Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI – MÔN SINH HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.09 KB, 19 trang )

P
HÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

TÊN ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI – MÔN SINH HỌC LỚP 9

Họ và tên người viết: Trương Thị Thanh Hiền
Tổ: Hóa sinh

NĂM HỌC:2016 – 2017
1


2


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

TÊN ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI - MÔN SINH HỌC LỚP 9

Họ và tên người viết: Trương Thị Thanh Hiền
Tổ: Hoá – sinh

NĂM HỌC 2016– 2017



3


Tên đề tài :
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC LỚP 9
A-MỞ ĐẦU
I/Lí do chọn đề tài :
Định hướng đổi mới phương pháp hiện nay là tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh .Tích cực hóa hoạt động là quá trình làm cho người học trở
thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ.Để phát huy được
tính tích cực của học sinh, cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều
hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình,
được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận…được tham gia vào quá
trình học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức.
Việc thiết kế, sử dụng sơ đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn sinh học. Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu,
mở rộng một ý tưởng , tóm tắt những ý chính của một nội dung , hệ thống hóa
một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ
viết.
Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ tư duy theo mạch tư duy
của mỗi người , không yêu cầu về tỉ lệ, chi tiết…, có thể vẽ thêm hoặc bớt các
nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, các các cụm từ diễn đạt khác nhau,
cùng một nội dung nhưng mỗi người có mỗi cách thể hiện riêng, phát huy tối đa
khả năng sáng tạo của mỗi người .
Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với
các mạng lưới liên tưởng ( các nhánh) .Sơ đồ tư duy là công cụ đồ học nối các
hình ảnh có liên hệ với nhau, vì vậy, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy
kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức…

Việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ cho mỗi bài học hoặc hệ thống hóa
kiến thức một chương sẽ giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do
chính các em suy nghĩ, tự viết, vẽ theo ngôn ngữ của mình .Ngoài ra việc lập sơ
đồ tư duy còn tạo nên sự thích thú, hưng phấn trong học tập, giúp các em yêu
thích môn học và sẽ đạt kết quả cao hơn trong học tập.
II/Mục tiêu của đề tài :
-Học sinh hiểu được thế nào là sơ đồ tư duy.
-Tính ưu việc của sơ đồ tư duy
- Biết được các bước lập sơ đồ tư duy
-Vận dụng được các bước vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa hiến thức ở một
chương cụ thể.
- Từ đó phát triển tư duy logic, giúp các em có thể hiểu bài một cách hệ thống,
trên cơ sở lý thuyết đó giáo viên có thể gợi mở , dẫn dắt để các em có thể vận
4


dụng lý thuyết hình thành một số bài tập nâng cao về ADN và gen .Giúp giáo
viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bộ môn sinh học.
III/ Phạm vi nghiên cứu:
Chương III : ADN và gen
IV/Quá trình thực hiện đề tài :
* Thực trạng trước khi thực hiện đề tài :
-Với đặc thù của bộ môn sinh học lớp 9 là lý thuyết trừu tượng ,thuật ngữ về
chuyên môn có tính đặc thù riêng, khó nhớ .Đòi hỏi sự tư duy hệ thống , logic từ
kênh hình đến kênh chữ .
-Hạn chế của các em học sinh đó là cách học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách
máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được
“sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên
tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Vì thế việc vận dụng lý
thuyết để làm một số bài tập về ADN,ARN,protein đối với học sinh trở nên khó

khăn, không hiệu quả.
*Biên pháp thực hiện:
- Hướng dẫn học sinh cách bước lập sơ đồ tư duy
- Vận dụng lập sơ đồ tư duy :
+ Hệ thống kiến thức chương III : ADN và gen
+ Hình thành một số dạng toán về ADN,ARN, prôtêin

5


B- NỘI DUNG
I/ Phương pháp lập sơ đồ tư duy :
1/Sơ đồ tư duy là gì?
- Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…
bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc
biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.
-Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình
dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy
tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ
một cách logic.
2/Ưu điểm của sơ đồ tư duy :
- Dễ nhìn, dễ viết.
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
- Tiết kiệm thời gian , ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, phát triển
nhận thức, tư duy…
3/Các bước vẽ sơ đồ tư duy
- Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm

Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác .
Có thể tự do sử dụng màu sắc yêu thích
Không nên đóng khung hoặc che chắn hình vẽ chủ đề trung tâm ( vì chủ đề trung
tâm cần được làm nổi bật)
Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng
-Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi
bật tiêu đề phụ được vẽ gắn liền với trung tâm
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể
được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng .
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết
Nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh
Có thể dùng các biểu tượng, cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng để tiết
kiệm không gian và thời gian. Phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho
riêng bạn.
Ví dụ :
Không có khả năng : Khả năng
Gây ra
:�
Tăng lên/ giảm xuống : � �
6


Lớn hơn / nhỏ hơn
: f p
Thay đổi
: ∆
Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh
Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa .
Bước 4: Thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật,

cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn
Ở bước này khuyến khích việc vẽ thêm hình ảnh, vừa tăng sự hưng phấn cho HS
vừa giúp sự ghi nhớ sự kiện ở não tốt hơn.
4/Những điều cần tránh khi thiết kế sơ đồ tư duy:
Ghi lại nguyên cả một đoạn văn dài dòng.Ghi chép quá nhiều ý không cần
thiết. Dành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu…Chỉ nên vẽ những hình ảnh
có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không
liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ viết và khi sử dụng lại phân tán
sự tập trung .
Khi thiết kế sơ đồ tư duy cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết,
ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học.Thiết kế sơ đồ tư duy của một
bài học hay hệ thống kiến thức một chương phải thể hiện được kiến thức trọng
tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó .Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì
những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin.
5/ Phương tiện để lập sơ đồ tư duy :
- Giấy A4, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu,..
- Hoặc dùng phần mềm Mindmap
II/Vận dụng :
1/ Xác định mục tiêu của chương :
Chương III : ADN và gen gồm các bài :
Bài 15 : ADN
Bài 16 : ADN và bản chất gen
Bài 17 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Bài 18 : Prôtêin
Bài 19 : Mối quan hệ giữa hệ và tính trạng
Bài 20 : Thực hành – quan sát và lắp mô hình ADN
Mức độ cần đạt về kiến thức
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đang dạng của ADN
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung
của các cặp nuclêôtit .

- Nêu được cơ chế tụ nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, bán
bảo toàn
- Nêu được chức năng của gen
- Kể được các loại ARN
7


- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung
- Nêu được thành phần hóa học và chức năng prôtêin
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ :
Gen →ARN→ prôtêin →tính trạng
Mức độ cần đạt về kĩ năng:
Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành
phần cấu tạo .
2/ Vẽ sơ đồ tư du" Hệ thống hóa kiến thức chương III: ADN và gen"
Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm
Nội dung trọng tâm của chương III về ADN, ARN, protein.Có thể sử dụng 3 hình
vẽ về ADN, ARN , prôtêin minh họa cho chủ đề trung tâm.
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Chương III đề cập đến 3 nội dung lớn, do vậy vẽ thêm 3 tiêu đề phụ “ADN”,
”ARN”, ”prôtêin”. Từ trung tâm vẽ các nhánh hướng ra ngoài và theo chiều kim
đồng hồ.
Bước 3:Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
-Trong tiêu đề phụ “ ADN” có 5 ý chính, do đó có thể vẽ 5 nhánh nhỏ đi ra từ
tiêu đề . Căn cứ vào mức độ cần đạt ở mỗi nội dung để vẽ thêm các chi tiết hỗ
trợ ở mỗi ý chính
- Tương tự như trên từ tiêu đề phụ “ARN” có thể vẽ 3 ý chính . Từ đó vẽ thêm
các chi tiết hỗ trợ minh họa đầy đủ hơn cho các ý chính.
- Trong tiêu đề “ protein” vẽ 4 nhánh nhỏ minh họa cho 4 ý chính về thành

phần,cấu tạo, chức năng của protein và mối quan hệ giữa gen và tính trạng.Từ đó
vẽ thêm các chi tiết hỗ trợ cho các ý chính.
Bước 4: Thêm hình ảnh giúp các ý quan trọng nổi bật , giúp lưu chúng vào trí
nhớ tốt hơn.
Ở bước này có thể sử dụng ngay các hình vẽ về “ADN “ ,” ARN” ,
“prôtêin” để minh họa cho 3 tiêu đề phụ.
Với cách làm này trên rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy
nghĩ logic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào
não chứ không phải học thuộc lòng, học vẹt.
Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc hệ thống kiến thức một chủ đề hoặc một
chương giúp học sinh ghi nhớ,ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học.

