Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ KHẮC PHỤC RỐI LOẠN SINH SẢN THƯỜNG XẢY RA TRÊN BÒ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.8 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

BÙI THỊ DIỄM HẰNG

ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ KHẮC PHỤC RỐI LOẠN SINH
SẢN THƯỜNG XẢY RA TRÊN BÒ SỮA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

BÙI THỊ DIỄM HẰNG

ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ KHẮC PHỤC RỐI LOẠN SINH
SẢN THƯỜNG XẢY RA TRÊN BÒ SỮA

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.6250

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học: TS. HOÀNG NGHĨA SƠN
Th.s. NGUYỄN VĂN PHÁT



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


ỨNG DỤNG KÍCH DỤC TỐ KHẮC PHỤC RỐI LOẠN SINH SẢN
THƯỜNG XẢY RA TRÊN BÒ SỮA
***************
BÙI THỊ DIỄM HẰNG

Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Trường Đại Học Nông Lâm tp.Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. VÕ THỊ TRÀ AN
Trường Đại Học Nông Lâm tp.Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1: PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN
Hội chăn nuôi Việt Nam
4. Phản biện 2: TS. CHUNG ANH DŨNG
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
5. Ủy viên:

TS. HOÀNG NGHĨA SƠN
Viện Sinh học nhiệt đới miền Nam


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
*********
Họ và tên: Bùi Thị Diễm Hằng
Ngày sinh: 31/01/1980
Nơi sinh: Tuyên Quang
Họ tên Cha: Bùi Ngọc Ban
Họ tên Mẹ: Đinh Thị Nga
Quá trình học tập
- Năm 1997: Tốt nghiệp trung học phổ thông chuyên ban Tân Trào, thị xã Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang.
- Năm 2002: Tốt nghiệp ngành Bác sĩ Thú y-trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà
Nội.
- Năm 2005: Học Cao học chuyên ngành Thú y-trường Đại học Nông Lâm tp.
HCM.
Tình trạng hôn nhân: kết hôn năm 2002
Họ và tên chồng: Dương Quốc Khánh, sinh năm: 1977
Họ và tên con:

Dương Tuệ Khanh, sinh năm: 2006
Dương Tú Khanh, sinh năm: 2009

Hiện đang công tác tại: Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW2
Địa chỉ liên lạc: 521/1 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, tp. HCM
Email:
Điện thoại: 0909054567



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là một phần công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Bùi Thị Diễm Hằng


LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và làm đề tài tốt nghiệp. Các thầy cô giáo trong khoa
CN-TY đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành thật là quý báu. Em
rất biết ơn BGH Trường ĐHNL tp. HCM, BCN Khoa CN-TY, các thầy cô giáo
đã hết lòng vì học trò của mình. Để có được thành công như ngày hôm nay, con
không thể quên công ơn cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng con, cho
con học tập nên người. Con cũng luôn ghi ơn ba chồng của con TS. Dương Đình
Long đã luôn động viên và góp phần giúp con hoàn thành luận văn. Tôi cũng
không quên gia đình nhỏ của tôi, người chồng và 2 cô con gái đã là chỗ dựa tinh
thần để tôi quyết tâm phấn đấu hoàn thành luận văn.
Em luôn biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Phát và chú Hoàng
Nghĩa Sơn đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa luận văn cho em để có được như
ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn PGS. TS Hoàng Kim Giao-giám đốc dự án, Dr. Raf
Somers-cố vấn trưởng dự án, Thạc sĩ Lưu Công Khánh-chuyên gia của dự án bò
sữa Việt – Bỉ, kỹ thuật viên Lê Đắc Khá, Nguyễn Văn Hiền và Phạm Ngọc Sơn
đã giúp tôi chẩn đoán, điều trị, phối giống bò sữa.
Chân thành cảm ơn những hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh và huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện thuận lợi và cung
cấp thông tin cho tôi để có cơ sở làm luận văn.

