Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các thắng cảnh ở Núi Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.78 KB, 6 trang )

Di tích tháp Khương Mỹ.
10:48 26/10/2007
Di tích tháp Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, gần Quốc lộ IA; cách thành
phố Tam Kỳ 2km về hướng Tây Nam. Nhóm tháp Khương Mỹ gồm có 3 tháp, xếp một hàng theo trục Bắc-Nam,
cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống; với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng
trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.
+ Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm, có 1 cửa ra vào và 5 cửa giả (1 cửa giả ở phía Tây, ở tường phía Bắc và
Nam mỗi bên có 2 cửa). Tiền sảnh tháp bị sụp đổ một phần. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí
hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xít, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, tâm của vòm
cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành dạng lá đề. Trên mỗi trụ tường có 5 trụ ốp tường, dọc các trụ ốp tường trang
trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp
nhau từ chân đến đỉnh tường.
+ Tháp Giữa: lớn hơn tháp Bắc, được bảo tồn tương đối tốt. Cũng có một cửa ra vào và 5 cửa giả như tháp
Bắc. Vòm cuốn trên cửa được tách làm 2 tầng, cấu tạo bởi các lớp hoa văn thảo mộc cách điệu, uốn cong ở
đầu mút, lá có rãnh sâu, trên đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. Phần chân
và đỉnh của trụ đỡ vòm cuốn chạm 2 tầng hoa sen cách điệu. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường, chạm
trổ hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau.
+ Tháp Nam: là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tương đối tốt. Cấu trúc gồm như 2 tháp kia, nhưng
trên mỗi mặt tường chỉ có 4 trụ ốp tường. Hoa văn trang trí trên các trụ ốp tường và các mảng tường là các
dải hoa văn thảo mộc cuộn thành những hình chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với hoa văn hình thoi.
Theo Ph.Stern, tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Champa xuất hiện một mô-típ trang trí của nghệ
thuật Khmer: kiểu cành lá cuốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rãnh sâu. Các hình thoi nối tiếp nhau tạo
thành những đường chéo và các đóa hoa cách điệu. Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khmer
cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng trước tiên, sau đó là tháp Giữa và cuối cùng là tháp
Bắc.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở tháp Khương Mỹ đang được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc
Champa Đà Nẵng. Trong đó có thể kể đến đài thờ (ký hiệu 22.8) tìm thấy ở Khương Mỹ năm 1901; đây là
một bệ thờ độc đáo thể hiện 2 cỗ xe ngựa ở hai mặt, hai mặt kia là hình hoa sen và rùa. Người điều khiển
xe ngựa mặc một chiếc Sampot theo phong cách Trà Kiệu, nhưng bộ ria rậm và dấu hiệu bảo lưu từ phong
cách Đồng Dương. Hai pho tượng Dvarapala (ký hiệu 9.4 và 9.5) có gương mặt dữ tợn, tay phải vung kiếm,


đứng dang chân, đầu đội mũ miện có đính 5 đóa hoa, bảo lưu từ phong cách Đồng Dương. Bức phù điêu (ký
hiệu 17.6), thể hiện thần Krisna nâng núi Govahana, gương mặt của thần còn sót lại đôi nét của phong cách
Đồng Dương, y phục là loại sampot ngắn đến đầu gối, thắt lưng vải to bản với một dải buông xuống phía
trước chạm đất giống như một chiếc khố dài, đó là kiểu y phục chưa xuất hiện ở giai đoạn Đồng Dương. Pho
tượng thần Vishnu có 4 tay (được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện thần
Vishnu có khuôn mặt hiền từ hơn các pho tượng thuộc phong cách Đồng Dương, mặc dù vẫn có đôi mày
dày, ria mép rậm. Đầu đội Kirita-mukuta, y phục gần giống như thần Krisna nâng núi Govahana....
Do tìm thấy nhiều tác phẩm mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Visa và Brahma, nên một số nhà
nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu.
Tuy số lượng tác phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng chúng ta thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét
mạnh mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà
Kiệu; do đó, các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ
X.
Trong đợt gia cố, tu bổ tháp Khương Mỹ cuối năm 2000, những người làm công tác trùng tu đã tìm thấy nền
sân tháp nguyên thủy ở độ sâu từ 1,5m đến 1,7m cùng nhiều mảng trang trí chân tường bằng sa thạch có
điêu khắc.