8


SƠ ĐỒ TƯ DUY (1) HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG III :
ADN VÀ GEN”
9


3) Vẽ sơ đồ tư duy " Hình thành một số dạng toán về ADN "
a) Vẽ sơ đồ tư duy :
Từ nhánh 1 có tiêu đề ADN của sơ đồ tư duy(1) , bằng suy luận logic giáo
viên giúp học sinh hiểu được cơ sở lý thuyết để hình thành nên một số công thức
liên quan đến toán ADN và lập được sơ đồ tư duy “Hình thành một số dạng toán
về ADN”

SƠ ĐỒ TƯ DUY (2) HÌNH THÀNH MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ ADN
b) Hình thành một số công thức toán về ADN
b1) Từ cấu trúc ADN:

Thành phần và tỉ lệ các loại nucleotit trên mỗi mạch đơn
Trong cấu trúc không gian của ADN, các nuclêotit giữa hai mạch đơn liên
kết nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết T, G liên kết với X, nên luôn có:
Về số lượng :
A1=T2 , A2=T1  A=T =A1+ A2 = T1+ T2
X1=G2 , X2=G1  X=G =X1+ X2 = G1+ G2
Về tỉ lệ :
%A=%T=

% A1  % A2 %T1  %T2
=
2
2

; %X=%G=

% X 1  % X 2 %G1  %G2
=
2
2

Thành phần và tỉ lệ các loại nucleotit trên gen
Về thành phần
A=T, G=X  A+G =T+X =

N
2

Về số lượng
10



%A=%T , %G=%X  %A+%G =%T+%X = 50%N
Số liên kết hidro trong gen
Từ liên kết hidro giữa các nucleotit hai mạch : A liên kết với T bằng 2 liên
kết hidro , G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro, do đó có thể hình thành công
thức tính số liên kết hidro trong gen như sau :
 H 2 A+ 3G = 2N.%A + 3N.%G
Chu kì xoắn và số nucleotit
0
Trên cơ sở lý thuyết, mỗi chu kì xoắn dài 34 A gồm 10 cặp nucleotit, từ đó
có thể tính được chiều dài 1 nucleotit , hình thành công thức tính chiều dài(L)
của gen, tính số nucleotit khi biết chu kì xoắn và ngược lại:
N = số chu kì xoắn x 20  Số chu kì xoắn =
L=

N
20

L
N
.2
.3,4  N=
3,4
2
0

L = số vòng xoắn . 34 A

 số vòng xoắn =


L
34

b2) Từ cơ chế tự nhân đôi của ADN :
Số gen con tạo ra qua quá trình tự nhân đôi của ADN
Thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN, theo nguyên tắc bổ sung và
nguyên tắc giữ lại một nửa. Một lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con, từ đó
suy ra công thức tính số gen con tạo ra qua k lần nhân đôi :2 k
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi :
N môi trường =N( 2 k -1)
c) Một số ví dụ minh họa
c1) Một gen có chiều dài 0,51 m , có 30% T. Mạch 1 có 500A.Mạch 2 có 400G
Hãy xác định :
- Số lượng từng loại nucleotit trong ADN
- Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi mạch đơn
Giải
- Số lượng từng loại nucleotit trong ADN
0
Đổi 0,51 m =5100 A
L

5100

N= 3,4 x 2 = 3,4 x 2 = 3000
A=T = 30%.3000=900 ; G=X=

3000  900.2
=600
2


- Số lượng từng loại nucleotit của mỗi mạch đơn
A1=T2 = 500 ; A2=T1=900-500= 400
X1=G2=400 ; X2=G1=600-400 =200
3
2

c2) Một gen có 150 vòng xoắn và có G= A .Tính:
11


-Số nucleotit từng loại trong gen
-Số nucleotit môi trường cung cấp khi gen nhân đôi 3 đợt
Giải
-Số nucleotit từng loại trong gen
N= 20 .150 = 3000
3

 G  2 A
3 A  2G  0

 A T 600
 �
 

A+G = 1500

 G X 900
 A + G = N = 3000


2
2

Số nucleotit môi trường cung cấp khi gen nhân đôi 3 đợt:
Nmôi trường=N.(2k-1)=3000.(23-1)=21000
4)Vẽ sơ đồ tư duy” Hình thành một số dạng toán về ARN”
a) Vẽ sơ đồ tư duy :
Từ nhánh 2 có tiêu đề ADN của sơ đồ tư duy (1) , bằng suy luận logic giáo
viên giúp học sinh hiểu được cơ sở lý thuyết để hình thành nên một số công thức
liên quan đến toán ARN và lập được sơ đồ tư duy “Hình thành một số dạng toán
về ARN”

