Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện an khánh thuộc xã an khánh, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.24 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o------

LƯU TRUNG LÂM
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH THUỘC
XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi Trường

Khóa

: 2013 – 2017

Thái nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------o0o------

LƯU TRUNG LÂM
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH THUỘC
XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K45 – KHMT – N04

Khoa

: Môi Trường

Khóa


: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Dương Minh Ngọc

Thái nguyên, năm 2017


Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường, cùng tất cả các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho
em những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để
em có thể hình dung được một cách khái quát những gì cần làm khi bước vào
thực tập cũng như áp dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập và
viết chuyên đề.
Đặc biệt, em xin cảm ơn ThS. Dương Minh Ngọc, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo
của cô giúp em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo, giúp em nhận ra sai sót cũng
như tìm ra hướng đi đúng khi em gặp khó khăn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến Công ty cổ phần EJC Bắc Giang đã cho
em có cơ hội thực tập tại công ty và xin cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị
trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên bài
báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lưu Trung Lâm



MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................3
1.4.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..............................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm chung ..............................................................................................4
2.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ..............................5
2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí .................................................................7
2.1.4. Các khí nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người .............................9
2.1.5. Tác hại của ô nhiễm không khí ........................................................................9
2.2. Cơ sở pháp lí của đề tài .................................................................................... 11
2.3 Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 12
2.3.1 Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới .................................................... 12
2.3.2 Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam................................................... 13
2.3.3 Tình hình ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên ............................................. 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20
3.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 20



3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.3.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ................................................ 20
3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện An
Khánh ....................................................................................................................... 20
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nhà máy tới đời sông, sức khỏe
của người dân ........................................................................................................... 20
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường của nhà máy ...... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................... 21
3.4.2. Phương pháp kế thừa..................................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn. ................................................................ 23
3.4.4. Phương pháp so sánh, tổng hợp và viết báo cáo. ......................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 24
4.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ................................................... 24
4.1.1.Vị trí địa lí ....................................................................................................... 24
4.1.2. Giới thiệu chung ............................................................................................ 25
4.1.3. Quá trình thành lập và phát triển................................................................... 25
4.1.4. Khái quát về công nghệ sản xuất của nhà máy ............................................ 27
4.2.Đánh giá hoạt động quản lý môi trýờng của nhŕ máy...................................... 28
4.2.1. Hoạt động phát sinh chất thải của nhà máy .................................................. 28
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện . 31
4.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện An Khánh.. 32
4.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực làm việc .. 32
4.3.2. Đánh giá thực trạng khí thải của nhà máy .................................................... 36
4.4. Đánh giá thực trạng môi trường không khí tại nhà máy bằng phương pháp
điều tra...................................................................................................................... 38


4.5 . Đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường của nhà máy ........ 39

4.5.1. Tăng cường công tác quản lý môi trường của nhà máy. ............................... 39
4.5.2. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán ......................................................... 39
4.5.3. Cải thiện điều kiện làm việc .......................................................................... 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 42
5.1. Kết luận............................................................................................................. 42
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhà máy nhiệt điện An Khánh I được Thủ tướng Chính phủ giao cho
Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư có công suất 120 MW
với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, triển khai tại địa bàn xã An Khánh, huyện
Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn điện khí nhân dân Trung Quốc làm
tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng). Sau 4 năm xây dựng, lắp đặt thiết bị (từ năm 2011), đến cuối năm
2014, Nhà máy đã tiến hành chạy thử và đến tháng 4-2015 đã phát điện
thương mại, hòa vào lưới điện Quốc gia. Dự án Nhà máy nhiệt điện An
Khánh I là nhà máy nhiệt điện mới, công suất lớn duy nhất trong 4 dự án
nhiệt điện do doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt làm chủ đầu tư hoàn thành đúng tiến độ trong 5 năm qua.
Nhà máy có vai trò ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái
Nguyên như : Cung cấp điện cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh
hoạt của tỉnh Thái Nguyên.Tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 450 lao
động địa phương.Nộp ngân sách cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng.Đồng thời,
việc khánh thành, đưa Nhà máy vào hoạt động còn góp phần thiết thực vào sự

nghiệp công nghiệp hóa và đảm bảo an ninh năng lượng của tỉnh và Quốc gia.
Đóng góp ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và giải
quyết việc làm cho người dân xung quanh, tuy nhiên hoạt đông của nhà máy
cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường không khí của nhà máy, xuất phát từ
thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm
khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của TS.Dương Minh Ngọc, em tiến hành nghiên cứu đề tài:


2

“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại Nhà máy nhiệt điện An
Khánh thuộc xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” .
1.2. Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua đề tài nghiên cứu phân tích và đánh giá được hiện trạng môi
trường không khí tại khu vực xung quanh và khu vực sản xuất của Nhà máy
nhiệt điện An Khánh, thuộc Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh, thuộc xã
An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được chất lượng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện
An Khánh.
- Xác định được nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động
sản xuất của nhà máy.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm tăng cường bảo vệ đối với môi
trường không khí cho nhà máy.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin, số liệu chính xác, trung thực,
khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và đại diện

cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN, QCVN.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện của khu vực nhà máy.


