BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************
ĐẶNG THỊ NHA
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT, KHẢ
NĂNG TỒN TRỮ HẠT GIỐNG BẮP LAI LVN10 TRỒNG Ở
BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 8/2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************
ĐẶNG THỊ NHA
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT, KHẢ
NĂNG TỒN TRỮ HẠT GIỐNG BẮP LAI LVN10 TRỒNG Ở
BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Trồng Trọt
Mã số : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học :
PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2009
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT, KHẢ
NĂNG TỒN TRỮ HẠT GIỐNG BẮP LAI LVN10 TRỒNG Ở
BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ NHA
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch :
GS - TS MAI VĂN QUYỀN
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
2. Thư ký :
TS. VÕ THÁI DÂN
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
3. Phản biện 1 : PGS – TS. PHAN THANH KIẾM
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
4. Phản biện 2 : TS. TRẦN KIM ĐỊNH
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
5. Ủy viên :
PGS – TS. LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là : Đặng thị Nha, sinh ngày 09 tháng 9 năm 1974, tại thị xã Bến Tre Tỉnh Bến Tre. Con Ông Đặng Văn Vọng và bà Nguyễn Thị Huệ.
Tốt nghiệp Tú tài : tại trường Trung học phổ thông Bán Công Mỏ Cày, tỉnh
Bến Tre vào năm 1992.
Tốt nghiệp Đại học : Ngành Nông Học, hệ chính qui tại Trường Đại Học Nông
lâm Tp. Hồ Chí Minh năm 1997.
Sau đó làm việc tại : Bộ môn Thuỷ Nông, Khoa Nông Học, Trường Đại Học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Tháng 10 năm 2006 theo học Cao học ngành Trồng Trọt tại Đại học Nông
Lâm, Tp. Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình : Đã có chồng.
Họ và Tên chồng: Nguyễn Hữu Quảng sinh ngày 03 tháng 4 năm 1973 tại
Quảng Ngãi, hiện công tác tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam,
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Hồ Chí Minh
Họ và Tên con: Nguyễn Minh Đức sinh ngày 21 tháng 8 năm 2003 tại TP. Hồ
Chí Minh. Hiện đang đi học mẫu giáo tại trường Mầm Non Bàu Cát phường 14, quận
Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc : 314, chung cư Thanh Niên, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp.
Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0913.978.405 – 08.38.494.825
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên
Đặng Thị Nha
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Lê Quang Hưng, khoa Nông Học trường Đại Học
Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Quí thầy cô phòng Sau Đại Học, giảng viên khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian theo học ở trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học này.
Quí thầy cô bộ môn Thuỷ Nông, khoa Nông Học đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi đi học và hoàn thành luận văn này.
Anh Ân, anh Thiện, chị Lan, chị Hằng hiện công tác tại Công Ty Cổ Phần
Giống Cây Trồng Miền Nam; Anh chị Hai, anh Tùng ở Bình Chánh TP. Hồ Chí
Minh; Chị Rịnh, anh Định, anh Mạnh hiện công tác tại viện Khoa Học Kỹ Thuật
Nông Nghiệp Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi
trong hoàn thành thí nghiệm.
Lòng biết ơn của con kính gửi đến Ba, Mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên
con trong suốt thời gian học tập và làm việc.
Tp. HCM, ngày 19/5/ 2009
Đặng Thị Nha
iv
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của lượng đạm lên năng suất, khả năng tồn trữ hạt giống
bắp lai LVN10 trồng ở Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm
xác định liều lượng đạm cần bón trong việc sản xuất giống bắp lai LVN10 để đạt
được năng suất cao, nhưng vẫn đảm bảo được sức sống của hạt lâu dài.
Đề tài được nghiên cứu ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong
vụ Đông Xuân năm 2007. Hai thí nghiệm được bố trí giống nhau, bao gồm 7 mức
phân đạm khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với
3 lần lặp. Ngoài ra, các thí nghiệm trong phòng so sánh về các chỉ số nảy mầm và
sức sống của hạt cũng được bố trí dựa theo 7 mức phân. Mô hình toán của Cerrato
và Blackmer (1990) được sử dụng để tính các chỉ số cường lực, sức sống của hạt.
Chương trình xử lý thống kê Excel, MSTATC và MINITAB dùng để phân
tích và so sánh các số liệu thu thập được ngoài đồng và cả trong phòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức bón 120 kgN/ha cho năng suất cao
khác biệt so với nghiệm thức đối chứng 0 N, các chỉ số về nảy mầm và sức sống của
hạt đều thể hiện tốt cho sản xuất.
v
ABSTRACT
Thesis “The effect of different N fertilizer doses on yield in Binh Chanh, Ho
Chi Minh City and seed storage of hybrid maize LVN10.”
