BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕÕÕ
BÙI THỊ HƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHUYẾN NÔNG CỦA
CÁC NHÓM NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 01 năm 2009
1
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕÕÕ
BÙI THỊ HƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHUYẾN NÔNG CỦA
CÁC NHÓM NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN ĐẮC DÂN
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 01 năm 2009
2
NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHUYẾN NÔNG CỦA
CÁC NHÓM NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
BÙI THỊ HƯƠNG THẢO
Hội đồng chấm luận văn:
1.
Chủ tịch:
TS. Đặng Minh Phương
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM
2.
Thư ký:
TS. Lê Cao Thanh
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
3.
Phản biện 1:
TS. Nguyễn Tấn Khuyên
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
4.
Phản biện 2:
TS. Nguyễn Văn Ngãi
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM
5.
Ủy viên:
T.S Trần Đắc Dân
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên, Bùi Thị Hương Thảo, sinh năm 1982 tại huyện Tân Uyên tỉnh Bình
Dương. Con Ông Bùi Văn Quen và Bà Nguyễn Thị Hiền.
Năm 2000: Tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông
Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Năm 2004: Tốt nghiệp đại học ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông,
hệ chính qui, tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Từ năm 2005 đến nay: Làm việc tại Trung tâm Khuyến nông Bình Dương.
Chức vụ hiện nay, Phó phòng Kế hoạch Tài chính, Trung tâm Khuyến nông Bình
Dương.
Tháng 5 năm 2006: tôi theo học cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chưa kết hôn.
Địa chỉ liên lạc: Phòng Kế hoạch Tài chính, Trung tâm Khuyến nông Bình
Dương.
Điện thoại: (0650) 3.897 643 hoặc 0918.451.422
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Bùi Thị Hương Thảo
iii
CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ, những người đã có
công sinh thành, dìu dắt và dạy dỗ, là chỗ dựa về mọi mặt và là động lực cho con
trong cuộc sống, để con được lớn lên, được phấn đấu, được trưởng thành và đạt
được các kết quả như ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn Thầy Trần Đắc Dân, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là quí thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy truyền đạt kiến thức và chia sẻ nhiều kinh nghiệm sống quí báu.
Ban giám đốc, cùng toàn thể cán bộ viên chức Trung tâm Khuyến nông Bình
Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Các bạn đã động viên, khuyến khích và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình công tác, quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Sau cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả bà con nông dân trên các địa bàn
nghiên cứu đã giúp đỡ và cung cấp những thông tin quý báu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2008.
Học viên
Bùi Thị Hương Thảo
iv
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu khuyến nông của các nhóm nông hộ trên địa bàn
tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại tỉnh Bình Dương từ tháng 11 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2008.
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp điều tra chọn mẫu trên 3
nhóm hộ; nhóm hộ trồng rau, nhóm hộ chăn nuôi heo và nhóm hộ trồng cao su.
Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Khẳng định được hoạt động khuyến nông có ý nghĩa trong việc tăng thu
nhập nông nghiệp của các hộ ở Bình Dương, cụ thể các hộ tham gia thêm 1 lớp tập
huấn giúp cải thiện thu nhập lên 0,124%, tham gia thêm 1 lớp hội thảo giúp cải
thiện thu nhập lên 0,045%, đọc tài liệu khuyến nông giúp thu nhập tăng lên 0,115%
và có mối quan hệ thường xuyên chia sẻ thông tin với cán bộ khuyến nông giúp thu
nhập tăng thêm 0,053% đây là những thông số được kiểm định là có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Đối với các mô hình trình diễn kỹ thuật chưa thuyết phục được người dân do
chưa có sự khác biệt giữa mô hình trình diễn khuyến nông so với mô hình sản xuất
đại trà của người dân, quá trình chọn điểm và triển khai thực hiện mô hình chưa đạt
các yêu cầu đề ra. Sự hài lòng và chất lượng các mô hình trình diễn được đánh giá ở
mức trung bình đến khá. Những hộ có diện tích sản xuất lớn, tổng vốn đầu tư lớn,
số heo giống nhiều, chủ hộ là nữ, có thu nhập nông nghiệp từ kỳ kinh doanh trước
nhiều sẽ có mức sẵn lòng trả cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cao hơn. Và
các yếu tố khác như trình độ, kinh nghiệm, tuổi của chủ hộ lại tương quan âm với
mức sẵn lòng trả cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp.
