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhầm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh
Sơn La.
Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Sơn La, là tỉnh miền núi có 12 dân tộc cùng
sinh sống, trong đó có 11 dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc: Thái, Mông,
Mường, Dao, Xinh mun, Khơ mú, La Ha, Kháng, Lào, Tày, Hoa).
Thời điểm nghiên cứu: từ năm 2009 đến nay (căn cứ Quyết định số
554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Đề án
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào các
DTTS).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là Nhà nước XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, về công tác GDPL nói chung và đặc biệt là công tác
GDPL cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La.

6


Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sử dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong việc GDPL đối
với đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La. Thông qua công trình nghiên cứu này,
tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ tài liệu hoạch định chính sách đối
với đồng bào các DTTS tại tỉnh Sơn La.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,

tuyên truyền GDPL…
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận của việc Giáo dục pháp luật cho đồng bào các
dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La.
Chuơng 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu
số tại tỉnh Sơn La hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục pháp
luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La.

7


Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH SƠN LA

1.1. Khái lược về giáo dục pháp luật
1.1.1 Khái niệm chung về giáo dục pháp luật
Khái niệm về giáo dục pháp luật ở nước ta cho đến nay đã được nghiên
cứu một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống. Có nhiều quan điểm khác nhau
đưa ra khái niệm về giáo dục pháp luật. Vì vậy, cần phải hiểu một cách đúng đắn
nhất về GDPL để từ đó hiểu đúng bản chất của GDPL.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Giáo dục” là hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó,
làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu
cầu đề ra” [15, tr. 293]. Giáo dục là là tất cả những gì được truyền tải và tác
động lên cách tư duy, cách hành xử, làm việc của mỗi con người trong chúng ta.
“Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, mục đích, có kế hoạch, có tổ chức

nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất, đạo đức và những tri thức cần
thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”
[13, tr. 179].
“Pháp luật” là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự
của xã hội. “Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà
nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được bảo đảm thực
hiện bằng bộ máy Nhà nước và phương thức tác động của Nhà nước, trên cơ sở
giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước nhằm xây dựng chế độ
XHCN” [36, tr. 4].

8


Từ khái niệm về giáo dục và pháp luật, xét ở một góc độ nhất định, GDPL
được khái niệm là hoạt động tác động có tổ chức, có mục đích có tính định
hướng tác động lên các đối tượng giáo dục nhằm làm hình thành ở họ tri thức
pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật
hiện hành. GDPL là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức
pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…)
hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện
pháp luật. Sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn liền với
quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tích cực tham gia của mọi tầng lớp
nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật. Tăng cường pháp chế XHCN (mà một
trong những yếu tố cấu thành là sự phát triển của nhận thức pháp luật và văn hoá
pháp lý của nhân dân), mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ sẽ không có ý nghĩa

khi không thực hiện được một cách toàn diện, hiệu quả công tác giáo dục pháp
luật cho cán bộ và nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam đòi hỏi công dân phải có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý
thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật
trong xã hội ngày càng tăng. Mặt khác, việc mở cửa nền kinh tế cũng có những
ảnh hưởng, tác động đến truyền thống, đạo đức xã hội, một số nét đẹp trong đạo
đức truyền thống bị phá vỡ, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, ý thức pháp
luật trong dân chúng chưa cao, việc tuân thủ pháp luật chưa được coi trọng. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật trong các
hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân
trong xã hội càng lớn. Do đó, việc hiểu khái niệm và bản chất của GDPL rất
quan trọng; đồng thời, GDPL là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp
ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm nâng cao dân trí pháp

9


lý và thực hiện chủ trương của Đảng đã đề ra trong các Nghị quyết hội nghị
Trung ương.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của giáo dục pháp luật
1.1.2.1. Mục đích của giáo dục pháp luật
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật”. GDPL được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề xác
định được mục đích của GDPL có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng ý thức
pháp luật trong nhân dân. Dựa trên các nghiên cứu khoa học cũng như trong
thực tiễn, GDPL có những mục đích cơ bản như sau:
- Thứ nhất, Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng (Mục đích nhận
thức): Không phải lúc nào mọi người trong xã hội cũng chủ động tìm hiểu, quan