The two experiments were conducted in Binh Chanh, Ho Chi Minh City in
winter-spring season in 2007 with Randomized Complete Block Design 7
treatments of nitrogen fertilizer doses and 3 replications. MSTATC and MINITAB
softwares were used for data analysis.
The results showed that treatment of 120 kg N/ha got high yield significant
different to the other treatments. All indices of seed germination and viability were
accepted for corn production.
vi
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y----------------------------------------------------------------------- i
Lý lịch cá nhân---------------------------------------------------------------------Lời cam đoan ---------------------------------------------------------------------
iii
Lời cảm ơn -------------------------------------------------------------------------- iv
Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------ v
Mục lục ------------------------------------------------------------------------------ vii
Danh sách chữ viết tắt ------------------------------------------------------------- x
Danh sách các bảng ---------------------------------------------------------------- xi
Danh sách các hình ---------------------------------------------------------------- xiii
1. GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ------------------------------------------------------ 1
1.2.1 Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------------
1
1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu --------------------------------------------------------- 1
1.2.3 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ---------------------------------------
2
2. TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------------ 3
2.1 Bắp lai -------------------------------------------------------------------------- 3
2.2 Ảnh hưởng của phân đạm đến cây trồng ----------------------------------- 6
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tồn trữ hạt
8
2.4 Nghiên cứu trong nước và ngòai nước-------------------------------------
9
2.4.1 Nghiên cứu trong nước
-------------------------------------------------- 9
2.4.2 Nghiên cứu ngòai nước----------------------------------------------------
10
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------- 14
vii
3.1 Nội dung nghiên cứu --------------------------------------------------------- 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------
15
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ---------------------------------------------------------
15
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm -------------------------------------------- 17
4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ----------------------------------------------------
23
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của lượng đạm đến năng suất, khả năng
tồn trữ hạt giống bắp lai LVN10 tại ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình
Chánh, TP.HCM-------------------------------------------------------------------- 23
4.1.1 Điều kiện đất đai và khí hậu tại khu thí nghiệm
23
4.1.2 Ảnh hưởng của đạm đến thời gian các giai đọan sinh trưởng
của bắp bố mẹ giống LVN10 ----------------------------------------------------
25
4.1.3 Ảnh hưởng của đạm đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây ------
26
4.1.4 Ảnh hưởng của đạm đến trọng lượng tươi và chất khô của bắp mẹ
giống LVN10 ----------------------------------------------------------------------- 27
4.1.5 Ảnh hưởng của đạm đến hàm lượng protein trong hạt bắp lai F1
LVN10 ------------------------------------------------------------------------------
28
4.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất --------------------------
30
4.1.7 Ảnh hưởng của đạm đến sức sống của hạt -----------------------------
33
4.1.8 Tương quan giữa đạm và các chỉ tiêu nông học của bắp lai F1 ---
38
4.1.9 Hiệu quả kinh tế ------------------------------------------------------------- 41
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm đến năng suất,
khả năng tồn trữ hạt giống bắp lai LVN10 tại ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, huyện
Bình Chánh, TP.HCM-------------------------------------------------------------
43
4.2.1 Ảnh hưởng của đạm đến thời gian các giai đọan sinh trưởng
của bắp bố mẹ giống LVN10-----------------------------------------------------
44
4.2.2 Ảnh hưởng của đạm đến chiều cao đóng bắp và chiều cao cây của
bắp mẹ giống LVN10 ------------------------------------------------------------4.2.3 Ảnh hưởng của đạm đến trọng lượng tươi và chất khô của bắp mẹ
viii
45
giống LVN10 ----------------------------------------------------------------------- 46
4.2.4 Ảnh hưởng của đạm đến hàm lượng protein trong hạt bắp lai F1
LVN10 ------------------------------------------------------------------------------
47
4.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ---------------------------- 48
4.2.6 Ảnh hưởng của đạm đến cường lực của hạt ----------------------------- 49
4.2.7 Tương quan giữa đạm và các chỉ tiêu nông học của bắp, sức sống
của hạt lai F1 -----------------------------------------------------------------------
54