Trong quá trình học tập, tôi cũng được các anh chị em trong lớp Cao
học 2005 giúp đỡ, thương yêu tôi. Qua đây tôi cũng vô cùng biết ơn tập thể lớp
Cao học 2005.
Bùi Thị Diễm Hằng


TÓM TẮT
Đề tài “Ứng dụng kích dục tố khắc phục rối loạn sinh sản thường
xảy ra trên bò sữa” được thực hiện từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2008 tại
huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây. Đề tài bao
gồm điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản, các dạng bệnh rối loạn sinh sản,
chẩn đoán và ứng dụng kích dục tố để điều trị 3 bệnh: buồng trứng kém phát
triển, tồn hoàng thể, u nang buồng trứng. Kết quả thu được:
(1) Qua khảo sát 1.807 con bò sữa của 453 hộ tại huyện Tiên Du và
huyện Mỹ Đức, bệnh rối loạn sinh sản chiếm tỷ lệ 20,0%. Cụ thể, tỷ lệ bệnh ở
giống bò sữa HF thuần cao hơn các giống bò lai hướng sữa ½ HF, ¾ HF và 7/8
HF. Bệnh rối loạn sinh sản thể hiện chủ yếu ở 3 dạng: buồng trứng kém phát
triển (37,1%), tồn hoàng thể (33,03%), u nang buồng trứng (17%).
(2) Tỷ lệ động dục và phối giống đạt kết quả 100% sau khi áp dụng biện
pháp điều trị bằng kích dục tố GnRH, PMSG, hCG, PGF2α, vòng CIDR.
(3) Sau khi điều trị những bò có buồng trứng kém phát triển đã động
dục với tỷ lệ 100% và đậu thai 100% .
(4) Bệnh tồn hoàng thể ở những bò tồn hoàng thể ≤ 6 tháng cũng được
điều trị khỏi với tỷ lệ động dục 100% và đậu thai 100%. Ở những bò tồn hoàng
thể > 6 tháng, sau khi điều trị tỷ lệ động dục đạt 100% và tỷ lệ đậu thai là 93%
(5) Sau khi điều trị những bò có u nang buồng trứng, ở bò tơ và bò đẻ
1 lứa, tỷ lệ động dục 100% và tỷ lệ đậu thai đạt 100%. Với bò sinh sản > 2 lứa tỷ
lệ động dục 100%, tỷ lệ đậu thai đạt 94%.

SUMMARY

This thesis describes “using gonadotropin to improve the state of


reproductive disorders in dairy cows” which conducted from 01/2007 to 05/2008, at
Tien Du district of Bac Ninh provinces, and My Duc district of Ha Tay province.
The study investigated some parameters of reproductive physiology, some of the
reproductive disorders, diagnosing and using gonadotropin to treat three disorders:
underdeveloped ovary, remaining of corpus lutein, ovarian cyst. The result showed
that:
(1) Investigation on 1.807 dairy cows of 453 farmers in Tien Du district of
Bac Ninh province and My Đuc district, Ha Tay province, the rate of reproductive
disorders 20,0%. The frequency of disorder on HF dairy cows was higher than that
of ½ HF, ¾ HF and 7/8 HF cross breed. The reproductive disorders showed three
primary forms: underdeveloped ovary 37,1%; remaining of corpus lutein 33,03%;
and ovarian cyst 17%.
(2) The rate of estrus and pregnancy got to 100% after treatment by GnRH,
PMSG, hCG, PGF2α and CIDR…
(3) After treatment, the rate of estrus and pregnancy were 100% for
underdeveloped ovary.
(4) Dairy cows remaining corpus lutein for less 6 months had the rate of
estrus 100% after treatment and the rate of pregnancy 100%. For dairy cows that
had been remained corpus lutein for more 6 months, the rate of estrus 100% and the
rate of pregnancy 93%.
(5) Ovarian cyst in heifer and dairy cows of first parity had the rate of
pregnancy 100%... Dairy cowsof more 2 parities had the rate of pregnancy 94%.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- RLSS: rối loạn sinh sản
- ctv: cộng tác viên



- KDT: kích dục tố
- GnRH: gonadotropin releasing hormone
- FSH: follicule stimulating hormone
- LH: luteinizing stimulating hormone
- PMSG: pregnant mare serum gonadotropine
- hCG: human chorionic gonadotropine
- P4: progesterone
- PGF2α : prostaglandine
- Gona-estrol: gonadotropin và estradiol benzoate
- Vòng PRID: progesterone releasing intravaginal device
- Vòng CIDR: controlled internal drug releasing
- EIA: Enzyme Immuno Assay