3

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu khai
thác và sản xuất khoáng sản nói chung và điện nói riêng nhằm mục đích phát
triển kinh tế xã hội.
+ Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan
tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực xung quanh
nhà máy.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường không
khí do các hoạt động sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không khí, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động.
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản
xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh, giảm
thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm chung
- Môi trường : Theo khoản 1 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2014”, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật” [2],
- Ô nhiễm môi trường : Theo khoản 6 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam năm 2014” : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[2]
- Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi
trường Việt Nam 2014” : “ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ
gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong
lành”.[2]
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 “Luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam 2014” : “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của
các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất
gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ
quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng
để bảo vệ môi trường.” .[2]
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 “Luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam năm 2014” : “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức
giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng


5

của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc
áp dụng để bảo vệ môi trường.” .[2]
2.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí
*Môi trường không khí : Môi trường không khí là lớp không khí bao
quanh trái đất.
* Ô nhiễm môi trường không khí: "Ô nhiễm không khí là sự có mặt
một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí,
làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa (do bụi)". [8].
Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần
cơ bản sau đây:
Nguồn ô nhiễm



Khí quyển



Nguồn tiếp nhận

- Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn ô
nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ thống
khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: Thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu
gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô
nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói,
thiết bị làm sạch khí thải.
- Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ
nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận.Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự
biến thiên nhiệt độ theo độ cao:

+ Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở
vĩ độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực.Tầng đối lưu hầu như hoàn
toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần
hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do
đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất.Từ đó phát sinh ra sự xáo


6

trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kkeos theo
là mây, mưa.Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình
khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m.
+ Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15km trên mặt đất, trong tầng bình
lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt
trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 00C ở độ
cao 55km.
+ Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 –
55km đến 85km.Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với
độ cao và đạt trị số gần -1000C.
+ Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí
loãng.Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ cao
700km.
Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy
ra trên tầng đối lưu do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán
chất ô nhiễm.Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt
độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn
định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của
con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng
khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công trình,
đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học hay

xảy ra các quá trěnh sa lắng khô, sa lắng ướt.Các chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra
từ nguồn có thể biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ cấp.Cuối cùng các chất ô
nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận.
- Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật…[9]


7

2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
2.1.3.1. Nguồn tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra : núi lửa, cháy rừng, các quá trình
phân hủy động, thực vật tự nhiên…tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn
gốc tự nhiên rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới
không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã
thích nghi các nguồn này :
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi được phun
lên rất cao và lan toả đi rất xa.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí [10].
2.1.3.2. Nguồn nhân tạo
- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp:Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất

của con người.Các quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí
đốt…..Đặc điểm của ô nhiễm từ công nghiệp có nồng độ chất độc cao, thường
tập trung trong một không gian nhất định. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ
và nhiên liệu sử dụng thig lượng chất độc hại và loại chất độc hạu sẽ khác
nhau.


8

- Từ giao thông vận tải: Ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông
vận tại là nguông gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đạc biệt là các khu đô
thị và khu đông dân cư.Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu của động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,….các bụi đất cá cuốn
theo trong quá trình di chuyển.Đặc điểm nổi bật của ô nhiễm không khí từ
hoạt động giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, di động, khả năng
khuếch tấn phụ thuộc vào phương tiên, nhiên liệu đốt, địa hình, …
- Từ sản xuất nông nghiệp: tự hoạt động thâm canh như sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng chăn nuoi
thủy hải sản…một phần cây trồng, vật nuôi hấp thụ, còn chất tồn dư sẽ phát
tán trong không khí, hoặc bị rủa trôi ngấm vào đất và lắng đọng lại ở môi
trường mương máng, sông ngòi.
- Từ sinh hoạt của các khu dân cư : Kết quả đo lường, phân tích cho thấy
các thành phố lớn với mật đô dân cư đông là những nơi có môi trường không
khí ô nhiễm nặng. Ngay cả khu vực nông thôn thì tình trạng ô nhiễm không
khí ở một số vùng cũng ở mức đáng báo động, với nồng độ bụi vượt xa so với
tiêu chuẩn cho phép. Bới những vùng này phải hứng chịu khí thải từ các làng
nghề, các cơ sở sẩn xuất. có một thực tế là các đơn vị sản xuất chưa đáp ứng
các yêu cầu về bảo vệ môi trường, mặc dù khi đi vào hoạt động đã phải cam
kết với chính quyền và người dân địa phương.
Nguồn ô nhiễm môi trường không khí do con người tạo ra như: Bếp đun

