Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BDTX THCS modun 10,11,12,13,14,15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.63 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Gồm các môđun: từ THCS 10 đến THCS 15
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp bồi dưỡng IV và V
IV. NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC
SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
Mô đun 10: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS
1. Khái Niệm về rào cản: Là nHững khó khăn, những cản trở có ảnh
hưởng không tốt đến việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức của học sinh trong quá
trình học tập.
2. Các loại rào cản học tập của các đối tượng học sinh THCS:
- Rào cản về tâm lý: Không chú ý nghe giảng, xao nhãng không tập trung
trong học tập, mất trật tự, căng thẳng về tâm lý…
- Rào cản về giới: HS nữ thường đôi khi thiếu tự tin trong lớp học, có sự
hạn chế về năng lực học tập và không hoàn thành các nhiệm vụ học tập được
giao. Thiếu mạnh dạn trong việc tình nguyện nhận những nhiệm vụ có tính khó
khăn trong hoạt động tập thể; cá biệt có những học sinh nữ cảm thấy bị cô lập
trong lớp học vì những lý do khác nhau…
3. Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản đến kết
quả học tập của học sinh:
- Do môi trường gia đình: Các quan hệ gia đình( cha, mẹ, anh, chị, em) là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, lối sống và quan niệm của
học sinh đối với các sự kiện trong xã hội.
- Do môi trường học tập: Bao gồm các nguyên nhân sau:
Lịch trình học tập quá căng thẳng; số lượng bài tập ngày càng tăng; sức ép
của kỳ thi; phương pháp giảng dạy của thầy; thầy cô cho điểm không công bằng;
vi phạm kỷ luật; căng thẳng trong mối quan hệ với thầy cô và các bạn trong lớp;
không gian học tập không yên tĩnh; kết quả học tập kém; lớp học quá đông;
thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô…
4. Một số phương pháp, kỹ thuật phát hiện rào cản:
- Người giáo viên cần có sự hiểu biết về các loại rào cản nhằm phát huy
sự nỗ lực của mọi học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. Theo đó phải


nhạy bén trong việc phát hiện các rào cản trong học tập đối với học sinh để có
biện pháp giúp học sinh vượt qua những rào cản đó.
- Tạo ra một môi trường học tập sôi nổi và hấp dẫn tất cả mọi học sinh
thông qua việc tạo ra các khả năng bình đẳng cho các nữ sinh và các nam sinh
trong lớp.
- Tránh các biểu hiện mang dụng ý diễn đạt những cảm giác khích bác và
đánh giá thấp năng lực của học sinh.
- Quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.


Module THCS 11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người
dân tộc thiểu số ở trường THCS. (15 tiết)
I. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở trường THCS.
1. Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS.
* Đặc trưng cơ bản của học sinh THCS.
- Lứa tuổi học sinh HCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.
Đây là lứa tuổi có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của con người, là thời
kỳ phát triển phức tạp người ta gọi là thời kỳ quá độ từ thơ ấu sang trưởng thành
và gọi là lứa tuổi thiếu niên.
- Ở lứa tuổi này học sinh có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về
mặt trí tuệ, đạo đức. Trong các em tồn tại song song dặc điểm của cả trẻ con và
người lớn. Ở lứa tuổi này các em mong muốn chứng tỏ mình là người lớn, được
đối xử như người lớn.
* Những điều kiện phát triển tâm lý.
- Sự phát triển về mặt thể chất (sinh lý) : Đây là lứa tuổi phát triển mạnh
mẽ nhưng không đồng đều. Tầm vóc các em lớn khá nhanh, hệ xương phát triển
mà chủ yếu là xương ống tay, xương ống chân, xương ngõn tay, ngón chân phát
triển chậm vì thế thiếu sự cân đối. Sự phát triển hệ tim mạch cũng không cân
đối. Hệ thần kinh của các em chưa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh mẽ
hoặc đơn điệu kéo dài.......