MỤC LỤC


Chuẩn y ........................................................................................................................ i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ ii
Lời cam đoan .............................................................................................................. iii
Lời nói đầu ................................................................................................................. iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Summary .................................................................................................................... vi
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vii
Mục lục..................................................................................................................... viii
Danh sách các hình.................................................................................................... xii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1. 2. Mục tiêu .......................................................................................................... 2

1.3. Mục đích........................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái ............................................................... 3
2.1.1. Hoạt động của buồng trứng ....................................................................... 4
2.1.1.1. Trong thời kỳ phôi thai ...................................................................... 4
2.1.1.2. Thời kỳ tăng trưởng ........................................................................... 5
2.1.1.3. Thời kỳ sinh sản ................................................................................. 5
2.1.2. Chu kỳ động dục ....................................................................................... 8
2.1.3. Cơ chế điều hòa quá trình sinh sản ......................................................... 11
2.2. Sự thụ tinh và phát triển của thai bò .............................................................. 13
2.2.1. Sự thụ tinh ............................................................................................... 13
2.2.2. Sự phát triển của phôi thai ...................................................................... 13
2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ................................... 14
2.3.1. Yếu tố di truyền....................................................................................... 14
2.3.2. Nuôi dưỡng ............................................................................................. 14
2.3.3. Chăm sóc quản lý .................................................................................... 15


2.3.4. Khí hậu .................................................................................................... 15
2.3.5. Bệnh tật ................................................................................................... 16
2.4.Các dạng cơ bản của rối loạn sinh sản ............................................................ 17
2.5. Kích dục tố và ứng dụng trong lâm sàng thú y .............................................. 19
2.5.1. Đặc tính sinh học của kích dục tố ........................................................... 20
2.5.2. Các chế phẩm sinh học của kích dục tố ................................................. 20
2.5.2.1. GnRH (gonadotropin releasing hormone) ....................................... 20
2.5.2.2. FSH (follicule stimulating hormone) và LH (luteinizing stimulating
hormone) ....................................................................................................... 20
2.5.2.3. PMSG (pregnant mare serum gonadotropine) ................................. 20
2.5.2.4. hCG .................................................................................................. 21
2.5.2.5.Progesterone ...................................................................................... 21

2.5.2.6. Prostaglandin (PGF2α) ...................................................................... 22
2.5.2.7. Gona-estrol ....................................................................................... 23
2.6. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới .............................................. 24
2.6.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 24
2.6.2. Nghiên cứu trên thế giới.......................................................................... 25
2.7. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Bắc Ninh và Hà Tây (cũ) ........................ 25
2.7.1. Tình hình chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh ......................................................... 25
2.7.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây.............................................. 26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 28
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................. 28
3.1.1. Địa điểm thực hiện. ................................................................................. 28
3.1.2. Thời gian thực hiện ................................................................................. 28
3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.3. Phương pháp tiến hành .................................................................................. 28
3.3.1. Điều tra tần suất rối loạn sinh sản ........................................................... 28
3.3.2. Ứng dụng phác đồ điều trị....................................................................... 28
3.3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 28


3.3.3.2. Thiết bị và vật liệu ........................................................................... 29
3.3.3.3 Những phác đồ dùng trong điều trị rối loạn sinh sản ........................ 30
3.3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................... 33
3.3.3.5. Phương pháp theo dõi đánh giá ........................................................ 33
3.4. Một số công thức tính toán............................................................................. 33
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 34
4.1. Kết quả điều tra tình hình sinh sản của đàn bò sữa tại 2 huyện Tiên Du (Bắc
Ninh) và Mỹ Đức (Hà Tây) ................................................................................... 34
4.1.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò sữa .................................................. 34
4.1.2. Tần suất của các dạng rối loạn sinh sản .................................................. 36