từ than, củi, dầu, khí đốt,… Tạo ra. Nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng có thế
gay ra ô nhiễm cục bộ trong một phòng nhỏ hay một ngôi nhà, gây hậu quả
lớn và lâu dài. Các chất ô nhiễm gồm bụi tro, CO, CO2, SO2, hơi dầu xăng,
khí đốt,….
Cống rãnh và môi trường nước mặt như: ao hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô
nhiễm cũng bốc hơi, khí độc, ở những khi dân cư, khu đô thị chưa thu gom,


9

xử lý chất thải thì sự thối dữa, phân hủy các chất hữu cơ, hoác chôn lấp không
đúng quy định là nguồn gáy ô nhiễm không khí. [10].
2.1.4. Các khí nhân tạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Khí NOx (các oxit nitơ): Với nồng độ từ 5 phần triệu đến 20 phần triệu
trong không khí, NO2 có thể gây tác động xấu đến phổi, tim, gan. Ở nồng độ
cao 1% trong không khí NO2 có thể gây chết người trong vài phút. NO2 cũng
góp phần gây bệnh hen, ung thư phổi và hỏng khí quản.
- Khí SO2 (lưuhuỳnh dioxit): có thể kết hợp với hơi nước trong không
khí để tạo thành H2SO4 và xâm nhập vào máu khi hít thở. SO2 làm giảm dự
trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin. Trong máu,
SO2 còn gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+
(hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu, làm giảm khả năng vận
chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.
- Khí CO (cacbonoxit): Khi hít phải CO sẽ đi vào máu chúng phản ứng
với Hemoglobin (có trong hồng cầu) khiến cho cơ thể bị ngạt do máu không
tải được ôxy. Khi hít phải CO2 sẽ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ở liều
lượng lớn hơn người hít phải CO bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh. Khi bị ôxy
hoá CO biến thành khí cacbonic (CO2). Khí CO2 cũng gây ngạt nhưng không
độc bằng CO. [7].
2.1.5. Tác hại của ô nhiễm không khí

Chất ô nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong không khí
trở thành nguồn gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.Bên cạnh đó
chúng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm hư
hỏng vật liệu và mĩ quan của các công trình kiến trúc.
2.1.5.1.Tác động đối với con người và động vật
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong
sạch của môi trường không khí xung quanh.Lượng không khí mà cơ thể cần


10

cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, nếu trong không khí có lẫn nhiều chất
độc hại thì qua hệ thống hô hấp những chất độc hại sẽ xâm nhập sâu vào cơ
thể gây ra một số bệnh nhự lao, suyễn, ho, ung thư phổi, dị ứng.v.v.Mặt khác
chúng có thể gây ra các bệnh về da, mắt, nguy hiểm nhất là gây ung thư, tác
động đến hệ thần kinh.Động vật cũng bị tác động bởi ô nhiễm không khí
nhưng bằng cách gián tiếp như ăn lá cây bị nhiễm độc hoặc trực tiếp qua
đường hô hấp. [7].
2.1.5.2.Tác động đối với thực vật
Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, các quá trình quang hợp, hô hấp,
thoát hơi nước của cây đều bị ảnh hưởng và biểu hiện bằng triệu trứng như
cây phát triển chậm, năng suất thấp, lá cháy, cây khô, tổn hại sắc tố làm lá bị
đổi màu do quá trình quang hợp và hô hấp bị hạn chế.
Cá biệt cũng có chất độc có tác động tốt đối với thực vật, làm tăng cường
sinh trưởng cây như là các chất phốt pho, nito là những chất dinh dưỡng tốt
cho các loại tảo phát triển. [7].
2.1.5.3.Tác động đối với vật liệu
Bụi trong không khí làm mài mòn các công trình, đặc biệt là các công
trình ở ngoài trời.Các khí axit kết hợp với nước thấm vào vật liệu làm ăn mòn
vật liệu, giảm tuổi thọ công trình…[7].