Đối với các lớp tập huấn khuyến nông, nhóm hộ trồng rau mong được chia
sẻ các kinh nghiệm sản xuất trong các lớp tập huấn; đối với nhóm hộ nuôi heo,
mong nhận được các tài liệu kỹ thuật và được giải đáp các thắc mắc, các hạn chế
trong quá trình sản xuất của họ; nhóm hộ trồng cao su kỳ vọng rất nhiều đối với các
lớp tập huấn, cả việc nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm lẫn được nhận các
v
thông tin dự báo thị trường. Việc đánh giá sự hài lòng và chất lượng các lớp tập
huấn được tổng kết với điểm bình quân là tương đối khá, hạn chế nhất và việc ứng
dụng các kiến thức mới này vào thực tế sản xuất. Đối với mức sẵn lòng trả cho lớp
tập huấn, sau khi phân tích hồi qui chúng ta có kết quả là diện tích sản xuất, trình độ
chủ hộ có tương quan dương với mức sẵn lòng trả, giới tính chủ hộ có tương quan
âm với mức sẵn lòng trả.
vi
ABSTRACT
Thesis “Researching demand for Extension of the Groups of farming
households in Binh Duong Province”, has been done in Binh Duong Province from
November 2007 to December 2008.
The samples divided into three groups: planting vegetables, pig husbandry
and planting rubber tree.
The results from researching such as:
Affirming that the activitied of agricultural extension had the signification of
statistical to increase income of agricultural households in Binh Duong province.
Particulary, extension perfomance to help improve income to 0.124%, attending one
extension training course to help improve income to 0.045%, reading
documentation extension helps increase income and 0.115% and knowing the
extension officers who could help the famer in problem to help increase income
0.053%, the number the test is meaningful in terms of statistics.
In term of extension perfomance, the farmer need more diffirent and better
than their normal production. Farmer appraicing quality of extension perfomance
was mean to moderately good. The farmer had more areas of production, more
capital investment, more Animal kept for breeding purposes, woman householder
made the more willing to pay for agricultural technical support service.
In term of extension training course, the groups of planting vegetables need
sharing the experience; the groups pig husbandry need the document and answered
questions; the groups of planting rubber tree need sharing the experience and had
the market information. The appraicing quality of extension trainnig course was
moderately good. And areas of production and standard of householder had positive
correlation with the willing to pay for extension training course, the man
householder made the more willing to pay for agricultural extension training course.
vii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Trang chuẩn y.......................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân .......................................................................................................ii
Lời cam đoan........................................................................................................ iii
Cảm tạ ................................................................................................................... iv
Tóm tắt ................................................................................................................... v
Mục lục............................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................. xiii
Danh sách các bảng ............................................................................................. xiv
Danh sách các hình ............................................................................................xvii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5 Thu thập và xử lý số liệu .................................................................................. 4
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................. 6
2.1 Tổng quan về khuyến nông ........................................................................... 6
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khuyến nông ............................................... 6
2.1.1.1 Khuyến nông trên thế giới ......................................................................... 6
2.1.1.2 Khuyến nông ở châu Á .............................................................................. 7
2.1.1.3 Khuyến nông ở Việt Nam .......................................................................... 8
2.1.2 Vai trò của Khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp............................. 11
viii
2.1.3 Một số nghiên cứu về khuyến nông và nghiên cứu về nhu cầu nông dân .... 11
2.2 Tổng quan địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................................... 15
2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 15
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 17
2.3. Những thời cơ và thách thức đối với quá trình phát triển nông