- Sự thay đổi của điều kiện sống: Ở lứa tuổi này địa vị của các em trong
gia đình đã có sự thay đổi. 1 số em đã phải lao động, được tham gia bàn bạc một
số công việc trong gia đình. Ở nhà trường các em được học nhiều môn học khác
nhau, bao gồm nhiều hệ thống tri thức với các khái niệm trừu tượng. Các em
được học và tiếp xúc với môi trường đa dạng, nhiều thầy cô giáo, nhiều bạn bè.
Đối với xã hội các em được thừa nhận là những thành viên tích cực, được giao 1
số nhiệm vụ nhất định. Vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tư duy
độc đáo của các em.
* Một số đặc điểm tâm lý của thiếu niên.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Trí
nhớ của các em phát triển mạnh đặc biệt là trí nhớ có chỉ định. Khối lượng ghi
nhớ được tăng lên. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa
ở các em phát triển mạnh.
- Nhu cầu khẳng định mình của các em phát triển mạnh mẽ, các em rất
muốn được chứng minh, thể hiện mình trước mọi người.
- Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với mọi người. Có khát vọng được
bạn bè thừa nhận, tôn trọng.
- HS đã bắt đầu quan tâm đến tình bạn khác giới. Điều này ảnh hưởng đến
tính ngượng ngùng, e thẹn của các em.
2


- Bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất của
mình. Các em có nhu cầu tự đánh giá và so sánh mình với người khác.
- Tình cảm ở lứa tuổi này phức tạp hơn, các em dễ xúc độn, dễ bị kích
động, tình cảm mang tính chất bồng bột, khả năng kiềm chế còn kém.
2. Nghiên cứu và chăm sóc, hỗ trợ tâm lý đối với học sinh THCS.
* Một số trường hợp cụ thể trong chăm sóc tâm lý học sinh THCS:
- Học sinh gặp sự căng thẳng: Đây là phản ứng của con người đối với 1 tác
nhân gây hại cho cơ thể và tâm sinh lý con người. Các tác nhân gây sự căng

thẳng : Những sự kiện của cuộc sốn, những phức tạp, rắc rối hàng ngày, tính
chất công việc của mỗi người hay những xug đột trong tâm lý, suy nghĩ của con
người.
Khi căng thẳng con người thường có các biểu hiện không bình thường về
sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức.
Khi học sinh gặp phải tình trạng căng thẳng người lớn cần gần gũi, giúp
các em khắc phục các suy nghĩ không tích cực. Về lâu dà rèn luyện cho các em
tư duy tích cực, tậm trung vào những điểm tích cực. Đồng thời khuyến khích các
em giao lưu, chia sẻ, tham gia các hoạt động TDTT- VHNT để giảm căng thẳng.
* Học sinh gặp rào cản về giới: Giới là hiện tượng cấu trúc xã hội gán cho
2 giới tính khác nhau. Không giống như giới tính, giới là một đặc trưng mang
tính tri giác. Bởi thế dễ thay đổi khi nó ảnh hưởng đến cách thức mà mọi người
hành động, cư xử với nhau. Ý thức về giới phát triển mạnh ở học sinh lứa tuổi
học sinh THCS. Điều này thể hiện rõ ở đời sống tình cảm của các em. Hiện nay
1 số HS có thái độ lệch lạc trong quan hệ bạn bè khác giới tính. Quan tâm đến
bạn khác giới không đúng mục đích.
HS lứa tuổi THCS chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục văn hóa giới tính vì vậy
cần làm tốt công tác giáo dục, định hướng cho các em có cách nhận thức đúng
đắn về vấn đề này.
3. Một số gợi ý chăm sóc tâm lý.
- Làm cho HS cảm thấy an toàn: Cần giúp các em phân biệt đúng sau, nên
khoan dung trước những lỗi lầm của các em. Là tấm gương kiên định, chuẩn
mực trong cư xử, xử lý công bằng mọi tình huống.
- Làm cho HS cảm thấy được yêu thương: Tạo môi trường thân thiện trong
trường, tại gia đình,xã hội để các em có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy
được yêu thương, chăm sóc.
- Làm cho HS nhận thấy được hiểu, thông cảm: Lắng nghe học sinh, tạo
điều kiện để các em được bộc lộ cảm xúc, cời mở, linh hoạt, hiểu đặc điểm tâm
lý của học sinh.
- Làm cho các em thấy được tôn trọng: Lắng nghe các em 1 cách quan tâm,