4.2.8 Hiệu quả kinh tế ------------------------------------------------------------- 55
5 . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ -------------------------------------------------
57
5.1 Kết luận -----------------------------------------------------------------------
57
5.2 Đề nghị -------------------------------------------------------------------------
58
6 .TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------7 . PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------
ix
59
63
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
LVN10
Lai Việt Nam 10
N
Đạm
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
FAO
(Food and Agriculture Organization) Tổ chức lương nông
TP.HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Nts
Đạm tổng số
Ndt
Đạm dể tiêu
Pts
Lân tổng số
CEC
(Cation Echange Capacity) Cation trao đổi
P1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt
ISTA
(International Seed Testing Systems)
Hệ thống kiểm tra hạt giống quốc tế
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất giống LVN10 trong hai năm 2007 – 2008
4
của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam -----------------------Bảng 2.2: Sự thay đổi năng suất đối với các nghiệm thức phân bón khác
nhau của giống Poineer 3902 ---------------------------------------------------Bảng 2.3: Nồng độ dinh dưỡng của các thành phần lá, thân và hạt.--------
12
13
Bảng 4.1: Kết quả phân tích đất trước khi tiến hành thí nghiệm ------------ 23
Bảng 4.2: Bảng số liệu khí tượng vùng Nam Bộ -----------------------------
24
Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của bắp bố và mẹ giống LVN10 ở
các mức độ đạm khác nhau. ------------------------------------------------------
25
Bảng 4.4: Chiều cao đóng bắp và chiều cao cây của bắp mẹ giống
LVN10 ở các mức độ đạm khác nhau. -----------------------------------------
26
Bảng 4.5: Trọng lượng tươi và chất khô của bắp mẹ giống LVN10 ở các
mức độ đạm khác nhau. ----------------------------------------------------------
27
Bảng 4.6: Hàm lượng protein trong hạt bắp lai F1 LVN 10 ----------------- 28
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. --------------------- 30
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu về cường lực của hạt. ---------------------------------- 33
Bảng 4.9: Chiều dài thân mầm và rễ mầm ------------------------------------- 35
Bảng 4.10: Thời gian sống của hạt. -------------------------------------------
37
Bảng 4.11: Tương quan giữa các chỉ tiêu đo đếm ngoài đồng. -------------
39
Bảng 4.12: Tương quan giữa các chỉ tiêu trong phòng. ---------------------- 40
Bảng 4.13: Chi phí sản xuất hạt bắp giống lai F1 – LVN10 cho 60 m2 thí
nghiệm và cho 1 ha (qui đổi). ---------------------------------------------------Bảng 4.14: Kết quả phân tích đất trước khi tiến hành thí nghiệm ----------
xi
41
43
Bảng 4.15 Các giai đoạn sinh trưởng của bắp bố và mẹ giống LVN10 ở
các mức độ đạm khác nhau. ------------------------------------------------------
44
Bảng 4.16: Chiều cao đóng bắp và chiều cao cây của bắp mẹ giống
LVN10 ở các mức độ đạm khác nhau. -----------------------------------------
45
Bảng 4.17: Trọng lượng tươi và chất khô của bắp mẹ giống LVN10 ở
các mức độ đạm khác nhau. ------------------------------------------------------
46
Bảng 4.18: Hàm lượng protein trong hạt bắp lai F1 LVN 10. --------------
47
Bảng 4.19: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. -------------------
48
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu về nảy mầm của hạt. ---------------------------------
49
Bảng 4.21: Chiều dài thân mầm và rễ mầm .----------------------------------- 50
Bảng 4.22: Thời gian sống của hạt.---------------------------------------------- 51
Bảng 4.23: Tương quan giữa các chỉ tiêu thí nghiệm ngoài đồng ---------
53
Bảng 4.24: Tương quan giữa các chỉ tiêu trong phòng ----------------------- 54
Bảng 4.25: Chi phí sản xuất hạt bắp giống lai F1 – LVN10 cho 60 m2 thí
nghiệm và cho 1 ha (qui đổi) -----------------------------------------------------
xii
55
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 3.1: Dạng hạt giống bố và mẹ được sử dụng trong thí nghiệm.------- 15
Hình PL1: Nghiệm thức không bón thêm N ----------------------------------
87
Hình PL2: Nghiệm thức bón thêm 120 kg N/ha. ----------------------------
88
Hình PL3: Hình dạng trái bắp F1 – LVN10 của 7 nghiệm thức -----------
89
Hình PL4: Chiều dài mầm các hạt bắp lai F1 của 7 nghiệm thức phân
bón trong phòng thí nghiệm. -----------------------------------------------------
90
Hình PL5: Hình chụp phương trình sức sống hạt bắp của nghiệm thức
bón 120 kgN/ha (thí nghiệm 1) ------------------------------------------------
91
Hình PL6: phương trình sức sống hạt bắp của nghiệm thức bón 120
kgN/ha (thí nghiệm 2) -----------------------------------------------------------
xiii
92
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay việc đưa giống bắp lai LVN 10 vào sản xuất đã trở thành phổ biến
ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Với các ưu thế về năng suất cũng như khả
năng chống chịu sâu bệnh và tính thích ứng với môi trường, bắp lai LVN 10 được
xem như một trong các giống cây lương thực chủ lực ở nhiều vùng trong cả nước.