nghiệp của Bình Dương ..................................................................................... 17
2.3.1 Thời cơ ........................................................................................................ 17
2.3.2 Thách thức ................................................................................................... 18
2.4 Sơ lược về hệ thống Khuyến nông Bình Dương ........................................ 19
2.4.1 Quá trình hình thành ................................................................................... 19
2.4.2 Tổ chức bộ máy........................................................................................... 19
Chương 3 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20
3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 20
3.1.1 Cơ sở lý luận về Khuyến nông .................................................................... 20
3.1.2 Nhu cầu – nhu cầu khuyến nông ................................................................. 21
3.1.2.1 Nhu cầu .................................................................................................... 21
3.1.2.2 Nhu cầu khuyến nông .............................................................................. 22
3.1.3. Sự hài lòng ................................................................................................. 23
3.1.3.1.Chất lượng dịch vụ và cách đánh giá ....................................................... 23
3.1.3.2 Mô hình khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ ..................... 24
3.1.3.3 Thang đo servqual và servrerf.................................................................. 26
3.1.3.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng...................................... 27
3.1.4 Mức sẵn lòng trả ........................................................................................ 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27
3.2.1 Phương pháp mô tả ..................................................................................... 27
3.2.2 Phương pháp lịch sử ................................................................................... 28
3.2.3 Phương pháp tương quan ............................................................................ 28
ix
3.2.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến
nông đến thu nhập của hộ .................................................................................... 28
3.2.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng
đối với các mô hình trình diễn khuyến nông ....................................................... 30
3.2.3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng
trả cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp ........................................................ 31
3.2.3.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của các lớp tập huấn khuyến nông ....................................................................... 32
3.2.3.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng
trả việc tham gia lớp tập huấn khuyến nông ........................................................ 32
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 33
3.4.1 Thu thập số liệu ........................................................................................... 33
3.4.2 Xử lý số liệu ................................................................................................ 33
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 34
4.1 Đặc trưng của mẫu điều tra ....................................................................... 34
4.1.1 Thông tin về kinh tế xã hội của hộ điều tra................................................. 34
4.1.2 Các nguồn lực sản xuất nông nghiệp của các hộ ........................................ 38
4.1.3 Tình hình thu nhập của hộ điều tra ............................................................. 40
4.2. Sự tác động của khuyến nông đến thu nhập nông nghiệp của các hộ.... 42
4.2.1 Mức độ tham gia khuyến nông của các nhóm nông hộ trên địa bàn .......... 42
4.2.2 Tác động của khuyến nông đến thu nhập của từng nhóm nông hộ ............ 44
4.2.2.1 Phương pháp phân tích yếu tố kiến thức nông nghiệp ............................ 44
4.2.2.2. Phân tích tác động của kiến thức nông nghiệp đến thu nhập ................. 45
4.2.2.3 Phân tích tác động của các hoạt động khuyến nông đến thu nhập của hộ .... 49
4.3 Nghiên cứu nhu cầu của khuyến nông đối với các nhóm nông hộ .......... 50
4.3.1 Phân tích sự tự đánh giá của nông dân về trình độ sản xuất của họ ........... 51
4.3.2 Phân tích các phản ứng của nông dân trong từng giai đoạn sản xuất ......... 55
4.3.2.1 Thẩm định các yếu tố người nông dân lo ngại khi quyết định đầu tư ..... 55
x
4.3.2.2 Thẩm định các nguồn thông tin người nông dân tham khảo khi chọn
các yếu tố đầu vào ................................................................................................ 56