4.2. Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển .................................................. 39
4.2.1. Đối với bò cái tơ ...................................................................................... 39
4.2.2 Với bò cái đã sinh sản .............................................................................. 40
4.2.3. Thảo luận về buồng trứng kém phát triển ............................................... 42
4.3 Tồn hoàng thể ở bò sữa ................................................................................... 43
4.3.1 Hiện trạng và thiệt hại .............................................................................. 43
4.3.2 Chẩn đoán................................................................................................. 44
4.3.3 Điều trị ..................................................................................................... 46
4.4 U nang buồng trứng ........................................................................................ 49
4.4.1 Nhóm bò tơ và bò đẻ một lứa (nhóm a) ................................................... 50
4.4.2 Nhóm bò đã đẻ ≥ 2 lứa (nhóm b) ............................................................ 51
4.4.3 Thảo luận về u nang buồng trứng ............................................................ 52
4.5 Kết quả về các chỉ tiêu theo dõi động dục ...................................................... 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 56
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 58


DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1 Sự phát triển của nang noãn ..................................................................... 6
Hình 2.2 Các đợt phát triển sóng nang .................................................................. 8
Hình 2.3 Động thái của lượng estrogen (E2) và progesterone (P4) ......................... 9
Hình 2.4 Mối quan hệ giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục.............. 11
Hình 2. 5 U nang buồng trứng trên bò ................................................................... 18
Hình 2.6 Tồn hoàng thể trên bò ............................................................................. 19
Hình 2.7 Vòng PRID ............................................................................................ 21
Hình 2.8 Vòng CIDR ............................................................................................ 22

Hình 2.9 Cấu tạo hoá học của một số prostaglandin ............................................. 22
Hình 2.10 Máy siêu âm ......................................................................................... 29
Hình 4.1 Tồn hoàng thể ở bò ................................................................................. 45
Hình 4.2 U nang noãn ........................................................................................... 53

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số yêu cầu về chỉ tiêu sinh sản............................................................ 3


Bảng 2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản bò cái ................................................................ 4
Bảng 2.3 Diễn biến của các giai đoạn trong chu kỳ động dục ở bò........................ 10
Bảng 2.4 Thiệt hại về tài chính và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (USD) ................... 25
Bảng 3.1 Số con điều trị buồng trứng kém phát triển ............................................. 30
Bảng 3.2 Số con điều trị tồn hoàng thể ................................................................... 31
Bảng 3.3 Số con điều trị u nang buồng trứng .......................................................... 32
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của bò sữa.......................................................... 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ bị rối loạn sinh sản theo giống bò ................................................... 36
Bảng 4.3 Kết quả điều tra một số bệnh sinh sản ở đàn bò sữa ............................... 37
Bảng 4.4 Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển trên bò tơ ¾ HF ................. 39
Bảng 4.5 Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển trên bò cái tơ 7/8 HF.......... 40
Bảng 4.6 Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển trên bò ¾ HF và 7/8 HF đẻ
lứa 1 .......................................................................................................................... 41
Bảng 4.7 Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển trên bò ¾ HF và 7/8 HF đẻ
lứa 2 .......................................................................................................................... 41
Bảng 4.8 Kết quả điều trị buồng trứng kém phát triển trên bò ¾ HF và 7/8 HF đẻ
3 lứa trở lên .............................................................................................................. 42
Bảng 4.9 Chênh lệch giữa khám trực tràng và kỹ thuật EIA.................................... 44
Bảng 4.10 So sánh tỷ lệ sai khác giữa 2 phương pháp ............................................ 46
Bàng 4.11 Kết quả điều trị bệnh tồn hoàng thể ≤ 6 tháng sau đẻ ở bò ¾ HF ........... 47
Bàng 4.12 Kết quả điều trị bệnh tồn hoàng thể ≤ 6 tháng sau đẻ trên bò7/8 HF ..... 47

Bảng 4.13 Kết quả điều trị ở bò ¾ HF tồn hoàng thể > 6 tháng sau đẻ ................... 48
Bảng 4.14 Kết quả điều trị ở bò 7/8 HF tồn hoàng thể > 6 tháng sau đẻ ................ 49
Bảng 4.15 Kết quả điều trị u nang buồng trứng ở bò ¾ HF tơ và đẻ một lứa ......... 50
Bảng 4.16 Kết quả điều trị u nang buồng trứng ở bò 7/8 HF tơ và đẻ một lứa ........ 51
Bảng 4.17 Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng ở bò ¾ HF đẻ ≥ 2 lứa .......... 51
Bảng 4.18 Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng ở bò 7/8 HF .......................... 52


