Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bình luận về nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.01 KB, 6 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật thương mại dịch vụ quốc tế là bộ phận mới của luật thương mại quốc tế và ngày
càng giữ vị trí quan trọng trong thương mại toàn cầu. WTO có Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS). Đây là hiệp định đầu tiên và duy nhất đến nay tập hợp những quy định pháp
luật thương mại quốc tế điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Trong đó có hai nguyên tắc đặc
biệt quan trọng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là nguyên tắc mở cửa thị trường và nguyên
tắc đối xử quốc gia. Bài viết sau sẽ đi nghiên cứu sâu hơn về hai nguyên tắc trên trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ theo quy định của WTO. Đề tài nghiên cứu: “Bình luận về nguyên tắc mở
cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của WTO.”
NỘI DUNG
I.
Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ
1. Khái niệm
a. Khái niệm dịch vụ

GATS không có định nghĩa về dịch vụ. Để xác định hành vi hoặc hoạt động nào là dịch
vụ, các nước phải tuân theo quy định của Liên hợp quốc về dịch vụ, đặc biệt là phải tuân theo
quy định tại Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hợp quốc (danh mục PCPC/CPC). Bất
cứ hành vi hoặc hoạt động nào đươc liệt kê vào, được mô tả và được mã hóa trong danh mục
PCPC/CPC nói trên thì hành vi hoặc hoạt động đó được thừa nhận là dịch vụ trong giao dịch
thương mại quốc tế.
b. Khái niệm thương mại dịch vụ

GATS có định nghĩa khá rõ ràng về thương mại dịch vụ. Thương mại dịch vụ được hiểu
là sự cung cấp dịch vụ:
-Từ lãnh thổ của nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của nước khác (nước sử
dụng dịch vụ) theo phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới”. Ví dụ: học tiếng Anh trực
tuyến với người nước ngoài qua internet.
-Từ lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của bất kỳ
nước nào khác theo phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”. Ví dụ: đi du học.
-Bởi người – tổ chức – cung ứng dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất


kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “hiện diện thương mại”. Ví dụ: một
công ty trong nước thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

1


-Bưởi người – thể nhân – cung cấp dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất
kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “hiện diện của thể nhân”. Ví dụ: ủy
quyền cho luật sư đi sang nước khác để làm việc.
2.
-

Những nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN).
Nguyên tắc tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT).
Nguyên tắc chấp nhận loại trừ các dịch vụ công (Governmental services).
Nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, công khai.
Nguyên tắc công nhận hệ thống chất lượng.
Nguyên tắc được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do. Hóa thương
từng bước.

3. Các quy định đặc biệt
-

Các quy định về di trú đối với thể nhân: các quy định này liên quan đến quyền của các cá nhân

-

được tạm thời xuất cảnh, cư trú, đi lại tại một nước để cung ứng một dịch vụ.
Dịch vụ tài chính: các chính phủ có toàn quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn,

để đảm bảo các nhà đầu tư, người gửi tiền và người mua bảo hiểm, để bảo đảm tính thống nhất

-

và ổn định của hệ thống tài chính.
Viễn thông: chính phủ các nước phải bảo đảm cho các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được

-

sử dụng mạng viễn thông công cộng mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào.
Các dịch vụ vận tải hàng không: áp dụng cho các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cho
việc thương mại hóa các dịch vụ vận tải hàng không và cho các dịch vụ của hệ thống đặt vé qua

II.

mạng.
Nuyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo
quy định của WTO
1. Nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của WTO
Điều XVI GATS 1994 quy định:
“1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều
I, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác
sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã
được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể.
2.Trong những lĩnh vụ đã cam kết mở cửa thị trường, các thành viên không được duy trì
hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ, trừ
trường hợp có quy định khác trong danh mục cam kết:
(a) Hạn chết số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng,
độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
2



(b) Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch
theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(c) Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số
lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
(d) Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ
thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới
việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
(e) Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh
thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;
(f) Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối
đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.”
Nguyên tắc này giúp các nước được tiếp cận thị trường dịch vụ ở tất cả các nước thành
viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, tạo cơ hội hội nhập cho các nước. Tuy nhiên,
việc áp dụng nguyên tắc này trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên thực tế vẫn gặp phải những
khó khăn nhất định, cụ thể một số thành viên trong WTO có tiềm lực vật chất còn yều, cơ sở vật
chất hạ tầng dịch vụ chưa thực sự phát triển nên chưa thực sự mở cửa thị trường trong một số
lĩnh vực thương mại dịch vụ. Ví dụ như ở Việt Nam, có những dịch vụ hiện nay chưa có quy
định cho người nước ngoài được kinh doanh như viễn thông….
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của WTO

Điều XVII GATS 1994 quy định:
“1. Trong những lĩnh vực được nêu trong danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều
kiện và tiêu chuẩn được quy định trong danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác
động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch
vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận hợi hơn sự đối xử mà thành viên
đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.
2.Một thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành cho
dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ mộ thành viên nào khác một sự đối xử tương tự

về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà
cung cấp dịch vụ của mình.
3


3.Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó
làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của thành viên
đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ thành viên nào khác.”
Nguyên tắc này giúp các nước tiếp cận thị trường không bị phân biệt đối xử. Tạo ra sự
bình đẳng hóa giữa dịch vụ của nước được dành ưu đãi đới xử quốc gia với dịch vụ của nước
dành ưu đãi.Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này cũng có những vấn đề đó là nguyên tắc
này không có hiệu lực ngay lập tức mà được cam kết thực hiện theo lộ trình cụ thể. Do tác động
của việc thực hiện nguyên tắc này đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ cảu nước dành ưu đãi
rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thương mại dịch vụ của quốc gia đó. Đặc biệt với
những nước có năng lực cạnh tranh thấp, khi thực hiện nguyên tắc này thì các sản phẩm dịch vụ
nước ngoài sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn lên thị trường nội địa, việc mở rộng thị trường nội
địa cũng có thể biến nước được ưu đãi trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm sịch vụ của nước
ngoài.
KẾT LUẬN
Cả hai nguyên tắc đều tạo điều kiện cho các nước được hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới cũng như thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình cải cách của
nước thành viên đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Ngai nguyên tắc này bổ sung cho nhau góp
phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy thương mại quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Luật thương mại quốc tế”, năm 2016, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb

Công an nhân dân.
2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - GATS 1994.
MỤC LỤC


4


5



×