(Văn hóa Quảng Nam)
Núi Thành, Quảng Nam - Vùng đất giàu tiềm năng du lỊch
17:24 16/09/2008
Quảng nam hấp dẫn du khách không chỉ ở các di sản văn hóa thế giới, ở tình người mặn mà, mến khách…Vùng đất “chưa
mưa đã thấm” còn được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều danh lam thắng cảnh nên thơ làm say đắm lòng người. Nổi lên
trong các địa phương giàu tiềm năng du lịch của tỉnh, Núi Thành đang hứa hẹn trở thành điểm sáng mới trên bản đồ du lịch
Quảng Nam. Là hạt nhân của Khu kinh tế mở Chu Lai, bên cạnh những lợi thế phát triển công nghiệp, vận tải, Núi Thành còn
sở hữu những thắng cảnh tự nhiên quyến rũ và những địa danh văn hóa - lịch sử rất có giá trị để phát triển du lịch...
Vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên
Từ biển xanh...
Núi Thành có 37 km đường bờ biển, được thiên nhiên ưu đãi ban cho khá nhiều bãi biển đẹp. Các bãi biển đầy ắp cát trắng
mịn màng và mực nước nông, địa hình bờ biển đa dạng, hầu hết vẫn giữ được nét hoang sơ cùng làn nước xanh biếc. Với
vẽ đẹp quyến rũ và tràn đầy ánh nắng Mặt Trời, nơi đây rất thuận lợi để đầu tư, xây dựng thành các bãi tắm phục vụ cho du
khách và cán bộ công nhân viên làm việc trong Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất như các bãi biển Rạng, Tam Hòa, Tam

Hải, Tam Tiến...Hải sản phân bố trong các bãi biển này rất phong phú và đa dạng như ghẹ, cua, ốc, nghêu, hàu, ốc đụn, ốc
vú nàng...Khi tắm biển, du khách chỉ cần xoáy nhẹ bàn chân vào cát là có thể dễ dàng bắt được rất nhiều nghêu và các loại
hải sản khác.
Nổi tiếng nhất trong các bãi biển Núi Thành là khu vực Bàn Than thuộc xã Tam Hải. Bàn Than là một dải đá đen tuyền láp
lánh như than trải dài trên cát, đó là loại phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển. Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá
tạo ra những hình thù lạ mắt, kết hợp với những vân đá tạo thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo. Tại đây, du khách có
thể dễ dàng thực hiện một chuyến thám hiểm tìm cảm giác mạnh như leo núi hay lặn biển...
Từ Chu Lai đến Dung Quất, hiện nay đã có trục đường chạy theo ven biển rất đẹp. Cảnh quan dọc theo đường này lãng mạn
không kém gì con đường nối thành phố Hội An và thành phố Đà Nẵng. Đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng các khu resort
chất lượng cao phục vụ nghỉ ngơi và tắm biển.
...đến núi rừng kỳ vĩ
Rời các bãi biển đầy quyến rũ, du khách đi ngược về phía tây khoảng 15km là có thể chiêm ngưỡng được cảnh đẹp của núi
rừng, thác nước và những hồ nước đầy ấn tượng. Nổi bật lên là khu vực hố Giang Thơm thuộc xã Tam Mỹ Tây, cách quốc lộ
1A về phía Tây 10km. Tên “hố Giang Thơm” là do người dân địa phương gọi từ từ “xem thơm”. Trước kia, nơi đây rất ít
người ở, hai bên bờ là rừng nguyên sinh, hoa rừng thơm ngát. Hố Giang Thơm được kiến tạo bởi những dải đá nổi, chìm
chạy dài gần 1km, ở đầu nguồn có một con suối nhỏ, có một thác nước cao, từ trên nhìn xuống, mọi cảnh vật như được thu
nhỏ lại trong một tấm gương soi dưới dòng nước. Tất cả đều hòa quyện cùng với những áng mây và sương trời, tạo thành
một bức tranh sơn thủy hữu tình mà mỗi một du khách khi đặt chân đến đây đều phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoang sơ, thần
bí cũng nhưng đầy chất trữ tình.
Giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử
Món quà của thời gian...
Bên cạnh thắng cảnh tự nhiên, Núi Thành còn sở hữu các di tích cổ xưa có giá trị rất lớn. Đầu tiên phải kể đến là nhóm tháp
chàm Khương Mỹ thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, cách thành phố Tam Kỳ 1km về phía nam. Nhóm tháp được xây
dựng vào khoảng thế kỉ VII, VIII. Đây là nơi để thờ thần Siva, và là nơi cầu nguyện, thực hiện các nghi lễ tôn kính của người
Chăm đối với vua và vị thần xứ sở, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Chăm.