2.1.5.4.Tác động đối với môi trường
Các chất ô nhiễm không khí có thể di chuyển theo gió, mây từ vùng này
đến vùng khác do đó phạm vi gây hại rất rộng.Ngoài việc gây ra hiện tượng ô
nhiễm cục bộ ở từng địa phương thì ô nhiễm không khí còn gây nên một số
hiện tượng ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, lỗ
thủng tầng ozon…


11

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường rất to lớn, vì vậy xác
ðịnh vùng ô nhiễm từ ðó khoanh vùng ảnh hýởng ðể có những biệ pháp giảm
thiểu ô nhiễm, ngãn chặn tác hại ðối với môi trýờng là ðiều cần thiết. [7].
2.2. Cơ sở pháp lí của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường 2014, số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của
Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/1999 Quy
định việc thi hành Luật Tài nguyên nước và có hiệu lực thi hành từ ngày
15/1/2000..
- Nghị định 19/ 2015/ NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 179/2013/ NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị quyết của Bộ chính trị số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đát nước.
- Quyết định số 185/ QĐ- UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc ban hành “ Đề án bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 – 2020 và những năm tiếp theo” .
- Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên tuân theo Quyết định số
1593/2002/QĐUB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường


12

2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và làm đau
đầu các nhà lãnh đạo các nước trên toàn thế giới. Không khí càng bị ô nhiễm
số lượng người chết vì chúng càng nhiều.
Trong các nước bị ô nhiễm không khí thì Anh và Trung Quốc đang là 2
nước có nồng độ ô nhiễm cao nhất.
- Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì “màn mây khói độc” Mức độ ô
nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi
trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối
với dân chúng. Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí
(API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hoặc
tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ.“Chỉ số API hiện nay đang ở
mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay:
Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ
trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân
chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này.
Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được
khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được 7
khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có
chỉ số API hơn 200. Giới chức Hồng Kông thường đổ lỗi nguyên nhân khiến

bầu không khí ô nhiễm là do khí thải từ vành đai nhà máy ở miền nam Trung
Quốc đổ xuống biên giới bắc Hồng Kông. Nhưng một nghiên cứu của cơ
quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) cho hay khí thải trên đường
phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở
thành phố đông đúc.


13

- London (Anh) đang đứng đầu Châu Âu về ô nhiễm không khí.London
đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt
của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy
hiểm, vượt mức quy định của EU Một báo cáo mới đây của Ủy ban kiểm tra
môi trường thuộc Hạ viện Anh, cho thấy ô nhiễm không khí là một trong
những nguyên nhân dẫn tới cái chết của 50.000 người tại Anh mỗi năm. Một
nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy
chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người
tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm.
- Mascow (Nga) khói bui mịt mờ Tại Kremlin và nhà thờ St. Basil,
đường chân trời đã biến mất do khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ
đô Moscow, khiến nhiều trong 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt,
rát họng. Tổng thống Nga cùng các quan chức Y tế đã khuyến cáo người dân
trong thành phố nên ở trong nhà khi có thông tin về khói bụi từ hàng trăm
đám cháy rừng đã làm cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng hơn gấp 5
lần mức được cho là an toàn.
Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, con người sẽ chết dần chết mòn vì ô
nhiễm không khí. Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có
liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3
nạn nhân ở châu Á.
Riêng khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì

liên quan đến ô nhiễm không khí. Đây là những con số nói lên hậu quả mà ô
nhiễm không khí đang gây ra cho con người.
2.3.2 Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi
trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi
trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra


14

các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu
(hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng
mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không
khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu
càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
* Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí từ các khu, cụm công
nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động
(Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng
Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm
không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi
măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà
máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các
nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công
nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác.
Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động,
một số bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết
mòn" đối với làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít
khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những
làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng

nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô
nhiễm môi trường không khí.
* Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ
giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng
80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô
thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành


15

một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các
đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh
giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải
gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn
thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô
thị lớn. Ở Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông, ở
thành phố Hồ Chí Minh là 80 điểm. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô
nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với lúc bình thường. Ở
Việt Nam , khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số
lượng ôtô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng. Ô nhiễm khí CO
và hơi xăng dầu (HC) thường xảy ra ở các nút giao thông lớn, như là ngã tư
Cầu Giấy, ngã tư Kim Liên (Hà Nội), ngã tư Điện Biện Phủ - Đinh Tiên
Hoàng, vòng xoay Hàng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh), ngã tư Cầu Đất Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Hải Phòng),... Trước năm 2001 ở các nút giao
thông này còn bị ô nhiễm chì (Pb).
* Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,...
rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây
dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rõi vãi trong

quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi
trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong
không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới
10 - 20 lần.
* Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây
và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu


16

bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu
hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô
thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.Bếp gas gây ô
nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do
giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể, rất nhiều gia đình có mức thu nhập
thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi
gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ
nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than.
* Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi
trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn
và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.
Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản
xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho
phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn

hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá
trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi
thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.
Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần
Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở
các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.