Vì vậy nhu cầu về lượng hạt giống LVN 10 càng ngày càng cao. Đi đôi với năng
suất, chất lượng hạt giống cũng đang được quan tâm, trong đó vấn đề quan trọng
nhất là tỉ lệ nảy mầm, cường lực nảy mầm và thời gian tồn trữ hạt giống được chú
trọng nhất. Đây là các mối quan tâm của các nhà sản xuất giống hiện nay. Trong đó,
phân đạm được biết đến như một yếu tố chính đưa năng suất của bắp lai lên cao.
Tuy nhiên, với hàm lượng đạm thiếu hay cao đối với nhu cầu của cây bắp bố, mẹ thì
năng suất hạt giống bắp lai sẽ thay đổi và chất lượng hạt cũng như tỉ lệ nảy mầm
qua thời gian tồn trữ cũng sẽ thay đổi khác nhau.
Đề tài nhằm góp phần tiết kiệm được chi phí trong sản xuất như giảm liều
lượng phân đạm dư không cần thiết, hoặc có thể giảm lượng hạt giống phải hủy do
mất sức nảy mầm qua một thời gian tồn trữ đối với nhà sản xuất hạt giống. Kết quả
nghiên cứu có thể giúp người dân giảm chi phí mua hạt giống do hạt giống có tỉ lệ
nảy mầm cao và kéo dài thời gian tồn trữ của hạt mà không làm giảm năng suất hạt
thương phẩm.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
1
Xác định được mức độ đạm ảnh hưởng đến năng suất, cường lực và sức sống
của hạt giống bắp lai LVN10.
1.2.2. Yêu cầu
- Phân tích được ảnh hưởng của các mức độ đạm lên sinh trưởng và phát
triển cây bắp bố, mẹ giống bắp LVN10.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các mức độ đạm lên năng suất hạt, tỉ lệ nảy
mầm, cường lực nảy mầm và sức sống của hạt giống bắp lai LVN10
- Xác định được mức độ phân đạm thích hợp cho sản xuất hạt giống bắp
LVN10 trồng tại Bình Chánh cho năng suất, tỉ lệ nảy mầm, cường lực nảy mầm
cao, và thời gian tồn trữ lâu.
1.2.3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: năng suất và sức sống hạt lai F1 giống LVN10.
- Đối tượng khảo sát là các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu sức sống của hạt như: tỉ lệ nảy mầm,
cường lực nảy mầm, và khả năng tồn trữ của hạt lai.
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Bình Chánh- Thành phố Hồ Chí Minh.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Bắp lai
Bắp là một trong 3 loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Bắp là loại cây có
lợi thế về tiềm năng năng suất nhờ ưu thế lai so với lúa mì và lúa gạo (Trần Hồng
Uy, 2001). Ngoài năng suất, ưu thế lai của cây bắp còn được ứng dụng để làm gia
tăng chất lượng của hạt bắp. Tùy mục đích ứng dụng, hạt bắp có thể sẽ có hàm
lượng protein cao hoặc lượng dầu đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và sản xuất. Xu hướng
của bắp lai ngoài những đặc tính trên còn cần phải phù hợp với điều kiện sinh thái
nhiều nơi để mở rộng sản xuất và có những đặc điểm giúp cho việc chế biến cũng
như bảo quản được tốt hơn.
Trên thế giới, việc ứng dụng ưu thế lai, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến,
bảo quản trong sản xuất bắp lai rất rộng rãi. Trong tổng số 140 triệu ha diện tích bắp
trên thế giới năm 2000, thì diện tích bắp lai chiếm khoảng trên 62%. Đặc biệt, ở
những nước tiên tiến trong đó có Mỹ, tỉ lệ sử dụng bắp lai đạt 100%. Không những
thế, diện tích bắp lai ngày càng được mở rộng, kể cả những nước đang phát triển
với diện tích bắp lai chiếm gần 40%. Trong niên vụ 2000 – 2001 sản lượng bắp đã
lên rất cao khoảng 615 triệu tấn. Trong đó, Mỹ là nước có diện tích cũng như sản
lượng cao nhất thế giới khoảng 29 triệu ha và 240 triệu tấn. Một trong những nước
châu Á có tỉ lệ sử dụng bắp lai khá cao đó là Trung Quốc với trên 90%. Thập niên
1990 đến 2000 diện tích bắp lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều
tăng. Nước ta được xem như là một trong những nước có tốc độ phát triển bắp lai
nhanh nhất thế giới từ 0% đến 65% trong vòng 10 năm (Trần Hồng Uy, 2001).