tâm, đồng tình ủng hộ và nghiêm túc thực hiện pháp luật của Nhà nước. Mặc dù,
pháp luật được coi là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ một số cá nhân có
thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước. Trong xã hội, pháp luật cũng được một số
người dân tìm hiểu, quan tâm và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của bản
thân như học tập, nghiên cứu, kiện tụng hay nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ.
Cũng có những người luôn theo sát và tìm hiểu những quy định pháp luật mới
được ban hành nhưng không nhiều và sự hiểu biết rõ về quy định pháp luật chưa
sâu. Trong khi đó, do nhu cầu phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự điều
chỉnh của các văn bản pháp luật phải được thực hiện và liên tục. Do đó, số đông
quần chúng nhân dân chưa có điều kiện tiếp cận pháp luật cũng như có tiếp cận
cũng chưa hiểu biết hết về pháp luật. Nếu pháp luật không được nhân dân biết
đến và hiểu đúng thì pháp luật vẫn không đi vào cuộc sống và phát huy đúng vai
trò của pháp luật trong Nhà nước pháp chế XHCN.
Chính vì vậy, mục đích của GDPL là nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối
tượng là một trong những mục đích quan trọng. GDPL là phương tiện truyền tải

10


những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với
người dân, giúp cho họ hiểu biết, nắm bắt kịp thời pháp luật; là phương tiện hỗ
trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
-Thứ hai, Hình thành lòng tin vào pháp luật của đối tượng (Mục đích cảm
xúc): Để nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật không thể chỉ dùng biện
pháp cưỡng chế mà phải tạo được lòng tin, sự tin tưởng của mọi người dân vào
những quy định của pháp luật. Đây là mục đích rất quan trọng, vì nếu không có
sự tôn trọng, lòng tin vào pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật thì
người dân rất dễ bị thế lực xấu kích động đứng lên chống phá nhà nước hoặc có
những hành động vi phạm pháp luật.

Tạo dựng lòng tin vào pháp luật cho mỗi người dân trong xã hội đòi hỏi
sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng là
GDPL để mọi người hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện áp
dụng pháp luật. Từ đó, mọi người sẽ hiểu biết đúng về quyền và lợi ích của bản
thân trong xã hội và sẽ đồng tình ủng hộ pháp luật.
-Thứ ba, Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng (Mục
đích hành vi): Tự giác là tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc.
[19, tr. 145]. Xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật pháp của người dân đang là
vấn đề được Nhà nước và xã hội rất quan tâm, bởi việc chấp hành pháp luật là
điều kiện tiên quyết để xã hội vận hành có trật tự, kỷ cương và là điều kiện
quyết định góp phần phát triển bền vững đất nước. Trong xã hội hiện đại, ý thức
chấp hành pháp luật là một trong các biểu hiện của lối sống có văn hóa. Ý thức
pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố là tri thức pháp luật và
tình cảm pháp luật.
Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể có được qua
việc học tập, tìm hiểu pháp luật, qua quá trình tích luỹ kiến thức của hoạt động
thực tiễn và công tác.

11


Tình cảm pháp luật chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khi thực
hiện và áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi thực
hiện đúng pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Sự tự giác ý thức pháp luật có được từ kết quả của nhiều yếu tố, trong đó
giáo dục kết hợp với răn đe, xử lý, giữ vai trò quan trọng giúp mỗi cá nhân chấp
hành luật pháp một cách nghiêm túc. Tất nhiên, để việc chấp hành pháp luật trở
thành ý thức tự giác của phần lớn nhân dân, còn cần tới sự gương mẫu chấp
hành của những người "cầm cân nảy mực", sự công bằng và minh bạch trong thi
hành pháp luật, có sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể, khu

dân phố và có sự tham gia của cả cộng đồng. Và hơn hết, mỗi người cần xác
định rõ trách nhiệm của mình, để từng bước hình thành và xây dựng nếp sống tự
giác chấp hành pháp luật, coi đó là tiêu chí của lối sống văn hóa từ trong chính
gia đình, làng xóm, tổ dân phố, khu dân cư, nơi làm việc của mình.
- Thứ tư, GDPL góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội: Vai trò quan trọng trong công tác GDPL bắt nguồn từ chính vai
trò và giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội. GDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật
đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước,
tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người.
GDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi
trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố
thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát
hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá
trình quản lý.
1.1.2.2. Yêu cầu của giáo dục pháp luật
- Yêu cầu chung đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật
Đề cao tính Đảng trong giáo dục pháp luật: Pháp luật và đường lối chính
sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là sự