4.3.2.3 Thẩm định các nguồn thông tin người nông dân tham khảo trong các
quyết định về thời điểm và phương pháp sử dụng vật tư đầu vào ....................... 58
4.3.2.4 Thẩm định các nguồn thông tin người nông dân tham khảo trong các
quyết định về thời điểm sử dụng các loại dược phẩm, thuốc BVTV, thuốc tăng
trưởng ............................................................................................................................... 61
4.3.2.5 Thẩm định các địa chỉ nông dân thường liên hệ khi sản xuất gặp rủi ro ...... 63
4.3.2.6 Thẩm định các kênh thông tin người sản xuất tiếp cận để xác định
nhu cầu của thị trường.......................................................................................... 66
4.3.2.7 Thẩm định các kênh thông tin người sản xuất tiếp cận để hiểu về qui
trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ............................ 69
4.3.2.8 Thẩm định các mức độ phản ứng của nông dân đối với sản xuất nông
nghiệp hợp đồng ................................................................................................... 71
4.3.2.9 Thẩm định các yếu tố nông dân kỳ vọng khi tham gia vào các tổ,
nhóm, CLB sản xuất nông nghiệp ở địa phương ................................................. 75
4.4. Phân tích nhận định, mức độ hài lòng và mức sẵn trả đối với từng
hoạt động khuyến nông...................................................................................... 77
4.4.1 Mô hình trình diễn....................................................................................... 77
4.4.1.1 Thống kê sự tham gia các mô hình trình diễn khuyến nông ................... 78
4.4.1.2 Các động lực và nguyện vọng để nông dân tham gia các mô hình
trình diễn khuyến nông ........................................................................................ 79
4.4.1.3 Đánh giá sự hài lòng đối với mô hình trình diễn khuyến nông .............. 81
4.4.1.4 Mức sẵn lòng trả đối với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong khuyến nông....... 86
4.4.2. Tập huấn ..................................................................................................... 87
4.4.2.1 Thống kê sự tham gia các lớp tập huấn khuyến nông .............................. 87
4.4.2.2 Các động lực và nguyện vọng để nông dân tham gia các lớp tập huấn
khuyến nông ......................................................................................................... 87
4.4.2.3 Đánh giá sự hài lòng đối với các lớp tập huấn khuyến nông ................... 89
xi
4.4.2.4 Mức sẵn lòng trả đối với các lớp tập huấn ............................................... 92
4.4.3 Hội thảo ............................................................................................................. 94
4.4.3.1 Thống kê sự tham gia các lớp hội thảo .......................................................... 94
4.4.3.2 Các động lực và nguyện vọng để nông dân tham gia các lớp hội thảo ......... 95
4.4.3.3 Đánh giá của người tham dự đối với các lớp hội thảo................................... 96
4.4.4 Tham quan mô hình ................................................................................... 97
4.4.4.1 Thống kê sự tham gia các chuyển tham quan mô hình khuyến nông ...... 98
4.4.4.2 Các động lực và nguyện vọng nông dân tham gia mô hình khuyến nông ......... 98
4.4.4.3 Đánh giá của người tham dự đối với chất lượng các chuyến tham
quan mô hình khuyến nông ................................................................................ 100
4.5 Thống kê mức sẵn lòng trả đối với một số dịch vụ khác nếu đáp ứng
được các nhu cầu của nông dân. ..................................................................... 100
4.6 Xác định các thuận lợi và khó khăn của hoạt động khuyến nông
trong việc đáp ứng nhu cầu của các nhóm hộ trong sản xuất nông nghiệp 101
4.6.1 Thuận lợi ................................................................................................... 102
4.6.2 Khó khăn ................................................................................................... 103
4.7 Các giải pháp và lộ trình điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của các
nhóm hộ đối với khuyến nông ......................................................................... 105
4.7.1 Về nội dung và tiến trình tổ chức các hoạt động khuyến nông................. 105
4.7.2 Về bộ máy tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách điều chỉnh hoạt
động, chính sách hỗ trợ cán bộ........................................................................... 105
Chương 5: KẾ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 106
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 106
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 110
PHỤ LỤC
xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
VSATTP:
Vệ sinh an toàn thực phẩm
CLB:
Câu lạc bộ
HTX:
Hợp tác xã
TTKN:
Trung tâm Khuyến nông
BVTV:
Bảo vệ thực vật
CBKT:
Cán bộ kỹ thuật
GDP:
Gross Domestic Premium (tổng thu nhập quốc dân)
xiii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số hộ điều tra trên các huyện ........................................................................... 5
Bảng 4.1: Thông tin về chủ hộ điều tra và qui mô hộ .................................................... 35
Bảng 4.2: Tình hình chung của hộ điều tra..................................................................... 38
Bảng 4.3: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra trong 1 năm .................................... 40
Bảng 4.4: Thống kê mức độ tham gia khuyến nông và trình độ sản xuất của chủ hộ ...... 43
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố kiến thức nông nghiệp (sắp xếp theo hệ
số tải nhân tố) .................................................................................................................. 45
Bảng 4.6: Ước lượng tham số mô hình thu nhập............................................................ 46
Bảng 4.7: Tác động của các hoạt động khuyến nông đến thu nhập nông nghiệp của hộ ..... 49
Bảng 4.8: Kết quả thống kê tự đánh giá chung khả năng của các hộ trong các khâu
của quá trình sản xuất nông nghiệp ................................................................................. 52
Bảng 4.9: Thống kê các thông tin người sản xuất không yên tâm nhất khi ra quyết định
và lập kế hoạch sản xuất ......................................................................................................... 56
Bảng 4.10: Thống kê các căn cứ người sản xuất áp dụng khi quyết định chọn các
loại giống, vật tư trong sản xuất nông nghiệp ................................................................. 57
Bảng 4.11: Các căn cứ để quyết định sử dụng liều lượng vật tư đầu vào ...................... 59
Bảng 4.12: Các căn cứ người sản xuất áp dụng khi quyết định cách thức và thời
điểm sử dụng vật tư đầu vào ........................................................................................... 62
Bảng 4.13: Các phương pháp xử lý và địa chỉ thường liên hệ khi sản xuất gặp rủi ro ...... 64
Bảng 4.14: Các nguồn gốc thông tin thị trường người sản xuất tham khảo chính
trong quá trình sản xuất ................................................................................................... 67
Bảng 4.15: Nguồn gốc thông tin về qui trình sản xuất nông sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn .... 70
Bảng 4.16: Qui ước các mức độ ràng buộc và các khả năng đáp ứng của hộ khi sản
xuất theo hợp đồng bao tiêu đầu ra ................................................................................. 72
Bảng 4.17: Các ưu điểm khi tham gia vào các tổ, nhóm sản xuất .................................. 76
Bảng 4.18: Thống kê số lần tham gia các mô hình khuyến nông của các nhóm hộ....... 78
xiv
Bảng 4.19: Các nguyện vọng và động lực để nông dân tham gia trình diễn mô hình
khuyến nông .................................................................................................................... 79
Bảng 4.20: Thống kê mô tả sự hài lòng mô hình khuyến nông ...................................... 81
Bảng 4.21: Thống kê mô tả chất lượng mô hình khuyến nông ...................................... 82
Bảng 4.22: Hệ số Cronbach alpha của chất lượng các mô hình trình diễn khuyến nông....... 83
Bảng 4.23: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng mô hình khuyến
nông (sắp xếp theo hệ số tải nhân tố) .............................................................................. 84
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định tương quan các nhân tố tác động đến sự hài lòng mô
hình khuyến nông. ........................................................................................................... 85
Bảng 4.25: Thông số thống kê hồi qui của các biến nhân tố chất lượng mô hình
khuyến nông tác động đến sự hài lòng mô hình khuyến nông ........................................ 85
Bảng 4.26: Ước lượng tham số mô hình các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả
cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.............................................................................................. 86
Bảng 4.27: Thống kê số lần tham gia các lớp tập huấn của các nhóm hộ ...................... 87
Bảng 4.28: Thống kê các nguyện vọng người dân tham gia các lớp tập huấn khuyến
nông ................................................................................................................................. 88
Bảng 4.29: Thống kê mô tả các biến chất lượng lớp tập huấn ..................................................... 89
Bảng 4.30: Hệ số Cronbach alpha của chất lượng các lớp tập huấn khuyến nông ........ 90
Bảng 4.31: Hệ số Cronbach alpha của sự hài lòng các lớp tập huấn khuyến nông ........ 90
