Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước và đề xuất một số biện pháp xử lý ô nhiễm trong trại lợn Tuấn Hà xã Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.15 KB, 55 trang )

`ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

NGUYỄN THỊ YẾN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRẠI LỢN TUẤN HÀ XÃ YÊN
SƠN - HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

NGUYỄN THỊ YẾN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG TRẠI LỢN TUẤN HÀ XÃ
YÊN SƠN - HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K45B – KHMT

Khoa

: Môi trường


Khóa học:

2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Phả

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa môi trường và giảng viên hướng dẫn cô Trần Thị Phả, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước và đề xuất một
số biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước trong trại lợn Tuấn Hà xã Yên
Sơn - Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang”.
Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
quá trình học vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Trần Thị Phả,
người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập. Và em
cũng xin cảm ơn chủ trang trại lợn Tuấn Hà đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để
chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đa có cố gắng nhưng do thời
gian và năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2017


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm8
Bảng 2.2: Thành phần % của phân gia súc gia cầm ........................................ 8
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của nước tiểu có trọng lượng 70 - 100kg ....... 9
Bảng 2.4: Tính chất nước thải chăn nuôi heo ................................................ 10
Bảng 2.5: Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới............................... 14
Bảng 2.6: Số đầu lợn qua các năm (đơn vị triệu con) ................................... 15
Bảng 4.1: Số lợn nái trong những năm gần đây ............................................ 26
Bảng 4.2: Lịch vệ sinh phòng bệnh của trại lợn nái ..................................... 28
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước thải trước Bioga chăn nuôi của trang trại
Tuấn Hà ...................................................................................... 31
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước sau bioga ................................................. 34
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước mặt .......................................................... 37
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước ngầm ....................................................... 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ nồng độ của COD trong trang trại Tuấn Hà .................... 32
Hình 4.2: Biểu đồ nồng độ của BOD trong trang trại Tuấn hà ..................... 32
Hình 4.3: Biểu đồ nồng độ của TSS trong trang trại Tuấn hà....................... 33
Hình 4.4: Biểu đồ nồng độ COD trước và sau biogas so với QCVN 62/2016 .... 35

Hình 4.5: Biểu đồ hiện nồng độ BOD trước và sau biogas so với QCVN
62/2016 ...................................................................................... 35
Hình 4.6: Biểu đồ hiện nồng độ TSS trước và sau biogas so với QCVN
62/2016 ...................................................................................... 36
Hình 4.7: Biểu đồ nồng độ BOD5 của trại lợn Tuấn Hà so với QCVN 08/2015 .. 38
Hình 4.8: Chất lượng nước ngầm theo NH4+ ................................................ 40


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:

Kí hiệu

Tên đầy đủ

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

COD:


Nhu cầu oxy hóa học

DO:

Nồng độ oxy tự do trong nước

FAO:

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

KTXH:

Kinh tế xã hội

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS:

Tổng chất rắn lơ lửng

VSV:

Vi sinh vật



v

MỤC LỤC
PHẦN 1 ............................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
PHẦN 2 ............................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................... 4
2.1.1.Cơ sở lý luận......................................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 5
2.1.3.Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 6
2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn và các vấn đề ô nhiễm môi trường ...................... 7
2.2.1.Đặc điểm của chất thải chăn nuôi .......................................................................... 7
2.2.2. Nước tiểu ............................................................................................................. 9
2.3. Nước thải.................................................................................................................... 9
2.4. Khí thải .................................................................................................................... 11
2.5.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới. .................................................. 13
2.5.2. Tình hình chăn nuôi tại Việt Nam ...................................................................... 14


vi


2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và phương pháp xử lý nước thải chăn
nuôi lợn ........................................................................................................................... 15
2.6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi lợn .............................. 15
2.6.2. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn ............................................ 17
2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình phân hủy yếm khí.................. 22
Phần 3 ............................................................................................................................. 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 23
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. ................................................................. 23
3.4.2 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ..................................................... 24
3.4.3 Phương pháp, vị trí, kí hiệu mẫu lấy mẫu. ............................................................... 24
3.4.4 Phương pháp phân tích........................................................................................ 24
3.4.5 Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................... 25
Phần 4 ............................................................................................................................. 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 26
4.1. Khái quát về trang trại .............................................................................................. 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ......................................... 26
(Nguồn: kết quả thống kê tại trang trại)........................................................................ 28
4.1.2. Công tác quản lý và vệ sinh môi trường tại trang trại.......................................... 29
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của trang trại Tuấn Hà ............................ 30
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước trước biogas .............................................................. 30
4.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải sau bioga ............................................................ 34


vii

4.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt ......................................................... 37

4.3.4. Đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm ...................................................... 39
4.4. Một số tồn tại và giải pháp trong chăn nuôi theo quy mô trang trại tại trang trại Tuấn
Hà xã Yên Sơn ................................................................................................................ 40
4.4.1. Một số tồn tại ..................................................................................................... 40
4.4.2. Các giải pháp ..................................................................................................... 41
PHẦN 5 .......................................................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 43
T
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45


1

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ
bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của hầu hết các nước, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Ở các nước này còn nghèo, đại bộ phận sống
bằng nghề nông. Tuy nhiên ở các nước phát triển, mặc dù tỉ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những
sản phẩm tối cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong ngành kinh
tế quốc dân khi có 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Trong các ngành
trong nông nghiệp hiện nay thì chăn nuôi đang giữ một vị trí vô cùng trọng,
nó không những cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho tiêu dùng hàng
ngày mà nó còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Đây là
một ngành rất có tiềm năng phát triển nên quy mô, số lượng của ngành một

tăng, GDP của ngành ngày một cao. Trước đây, chăn nuôi chỉ phát triển ở quy
mô hộ gia đình, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang có phát triển theo quy
mô trang trại và ngày càng được áp dụng các phương pháp chăn nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế đáng kể, áp dụng các công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Loại hình
chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương quan tâm, trong đó
chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Với những hiệu quả kinh tế đem lại của ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi lợn nói riêng, bên cạnh những lợi ích đó thì chăn nuôi lợn
cũng mang lại nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường nước xung
quanh trại lợn.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×