12


thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng, đường lối chính sách của Đảng là
“linh hồn” của pháp luật. Do đó, GDPL cũng chính là việc tuyên truyền giáo dục
đường lối, chính sách của Đảng. Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, chính
xác và đầy đủ thì uy tín lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được
khẳng định. Công tác GDPL bao giờ cũng phải đề cao tính Đảng. Sự lơ là, coi
thường và không quán triệt đầy đủ tính Đảng sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí,
phiến diện. Bởi vì đường lối chính sách của Đảng bao giờ cũng phản ánh quy

luật khách quan của quá trình vận động xã hội, nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi
và đường lối phát triển của kinh tế, văn hoá xã hội. Pháp luật cụ thể hoá đường
lối đó, nhưng không phải là cụ thể hoá tất cả, chi tiết hoá đầy đủ thành các quy
định để điều chính các quan hệ xã hội. Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn biến
đổi vận động, do đó việc thực hiện và áp dụng pháp luật và việc tuyên truyền
giáo dục pháp luật phải lấy đường lối chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho
các hoạt động đó.
Muốn đề cao tính Đảng trong công tác giáo dục pháp luật thì phải hiểu
biết, quán triệt đầy đủ đường lối chính sách của Đảng đối với từng thời kỳ, từng
vấn đề và đường lối chung xây dựng kinh tế, xã hội. Đường lối chính sách của
Đảng cũng như pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, phản
ánh cơ sở kinh tế, do đó nó cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và có quá
trình vận động như các hiện tượng khác. Chính vì vậy, GDPL và tuyên truyền
đường lối chính sách của Đảng luôn phải bắt nhịp được với những thay đổi
trong đời sống chính trị - pháp luật của đất nước.
Bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản:
GDPL không giống việc tuyên truyền phổ biến giáo dục về văn hoá văn nghệ.
Khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục về văn hoá văn nghệ, người ta có thể nhân
cách hoá, hư cấu thành những hình tượng nghệ thuật để phục vụ cho mục đích
của họ. GDPL khác với các loại hình phổ biến giáo dục khác ở chỗ nội dung
được GDPL, là những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành, có cấu trúc chặt

13


chẽ từ câu chữ tới nội dung và yêu cầu của các quy định đó. Do đó, GDPL phải
tuân thủ các nguyên tắc nhất định, bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác,
truyền đạt trung thành văn bản.
GDPL không chỉ thông tin cho đối tượng cần truyền đạt được biết các văn
bản pháp luật và những điều luật mới được ban hành mà còn phải giải thích về

các văn bản pháp luật và các điều luật đó. Một trong những yêu cầu đã trở thành
nguyên tắc trong giải thích pháp luật là phải bảo đảm tính khoa học. Tính khoa
học trong giải thích pháp luật.
- Yêu cầu đối với người làm công tác giáo dục pháp luật
Có kiến thức pháp lý nhất định: GDPL là hoạt động chính đưa các quy
định pháp luật vào cuộc sống người dân. Trong xã hội, các đối tượng được
GDPL rất đa dạng về tri thức, trình độ và tầm nhận thức về pháp luật. Mỗi đối
tượng cụ thể cần có nội dung và hình thức GDPL phù hợp, giúp đối tượng hiểu
và thực hiện được tốt. Chính vì vậy, đòi hỏi người làm công tác GDPL cần phải
có kiến thức pháp lý nhất định để có hình thức GDPL phù hợp với từng đối
tượng tuyên truyền, GDPL và tình hình thực tiễn.
Có nhiệt tình, tâm huyết, tận tuỵ với công tác GDPL: GDPL là một hoạt
động mang tính chất xã hội, đối tượng phục vụ của GDPL là quảng đại quần
chúng nhân dân, do đó một trong các yêu cầu đầu tiên và hết sức quan trọng của
người làm công tác GDPL là có tinh thần nhiệt tình, tận tuỵ với công tác.
Tinh thần nhiệt tình trong công tác GDPL được thể hiện là không quản
ngại khó khăn, gian khổ, luôn phấn khởi, hăng say trong công tác, lấy công tác
GDPL là niềm vui, là niềm say mê; nó không đơn thuần là trách nhiệm được
giao phó mà việc GDPL được cho nhiều người, nhiều đối tượng với chất lượng
và hiệu quả là niềm vui của người làm công tác GDPL.
Người làm công tác GDPL còn cần phải tận tuỵ với công việc, luôn phấn
khởi phục vụ cho mọi đối tượng, không quản ngại đối với những vấn đề mới,
văn bản pháp luật mới; bản thân luôn phải cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên;