Bảng 4.32: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng lớp tập huấn
khuyến nông (sắp xếp theo hệ số tải nhân tố) ................................................................. 91
Bảng 4.33: Hệ số hồi qui các của các nhân tố tác động đến sự hài lòng của nông dân
đối với các lớp tập huấn khuyến nông ............................................................................ 92
Bảng 4.34: Ước lượng tham số mô hình tác của các yếu tố đến mức sẵn lòng trả cho
dịch vụ tập huấn .............................................................................................................. 92
Bảng 4.35: Thống kê số lần tham gia các lớp hội thảo của các nhóm hộ ...................... 95
Bảng 4.36: Thống kê các nguyện vọng người dân tham gia các lớp hội thảo khuyến nông .... 96
Bảng 4.37: Thống kê mô tả các biến chất lượng và hài lòng đối với các lớp hội thảo....... 97
Bảng 4.38: Thống kê số lần tham gia các chuyến tham quan của các nhóm hộ ............ 98
xv
Bảng 4.39: Thống kê các nguyện vọng người dân tham gia các chuyến tham quan mô
hình khuyến nông ............................................................................................................. 99
Bảng 4.40: Thống kê mô tả các biến chất lượng và hài lòng đối với các chuyến tham
quan ............................................................................................................................................ 100
Bảng 4.41: Thống kê mức sẵn lòng trả một số dịch vụ khuyến nông .......................... 101
xvi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống Khuyến nông Việt Nam ........................................... 10
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương.............................................................. 16
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông Bình Dương ..... 19
Hình 3.1: Mô hình các khoảng cách trong chất lượng dịch vụ ...................................... 25
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn gốc đất sản xuất nông nghiệp của các hộ ................................ 39
Hình 4.2: Tỉ lệ vay vốn và cơ cấu sử dụng vốn vay của các hộ ..................................... 39
Hình 4.3: Biểu đồ tỉ lệ đáp ứng các mức độ ràng buộc trong sản xuất hợp đồng .......... 73
xvii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng với
hơn 73% dân số sống ở nông thôn và trên 54% lao động tham gia trực tiếp sản xuất,
giá trị sản lượng đóng góp 20,36 % vào GDP, với tổng giá trị sản lượng trong năm
2006 là 198.311 tỷ đồng và mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nền kinh tế nước ta.
Cụ thể trong năm 2006 giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông - thủy sản chiếm
21,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu trên 8
710 triệu USD. Nhưng trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế có nhiều biến động và
người sản xuất trở nên hoang mang trước những thay đổi nhanh chống của khoa học
kỹ thuật và công cụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trước biến động của giá cả vật tư
đầu vào, trước sức ép cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hóa nước ngoài, áp
lực sản xuất theo công nghệ cao để đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm
bảo ổn định đầu vào, đầu ra. Và quan trọng đặc biệt là Việt Nam gia nhập vào Tổ
chức Thương mại thế giới, nông sản phải trở thành hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế
và phải cạnh tranh rất gay gắt ngay ở thị trường nội địa…. Trước tình hình biến
động đó, những người sản xuất nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, một
trong những công cụ quan trọng là thông qua tổ chức khuyến nông.
Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng,
đòi hỏi người nông dân phải có kỹ năng cao hơn. Và như vậy nhu cầu về khuyến
nông đang tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, công tác khuyến nông
hiện tại không thể đáp ứng một cách có hiệu quả với nhu cầu gia tăng đó. Có nhiều
lý do cho vấn đề hạn chế này, ví dụ trên 45% cán bộ khuyến nông thiếu kỹ năng
chuyên môn và hạn chế về trình độ về kỹ thuật, một phần là do họ không được đào
tạo bài bản, mặt khác là do họ không có cơ hội để cập nhật và nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công tác khuyến nông sử dụng phương pháp áp đặt từ trên
xuống, thiếu sự quan tâm đến nhu cầu và đòi hỏi bức xúc của người dân. Kết quả là
khuyến nông không thể đáp ứng được nhu cầu của người nông dân, những thông tin
và kỹ thuật mới không phù hợp, không đến được những người nông dân nghèo.
Bình Dương là một tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng,
từ một tỉnh nghèo với tỷ trọng GDP chủ yếu từ đóng góp của nông nghiệp (nông
nghiệp chiếm 26,2 % GDP trong năm 1996), trong một thời gian ngắn trở thành tỉnh có
tỷ trọng công nghiệp cao nhất cả nước (năm 2006 công nghiệp chiếm 64% GDP của
tỉnh). Áp lực thay đổi định hướng trong sản xuất nông nghiệp trở nên cấp thiết.