Đồng thời, với sự phát triển đó Việt Nam đã bắt kịp những nước tiên tiến về bắp lai
3
tại châu Á. Năm 2000, năng suất bắp lai của Việt Nam chỉ kém sau Thái Lan trong
khu vực Đông Nam Á (Trần Hồng Uy, 2001). Trong vòng 10 năm này, số lượng
giống bắp lai được đưa vào sản xuất ở nước ta khá nhiều, trong đó có các giống chủ
lực như LVN 10, LVN12. Ngoài ra, các giống bắp lai khác cũng đã được sản xuất
rộng rãi trên cả nước.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất giống LVN10 trong hai năm 2007 – 2008 của Công
Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
Nơi sản xuất
Tây Ninh
Củ Chi
Bình Chánh
2006
2007
2008
(ha)
(ha)
255,20
26,88
45,00
431,50
77,38
204,00
159,50
48,50
28,75
Hóc Môn
4,00
Lâm Đồng
Long An
41,50
89,75
20,25
Trà Vinh
133,25
Đaklak
Tổng
34,55
935,90
219
446
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam, 2009)
Giống bắp càng ngày xuất hiện càng nhiều trên thị trường, tuy nhiên thị phần
của giống LVN10 đang chiếm trong thời diểm gần đây vẫn khá cao, trung bình
khoảng 24% trên cả nước (theo thống kê của Viện Nghiên cứu Ngô). Tại TP. Hồ
Chí Minh, bắp giống lai LVN10 được sản xuất chủ yếu tại 3 huyện Củ Chi, Bình
4
Chánh và Hóc Môn. Trong đó, Củ Chi là nơi tập trung lớn nhất của các công ty và
cơ sở sản xuất giống bắp lai trên địa bàn thành phố. Lượng bắp giống sản xuất tại
đây gia tăng với tốc độ rất nhanh, trung bình khoảng 2,5 lần trong năm 2008 so với
năm 2007 (bảng 2.1).
Ngoài ra, các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Lâm Đồng, Long An và Trà Vinh
cũng gia tăng đáng kể lượng bắp giống tại đây. Nhu cầu cao về loại giống này khiến
các khu đất trồng bắp tại TP. Hồ Chí Minh không đáp ứng được, nên xu hướng dịch
chuyển vùng trồng về các tỉnh lân cận đã và đang được các công ty sản xuất giống
thực hiện. Nhìn chung, tổng diện tích sản xuất hạt giống LVN 10 ở các tỉnh phía
Nam tăng gấp 2 lần, từ 219 ha vào năm 2007 tăng thành 446 ha vào năm 2008
(bảng 2.1). Như vậy, tất cả các nghiên cứu về LVN10 này vẫn luôn luôn cấp thiết và
hữu ích cho ngành trồng bắp của khu vực miền Nam nói riêng và Việt Nam nói
chung.
Nhu cầu về bắp lai chất lượng cao đã đưa cho ngành công nghiệp sản xuất giống
bắp lai hai định hướng cho tương lai. Một là tăng diện tích và năng suất với các
giống có nhiều đặc tính tốt hơn đồng thời với kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn. Hai là
đi theo hướng không tăng diện tích nhưng tăng năng suất và chất lượng hạt. Trong
đó, các giống bắp lai có ưu thế lai gia tăng hàm lượng lysine và tryptophan đã được
nghiên cứu và sản xuất. Các giống mới có thể tránh được các nhược điểm của bắp
giàu đạm trước kia như sâu bệnh nhiều, bắp dễ bị thối, bảo quản trong kho dễ bị mất
sức nảy mầm và rất lâu khô khi phơi sấy. Các giống này có đặc điểm chung là nội
nhũ cứng, một trong những đại diện của loại bắp này được sản xuất ở nước ta là HQ
2000, và được xem là thành công của công nghệ gene (Trần Hồng Uy, 2001). Bên
cạnh công nghệ gen, canh tác bằng kỹ thuật tiên tiến cũng đem lại những kết quả
tốt. Cùng với các biện pháp quản lý dịch hại, thì quản lý dinh dưỡng cũng được
quan tâm. Đặc biệt, trong đó quản lý đạm là một trong những chương trình trọng
tâm. Ảnh hưởng của N lên sự phát triển của cây là rất lớn, N được xem như là một
trong những khoáng chất quan trọng bậc nhất đối với cây trồng nói chung và bắp
5
nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh, bắp lai là loại cây trồng thích ứng
với thâm canh cao vì vậy thích hợp với lượng N bón cao. Ảnh hưởng của N lên cây
trồng ngoài đồng và sản phẩm hạt trong kho như thế nào sẽ được trình bày trong
phần 2.2.
