Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
BẢNG LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT
CPTM Cổ phần thương mại
DK Dài hạn
DV Dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
GTVT Giao thông vận tải
KH & KT Khoa học và kỹ thuật
NXB Nhà xuất bản
TC – HC Tổ chức - hành chính
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
TT Trung tâm
TWĐ Trung Ương Đoàn
TWH Trung Ương hội
QĐU Quyết định uỷ ban
QĐ Quyết định
UBND Uỷ ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà mình vào sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hoá
và tự do hoá thương mại ngày càng tăng trên thế giới và sẽ là những động lực
quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Cùng với xu
hướng này nước ta đã bắt đầu đổi mới và tham gia vào các hoạt động quốc tế
và khu vực. Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam có phần muộn màng so
với các nước khác nên cũng có nhiều những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Khi gia nhập tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì sự di chuyển hàng hoá,
dịch vụ, tài chính, và các yếu tố khác qua biên giới ngày càng gia tăng. Điều
đó có nghĩa là tồn tại sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn trước.
Thế nhưng trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế, thì nước ta lại yếu
hơn các nước trong cùng chặng đường đua vì thế càng gây khó khăn cho các
doanh nghiệp trong nước. Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam phần thì
phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước phần thì phải
cạnh tranh với các sản phẩm, hàng hoá ngoại nhập khác tràn vào thị trường
trong nước. Do đó, để nâng cao tiêu thụ đòi hỏi các doanh nghiệp cần thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Xe máy là một loại phương tiện phổ biến của người dân hiện nay. Xe
máy là một trong những sản phẩm có tính cạnh tranh cao bởi vì nó phụ thuộc
vào chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá bán…Những năm gần đây lượng xe
máy được tiêu thụ trên thị trường tăng một cách nhanh chóng, nên tính cạnh
tranh của nó dường như càng trở nên gay gắt hơn. Mục tiêu lớn nhất của
Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam cũng như bất cứ doanh nghiệp
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
nào khác đó là lợi nhuận. Lợi nhuận thì Công ty càng cao khi lượng sản
phẩm tiêu thụ được càng lớn. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay vấn đề quan trọng nhất là phải tiêu thụ được sản
phẩm.
Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam thành lập được gần 20
năm là một doanh nghiệp Nhà nước tồn tại trong cơ chế thị trường nên Công
ty còn có những khó khăn nhất định. Là một doanh nghiệp hoạt động trên
nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe máy của Công ty đã có
bề dày kinh nghiệm và đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Tình hình tiêu thụ
sản phẩm của Công ty trong những năm vừa qua có phần chậm lại do trên thị
trường có rất nhiều sản phẩm đang cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của
Công ty. Trước thực tế đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản
phẩm là một vấn đề bức xúc và luôn luôn được các Công ty đặc biệt quan
tâm. Đó là vấn đề lớn đối với sự phát triển của Công ty trong hiện tại và
tương lai.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản
phẩm, thực tiễn của Công ty qua thời gian thực tập tại Công ty với những
kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tại trường, em mạnh dạn chọn
đề tài ”Nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ xe máy tại Công ty Phát triển
Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cùng một
mong muốn là có được những đóng góp thiết thực cho công tác tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty.
Chuyên đề gồm có những phần sau:
Phần I: Những vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp.
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Phần II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công
ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam.
Với vị trí là một sinh viên của khối kinh tế với kiến thức còn hạn chế,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp
đỡ, đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty và các
bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Bùi Đức Thọ,
Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Tổ chức, cùng các cán bộ công nhân viên
Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian thực tập để em hoàn thiện chuyên đề này.
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CẠNH TRANH
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc
dành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của
mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể ví dụ như
lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần.”
(1)
“Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể
đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế, hoặc
bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm
cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính
về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn.”
(2)
(1)
(27, tr 32)
(2)
(24, tr 11)
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường và là
động lực để phát triển kinh tế. Cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể
tham gia cạnh tranh và dùng mọi biện pháp để chiếm ưu thế trên thị trường
về sản phẩm của mình trong phạm vi cho phép để thu được lợi nhuận kinh tế
cao nhất. Do đó có thể hiểu cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của cơ
chế thị trường và động lực để phát triển kinh tế.
2. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, là năng lực phát triển
của nền kinh tế thị trường. Với tổng thể xã hội thì cạnh tranh là một động lực
tích cực giúp cho xã hội luôn luôn phát triển. Trong khi đó cạnh tranh sẽ đem
lại lợi ích cho một nhóm người và cũng đem lại thiệt hại cho một nhóm người
khác. Cạnh tranh có chức năng vô cùng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Trên thị trường thì cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá. Khi
một loại hàng hoá nào đó được cung cấp nhiều hơn cầu trên thị trường, do đó
sẽ có sự cạnh tranh giữa các người bán hàng hoá với nhau làm cho giá cả
giảm xuống. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải hạ giá bán sản phẩm,
tức là phải tự cải tiến công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật hay phương thức
quản lý của mình để tạo ra sản phẩm với giá thành thấp hơn các đối thủ cạnh
tranh đang tồn tại. Ngược lại khi cung hàng hóa thấp hơn cầu, giá cả hàng
hoá sẽ tăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp cao. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư
thêm vốn nâng cao năng lực sản xuất…Tóm lại cạnh tranh là một động lực
rất quan trọng nhất làm để các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất vì
các doanh nghiệp luôn luôn chú ý đến cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất
hay phương thức sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh
tranh, vì cạnh tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có khả năng thì ngày càng
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
vững mạnh còn các doanh nghiệp nhỏ bé yếu ớt sẽ bị phá sản. Cạnh tranh là
một yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp đang tồn tại được sẽ ngày càng nâng
cao khả năng của mình trên thị trường, là cơ hội tốt để các doanh nghiệp sẵn
sàng cho xu thế hội nhập của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Các biện pháp cạnh tranh
3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm
Theo quan điểm của Marketing thì “Sản phẩm là tất cả những cái, những
yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị
trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.”
(3)
Hiện nay, biện pháp cạnh tranh bằng sản phẩm được các doanh nghiệp quan
tâm hàng đầu và coi đó là quyết định sự sống còn của họ. Câu hỏi luôn luôn
được đặt ra đối với các doanh nghiệp là: sản phẩm của họ có tiêu thụ được
trên thị trường hay không, có khả năng cạnh tranh hay không, có được người
tiêu dùng chấp nhận… Để các sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ và
có sức cạnh tranh trên thị trường…thì các doanh nghiệp phải tự xem xét và
đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, những sản phẩm có thể đáp ứng
tối đa sự thoả mãn của khách hàng, khi đó mục tiêu của doanh nghiệp mới
thực hiện được.
3.1.1. Sử dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
Biện pháp cạnh tranh bằng sản phẩm đó là phải nâng cao chất lượng của
sản phẩm. Các doanh nghiệp cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không
ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo
nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Doanh nghiệp
cần có một định hướng phát triển rõ rệt: đổi mới máy móc thiết bị và công
nghệ nhanh chóng, đồng bộ. Hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn
(3)
(6, tr 241)
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp
để nâng cao chiến lược sản phẩm. Ngay bản thân doanh nghiệp phải tự tìm
tòi phát minh sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả, tính
năng sử dụng sản phẩm cho khách hàng.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Một trong những quan
điểm đó là: ”Theo tính chất công nghệ của sản xuất: Chất lượng sản phẩm là
tổng hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh
được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng cho
những yêu cầu cho trước trong những điều kiện xác định về kinh tế - xã
hội.”
(4)
Do đó, để sản phẩm cạnh tranh được bằng chất lượng thì doanh
nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để sản phẩm đáp ứng, thoả mãn được
nhu cầu của khách hàng.
3.1.2. Đa dạng hoá sản phẩm
Sản phẩm là những cái, những yếu tố được bán ra trên thị trường nhằm
thoả mãn nhu cầu, thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng của khách hàng. Với
nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một
trong những phương thức để các doanh nghiệp cạnh tranh bằng sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu như hàng hoá chỉ có chất lượng tốt cũng chưa đủ để cạnh
tranh trên thị trường, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Các doanh nghiệp ngày càng phải có xu hướng mở rộng các mặt hàng
đa dạng hoá sản phẩm. Nếu như hàng hoá có chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã
bao gói đẹp nhưng không bắt nhịp với thời đại thì cũng không thể cạnh tranh
được với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp trên thế giới đầu
tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ
cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao
(4)
( 8, tr 422)
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
chất lượng và năng suất lao động, tạo sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp
ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó tạo vị trí vững chắc trên thị
trường.