Xác định được nhiệm vụ mới trong hoạt động nghiệp vụ của mình, tổ chức
hoạt động Khuyến nông phải được thay đổi. Cũng như người nông dân, cán bộ
khuyến nông phải học để sống và làm việc trong bối cảnh của sự thay đổi về nông
nghiệp và kinh tế xã hội. Phải định hướng và tổ chức hoạt động của mình không chỉ
theo những chủ trương chính sách nhà nước, không chỉ theo định hướng hàng hóa
trên thị trường một cách chung chung mà còn phải nắm bắt được tình hình sản xuất
của nông dân, nắm bắt từng nhu cầu cũng như vướng mắc cụ thể của họ trong quá
trình sản xuất để hỗ trợ họ một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên mỗi nhóm nông hộ sản xuất nông nghiệp khác nhau, với đối tượng
sản xuất khác nhau, qui mô, trình độ sản xuất khác nhau sẽ có những yêu cầu khác
nhau. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu khuyến nông của các nhóm đối tượng khác nhau
trong sản xuất nông nghiệp, để có thể nắm bắt và thích ứng, tăng hiệu quả hoạt động
của mình, góp phần hỗ trợ nông dân tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
Từ những nhu cầu nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nhu
cầu khuyến nông của các nhóm nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các nhu cầu đối với hoạt động khuyến nông của các nhóm nông
hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Nghiên cứu tác động của hoạt động khuyến nông đến thu nhập của các nhóm
nông hộ.
2. Nghiên cứu nhu cầu của các nhóm nông hộ đối với hoạt động khuyến nông
thông qua nhận định và mức sẵn lòng trả của họ đối với hoạt động khuyến
nông thời gian qua.
3. Đề xuất những chính sách cho hoạt động khuyến nông trong thời gian tới.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, đề tài được sử dụng phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp hồi quy để thể hiện mức độ tham gia khuyến nông của các
nhóm nông hộ và sự tác động của khuyến nông đến thu nhập của từng nhóm nông
hộ như thế nào. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tổng hợp nên
các nhân tố hình thành nên kiến thức nông nghiệp của từng nhóm nông hộ.
Với mục tiêu thứ hai, đề tài được sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
phân tích nhận định của các nhóm nông hộ về hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
Dùng phương pháp phân tích nhân tố để làm thang đo chất lượng của các mô hình
dịch vụ khuyến nông. Đồng thời phương pháp hồi quy để đánh giá mức sẵn lòng trả
của các nhóm nông hộ cho các dịch vụ hỗ trợ của khuyến nông.
Từ các kết luận và nhận định kết quả 2 mục tiêu trên, tác giả sẽ đề nghị các
giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động khuyến nông trong thời gian tới hoàn
thành mục tiêu thứ 3 của đề tài.
3
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Các địa bàn nghiên cứu là các vùng sản xuất chuyên canh và tập trung cho
các đối tượng sản xuất tiêu biểu như: địa bàn huyện Thuận An và Thị xã Thủ Dầu
Một, chủ yếu chọn các vùng sản xuất rau, vùng nông nghiệp ven đô; các huyện Tân
Uyên và Bến Cát ở khu vực phía nam, tiếp giáp Thị xã Thủ Dầu Một và Thuận An,
tập trung nghiên cứu các vùng chuyên canh cây rau, các huyện phía Bắc là các hộ
chuyên chăn nuôi và trồng cây cao su; trên địa bàn huyện Bến Cát và Phú Giáo
nghiên cứu chủ yếu trên đối tượng cây cao su, chăn nuôi trang trại qui mô lớn và
một số hộ sản xuất rau ở quanh các vùng thị trấn của huyện, trên điạ bàn huyện Dầu
Tiếng chủ yếu nghiên cứu trên đối tượng các hộ trồng cao su.
1.5 Thu thập và xử lý số liệu
Các tài liệu, số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan về tình hình nông
nghiệp, nông thôn, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương có liên quan đến
nội dung nghiên cứu được chúng tôi thu thập tại Sở Nông nghiệp & PTNT Bình
Dương, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương, Cục Thống kê Bình Dương, các trạm
Khuyến nông huyện và phòng Kinh tế huyện.