2.2 Ảnh hưởng của N đến cây trồng
Quản lý phân đạm trên cây trồng nói chung và cây bắp nói riêng là một trong
những vấn đề đã được nghiên cứu nhiều. Có hai nguồn nitrogen cho sự phát triển
của hạt bắp, đó là nitrogen từ đất và từ sự tái sinh của các tế bào thực vật (Ta và
Ewiland, 1992). Như vậy sự phát triển hạt rất cần một lượng nitrogen trong đất từ
việc bón phân của người trồng.
Sự sinh trưởng của cây trồng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó vai trò chính của
N tác động lên năng suất của bắp và nhiều cây trồng khác là (Below, 2001):
-
Khả năng thiết lập quang hợp
-
Khả năng duy trì quang hợp
-
Khả năng thiết lập sự hấp thụ (số lượng và kích cỡ tiềm năng hạt)
-
Khả năng duy trì sự hấp thụ chức năng thông qua quá trình phát triển hạt
Trong đó, để đạt được năng suất cao cây trồng đồng thời phải có khả năng
thiết lập quang hợp và tiếp tục quang hợp thông qua quá trình tượng hạt. Vì vậy,
một khi được thiết lập, lượng N phải đủ để duy trì các cơ quan quang hợp. Vai trò
này là cực kỳ quan trọng bởi vì sự tích lũy chất khô trong hạt ngũ cốc là phụ thuộc
vào quá trình quang hợp trước đó. Vì vậy, tuổi lá của cây liên quan trực tiếp đến khả
năng quang hợp của cây. Chẳng hạn sự mất N trong lá cây bắp giảm gần như tuyến
tính so với quang hợp trong thời gian tượng hạt.
Vai trò quan trọng khác của N để đảm bảo năng suất cao của cây trồng là khả
năng thiết lập sự hấp thụ tái sinh. Khả năng hấp thụ của cây ngũ cốc là một chức
năng của số lượng và kích thước hạt. Khả năng này phụ thuộc vào nồng độ của N và
các họat động trao đổi chất ở mức độ cao. Đối với cây bắp, cung cấp N ảnh hưởng
lên số lượng hạt làm gia tăng số lượng hạt. Ngoài ra, N còn ảnh hưởng lên trọng
lượng của các hạt ngũ cốc nói chung.
6
Năng suất bắp ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm dinh dưỡng nitrogen,
mùa vụ, nước và điều kiện đất đai. Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm chỉ ra
rằng năng suất bắp tăng theo phương trình bậc hai khi gia tăng hàm lượng phân N
(Cerrato và Blackmer, 1990). Bên cạnh những ảnh hưởng đến năng suất bắp, phân
N còn ảnh hưởng đến chất lượng của hạt. Hàm lượng protein trong hạt là một trong
những chỉ tiêu bị ảnh hưởng bởi hàm lượng N (Oikeh và ctv., 1998). Một số kết quả
nghiên cứu cho thấy việc bón đơn độc phân đạm cho ruộng sản xuất hạt giống mặc
dù có thể làm tăng năng suất hạt, nhưng phẩm chất hạt lại giảm sút. Thí nghiệm của
Viện Hàn lâm nông nghiệp Timiriazep cho thấy nếu chỉ dùng phân đạm để bón cho
lúa mạch đen thì trung bình trong 3 năm tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm từ 88% xuống
76%, còn bón kết hợp phân lân và kali thì tỉ lệ nẩy mầm của hạt tăng lên đến 95%.
Ngoài ra bón phân đạm đơn độc thường làm cho thời gian chín của hạt kéo dài,
không đồng đều và dễ nhiễm sâu bệnh. Thừa đạm dẫn đến việc tích lũy trong cây
nhiều NH4+ và NO3- làm cho quá trình tổng hợp protein bị kìm hãm. Masxui,
Phucusxima và ctv (1960) (trích từ Trần Thượng Tuấn, 2000) nhận thấy bón nhiều
đạm làm quá trình hấp thu K, Ca, Mg của cây bị kiềm hãm.