14


tích luỹ kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên ngành, tài liệu, số
liệu, dẫn chứng minh hoạ để hoàn thành công tác được giao.
Có khả năng nói và viết: GDPL là truyền đạt thông tin pháp luật và giải

thích pháp luật cho người khác, chính vì thế ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đóng
vai trò rất quan trọng cho sự thành công của người làm công tác GDPL. Sự kết
hợp giữa khả năng nói và viết trong người làm công tác GDPL sẽ đem lại hiệu
quả cao trong công tác GDPL.
Có khả năng hoà đồng và giao tiếp: Làm công tác GDPL là làm công tác
vận động quần chúng, nó không thuần tuý là đi thông tin và giải thích pháp luật
cho các đối tượng được tuyên truyền. Trước khi thực hiện công tác GDPL,
người làm công tác GDPL cần phải biết đối tượng được GDPL là ai, họ cần gì,
công việc của họ ra sao, họ đang cần lĩnh vực pháp luật nào và mình phải quan
hệ công tác với họ như thế nào.
GDPL là một hoạt động mang tính hai chiều, không đơn thuần là sự
truyền đạt thông tin và giải thích pháp luật của người làm công tác GDPL có mà
sự phản hồi của đối tượng được tuyên truyền, giáo dục. Chính vì vậy, đòi hỏi
người làm công tác GDPL phải hội đủ kiến thưc cần thiết cũng như đáp ứng các
yêu cầu của người được GDPL.
1.1.3. Chủ thể và đối tượng của giáo dục pháp luật
1.1.3.1. Chủ thể của giáo dục pháp luật
Theo lý luận giáo dục học thì chủ thể giáo dục là thầy cô giáo và tất cả
những người làm công tác giáo dục khác. Vận dụng vào giáo dục pháp luật, có
thể hiểu chủ thể của giáo dục pháp luật là tất cả những người có chức năng,
nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích
giáo dục pháp luật cho các đối tượng của GDPL. Từ các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn đã xác định và thừa nhận có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật: chủ
thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp với vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu
và trình độ, kỹ năng GDPL khác nhau.

15


Chủ thể chuyên nghiệp GDPL là những người có chức năng, nhiệm vụ

chủ yếu, trực tiếp của họ là thực hiện mục đích, nội dung GDPL (giảng viên
luật, các báo cáo viên, tuyên truyền về pháp luật…)
Chủ thể không chuyên nghiệp GDPL là những người mà chức năng,
nhiệm vụ chính không phải là GDPL, nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là
thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện mục đích GDPL (Đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, công chức thuộc các cơ
quan hành pháp, tư pháp…)
Các loại chủ thể đều có các hình thức, phương thức và phương pháp tiến
hành hoạt động GDPL khác nhau.
1.1.3.2. Đối tượng (khách thể) của giáo dục pháp luật
Khách thể được quan niệm là “đối tượng chịu sự chi phối của hành động,
trong quan hệ đối lập với đối tượng gây ra hành động gọi là chủ thể” [42]. Từ
khái niệm chung đó có thể đồng nhất khách thể với đối tượng chịu sự tác động.
“Khách thể của (đối tượng) của giáo dục pháp luật là những cá nhân, nhóm
cộng đồng xã hội cùng với ý thức và hành vi pháp luật của họ”.
Tại Mục 2, Chương II- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 có chỉ
ra một số đối tượng đặc thù của phổ biến GDPL, gồm: Người dân ở vùng dân
tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; người lao động trong
các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp
hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đang bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.
[22, tr.10].
GDPL là giáo dục cho tất cả người dân trong xã hội. Quá trình GDPL thực
chất là quan hệ xã hội giữa một bên là người giáo dục (chủ thể) và một bên là
người được giáo dục (khách thể hay đối tượng). Mối quan hệ này có tác động