chăm chỉ. Giành thời gian để nhận ra cảm xúc của HS.
3


- Làm cho HS cảm thấy mình có giá trị: Luôn tiếp nhận ý kiến của HS,
lắng nghe các em nói, tạo cơ hội cho HS bộc lộ khả năng của mình.
=> Tóm lại: Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư
vấn và chăm sóc tâp lý. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho HS THCS là
nhằm giúp các em vượt qua được những khó khăn, rào cản trong học tập, trong
quan hệ với những người xung quanh.
II. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho HS người dân tộc thiểu số ở trường
THCS.
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS người dân tộc thiểu số:
- Đặc điểm về tri giác: Học sinh dân tộc thiểu số có độ nhạy cảm thính
giác, thị giác cao . giác quan tinh nhạy nhưng quá trình tổng hợp, khái quá để đi
đến nhận xét chung lại rất hạn chế.
- Đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ: Vốn tiếng việt của HS người dân
tộc nghèo nàn. Gây khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và
học tập.
- Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội: Học sinh dân tộc thiểu dố gặp
khó khăn trong việc thể hiện mình bằng lời nói. Các em hay xấu hổ, nhút nhát
trong việc trao đổi với thầy cô gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức của
các em.
2. Biện pháp tư vấn tâm lý với học sinh người dân tộc thiểu số.
* Một số hình thức tư vấn tâm lý:
- Tiến hành khảo sát các hành vi của HS.
- Tiến hành phỏng vấn HS.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho HS gặp khó khăn.
- Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý cho HS.
- Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với HS.

Mô đun 12: Khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập
cho học sinh THCS
1. Khái niệm:
- Căng thẳng (stress): Là phản ứng của con người đối với một tác nhân
được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người.
- Căng thẳng trong học tập: Là phản ứng tâm sinh lý của học sinh trước
kích thích của môi trường học tập: gia đình, nhà trường…đang đe dọa sự cân
bằng của cơ thể.
2. Biểu hiện của căng thẳng:
- Về mặt sinh lý: Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và quai
hàm, tim đập mạnh, thở nhanh, lo âu, bất ổn, đi tiểu thường xuyên, họng khô,
giảm ngon miệng…
- Về mặt hành vi: Cáu kỉnh, mắc nhiều lỗi hơn thường lệ, thể hiện sự
thiếu kiên nhẫn, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co cãi nhau với bạn, bi
quan, chán nản, tự ti, né tránh mọi người, nóng tính…
4


3. Nguyên nhân gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập
của học sinh THCS:
Có 4 nhóm nguyên chính gây ra các trạng thái tâm lý căng thẳng trong
học tập của học sinh THCS, tập trung vào các nhóm nguyên nhân là: nhóm
nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh, đến học tập, đến gia đình và đến
các mối quan hệ xã hội ( thầy cô, bạn bè ). Cụ thể như sau:
- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập
(những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách mắng,
bạn bè chê cười).
- Lo lắng về việc học tập ở trường (sợ bị kiểm tra bài tập về nhà, sợ bị gọi
lên trước lớp để trình bày bài, ý kiến…)
- Việc học ở trường quá khó: khối lượng kiến thức cần phải học, phải nhớ

nhiều.
- Học sinh phải học tập với cường độ cao, nhưng không có thời gian nghỉ
ngơi, thư giãn.
- Các em gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên (có
mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn bè).
- Cha mẹ quá kì vọng vào thành tích học tập của con cái.
- Bản thân các em cũng kỳ vọng quá mức vào kết quả mà mình phải đạt
được, không cho phép mình thua kém bạn bè…
- Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: Yêu cầu con học
quá nhiều (học bồi dưỡng, học thêm, học hè…); cha mẹ không hiểu và không
đáp ứng đúng, đủ những nhu cầu của con, không biết cách chia sẻ với những
cảm xúc của con…
- Sự thay đổi trong gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn, đau ốm, cái chết của
một thành viên gia đình, chuyển nhà…).
- Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệm
nhiều lần, làm cho có những học sinh khó có khả năng thích nghi (có sự thay đổi
về trường mới hay cấp học mới). Học sinh bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay
quấy rối.
- Phương pháp giảng dạy của các thầy cô không phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt
động tích cực nhằm giảm không khí căng thẳng trong giờ học…
4. Phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh vượt qua các trạng thái
căng thẳng
Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm trí học sinh, nếu phát
hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng
đồng là yếu tố giảm thiểu nguy cơ rối nhiễu tâm lý.
- Đối với phụ huynh: Một trong những hình thức chăm sóc sức khỏe tâm
trí cho học sinh đem lại hiệu quả cao đó là việc chính các bậc phụ huynh dành
thời gian quan tâm, lắng nghe con cái mình nhiều hơn. Từ đó, các bậc phụ
huynh giúp các em giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thông