Trên cây lúa Ustimenko và ctv (1986) (trích từ Trần Thượng Tuấn, 2000)
nhận thấy phản ứng khác nhau của các giống lúa về mặt phẩm chất hạt giống đối
với việc gia tăng liều lượng phân đạm và lân. Sức sống của hạt giống lúa không gia
tăng khi nâng liều lượng phân bón N hay P2O5 lên 180 hay 240 kg/ha, so với bón
trung bình (90 hay 120 kg/ha). Hạt giống lúa đạt sức sống cao khi liều lượng N hoặc
P2O5 không vượt 150 kg/ha.
Hơn thế, lượng phân N còn tác động lên cả mật độ, trọng lượng hạt, độ cứng
hạt, độ đục, độ trong, độ vỡ hạt bắp (Zhang và ctv,. 1993; Yuxin, 2006). Các chỉ
tiêu này được theo dõi và đánh giá chủ yếu trên bắp thương phẩm. Trong ngành
công nghiệp sản xuất giống, các chỉ tiêu này chưa được quan tâm đầy đủ mặc dù
chúng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Không những thế, các chỉ tiêu
đó có thể ảnh hưởng đến cả quá trình tồn trữ hạt. Chẳng hạn, trọng lượng hạt khác
7
nhau có thể dẫn đến khả năng tồn trữ khác nhau. Hàm lượng dầu trong hạt cao cũng
có thể làm giảm đi sức sống của hạt. Vì vậy, hàm lượng phân đạm có thể ảnh hưởng
gián tiếp hoặc trực tiếp lên sự sống hay khả năng tồn trữ hạt. Điều kiện tự nhiên
cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
hạt giống. Các yếu tố này không tác động riêng lẻ nên người sản xuất hạt giống cần
giải quyết vấn đề trên cơ sở tổng hợp các yếu tố đó. Hiện nay chưa có tài liệu nào
đề cập đến sự tương quan của hàm lượng phân đạm lên khả năng tồn trữ hạt giống
bắp lai.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống và khả năng tồn trữ hạt
Tầm quan trọng của sức sống hạt giống đã được con người quan tâm từ rất
lâu. Bên cạnh việc tìm cách để phơi sấy và bảo quản hạt giống, thì các yếu tố ảnh
hưởng đến sức sống của hạt giống cũng đã và đang được tìm hiểu. Các yếu tố chính
ảnh hưởng đến quá trình chín của hạt gồm có: độ chín sinh lý của hạt trên cây trồng,
sâu bệnh hại, tình trạng nước, tình trạng khoáng (Walther, 1991). Như vậy để bảo
quản giống được lâu dài, thì trước hết các kỹ thuật bảo quản phải đảm bảo làm giảm
thời gian chín và suy thoái của hạt giống. Nhưng đồng thời, các kỹ thuật đó cũng
phải đảm bảo được độ nảy mầm của hạt khi đem ra gieo trồng. Sức nảy mầm của
hạt giống bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai yếu tố môi trường là độ ẩm tương đối và
nhiệt độ. Hai yếu tố này càng cao thì tuổi thọ của hạt càng ngắn. Trong đó độ ẩm
tương đối tác động đến thủy phần hạt giống. Theo qui luật về thời gian sống của hạt,
ẩm độ của hạt giống giảm 1 % thì tuổi thọ hạt giống được nhân lên hai lần
(Copeland, 2001). Qui tắc này thường áp dụng cho hạt giống có ẩm độ hạt từ 14%
xuống đến 5%. Nếu ẩm độ hạt trên 14% thì hạt giống sẽ dễ bị hủy họai bởi sự phát
triển của nấm mốc, trong khi đó nếu ẩm độ hạt dưới 5% thì các phản ứng hóa sinh
sẽ tác động nhanh đến quá trình thóai hóa của hạt giống. Qui luật về nhiệt độ là nếu
hạt giống được bảo quản khi giảm 50C thì tuổi thọ của hạt giống tăng gấp đôi
(Copeland, 2001). Hai qui tắc này nếu được kết hợp song song thì công tác bảo
quản giống sẽ được bảo đảm hơn.
8
Ngoài các yếu tố chính ở trên ra, các yếu tố phụ khác cũng gây tác động
giảm sức sống của hạt, chẳng hạn như thành phần oxygen, carbon dioxide của
không khí bao quanh hạt giống, số lần và kiểu xông hơi, tác dụng của các cách xử lý
giống, mức độ phá hoại của các loài gậm nhấm, sâu bọ và mốc. Khi tất cả các yếu
tố trên được kiểm soát thì một trong các yếu tố ít được quan tâm đến đó là chất
lượng hạt giống.