Nhóm tháp này gồm 3 tháp xếp hàng theo trục Bắc Nam, là kiểu tháp Chăm truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp
gồm 3 tầng, chạm khắc rất công phu, có mảng tường còn nguyên vặn các hình thù xưa kia. Đến đây, du khách không khỏi
bất ngờ về sự kì vĩ của tháp và khâm phục trước kĩ thuật xây dựng của người Chăm thời xa xưa. Sự trầm mặc của khu tháp
khiến cho người xem không khỏi xao xuyến và tò mò về một nền văn hóa xưa kia còn in lại trên từng viên gạch đậm màu rêu
phong. Đó là một minh chứng góp thêm phần đa dạng và đậm đà bản sắc cho vùng đất nổi tiếng “địa linh nhân kiệt” - Quảng

Nam. Có thể xem khu tháp như là một Mỹ Sơn thu nhỏ trong lòng Núi Thành.
Huyện Núi Thành còn có các di tích thuộc về các nền văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa
Chămpa nằm ở diện rộng từ Tam Xuân (Bàu Nê, Bàu Dũ), Tam Anh (Bàu Trám), Tam Giang (khu Mộ Chum, mã não), Tam
Nghĩa (mã não). Hiện nay, ngành bảo tàng đã khai quật được nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử lẫn văn hóa.
...và những di tích lịch sử
Chu Lai là một trong những căn cứ địa lớn của quân đội Mỹ trước kia. Hiện nay, vẫn còn những di tích như sân bay Chu Lai
(đang được đầu tư thành sân bay quốc tế), những ụ pháo lớn được đắp bằng đất…Có thể xây dựng thành những điểm du
lịch thu hút khách tham quan, trong đó có du khách là những cựu chiến binh Mỹ đã từng đóng quân trở lại thăm chiến trường
xưa.
Nổi bật lên trong các di tích lịch sử là cụm di tích cách mạng Núi Thành. Khu di tích Núi Thành đã xây dựng tượng đài chiến
thắng nằm trên đỉnh đồi Phủ Huề cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Tây. Đứng dưới chân tượng đài bề thế này, du khách
có thể ngắm nhìn toàn bộ quan cảnh của thị trấn Núi Thành và khu sân bay Chu Lai rộng lớn, phong cảnh rất nên thơ và trữ
tình.
Ngoài ra, Núi Thành còn có hàng loạt các di tích cách mạng khác như Chùa Hang, đồi Hóc Tú, mộ Phan Bá Phiến, nhà lưu
niệm Võ Chí Công...Đến với các di tích này, du khách sẽ được nhìn thấy được những hiện vật thú vị và hiểu được những hy
sinh, cống hiến to lớn của các bật tiền bối cho độc lập, tự do của đất nước.
Sự phát triển hiện tại và những hứa hẹn trong tương lai
Cùng với sự phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, ngành du lịch Núi Thành đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Cơ sở
hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng đang
được đẩy mạnh nhằm cung cấp mặt bằng cho các dự án du lịch lớn như dự án khu du lịch đặc biệt Tam Hải của tập đoàn
Providential Holdings (Mỹ) với số vốn đầu tư dự kiến lên đến 2,5 tỉ USD… Những dự án này sẽ là “điểm nhấn” quan trọng,
làm động lực cho sự phát triển của các dịch vụ du lịch khác và thu hút đầu tư. Hiện nay, dọc theo bờ biển tuyệt đẹp của
huyện đã có các khu du lịch đi vào hoạt động như khu resort Le Demain de Tam Hải, Trùng Dương Resort (Biển Rạng)…và
có nhiều dự án khác đang khởi động như khu du lịch Cát Vàng - Tam Tiến, Chu Lai Resort…
Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển Quảng Nam, khu vực ven biển Núi Thành được ưu tiên đầu tư nhằm thu
hút các dự án du lịch lớn. Các điểm du lịch như Tam Hải, Biển Rạng…đang trong quá trình hoàn chỉnh điều kiện, đề nghị
công nhận là điểm du lịch quốc gia.
Với những lợi thế đặc biệt về môi trường sinh thái và phong cảnh đặc sắc, du lịch Núi Thành hội tụ đầy đủ các yếu tố trở
thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Quảng Nam và miền Trung. Nơi đây có thể phát triển khá đầy đủ các loại hình du lịch
như tắm biển, lặn biển (ngắm san hô), leo núi, tham quan các di tích văn hóa cổ và lịch sử, nghe hát múa dân ca (hát bã

trạo), dạo chơi trong những đồi dương lộng gió và những rừng dừa xanh biết, mát rượi, hay lưu trú nghĩ dưỡng trong các khu
resort chất lượng…Không lâu nữa, những tiềm năng du lịch hiện hữu của Núi Thành sẽ được phát huy đúng mức như nàng
công chúa diễm lệ sẽ bừng tỉnh sau giấc ngủ dài khi được chàng hoàng tử đến đánh thức bởi nụ hôn...
