Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

định vị sản phẩm điện thoại i PHONE với một số hãng điện thoại khác tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.31 KB, 5 trang )

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
1) Anh/chị hãy lập bản đồ định vị cho 1 sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà
anh/chị đang làm việc hoặc biết rõ (trong mối quan hệ với các sản phẩm/dịch vụ
cạnh tranh chính, và với giả định là những dữ liệu dùng cho việc lập bản đồ
được lấy từ điều tra khách hàng). Sau khi lập bản đồ định vị nói trên, có thể
phân tích, diễn giải thêm.
Bản đồ định vị sản phẩm điện thoại I-PHONE với một số hãng điện thoại khác
tại thị trường Việt Nam năm 2010:
High

Vertu
i-phone
Nokia
Samsung
Hãng khác
Sony

Price

Low
Furniture
Basic

Comfortable

Bản đồ định vị được lập trên cơ sở 2 yếu tố chính là giá cả và tính năng
công dụng (tiện ích) thông qua số liệu khảo sát khách hàng.
Nhìn trên bản đồ định vị sản phẩm điện thoại di động trên thị trường Việt Nam
trong năm 2010, chúng ta thấy sản phẩm Vertu có mức giá rất cao (từ 30.000 đến
500.000 USD), nhưng các tính năng sử dụng chỉ ở mức cơ sở, rất ít các tiện ích.
Dòng xe sản phẩm điện thoại Vertu này này tập trung vào yếu tố bền, hình thức




đẹp, vỏ được mạ vàng hoặc bạch kim, phục vụ cho các nhà kinh doanh cần thương
hiệu (hàng hiệu), nên ít quan tâm đến các ứng dụng cũng như tiện ích. Dòng sản
phẩm Nokia chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, do giá cả thấp hơn hơn một số
sản phẩm khác, có tính năng cũng khá ưu việt, độ bền cao (đã có thương hiệu trên
thị trường) và giá thành có thể là hợp lý đối với các nhu cầu tiêu dùng của người
tiêu dùng Việt Nam (giá có thể từ 30 đến 400 USD tùy thuộc vào dòng sản phẩm
và tính năng sử dụng). Đây là dòng sản phẩm thường xuyên bị cạnh tranh trực diện
với các hãng khác như Samsung, Sony.. do giá cả tương đương, thậm chí thấp hơn
một chút, nhưng có hình thức mẫu mã và nhiều tính năng hơn.
Đối với dòng sản phẩm điện thoại di động iphone, mặc dù mới được phát
triển và thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng đã và đang được rất nhiều
người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập khá trở lên sử dụng. Sản phẩm iphone3 và iphone-4 (lastest version) có chất lượng nhìn chung khá tốt, màn hình cảm
ứng có độ nhạy cao, nhiều tính năng rất ưu việt như: truy cập web tốc độ cao, chat,
media, acrobatreader, movia, camera, recorder, auto rotation, bền, hình thức đẹp…
Sản phẩm này có ít đối thủ cạnh tranh hơn, chỉ có hãng Sony, Samsung và Nokia,
tuy nhiên các hãng trên vẫn không thể cạnh tranh được thị phần với iphone mặc dù
giá thành các hãng này thấp hơn nhiều iphone.

2) Anh/chị hãy đưa ra 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam mà theo anh/chị
đang thực thi Chiến lược Đại Dương Xanh hoặc Marketing Phá cách (hoặc có
biểu hiện đang đi theo định hướng này). Lý giải tại sao anh/chị lại cho là như
vậy.
Việc cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường mặc dù rất cần thiết nhưng vẫn
chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao. Các Công ty và Doanh nghiệp cần tiến
xa hơn chứ không chỉ dừng lại cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội
mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cần tạo ra những “Đại dương xanh”. Bản
chất của Chiến lược Đại dương xanh “Blue Ocean Strategy” là một trong những
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm:



-

Tạo ra khoảng thị trường không có sự tranh chấp.

-

Làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không có ý nghĩa, không cần
thiết.

-

Tạo ra và nắm bắt được nhu cầu mới của thị trường chưa được khai thác

-

Phá bỏ sự đánh đổi giữa chi phí và giá trị.