16



qua lại lẫn nhau giữa các bên tham gia trong mối quan hệ. Song chiều tác động
chủ yếu vẫn là sự tác động, chi phối của người giáo dục (chủ thể). Sự tác động
giáo dục là những hoạt động có ý thức, có định hướng, có kế hoạch, nhằm đạt
tới mục tiêu, mục đích nhất định (bao gồm mục đích nhận thức, mục đích cảm
xúc, mục đích hành vi, thói quen xử sự theo pháp luật). Nói cách khác, chủ thể
GDPL tác động lên khách thể (đối tượng) GDPL với những mong muốn cụ thể
là xây dựng được ý thức và những hành vi hợp pháp cho khác thể (đối tượng)
GDPL.
1.1.4. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật
1.1.4.1. Nội dung của giáo dục pháp luật
Muốn hiện thực hóa mục đích, mục tiêu GDPL thì phải có những nội
dung giáo dục cụ thể. Đó là toàn bộ những gì mà chủ thể GDPL cần truyền đạt,
chuyển tải cho đối tượng GDPL, giúp họ có những kiến thức, hiểu biết nhất định
về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành, phát triển ý thức pháp luật, niềm tin đối
với pháp luật và lối sống pháp luật.
Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày
20/6/2012, nội dung của phổ biến GDPL bao gồm: “1. Quy định của Hiến pháp
và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân
sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng,
bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban
hành. 2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên, các thoả thuận quốc tế. 3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý
thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt,
việc tốt trong thực hiện pháp luật” [22, tr. 15].
Phạm vi của nội dung GDPL bao gồm hệ thống pháp luật thực định, các
văn bản pháp luật; các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật và thực tiễn pháp


17


luật, các thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm; kết quả xử
lí các vi phạm pháp luật theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành;
các thông tin phản hồi từ các tầng lớp nhân dân góp ý, đề xuất ý kiến về việc
thực hiện, xây dựng và hoàn thiện pháp luật…
1.1.4.2. Hình thức của giáo dục pháp luật
Hiện nay có rất nhiều để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, đó là tuyên truyền phổ biến GDPL qua nhà trường, qua báo chí, mạng lưới
truyền thanh cơ sở, qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý và tư vấn
pháp luật, qua mạng lưới internet…
Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các hình thức của phổ biến giáo
dục pháp luật bao gồm: “1. Họp báo, thông cáo báo chí. 2. Phổ biến pháp luật
trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp
luật. 3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh,
internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông
tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ
quan, tổ chức, khu dân cư. 4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật. 5. Thông qua công
tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở. 6. Lồng ghép
trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn
thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá khác ở cơ sở. 7. Thông
qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân. 8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với
từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp
dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả”
[22, tr. 16].
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tiễn, có thể nhận thấy GDPL có 10 hình thức

thông dụng nhất hiện nay. Mỗi hình thức có đặc trưng và kỹ năng riêng của mình:

18


- Tuyên truyền miệng về pháp luật: đặc trưng chính là dùng lời lẽ trực tiếp
truyền đạt nội dung pháp luật cho người nghe.
- GDPL trên các loại hình báo chí, qua mạng internet và qua mạng lưới
truyển thanh cơ sở: đặc trưng chính là sử dụng báo nói, báo viết, báo mạng, báo
hình để truyền bá nội dung cần phổ biến giáo dục…
- Biên soạn và phát hành các loại tài liệu GDPL: dùng các ấn phẩm để
truyền bá nội dung cần phổ biến.
- GDPL trong nhà trường: truyền đạt nội dung pháp luật thông qua các
phuơng pháp sư phạm.
- Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật: vận động, khuyến khích
đối tượng tìm hiểu pháp luật thông qua thi thố tài năng.
- Thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật: Đối tượng của GDPL
đồng thời cũng chính là chủ thể của GDPL, ở mỗi thành viên phát huy tính nhận thức
tích cực của mình trao đổi, tranh luận… để mở rộng kiến thức pháp luật của mình.
- Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật: Trực tiếp cung cấp tài
liệu, thông tin pháp luật cho đối tượng.
- GDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý: thông
qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý, giải đáp pháp luật, hương dẫn thân chủ ứng
xử đúng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ
mà nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ.
- GDPL thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở và xét xử tại Toà án: Thông
qua việc giới thiệu văn bản phân tích, hướng dẫn để các bên tranh chấp hiểu văn
bản, tự đối chiếu với hành vi của mình và hành vi của phía bên kia để thấy rõ cái
đúng, cái sai của cả hai bên, giúp các bên nhận thức pháp luật sâu sắc hơn. Hay
tại các phiên toà xét xử, thẩm phán và các cơ quan hành pháp phân tích điều luật

mà bị cáo vi phạm qua đó cả bị cáo và người dân hiểu rõ về pháp luật.