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta trong thời gian qua đã có sự phát triển
mạnh mẽ về số lượng. Tổng đàn bò sữa trên cả nước có 102.909 con. Theo quyết
đinh số 167/2001/QĐ – TTg của Chính Phủ (26/10/2001), kế hoạch đến năm 2010
tổng đàn bò sữa đạt 200.000 con sản xuất được 350.000 tấn sữa (Tổng cục thống
kê, 2007). Đàn bò sữa đã được phát triển mạnh mẽ ở tp. Hồ Chí Minh, Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Định…, và đã đem lại một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, do đang chú tâm về số lượng mà chất lượng của đàn bò khá biến
động, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và thú y chưa đạt yêu cầu cộng thêm sự biến
động của thị trường đã làm cho sự phát triển của ngành bò sữa gặp rất nhiều khó
khăn, một số địa phương chăn nuôi bò sữa bị phá sản, điển hình là tỉnh Tuyên
Quang. Một trong những yếu tố kỹ thuật làm giảm năng suất và chất lượng của đàn
bò là các bệnh về sản khoa ở bò cái, đặc biệt là hội chứng kém sinh sản như chậm
động dục lại sau khi sinh, vô sinh... Qua một số tài liệu và tìm hiểu thực tế, tỷ lệ
này thường là 15-30%, cá biệt có thể khoảng 40-60%, trong nhiều trường hợp đã
dẫn tới sự thất bại của các trại này. Tại trại bò An Phú thuộc Công ty Bò sữa tp. Hồ
Chí Minh năm 2003, tỷ lệ bệnh liên quan đến buồng trứng là 20%. Sau khi đẻ bò
sữa còn lên giống chậm với tỷ lệ cao khoảng 55,5% (Nguyễn Văn Tìm và ctv,
1999).
Để giải quyết tình trạng trên, biện pháp cơ bản từ trước đến nay là sử dụng các

chất kích dục tố để trợ giúp noãn thành thục và xuất noãn. Cụ thể là tiêm kích dục


tố như progesterone, prostaglandin F2α, hCG, GnRH hoặc sử dụng huyết thanh
ngựa chửa (PMSG). Tuy nhiên, kết quả thực tế vẫn chưa cao. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu đã sản xuất một loại dụng cụ đặt âm đạo có tính năng phóng thích
chậm và kéo dài các loại kích dục tố cần thiết nhằm phù hợp với quá trình phát
triển noãn được hoàn chỉnh so với cách tiêm trước đây, như: PRID, Cue – Mate,
CIDR… đều có chung nguyên tắc áp dụng kể trên.
Sử dụng kích dục tố trong bệnh sản khoa là một trong những yêu cầu góp phần
khắc phục tình trạng chậm sinh, gây động dục sớm sau khi đẻ, gây động dục đồng
loạt, gây siêu bài noãn... Đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu giải quyết vấn
đề này và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả còn khá biến
động, do điều kiện chăn nuôi và bệnh lý khác nhau trên từng cá thể.
Ứng dụng kích dục tố được thực hiện tại 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Bắc Ninh vì
đây là 2 tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi giáp với Hà Nội thuận tiện đi lại. Hai tỉnh này
có số lượng bò sữa nhập về từ Úc khá nhiều nên dự án Việt-Bỉ đã triển khai tại 2
tỉnh trên.
Do thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành “Ứng dụng kích dục tố khắc phục
rối loạn sinh sản thường xảy ra trên bò sữa” với mong muốn góp phần thiết
thực đưa lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao, giảm thấp sự tổn hại kinh tế cho ngành
chăn nuôi bò sữa.
1. 2. Mục tiêu
Tìm hiểu các dạng bệnh của hội chứng rối loạn sinh sản và ứng dụng một số
phác đồ kích dục tố (KDT) điều trị thích hợp.
1.3. Mục đích
Góp phần chẩn đoán, điều trị bằng tổ hợp kích dục tố đối với một số bệnh sinh
sản trên bò sữa được nuôi tại huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh và huyện Mỹ Đức tỉnh
Hà Tây.