thường, chính cha mẹ làm con cái cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của
mình. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc.
5


- Đối với giáo viên: Các giáo viên là những người thực sự quan trọng
trong quá trình giúp đỡ các em bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh,
nhất là với những em học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí (lo lắng, stress,
trầm cảm…). Các thầy, cô giáo trở thành người trực tiếp gây ra lo lắng cho học
sinh khi đưa ra những yêu cầu quá mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa,
những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻ…Do đó nên thay bằng
các cách thức mang tính sự phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh.
- Đối với các nhà tham vấn tâm lí học đường: Chăm sóc sức khỏe tâm trí
cho học sinh bằng tham vấn tâm lý là hoạt động tương tác giữa nhà tham vấn và
học sinh (và cả gia đình) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh giải quyết những khó
khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi để qua đó, phát triển nhân cách, định
hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh và những vấn đề khác thuộc về các rối
loạn cảm xúc và nhân cách. Trong môi trường học đường, những nhà tham vấn
học đường sử dụng những kiến thức tâm lý học và các kỹ năng tham vấn nhằm
giúp trường học giải quyết những vấn đề sau:
+ Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân
cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe
mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách.
+ Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái,
phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó
khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.
+ Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc
giao tiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những
vấn đề cần sự can thiệp của nhà tham vấn.
+ Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục toàn

diện cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, cách
thức tổ chức các hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ
trong trường học của học sinh.
+ Phối hợp với các tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ và can thiệp trong
trường hợp học sinh có những vấn đề liên quan đến những hoạt động bên ngoài
như các vấn đề pháp luật, các vấn đề về bệnh tâm lý… Lưu giữ hồ sơ những học
sinh có những vấn đề về tâm lý để có thể sử dụng trong những trường hợp cần
thiết sau này.
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Mô đun 13: Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong
xây dựng kế hoạch dạy học.
8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo
viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó
khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn
giản mà giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học
tập.
Nguyên tắc 1:
6


Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái
niệm này trong bài giảng và bài tập về nhà. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên
quan đến các chủ đề chính này, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học,
nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác
nhau.
Nguyên tắc 2:
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học sinh hiểu
được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay
học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản

đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời.
Nguyên tắc 3:
Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng
thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể
được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp
nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Một khi học sinh đã sử dụng tư
duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ.
Nguyên tắc 4:
Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi
dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập
ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn
là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc
theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài học, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách
này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp
việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học
đều
đặn.
Nguyên tắc 5:
Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học.
Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ
diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Nguyên tắc 6:
Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất
nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên
ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho
chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một
cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa
những chú thích của giáo viên về những từ khó.
Nguyên tắc 7:
Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi vào học.

Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao
cho các em một số nhiệm vụ. Đây là cách khá hiệu quả với học sinh vì các em sẽ
gắng hết sức để khẳng định mình.
Nguyên tắc 8:
Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học
tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao
mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không
7


chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi
cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.
Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên
nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và
không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.
Thảo luận nhóm các nội dung sau:
1. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS.
2. Phương pháp và kỹ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh.
Mô đun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về
những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ,
việc làm, hành vi đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực
trong học tập cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối
lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
2. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng

tích hợp.
a. Mục tiêu
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc
sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau
này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những
năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý
nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp
theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể . Thay vì tham nhồi nhét
cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập
dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống
thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm
cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học . Trong quá trình học
tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác
nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học
trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa
các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống
phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và
mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống
thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
b. Phương pháp
8


Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần( phần nội dung bài học, phần bài tập

hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối
sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho
học sinh.
c. Nội dung
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn
học và các hoạt động giáo dục; nội dung tích hợp bao gồm những nội dung như :
Tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Giáo dục phòng chống tham nhũng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; Bảo vệ môi trường; Giáo dục về dân số, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên; Giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng
dẫn của Bộ GD và ĐT.
Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, tùy từng nội dung để lựa chọn
mức độ tích hợp sao cho phù hợp.
d. Một số ví dụ:
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh ở bộ môn GDCD cấp trung học cơ sở :
* Lớp 6: Bài 6. Biết ơn, chủ đề : Lòng biết ơn của Bác Hồ với những
người có công với nước. Mức độ lồng ghép bộ phận; nội dung tích hợp:
- Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước các vong linh liệt sĩ.
- Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân biết ơn, giúp đỡ thương
bệnh binh, gia đình thương binh liệt sĩ
- Tháng 6-1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là
“ngày thương binh”. Chính phủ đã lấy ngày 27-7 hàng năm là “Ngày thương
binh liệt sĩ”.
* Lớp 8: Bài 2. Liêm khiết, chủ đề: Tấm gương liêm khiết của Bác. Mức
độ liên hệ; Nội dung tích hợp: cả cuộc đời Bác Hồ luôn sống trong sạch, không
hám danh lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi
dành cho Chủ tịch nước để chăm lo nhân dân, cho đất nước.
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh ở bộ môn HĐNGLL cấp trung học cơ sở :

* Lớp 6- Tên hoạt động: Hoạt động 1, tháng 10 . Nghe giới thiệu thư Bác,
chủ đề: Gương sáng học tập và rèn luyện của Bác, mức độ liên hệ ; nội dung tích
hợp : tinh thần yêu nước, ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người công dân
tốt.
* Lớp 7- Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 4. Tình đoàn kết hữu nghị,
chủ đề: Nhân ái, khoan dung, đoàn kết , tôn trọng sự bình đẳng và quyền con
người. Mức độ bộ phận; nội dung tích hợp: Bác Hồ là tấm gương của tình đoàn
kết sắt son, tình hữu nghị giữa các dân tộc
* Lớp 8- Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 5. Thực hiện 5 điều Bác Hồ
dạy, chủ đề: Bác là tấm gương sáng về yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập,
khiêm tốn, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Mức độ toàn bộ;
nội dung tích hợp: Tình yêu bao la và sự quan tâm chăm sóc của Bác đối với thế
9


hệ trẻ; những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan
tâm của Bác đối với mầm non tương lai của đất nước.
Mô đun 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học
1. Cách lập kế hoạch dạy học.
a. Cách lập kế hoạch dạy học năm học:
- Xác định mục tiêu.
- Dự kiến thời gian.
- Liệt kê tài liệu, sách tham khảo.
- Đề xuất những vấn đề cần trao đổi.
- Xác định yêu cầu và biện pháp điều tra.
- Nghiên cứu chương trình sẽ dạy.
- Nghiên cứu tình hình thiết bị.
- Nghiên cứu tình hình HS.
- Nghiên cứu bản phân phối chương trình và bài dạy.
b. Cách lập kế hoạch bài soạn:

* Các kiểu bài soạn:
- Bài nghiên cứu kiến thức mới.
- Bài luyện tập, củng cố kiến thức.
- Bài thực hành, thí nghiệm.
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng.
* Các kiểu xây dựng bài soạn:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan.
- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức.
- Lựa chọn PPDH.
* Cấu trúc của kế hoạch bài học:
- Xác định mục tiêu: 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá.
- Mục tiêu kỹ năng: 2 mức độ: làm được và thành thạo
- Mục tiêu về thái độ: hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm
phát triển con người toàn diện
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: chuẩn bị TBDH, phương tiện dạy học ...
- HS: chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của
GV như soạn bài, làm bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập ...
* Tổ chức các hoạt động dạy học: Đề ra hoạt động: tên hoạt động, mục
tiêu HĐ, cách tiến hành hoạt động, thời gian.
- 2 cột: HĐ của GV - HS
- 3 cột: HĐ của GV – HS – ghi bảng.
10