17

Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây
Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng
Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ.
Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung
còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như
là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển
đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô
nhiễm bụi tương đối nặng.
2.3.3 Tình hình ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có các bước phát triển mạnh
mẽ trong nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống xã hội; Tuy nhiên, Thái
Nguyên đã và đang đứng trước các thách thức to lớn về vấn đề ô nhiễm môi
trường, với hàng loạt khu công nghiệp mọc lên như nấm sau mưa, kéo theo đó
môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điều này làm đau đầu các cơ
quan chức năng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Đề án bảo vệ
môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2021 vừa chính thức được Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua nhằm tập trung giải quyết triệt để các vấn đề
môi trường cấp bách trên địa bàn. Phấn đấu đến 2020 thành phố Thái Nguyên
có khoảng 90% rác thải sinh hoạt của thành phố và 70% rác thải sinh hoạt tại

các khu vực nội thị, thị xã, huyện được thu gom, xử lý thông cống , 100% các
khu, cụm công nghiệp thực hiện đầy đủ quy định bảo vệ môi trường; ngăn
ngừa, khắc phục ô nhiễm tại các khu tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật…
Đặc biệt, địa phương sẽ tiến hành xử lý 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các
khu, cụm công nghiệp; khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các khu vực khai
thác, chế biến khoáng sản, tập trung vào các khu xung quanh bãi thải và
moong khai thác lộ thiên…


18

Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 – 2021 được thông qua trong bối
cảnh ô nhiễm môi trường tại Thái Nguyên ngày càng gia tăng và khó kiểm soát,
tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng ngày càng phức tạp.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên
chủ yếu :
- Hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Hoạt động giao thông vận tải.
- Hoạt động dân sinh.
- Hoạt động xây dựng hạ tầng.
Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất thải
sinh hoạt nhưng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng lượng
chất thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50%. Kết quả
quan trắc môi trường hàng năm cho thấy: môi trường không khí đã bị ô nhiễm
cục bộ, nhất là tại các khu vực: Nhà máy xi măng Núi Voi, Nhà máy xi măng
Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ), Nhà máy xi măng La Hiên (huyện Võ Nhai)...
Đáng ngại hơn, xung quanh các khu mỏ khai thác than hàm lượng bụi đã vượt
quy chuẩn cho phép đến 5 lần. Cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, môi
trường đất tại các khu vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại

nặng rõ rệt, điển hình như đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm
lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần; tại Khu công nghiệp gang
thép Thái Nguyên hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt
46,6 lần... Đặc biệt tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu
khai thác theo phương thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu
đến môi trường, gây thất thoát tài nguyên như tại các điểm mỏ: than Làng
Cẩm, đôlômít Làng Lai, mỏ sắt Trại Cau... Nguy hại hơn, ở một số mỏ than
Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo
ra các moong khai thác sâu tới hơn 100 m so với mực nước biển và đổ thải


19

cao hơn 100 m so với mặt địa hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động
xấu đến hệ sinh thái khu vực, bồi lấp dòng chảy mặt, thậm chí gây mất nước,
sụt lún đất... Điều này sẽ phải được khắc phục trong thời gian sớm nhất, để
đảm bảo phát triển kinh té đi đôi với bảo vệ môi trường.
Tại các vùng đô thị trên địa bàn tỉnh, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là
bụi, tuy nhiên, chỉ xảy ra vấn đề ô nhiễm bụi tại một số vị trí. Mức ô nhiễm
được đánh giá là ô nhiễm nhẹ! Khu vực ô nhiễm lớn nhất là khu thành phố
Thái Nguyên.
Chất lượng không khí tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh còn tương đối
tốt. Tại một số khu vực gần khu khai thác khoáng sản (khai thác than) như xã Hà
Thượng; khu vực mỏ than Làng Cẩm không khí bị ô nhiễm bụi ở mức độ nhẹ.
Công tác quản lý môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
được thực hiện theo quy hoạch môi trường toàn tỉnh (đã được phê
duyệt).Trong những năm qua đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác
quản lý môi trường không khí: Đẩy mạnh chất lượng công tác thẩm định báo
cáo ĐTM các dự án đầu tư; Xây dựng đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường không khí ra xa khu dân cư, vào các khu cụm công nghiệp (đang xây

dựng đề án); Kiểm kê khí thải công nghiệp (số liệu chưa công bố chính thức);
Tăng cường công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường,...


×