Ngoài ảnh hưởng của việc bón phân đến bắp như trọng lượng hạt, thời gian
sinh trưởng, thời gian thu hoạch, tỉ lệ nảy mầm và thời gian tồn trữ, thì chất lượng
hạt giống còn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình sản xuất ngoài đồng ruộng.
Chẳng hạn, hiện tượng đổ ngã do gió hoặc do thừa phân đạm cũng có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng của hạt giống.
2.4 Tình hình sâu, bệnh, cỏ dại.
Tình hình sâu và bệnh trên ruộng bắp cho thấy mức độ hiện diện của dịch hại
là không đáng kể. Sâu bệnh hại chính được ghi nhận tại ruộng thí nghiệm với sự
xuất hiện của sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) và hai bệnh khô vằn (Rhizoctonia
solani) và cháy lá nhỏ (Helminthosporium maydis). Trong đó, tỉ lệ bị hại do sâu đục
thân chiếm dưới 5%. Tương tự, hai bệnh khô vằn và cháy lá nhỏ cũng chỉ chiếm tỉ
lệ rất nhỏ (khoảng dưới 4%).
Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) được xem như là nguyên nhân gây thiệt hại
lớn nhất cho cây bắp ở khu vực miền Nam. Loài sâu hại này xuất hiện ở hầu hết các
giai đoạn sinh trưởng của cây. Bướm trưởng thành có kích thước nhỏ, cánh màu
nâu. Giai đoạn này chúng không gây hại trực tiếp lên bắp. Sự cắn phá bắt đầu ngay
từ giai đoạn sâu non. Sâu non có thân màu trắng và đầu đen, chiều dài thân khoảng
1,5 – 1,7 cm. Sâu non lớn lên có màu trắng ngà và có đốm trên thân hình thành nên
4 sọc rất dễ nhận thấy. Cây bắp bị sâu đục thân tấn công sẽ dễ bị gãy cây hoặc gãy
cờ vì chúng sẽ đục vào các đốt thân làm rỗng thân hoặc sẽ đục vào cờ. Ngoài ra, khi
9
bắp phun râu, sâu đục thân sẽ chui vào đầu bắp ăn râu bắp sẽ làm bắp không phun
râu dẫn đến giảm khả năng thụ phấn.
Ngoài đồng ruộng còn cho thấy:
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) trên bắp, bệnh này xuất hiện trước khi
bắp trổ cờ. Các vết bệnh xuất hiện sớm ở bẹ lá gần mặt đất và nhận thấy được bằng
mắt thường. Ban đầu vết bệnh có màu hồng nhạt sau chuyển dần sang màu xám
trắng có viền nâu. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh thấp.
Bệnh cháy lá nhỏ (Helminthosporium maydis). Bệnh này do nấm
Helminthosporium maydis gây ra. Vết bệnh có dạng hình thoi khi về già, hình mũi
kim lúc mới xuất hiện. Bắp bị nấm này gây hại sẽ giảm khả năng quang hợp và vận
chuyển dinh dưỡng trong cây.
Tuy nhiên, sự phá hại của các tác nhân trên là không đáng kể. Để hạn chế và
phòng trừ sâu đục thân, Furadan 3G (Carbofuran) hàm lượng 2 kg/ha được sử dụng
để xử lý đất. Ngoài ra, Basudin 10H (5kg/ha) còn được bỏ vào loa kèn của cây bắp.
Với tỉ lệ bệnh khô vằn và cháy lá nhỏ thấp, hóa chất bảo vệ nông nghiệp không
được sử dụng để phòng trừ.
Đối với cỏ dại, trong canh tác sản xuất bắp tại hầu hết các địa phương, nông
dân sử dụng thuốc diệt cỏ. Với diện tích thí nghiệm nhỏ nên biện pháp xử lý cỏ
bằng tay đã được áp dụng để hạn chế việc sử dụng hóa chất cũng như giảm chi phí
trong sản xuất.
2.5.
Nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.5.1. Nghiên cứu trong nước
Nhu cầu dinh dưỡng ở bắp rất cao và phần lớn chỉ được hấp thu mạnh trong
giai đoạn trổ và tạo bột. Do đó vấn đề cung cấp dinh dưỡng bằng cách bón phân cho
cây bắp là vấn đề rất quan trong để bảo đảm năng suất và duy trì độ màu mỡ của
đất. Trong các nguyên tố đại lượng, N là nguyên tố cần với số lượng nhiều nhất.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có thể bón đến 150-260 kg N/ha cho
bắp mà vẫn chưa thấy có triệu chứng thừa N. Các giống bắp lai hiện nay trồng ở
10