2. Thực hiện kế hoạch dạy học:
a. Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học:

- Bao quát tổng thể PPDH.
- Nêu được mục tiêu.
- Nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học.
- Nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò.
b. Các khâu cơ bản thực hiện kế hoạch dạy học:
- Tổ chức lớp học.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Xây dựng tình huống có vấn đề.
- Xây dựng, lĩnh hội kiến thức.
- Khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức.
- Tự kiểm tra kiến thức.
3. Các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học ảnh
hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học.
a. Đối tượng dạy học có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện kế
hoạch dạy học.
Đối tượng dạy học bao gồm: người học và hoạt động học.
- Người học: tự lĩnh hội kiến thức, không phải người được dạy.
- Hoạt động học: tuân theo cấu trúc HĐ: tư duy, so sánh…
- Hình thức HHD: Nắm được vấn đề, sáng tỏ vấn đề.
b. Thế nào là môi trường dạy học?
- Môi trường bên trong: Chỉ các mối quan hệ nội tại bên trong của người
dạy người học như: tiềm năng trí tuệ, những xúc cảm, những giá trị của cá nhân.
- Môi trường bên ngoài: Chỉ các yếu tố bên ngoài người học, người dạy
như mô trường, người dạy ảnh hưởng tới người học. Môi trường bên trong chỉ rõ
sức mạnh nội tại của người học và người dạy, tạo sức ép lên quá trình học và
phương pháp sư phạm.
c. Môi trường dạy học ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện kế hoạch
dạy học ?
- Môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến người dạy và
người học và hoạt động của họ, điều đó làm cho người học phải thay đổi và

thích nghi với những điều kiện ấy. Quan hệ giữa môi trường và người học là
quan hệ ảnh hưởng và thích nghi. Người học và người dạy phải biết sàng lọc
những ảnh hưởng có lợi của môi trường hoặc điều chỉnh các ảnh hưởng bất lợi
để dễ thích nghi.
4. Các yếu tố liên quan đến chương trình tài liệu, phương tiện dạy học
ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học.
Ảnh hưởng của chương trình: GV THCS cần nghiên cứu chương trình.
a. Cấu trúc chương trình dạy học bao gồm:
11


- Mục tiêu, nội dung môn học bao gồm các phần: chương, bài, đề muc.
- Phân phối thời gian cho các phần, chương, bài, đề mục, đây cũng là quy
định số tiết ôn tập.
- Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình.
- Ý nghĩa của chương trình dạy học.
b. Ảnh hưởng của tài kiệu đến thực hiện kế hoạch dạy học:
Chương trình dạy học chỉ quy định phạm vi tài liệu dạy học của các môn
học, còn nhiệm vụ của SGK là:
- Phải trình bày những nội dung của từng bộ môn một cách rõ rang, cụ thể,
chi tiết và theo cấu trúc của nó, có chức năng chủ yếu là giúp HS lĩnh hội, củng
cố, đào sâu những tri thức tiếp thu trên lớp, phát triển năng lực trí tuệ và có tác
dụng giáo dục.
- Giúp GV xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện DH để
tổ chức công tác dạy học của mình.
c. Ảnh hưởng của phương tiện DH đến thực hiện kế hoạch DH.
Phương tiện DH là các sự vật, hiện tượng (vật chất hay phi vật chất) được
GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học như những điều kiện hay công cụ
trung gian vào đối tượng dạy học với chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm
tăng thêm sức mạnh của những tác động mà GV và HS thực hiện lên đối tượng