Theo chulai.gov.vn
Làng biển Tam Hải.
00:00 03/12/2007
Ở cột cây số 1020 trên quốc lộ 1A, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, rẽ về phía biển
chừng 10km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà, bạn sẽ đặt chân lên xã đảo Tam Hải. Nơi đây
không chỉ có thắng cảnh vô cùng đẹp là ghềnh đá Bàn Than mà còn hấp dẫn bởi một cuộc sống
làng biển sinh động. Cả xã Tam Hải gần như được phủ kín dưới tán rừng dừa xanh ngắt. Như
trong một chiếc hang động màu xanh, hàng trăm năm qua, người dân xã Tam Hải sống dưới tán
dừa ấy đến nay vẫn gần như lưu giữ được nguyên vẹn trong lòng mình bản sắc văn hoá đời sống
của người dân miền Trung, của người dân làng chài, xứ biển. nghĩa địa cá Ông lớn nhất nước.
Được bao bọc bởi một mặt là biển và ba mặt là sông, Tam Hải có đủ tất cả thuận lợi để hình thành
một vùng sinh thái nước lợ và phía biển là một rạn san hô đá ngầm có nhiều nguồn hải sản quý
như tôm hùm, hải sâm... cùng với một môi trường sinh thái và phong cảnh đặc sắc để hình thành một khu du lịch đẹp thuộc loại hiếm ở
miền Trung.
Theo Đại Nam nhất thống chí, đây là thôn "trưởng nam của kỳ hoá" của tất cả những xóm dân làng chài từ Đà Nẵng vào đến Bình Định.
Có nghĩa là cá Ông sau khi chết và được các làng chài chôn cất tang lễ 3 năm thì cải táng, xương cốt phải được đưa về táng lưu niên ở
Tam Hải. Mấy trăm năm qua, có đến hàng ngàn ngôi mộ cá Ông đưa về táng ở nghĩa địa cá Ông Tam Hải.
Chưa thấy nơi đâu có một nghĩa địa cá Ông to và nhiều như thế. Mỗi ngôi mộ có một tảng đá làm dấu. Ở một mức độ nào đó, đây quả
thật là một di sản quý hiếm hình thành từ nền văn hoá vùng biển của người Việt từ lâu đời, nó phản ảnh lối sống, quan niệm của con
người khi đứng trước biển khơi. Di tích quý hiếm và độc đáo này cần sớm được các cơ quan hữu quan biết đến để có kế hoạch bảo tồn
hiệu quả.
Theo phong tục, người dân chài nào đầu tiên nhìn thấy thi thể cá Ông thì sẽ là người trưởng nam, đứng chịu tang với một niềm tin sâu
sắc rằng Ông sẽ phù hộ họ đi biển thuận buồm xuôi gió và đánh lưới được nhiều tôm cá. Vì vậy, một số người khi làm ăn khấm khá đã
xây miếu cho Ông để tỏ lòng thành kính. Có hàng chục miếu như vậy nằm khuất sau những lùm cây, bờ đá ở khắp xã đảo Tam Hải.
Ghềnh đá Bàn Than là một vách đá đen dựng đứng sát mép biển cao 42m, một cảnh quan hùng vĩ và hiếm có, xét trên cả dải ven biển
miền Trung nhiều bãi cát. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: "Núi Phú Xuân, còn có tên là núi Bàn Than, nằm kề cửa biển Đại
Áp; mạch núi nguyên từ núi Chủ Sơn kéo về chia ra, quanh co qua các xã Hoà Vấn và Phú Hoà, đến thôn Phú Xuân Hạ thì nổi lên một

ngọn lớn mà tròn, sắc đen như than, đứng xa thấy đỉnh núi như cái mâm than nên gọi tên thế. Ngoài biển về phía đông nam kết thành
nhiều đảo nhỏ có hòn Măng, hòn Rùa, hòn Dương...".
Đi thăm thắng cảnh Bàn Than, bạn còn được nghe người dân địa phương kể về mối tình thơ mộng nơi ghềnh đá này. Cô gái Đà Nẵng về
chơi Bàn Than, trượt chân ngã xuống nước, được anh dân chài cứu và họ nên vợ chồng. Chuyện xảy ra năm 1980 và nay họ là một gia
đình thật hạnh phúc. Hôm nay, đi dọc dưới chân ghềnh đá này hoặc đứng trên đỉnh núi cao 42m, chúng ta biết nơi đây rồi sẽ trở thành
một thắng cảnh đẹp và thu hút du khách.