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
Hoạt động sinh sản của bò cái cũng như gia súc khác được bắt đầu từ sau khi
thành thục về tính cho đến khi sắp già. Trong giai đoạn sinh sản, hoạt động mang
tính chất chu kỳ gồm chu kỳ tính (chu kỳ động dục) và chu kỳ sinh đẻ.
Chu kỳ tính là cơ sở cho chu kỳ sinh đẻ. Chính hoạt động chu kỳ của con cái
thể hiện hoạt động chu kỳ của buồng trứng (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002). Hoạt
động chu kỳ của buồng trứng chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thống điều hoà thần
kinh thể dịch.
Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1996), đặc điểm sinh lý
sinh sản bò cái được ghi ở bảng 2.1a dưới đây.
Bảng 2.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản bò cái

Chỉ tiêu

Trung bình

Phạm vi

Tuổi động dục lần đầu (tháng)

15

12-24

Tuổi phối giống lứa đầu (tháng)

20


15-30

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)

36

30 - 42

Chu kỳ động dục (ngày)

21

17 - 24

Thời gian động dục (giờ)

30

18 - 36

Thời gian chịu đực (giờ)

15

12 - 18

Động dục lại sau đẻ (ngày)

90 - 120


30 - 180

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)

420 - 450

400 - 540


Theo tài liệu “Quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa” của Dự án bò sữa
Việt – Bỉ 2008. Một số yêu cầu về chỉ tiêu sinh sản thể hiện ở bảng 2.1b.
Bảng 2.2 Một số yêu cầu về chỉ tiêu sinh sản
Chỉ tiêu

Đơn vị



Giới

tưởng

hạn

Cá thể
- Tuổi đẻ lứa đầu

Tháng


<24

<30

- Khoảng cách hai lứa đẻ

Tháng

<12

<14

- Động dục lại sau khi đẻ

Ngày

<40

<60

- Sồ lần phối giống có chửa

Lần

<1,7

<2,5

- Khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc thụ thai


ngày

<85

<140

- Khoảng cách 2 lứa đẻ trung bình

Tháng

<12

<14

- Động dục lại sau khi đẻ

Ngày

<40

<60

- Phối giống lại sau khi đẻ

Ngày

<45

<60


%

≥90

<90

Lần

<1,7

<2,5

- Tỷ lệ bò tơ phối giống có chửa lần 1

%

>60

<60

- Tỷ lệ bò cái phối giống có chửa lần 1

%

>50

<40

- Tỷ lệ bò cái phải phối giống lần 3


%

<10

<10

Chỉ tiêu đàn

- Bò động dục lại trong vòng 60 ngày sau
đẻ
- Số lần phối giống có chửa

2.1.1. Hoạt động của buồng trứng
2.1.1.1. Trong thời kỳ phôi thai
Ở giai đoạn phân hoá tuyến sinh dục, sự gián phân tiến hành rất mạnh trong các
tế bào noãn nguyên sơ (noãn nguyên bào). Sự phân chia tế bào với cường độ cao
này làm tăng số lượng noãn nguyên bào và thông thường kết thúc trước khi sinh.
Theo dẫn liệu Dương Đình Long (1995), khi còn ở trong bào thai, nếu là con cái


thì đã có hàng trăm ngàn noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào bao gồm một (thỉnh
thoảng có hai) tế bào noãn, được bao bọc bằng một lớp tế bào biểu mô nang noãn.
2.1.1.2. Thời kỳ tăng trưởng
Sau khi thú được sinh ra các noãn nguyên bào tăng về khối lượng. Tuy nhiên
số lượng sẽ giảm đi khoảng 10 lần và tiếp tục giảm cho tới khi thành thục về tính.
Theo (Echternkmp, 1976; dẫn liệu Lưu Công Khánh, 2000), ở con người số
nang noãn từ hàng triệu giảm xuống còn 200.000 – 300.000 và đến tuổi dậy thì còn
20.000 – 30.000 noãn nguyên bào. Kết quả nghiên cứu của Hofbiger (1947) cho
thấy bê cái 3 tháng tuổi có 75.000 đến 100.000 noãn nguyên bào, bê cái ở giai đoạn
1 đến 3 tháng tuổi có 21.000 noãn nguyên bào và khi bò đã già cũng còn khoảng