dạy học đó.
5 .Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học.
a. Thế nào là tình huống sư phạm
- Tình huống sư phạm được hiểu là những hiện tượng xuất hiện trong quá
trình dạy học và giáo dục chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, có vấn đề cần
được giải quyết. Như vậy tình huống sư phạm chỉ xuất hiện khi co một nội dung,
một nhiệm vụ nào đó trong quá trình giáo dục cần được giải quyết hoặc tháo gỡ.
Tinh huống sư phạm là một dạng đặc biệt của mối quan hệ giao tiếp giữa người
giáo dục và người được giáo dục. Trong đó, để giải quyết tình huống, nhà giáo
dục phải cần đến tri thức mới, cách thúc mới chưa hề biết trước đó, còn ở đối
tượng giáo dục là nhu cầu nhận thức hoặc hành động trong tình huống tương
ứng. Kết quả việc giải quyết những tình huống sư phạm là sự thoả mãn (hoặc
chưa thoả mãn được) những mâu thuẫn đã nảy sinh do vấn đề giáo dục đặt ra,
đồng thời cùng với nó là sự gia tăng những tri thức mới, những phương thức
hành động mới với chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục.
b. Phân loại tình huống sư phạm trong dạy học
- Loại thứ nhất, tình huống sư phạm nảy sinh ngay trong quá trình giao lưu
trực tiếp giữa chủ thể giáo dục với học sinh (hoặc tập thể học sinh). Hoạt động
giáo dục luôn luôn đuợc thực hiện bởi thầy và trò và giữa họ thường xuyên có sự
tiếp xúc "trực diện" thông qua quá trình dạy học, quá trình giáo dục trong trường
và ngoài xã hội.
12


- Loại thứ hai, tình huống sư phạm được sắp đặt theo một nội dung xác
định, kể cả cách thức giải quyết và những kết quả thu được theo những phương
án khác nhau.
c. Kĩ thuật xử lí tình huống sư phạm
- Ứng xử chủ động được hiểu là những ứng xử mà trong đó, chủ thể ứng
xử đã nắm đựợc nội dung tình huống cơ bản hoặc chi tiết cũng như đối tượng

ứng xử. Như có sự chủ động trước tình huống, có thời gian chuẩn bị và định
hình kế hoạch triển khai nên chủ thể ứng xử có thể tránh được những khó khăn
do đối tượng và tình huống ứng xử gây ra. với mỗi tình huống, như biết trước,
chủ thể ứng xử thường đặt trước mình những phương án xử lí chính hoặc phụ,
những phương án này có thể đáp ứng được sự biến đổi của tình huống trong quá
trình thực hiện ứng xử.
- Ứng xử bị động là thể loại ứng xử trong đó tình huống sư phạm xuất hiện
một cách bất thường ngoài dự kiến cửa chủ thể. Do tính bất thường của tình
huống, có thể dẫn tới các chiều hướng xử lí cửa chủ thể hoặc là nắm bắt kịp thời
nhanh nhạy, do đã có kinh nghiệm giải quyết những tình huống cùng loại trước
đây, hoặc ngỡ ngàng do những tình huống xuất hiện là hoàn toàn mới lạ trong
kinh nghiệm xử lí của chủ thể ứng xử. Chiều hướng thứ hai thường tạo ra những
biểu hiện tiêu cực về mặt tâm lí như thụ động, lúng túng, nhiều khi làm mất đi
sự bình ổn cần có của chủ thể ứng xử.
d. Quy trình xử lí tình huống sư phạm ở trường THCS
- Nhận biết đối tưọng ứng xử:
Là học sinh tên gì học lớp nào, cô giáo chủ nhiệm là ai, gia đình cư ngụ
chỗ nào, cuộc sống gia đình ra sao.
- Quyết định sử dựng phươmg án dự kiến để xử lí :
Đây là cốt lõi trong ứng xử sư phạm, chi phối đến kết quả ứng xử sư phạm.
Một khi chủ thể đã quyết định cần phải chọn phương án nào để ứng xử với học
sinh thì kèm theo nó là việc sử dụng các phuơng tiện ứng xử tương ứng
- Sàng lọc thông tin ứng xử:
Là sự đánh giá cái được và cái chưa được qua mọi ứng xử sư phạm để từ
đó đặt ra cho mình những gì cần bổ sung và hoàn thiện, những gì cần gìn giữ và
phát huy.
Giáo viên cần phải đến với học sinh không chỉ những lúc các em có được
nhân cách đúng đắn mà kể cả nhũng lúc nhân cách của họ có sự đột biến tha hóa
để nâng đỡ họ.


13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×