Khi khu kinh tế mở Chu Lai và nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất đi vào hoạt động, chắc chắn Bàn Than sẽ trở thành một điểm nghỉ
dưỡng lôi cuốn với một tầm nhìn thoáng rộng bên vực đá sâu ầm ì sóng vỗ.Quanh ghềnh đá Bàn Than là một rạn san hô lớn kéo dài hơn
10 cây số, nơi tập trung sinh sống của nhiều loại hải sản quý như tôm hùm, tôm sú, ốc hương, cá mực các loại. Đặc biệt, đây là nơi sinh
đẻ và phát triển của các loại ấu trùng tôm hùm. Trứng tôm hùm trôi theo dòng nước rồi bám vào các rạn san hô phát triển thành tôm
hùm con. Nếu không được bắt, đến tuổi chúng sẽ đi ra khơi phát triển thành tôm hùm trưởng thành.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm trong lồng ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận phát triển đã đưa tôm hùm con thành
một nguồn lợi thuỷ sản lớn của các vùng biển có rạn san hô. Mỗi con tôm hùm con có giá từ 70.000-100.000 đồng. Cái chợ nhỏ bé này
không ai tin rằng doanh số mua bán của nó lên đến hơn 100 triệu đồng mỗi ngày. Tuy giá trị mậu dịch cao, nhưng chuyện mua bán ở
đây diễn ra thật chậm rãi, từ tốn. Ai cũng vui vẻ và nụ cười như luôn ở môi. Nguồn lợi như chia đều cho mọi người và ai cũng biết rằng
mình có phần trong đó mỗi khi một ngày mới bắt đầu.
Nghề lặn bắt tôm hùm con đã được người dân Tam Hải mày mò cách làm từ 5 năm trước. Cũng đã có một vài sự cố xảy ra gây tổn thất
về nhân mạng, nhưng những năm gần đây, người dân Tam Hải đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và cũng mua sắm được nhiều
phương tiện giúp việc khai thác hiệu quả và an toàn hơn. Mỗi lần lặn dưới nước kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng nhờ những bộ
đồ lặn giữ ấm nên công việc dù nặng nhọc cũng đã trở nên dễ chịu hơn nhiều so với những ngày đầu lặn bắt tôm hùm.
Theo dân chài bắt tôm hùm hoặc trang bị những bộ đồ lặn hiện đại để dạo chơi trong rạn san hô mà người dân Tam Hải bảo rằng đẹp và
rộng vô cùng, chắc hẳn sẽ là một tour du lịch hấp dẫn. Hiện nay, xã đảo Tam Hải đã được tỉnh Quảng Nam quy hoạch thành một khu du
lịch đặc biệt nằm trong khu phi mậu dịch của Khu kinh tế mở Chu Lai. Điều này có nghĩa là một bộ phận, hoặc toàn bộ nhân dân Tam
Hải, sẽ di dời đến nơi ở mới nếu xã đảo này có một dự án đầu tư du lịch. Mà khả năng này là rất cao, các nhà đầu tư vẫn tìm về đây với
những dự án đầy hứa hẹn.
Tam Hải trở thành một khu du lịch đặc biệt khép kín với quy chế của khu phi mậu dịch, dành riêng cho du khách là điều hoàn toàn có
thể. Chỉ có điều khi đó du khách sẽ khó khăn hơn khi đến với thắng cảnh Bàn Than để rồi treo võng mà nằm thiu thiu ngủ dưới tán dừa
xanh.
Chiều đang về trên bãi bắc thôn một Tam Hải. Vì là một xã đảo nên Tam Hải là một trong số ít nơi trên đất liền có thể nhìn thấy mặt trời
lặn trên biển. Ánh chiều soi trên mặt nước thật lạ và thanh bình. Những người đi đánh cá chan, loại cá ăn bọt sóng lúc trời chạng vạng,

đang chuẩn bị lưới để ra khơi. Không có thuyền lớn, tất cả đều là thuyền con hoặc thúng gắn máy ra khơi cách bờ chỉ một hai cây số.
Người nhà đứng ở bờ đều dễ dàng nhận ra thuyền của gia đình mình ngoài khơi. Cuộc sống đang trôi qua từng ngày một cách yên ả và
tràn đầy niềm vui trên vùng biển này.
(Hình ảnh tư liệu)
Các thắng cảnh tự nhiên
02:36 04/09/2007

×