Dữ liệu thu thập được bao gồm các thông tin về hoạt động sản xuất nông
nghiệp chung của tỉnh Bình Dương, định hướng phát triển trong thời gian tới, kết
quả hoạt động khuyến nông Bình Dương từ 1993 đến 2007. Các báo cáo tổng kết
hoạt động năm 2007 của các cơ quan ban ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nông
nghiệp, nông thôn và nông dân trong tỉnh Bình Dương.
Các tài liệu, số liệu của những nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài
được thu thập chủ yếu trên sách báo, tạp chí và internet.
Việc xác định số mẫu điều tra được thực hiện theo các chỉ tiêu: hình thức sản
xuất nhóm trồng rau, nhóm chăn nuôi heo và nhóm trồng cao su, sự tiếp cận với
khuyến nông theo các mức độ khác nhau. Danh sách các hộ theo tiêu chí trên được
thu thập và xác định thông qua hội nông dân các địa bàn đã định trước, các trạm
khuyến nông ở địa bàn huyện. Số lượng các nhóm hộ được định trước khoảng 30 hộ
4
cho mỗi nhóm, đồng thời do tính thuận tiện mở rộng đối tượng điều tra thêm một số
hộ sản xuất khác, sản xuất hỗn hợp,… để có cái nhìn tổng quan và bổ sung các nhận
định về khuyến nông một cách đa chiều hơn, khách quan và tổng quát hơn.
Do đó, danh sách các hộ điều tra được chia thành 3 nhóm chính, nhóm trồng
rau, nhóm chăn nuôi heo, nhóm trồng cây cao su.
Bảng 1.1: Số hộ điều tra trên các huyện
ĐVT: hộ
Hình thức sản xuất
Tên huyện
Trồng Nuôi Trồng
Tổng
rau
heo
cao su
cộng
Thị xã TDM
6
1
1
8
Thuận An
5
2
0
7
Bến Cát
9
6
10
25
Dầu Tiếng
0
3
6
9
Phú Gíao
3
6
16
25
Tân Uyên
13
12
2
27
Tổng cộng
36
30
35
101
Nguồn: Điều tra + tính toán
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0, Eviews 3.0.
5
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Khuyến nông
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khuyến nông
2.1.1.1 Khuyến nông trên thế giới
Khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng, thế kỷ 14, khi khoa học bắt đầu
ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
Năm 1661, giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về “sự tiến bộ
của nghề nông”. Sau đó, các chương trình giảng dạy trong các trường nông nghiệp
đã đổi mới mang tính chất thực nghiệm và ứng dụng rõ rệt.
Năm 1773, tổ chức hiệp hội “tăng cường hiểu biết về nông nghiệp” đầu tiên
được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức năm 1764, ở Nga năm 1765,… những hiệp
hội này đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển khuyến nông sau này.
Năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Pastalozzi thấy rằng muốn mở
mang nhanh nền nông nghiệp, giúp người nông dân nghèo cải thiện được cuộc sống
trở nên giàu có thì phải đào tạo được con em họ có trình độ học vấn và nắm bắt
được tiến bộ kỹ thuật, biết làm được một số công việc như dệt vải, cày bừa,…
Trường Đại học Nông nghiệp được thành lập sớm nhất ở Châu Âu là Zarvas
năm 1779 và Georgicon năm 1797 thuộc Hungari. Và sau này những trường này
đều là những trường nông nhgiệp kiểu mẫu ở Châu Âu.
Năm 1880 đã có trên 200 tác giả viết về “Kết quả thực nghiệm nông nghiệp
và phát triển nông nghiệp”.
Năm 1806, ông Philip Emanel người Thụy Sĩ đã tự bỏ tiền ra xây dựng 2
trường nông nghiệp thực hành tại Hofwyl, đã ảnh hưởng rất lớn đối với nội dung và
phương pháp giáo dục, đào tạo cán bộ nông nghiệp ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.