-

Tham gia vào việc định hình cho những xu hướng bên ngoài theo thời gian
Thực tế, một số doanh nghiệp trong nước đã khá thành công khi áp dụng

chiến lược đại dương xanh trong hoạt động kinh doanh. Điển hình nhất là Công ty
Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco).
Công ty Cổ phần nước giải khát Sài gòn có trụ sở tại 12 Kỳ đồng, phường 9,
quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, được thành lập tháng 11/1992 với tên gọi là Công ty
TNHH nước giải khát Sài gòn (Tribeco) theo Giấy phép thành lập số 571/GP-UB
do UBND Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 06/10/1992 và Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 054399 do Trọng tài kinh tế cấp ngày 07/10/1992 với ngành nghề
kinh doanh là chế biến thực phẩm, nước giải khát các loại.
Sau khi hai tập đoàn nước giải khát có gas lớn của thế giới thâm nhập vào thị
trường nước ta là Cocacola và Pepsi thì sản phẩm có gas của Tribeco đã không thể
cạnh tranh được. Để tồn tại trên thị trường Tribeco đã phát triển sản phẩm mới là
sữa đậu nành đóng chai, nước hoa quả... và đến thời điểm này, các sản phẩm của
Tribeco đã có vị trí trên thị trường.
Ngoài ra, TRIBECO là thương hiệu công ty nước giải khát nội địa hàng đầu
tại Việt Nam. Logo TRIBECO được cấu tạo bởi ba màu xanh - trắng - đỏ tượng
trưng Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà. Đường nét hướng lên sự vững tiến, vòng
tròn bao trùm các nguồn nước và những dấu nhấn để khẳng định triết lý kinh doanh
và chính sách quản trị chất lượng của công ty luôn luôn lắng nghe, luôn luôn đáp
ứng và thoả mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.


Mặc dù vậy, theo các chuyên gia kinh tế trong nước nhận định thì Công ty
cổ phần nước giải khát Sài gòn không nên quan niệm mô hình đại dương xanh là
không có cạnh tranh. Bởi trên thực tế, Công ty sau khi tìm được khoảng trống trên
thị trường, có thể chiếm lĩnh thị trường trong một khoảng thời gian, nhưng sau đó,
các đối thủ cạnh tranh mới sẽ xuất hiện và có thể bắt chước mô hình đó để tạo ra
chuỗi giá trị mới phá vỡ thế độc quyền của doanh nghiệp.
Hiện nay, không chỉ có Tribeco có nước hoa quả, sữa đậu nành mà rất nhiều
công ty khác cũng có sản phẩm này cung ứng trên thị trường Việt Nam,... Từ thực
tế kinh doanh ở Việt Nam, chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm khi công ty, doanh
nghiệp phát triển sản phẩm mới theo mô hình đại dương xanh thì chắc chắn có các
đối thủ khác sẽ gia nhập thị trường đó. Nhất là đối với các nước đang phát triển
như ở Việt Nam, do luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được thực thi tích cực
nên thói quen sao chép mô hình kinh doanh mới rất nhanh và tương đối phổ biến.
Do vậy, Tribeco phải có sự chuẩn bị tích cực và đầy đủ, và phải tạo ra bí quyết
riêng để tạo rào cản cạnh tranh, tránh tình trạng sao chép của các đối thủ cạnh tranh

khác trên thị trường. Với môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong bối
cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay, hy vọng rằng với kinh nghiệm, sự sáng tạo, tiên
phong và luôn tìm cái mới của Tribeco thì Công ty sẽ liên tục có những “Đại
dương xanh” mới và tiếp tục thành công trên thị trường trong nước và quốc tế.


Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu môn Quản trị Marketing, TS Trần Đoàn Kim;
2. "Chiến dịch đại dương xanh với câu chuyện của X-Men": />%E1%BA%A1id%C6%B0%C6%A1ngxanhv%E1%BB%9Bicauchuy
%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-x-men/.
3. MBA trong tầm tay - Quản trị Marketing, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh,
2009.
4. Thông tin trên Website của Công ty cổ phần nước giải khát Sài gòn Tribeco
/>


×