2.500 tế bào noãn. Spicer và Echrern (1986) cho rằng buồng trứng bò ở giai đoạn
trưởng thành chứa hơn 70.000 noãn nguyên bào có thể phát triển thành noãn để thụ
tinh và tạo phôi.
Sự giảm các nang noãn là do chúng bị thoái biến ở trong buồng trứng, chỉ còn
lại một phần nhỏ số lượng nang noãn được phát triển. Buồng trứng không có khả
năng tạo noãn bào mới, khác với dịch hoàn có khả năng sinh tinh trùng mới.
2.1.1.3. Thời kỳ sinh sản
Ở thời kỳ này nang noãn sơ cấp lớn lên và bắt đầu tích tụ nhiều chất noãn hoàng
để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển thành nang thứ cấp. Nang
noãn thứ cấp trải qua quá trình thành thục cuối cùng và hình thành nang noãn chín.
Trong thời kỳ sinh sản, hoạt động của buồng trứng là phát triển tế bào noãn và
sản sinh ra kích dục tố điều khiển sinh dục. Trong từng thời điểm, buồng trứng có
thể có một trong hai pha đó là pha nang noãn và pha hoàng thể. Hai pha này của
buồng trứng xen kẽ lẫn nhau và là nguồn gốc gây ra hoạt động chu kỳ ở bò cái.
+ Pha nang noãn
Sự phát triển nang noãn xảy ra dưới tác động của FSH và LH từ thuỳ trước
tuyến yên. Nang noãn nguyên sơ có đường kính 0,05 mm đến khi trở thành nang
de Graff có đường kính 12 – 13mm. Nang noãn cũng trải qua quá trình thành thục
của tế bào chất, tổng hợp protein và cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.


Để đạt tới giai đoạn nang noãn trưởng thành sẽ có một loạt hiện tượng xảy ra:
- Sự chiêu mộ các nang noãn: mỗi chu kỳ có khoảng 20 nang noãn nguyên sơ
được huy động phát triển.
- Sự chọn lọc nang noãn: trong một loạt nang noãn phát triển thì chỉ có một
nang noãn được chọn lọc tiếp tục qua giai đoạn vượt trội để trở thành nang noãn
trưởng thành (trước xuất noãn).
- Sự xuất noãn: nang noãn sẽ vỡ ra phóng thích noãn di chuyển vào vòi trứng
để gặp tinh trùng.
- Sự thoái hóa các nang noãn.

Trong mỗi chu kỳ động dục ở bò thường có một nang noãn phát triển thành
nang De Graff, đó là nang trội nhất trong chu kỳ (John và ctv, 1999). Nang De
Graff là một nang có hốc (nang rỗng), cấu trúc của một nang noãn trước khi xuất
noãn (nang De Graff ) gồm các phần sau:
- Tế bào vỏ ngoài: được cấu tạo bởi các sợi liên kết, có vai trò bao bọc.
- Tế bào vỏ trong: có nhiều mạch máu, tiết testosterone để tế bào hạt sản xuất
estrogen .
- Hệ thống lưới mao mạch.
- Các lớp tế bào hạt: có 10-15 lớp tế bào hạt.
- Khoang chứa dịch nang.
- Noãn có chứa vật chất di truyền.
- Các tế bào hạt bao quanh noãn.


Hình 2.1 Sự phát triển của nang noãn
(Nguồn: cycle.jbg)
Pha nang noãn còn có một hoạt động quan trọng là tiết estrogen. Estrogen là
chất gây động dục, có ba loại estrogen gồm: estradiol, estrone, estriol. Trong đó
estradiol có hoạt tính mạnh nhất gấp 8-10 lần so với estrone, còn estriol không có
tác dụng rõ nét lên bản năng sinh dục.
Trong chu kỳ, estrogen có hai đỉnh cao: một là trước ngày giải phóng noãn do
sự tăng tiết cực đại của nang noãn chín. Người ta còn thấy rằng sự tăng này của
estrogen đã làm tăng sự nhạy cảm của tuyến yên đối với GnRH nên đã kích thích
tuyến yên tiết mạnh mẽ LH, tạo nên đỉnh cao vào trước ngày xuất noãn. Đỉnh cao
thứ hai là sau khi xuất noãn, estrogen lên cao trở lại làm dày lớp màng lót tử cung
để chuẩn bị cho noãn thụ tinh.
Những năm trước đây, một số nhà khoa học đã đề cập đến các đợt sóng nang
(follicular wave) trong chu kỳ động dục của bò cái. (Rajakoski, 1960) sóng nang là
sự phát triển đồng loạt của một số nang noãn ở cùng một thời gian. Các công trình
nghiên cứu sự phát triển của buồng trứng bằng phương pháp nội soi và siêu âm