19


- GDPL thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là các loại
hình sinh hoạt văn hoá truyền thông: Khai thác nghệ thuật biểu đạt của một loại
hình văn hoá, văn nghệ để đưa pháp luật tới nhân dân.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào các
dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La
1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu
Từ khái niệm chung về giáo dục pháp luật có thể hiểu, GDPL cho đồng
bào các dân tộc thiểu số là sự tác động có định hướng của chủ thể giáo dục lên
đối tượng giáo dục là đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm hình thành ở họ tri
thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào
các quan hệ xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
1.2.2. Đặc điểm giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu
Theo quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số.
Tại tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó có 11 dân tộc thiểu số. Luật Phổ biến
giáo dục pháp luật năm 2012 quy định người dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc
biệt khó khăn và ngư dân là một trong sáu nhóm đối tượng đặc thù của công tác
phổ biến GDPL cần được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, hiểu quả với cơ chế, chính
sách đặc thù.
Ngoài những đặc điểm chung của GDPL, GDPL cho đồng bào các DTTS
còn có những đặc điểm riêng được phán ảnh qua đặc điểm chủ thể, đối tượng, nội
dung, hình thức phương pháp GDPL. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác
GDPL cho đồng bào các DTTS cần quan tâm đến những đặc điểm cơ bản sau:
- Đối tượng GDPL là đồng bào các DTTS gồm học sinh, nông dân, công

dân, tri thức và những người lao động khác là người DTTS. Đồng bào các DTTS
có những đặc điểm lịch sử, kinh tế văn hoá, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý
dân tộc, bản sắc và tập quán từng dân tộc hoàn toàn khác nhau. Tâm lý của đồng

20


bào các DTTS thường hay tự ti, bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa
phương, địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, dòng họ có
phong tục tập quán riêng biệt. Trình độ văn hoá và học thức của đồng bào các
DTTS nhìn chung vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Một số dân
tộc thiểu số không có chữ viết riêng, không biết tiếng và chữ viết phổ thông là
tiếng việt, đây là hạn chế và khó khăn lớn trong việc tiếp thu tri thức và pháp
luật. Ngoài ra, đa số đồng bào các DTTS chưa có ý thức tự giác trong việc tìm
hiểu và nghiên cứu pháp luật cũng như sử dụng pháp luật làm công cụ, phương
tiện bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Theo quan niệm của đồng bào các DTTS thì luật tục (phong tục, tập quán
đã hình thành nhiều năm, qua nhiều thế hệ) là “ông bà để lại cho”, vì vậy, cùng
với pháp luật của Nhà nước, luật tục có một vị trí quan trong trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào các DTTS. Trong cộng đồng
các dân tộc, luật tục được thành viên trong cộng đồng nghiêm chỉnh tuân theo
một cách tự giác. Nhà nước ta vẫn thừa nhận những luật tục tích cực và loại bỏ
những hủ tục của luật tục truyền thống trong cộng đồng các DTTS.
Chính vì vậy, GDPL cho đồng bào các DTTS không chỉ là làm cho họ hiểu
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định như thế nào mà
còn phải tạo dựng được lòng tin và chứng minh bằng thực tiễn cho đồng bào các
DTTS thấy sự đúng đắn của pháp luật và đường lối chính sách của Đảng.
- Chủ thể GDPL cho đồng bào các DTTS là người truyền thụ, hướng dẫn,
giải thích pháp luật cho nhân dân. Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã
xác định chủ thể GDPL như sau: là tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ chủ

yếu, trực tiếp, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ GDPL cho người DTTS (giảng
viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường; các Hội đồng phối hợp công tác
GDPL; cán bộ chuyên trách GDPL thuộc ngành Tư pháp; các báo cáo viên
tuyên truyên pháp luật; các biên tập viên, ban biên tập các tạp chí và sách báo có
liên quan đến GDPL; các cá nhân và tổ chức quản lý về công tác GDPL, các tổ

21


×