SƠ ĐỒ TƯ DUY (3) HÌNH THÀNH MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ ARN
b) Hình thành một số công thức về toán ARN
b1)Từ cấu trúc ARN :
12


ARN gồm 4 loại ribônuclêôtit : A,U,G, X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN
theo NTBS . Vì vậy số ribônuclêôtit của ARN bằng số nuclêôtit 1 mạch của
ADN
rN = rA + rU + rG + rX =

N
2

Về số lượng : A = T = rA + rU ; G = X = rG + rX
Về tỉ lệ % :
%rA  %rU
2

%rG  %rX
%G = % X =
2

% A = %T =

b2) Từ cơ chế tổng hợp ARN
rN môi trường =

N
. Số lần sao mã
2

c) Ví dụ minh họa
Một gen có chiều dài 0,51 m .Trên mạch 1 có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4
- Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen
- Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
- Gen nói trên tiến hành sao mã 1 số đợt và tạo ra một số phân tử ARN .Hãy xác
định số lần sao mã của gen , biết rằng quá trình sao mã nhận của môi trường 900
Xitozin.
Giải
- Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn
0,51.10 4
N=
.2 = 3000
3,4
A1 + T1 + G1 + X1 = 1500
1500
A1 
150

1 2  3  4

T2=A1=150
T1= A2=150.2 =300
G1 = X2=150.3=450
X1=G2=150.4=600
- Tính số lượng từng loại nucleotit trên gen
A=T = A 1 +A2 = 150+300 =450
G=X = G1+G2 = 450+600=1050
- Số lần sao mã của gen
Vì quá trình sao mã của gen nhận của môi trường 900 xitozin  mạch 1 là
mạch khuôn tổng hợp ARN ( vì mạch 1 có 450 G , còn mạch 2 lại có 600 G)
Số lần sao mã =

900
=2
450
13


4) Sơ đồ tư duy " Hình thành một số dạng toán về protein "
a) Vẽ sơ đồ tư duy
Từ nhánh 3 có tiêu đề PRÔTÊIN của sơ đồ tư duy (1) , bằng suy luận
logic giáo viên giúp học sinh hiểu được cơ sở lý thuyết về cấu trúc, cơ chế tổng
hợp protein để hình thành nên một số công thức liên quan đến toán PRÔTÊIN và
lập được sơ đồ tư duy “Hình thành một số dạng toán về PRÔTÊIN”

SƠ ĐỒ TƯ DUY (4) HÌNH THÀNH MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ PRÔTÊIN
b) Hình thành một số công thức toán protein
b1) Từ cấu trúc protein

Tính số bộ ba mật mã
Cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba
mã gốc, 3 ribônu kế tiếp của mạch ARN thông tin ( mARN) hợp thành 1 bộ ba
mã sao . Vì số ribônu của mARN bằng với số nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã
gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN .
Số bộ ba mật mã =

N
rN
=
2.3
3

b2) Từ cơ chế tổng hợp protein
Tính số axit amin
14


Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ
ba mã kết thúc không mã hoá axit amin . Các bộ ba còn lại có mã hoá axit amin.
Mã mở đầu tuy có mã hóa axit amin, nhưng axit amin này bị cắt bỏ không tham
gia vào cấu trúc prôtêin. Do đó số axit amin của phân tử prôtêin hoàn chỉnh
được tính :

 aa

=

N
rN

-2 =
-2
2.3
3

c) Ví dụ minh họa
Một gen có chiều dài 1,02 m , có 20% Ađênin. Gen này tham gia quá
trình tổng hợp nên phân tử ARN .
-Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen.Biết rằng số
lượng rU,rX trong phân tử ARN lần lượt là : 400, 1200
-Phân tử ARN nói trên tham gia tổng hợp protein.Tính số axit amin trong chuỗi
axit amin được hình thành.
Giải
- Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen:
N=

1,02.10000
.2= 6000
3,4

A=T = 20%.6000= 1200
G=X=

6000  1200.2
=1800
2

Gọi mạch khuôn tổng hợp nên ARN là mạch 1
Theo NTBS :
T2=A1=rU=400  A2=T1= A-A1=1200-400=800

X2=G1=rX=1200  X1=G2 =G-G1=1800-1200=600
-Số axit amin trong chuỗi axit amin được hình thành

 aa

=

6000
N
-2 =
-2=998
6
6

Từ sơ đồ tư duy (1) có thể hình thành những bài toán tổng hợp về ADN,
ARN, prôtêin, hoặc những bài tập về mối liên hệ giữa ADN, ARN và prôtêin.