được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có
2-3 đợt sóng nang phát triển. Đợt một diễn ra ngay sau khi xuất noãn, vào ngày thứ
3-10 của chu kỳ, đợt 2 vào ngày 11-17, và đợt 3 vào ngày 18-20. Mỗi đợt sóng


nang có thể huy động 15 nang kích thước từ 5-7 mm phát triển, sau này có một
nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế). Kích thước của nang
khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt 12-15 mm và các đỉnh kích thước nang tương
ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 12, 21 (Savio và ctv, 1988; Lussier và ctv, 1988;
Ginther và Kastelic, 1989; Knof và Kastelic 1989; Amstrong, 1993; Goodman và
Hogden, 1993; Dalin, 1998).
Đặc điểm quan trọng của các đợt phát triển sóng nang là sự phát triển có tính
tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn
phát triển, các nang còn lại bị kìm hãm. Tuy vậy, khi hoàng thể còn tồn tại, nang
khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá. Vào đợt cuối cùng, khi hoàng thể không còn
thì nang khống chế mới phát triển thuần thục và phóng noãn mới xảy ra. Đây cũng
là lý do giải thích tại sao mỗi chu kỳ động dục của bò chỉ có một noãn xuất (cá biệt
có 2). Do đặc điểm này các đợt nang phát triển còn được gọi là sóng phát triển
(Ireland,1987; Fortune và cộng sự 1988). Riêng nang khống chế có thể phát triển
nhanh sau ngày thứ 18 của chu kỳ, tốc độ nang phát triển ở thời điểm này có thể
đạt 1,6 mm/ngày (Fortune và cộng sự, 1988; Savio và cộng sự, 1988).

Hình 2.2 Các đợt phát triển sóng nang
(Nguồn: wave.jbg)
+ Pha hoàng thể


Sau khi xuất noãn và dịch nang chảy ra thì nang de Graaf xẹp xuống, đường
kính thu lại chỉ còn một nửa nên tạo thành các nếp nhăn trên vách nang ăn sâu vào
trong, thu hẹp xoang nang noãn. Trong nang có chứa một ít dịch thể và một ít máu.

Dịch và máu đông lại tạo thành hồng thể (thể xuất huyết). Các nếp nhăn gồm nhiều
tế bào vỏ nang ăn sâu vào trong và có các tế bào hạt bao bọc. Trong tế bào chất của
chúng tích tụ lipid và sắc tố. Lúc này thể xuất huyết trở thành hoàng thể, là nơi tạo
ra progesterone. Trong vài ngày, hoàng thể tiếp tục lớn và lồi hẳn lên trên mặt
buồng trứng. Nếu con vật không có thai thì hoàng thể nhanh đạt tới tối đa rồi suy
thoái, teo đi thành thể trắng rồi mất hẳn. Nếu con vật có thai thì hoàng thể tồn tại
trong thời gian mang thai. Hoàng thể có chức năng sinh lý quan trọng là tiết kích
dục tố progesterone.
2.1.2. Chu kỳ động dục
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên
tục có tính chất chu kỳ. Theo Nguyễn Thanh Dương và Hoàng Kim Giao (1997),
chu kỳ tính khác nhau ở các loài gia súc. Ở bò chu kỳ động dục thường là 21 ngày,
dao động từ 15-27 ngày.

Hình 2.3 Động thái của lượng estrogen (E2) và progesterone (P4)
(Nguồn: Mugerwa, 1989)
Chu kỳ động dục thường chia làm 4 thời kỳ: trước động dục, động dục, sau
động dục, nghỉ ngơi.


Thời kỳ động dục là cao điểm của chu kỳ động dục lúc đó con vật chấp nhận
giao phối. Thời kỳ trước động dục là pha chuẩn bị. Còn thời kỳ sau động dục là sự
tắt dần của động dục. Ba thời kỳ này hợp lại là thời gian động dục của con cái. Nếu
noãn không được thụ tinh thì sau một thời gian nghỉ (trên lâm sàng) thì lại bước
vào chu kỳ động dục mới.


×