C. KẾT LUẬN
15


Bằng phương pháp lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức một
chương cụ thể ( chương III : ADN và gen ) trong quá trình lên lớp , tôi nhận thấy
học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Hạn chế rất nhiều
việc ghi nhớ một cách máy móc, hướng đến việc ghi nhớ một cách có hệ thống
và tư duy logic.
Song song với việc hỗ trợ học sinh trong việc ghi chú , hệ thống bài học
một cách ngắn gọn, dễ nhớ thì việc lập sơ đồ tư duy còn rèn kỹ năng tự nghiên
cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở nhà, củng cố tóm tắt kiến thức
một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một phần hết sức quan trọng để hình

thành những tư duy mới trong học sinh. Từ đó, có như thế mới hình thành được
những kỹ năng khác thông qua khả năng tự học.
Việc trình bày nội dung trong sơ đồ còn rèn cho học sinh kỹ năng mạnh
dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông.
Trên cơ sở học sinh hiểu rõ về mặt lý thuyết ( về cấu trúc, cơ chế tổng
hợp của ADN, ARN, prôtêin) tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hình thành
một số dạng toán nâng cao về ADN,ARN,prôtêin. Học sinh tiếp cận các dạng
toán nâng cao mở rộng một cách nhẹ nhàng, hào hứng và có hiệu quả. Tạo điều
kiện cho học sinh phát triển tư duy độc lập , sáng tạo.
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp
linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát
huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết
kiệm thời gian trong quá trình học tập, đem lại kết quả học tập tốt hơn.
Bước đầu thực hiện việc vận dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống kiến
thức và hình thành một số dạng toán nâng cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi. Đề
tài chỉ nghiên cứu áp dụng ở một chương, thời gian bồi dưỡng quá ngắn, chưa
thực sự đánh giá được tính hiệu quả của đề tài.
Do vậy trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi cần cố gắng thật nhiều, đúc
rút những kinh nghiệm trong quá trình áp dụng phương pháp trên, để việc phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thật sự có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu
phát triển của xã hội.

D- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
16


Đối với giáo viên : Tích cực vận dụng việc lập sơ đồ tư duy trong giảng
dạy, giúp học sinh hiểu bài một cách có hệ thống, tạo sự hứng thú trong học tập,
phát huy sự sáng tạo trong học tập, tránh việc học bài máy móc , học vẹt. Động
viên khuyến khích học sinh vận dụng cách ghi chú bài học, hệ thống hóa kiến

thức bằng sơ đồ tư duy, không chỉ ở bộ môn sinh học mà còn có thể áp dụng ở
các bộ môn khác. Trên cơ sở nắm vững lý thuyết thì mới có khả năng học tập tốt
bộ môn.
Đối với học sinh: Tăng cường vận dụng lập sơ đồ tư duy để ghi chú, hệ
thống kiến thức…
Đối với nhà trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng
phương pháp mới này vào trong thực tiễn .Hỗ trợ thêm về phương diện thiết bị
nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên.

E- TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1) Sách giáo khoa sinh học 9
(Nhà xuất bản giáo dục )
2)

Sách giáo viên sinh học 9
(Nhà xuất bản giáo dục )

3) Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức và kĩ năng môn sinh học THCS
(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
4)

Tôi tài giỏi và bạn cũng thế ( Tác giả: A dam Khoo )
( Nhà xuất bản phụ nữ)

5)

Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS

( Bộ giáo dục và đào tạo .Dự án phát triển giáo dục THCS II)

F-Phụ lục :
18


A- Mở đầu ..........................................................trang 1
1.Lí do chọn đề tài
2.Mục tiêu đề tài
3.Thời gian thực hiện đề tài
4.Quá trình thực hiện đề tài
B- Nội dung ..................................................... Trang 3
C- Kết luận ....................................................... Trang 13
D- Kiến nghị đề xuất ........................................ Trang 14
E- Tài liệu tham khảo ....................................... Trang 15

19



×