3.2. Cạnh tranh bằng giá
“Giá cả là một phạm trù kinh tế tổng hợp, tồn tại một cách khách quan
cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Đồng thời, giá cả
cũng là tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người bán và người mua;
giữa nhà sản xuất với thị trường và xã hội.”
(5)
Giá cả là một chỉ số rất quan
trọng được chúng ta sử dụng để lựa chọn và mua sắm sản phẩm của người
mua. Vì tâm lý của người mua bao giờ cũng muốn mua được hàng với giá cả
phải chăng và phù hợp với giá trị thực tế của hàng hoá đó. Chính vì thế mà
khâu định giá sản phẩm là rất khó khăn và phức tạp. Việc định giá sản phẩm
sao cho sản phẩm đó phải chuẩn xác để sản phẩm tiêu thụ được và có khả
năng cạnh tranh được trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá là một trong nhiều
loại hình cạnh tranh hiện nay, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh
tranh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Để có chính sách giá đúng đắn
là một khó khăn rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi đó hàng hoá
của doanh nghiệp sẽ được bán ra nhiều, lợi nhuận thu được sẽ cao và doanh
nghiệp ngày càng có uy tín trên thương trường. Xe máy là phương tiện đi lại
của những người có thu nhập cao. Khi đời sống xã hội được nâng cao, mức
sống của họ ngày càng cao hơn, nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại vừa
nhanh, giảm tiêu hao sức lực, kiểu dáng đẹp chất lượng cao…Tuy nhiên giá
cả vẫn là vấn đề mà họ rất quan tâm. Để có một sản phẩm phù hợp với nhu
cầu sử dụng, với mức giá cao như sản phẩm xe máy, thì người mua phải lựa
chọn giá cả của xe cho phù hợp với chất lượng, tính năng của chiếc xe sẽ
(5)
(7, tr 19)
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
mang lại. Thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao vì thế các doanh
nghiệp có thể dùng vũ khí cạnh tranh bằng giá là rất phù hợp.
3.3. Cạnh tranh về phân phối
“Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất
tới người tiêu dùng. Nói cách khác, đây một là một nhóm các tổ chức và cá
nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để
người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng.”
(6)
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh tương đối
của một doanh nghiệp trong tương quan với các chủ thể kinh doanh khác.
Không có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Năng lực cạnh tranh nâng cao
mức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào hệ thống kênh phân phối của
doanh nghiệp. Kênh phân phối là cầu lối trung gian giữa nhà sản xuất đến
người tiêu dùng. Nếu như không có kênh phân phối thì nhà sản xuất gần như
không thể thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bởi vì
nhà sản xuất muốn phân phối được nhiều sản phẩm thì cần rất nhiều khâu
trung gian thương mại. Các khâu trung gian nằm giữa người sản xuất và
người tiêu dùng là các thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối.
Một số loại trung gian thương mại chủ yếu: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý
và môi giới, nhà phân phối. Một số mạch, kênh phân phối là:
(6)
(6, tr 320)
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Sơ đồ: Các kênh phân phối cho sản phẩm tiêu dùng cá nhân
(6)
3.4. Cạnh tranh bằng sức khuyếch trương
3.4.1. Quảng cáo
“Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc biệt
là trong thị trường hàng tiêu dùng cá nhân.”
(7)
Mỗi doanh nghiệp có những
loại hàng hoá, do đó đối tượng khách hàng khác nhau cho nên hoạt động
quảng cáo phải khác nhau để phù hợp cho những đối tượng nhận tin khác
nhau. Để hoạt động quảng cáo đem lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp cần
xác định được mục tiêu, ngân sách, nội dung, phương tiện, chương trình dành
cho quảng cáo của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ những quyết định về thị
trường mục tiêu mà các doanh nghiệp sẽ có mục tiêu quảng cáo khác nhau.
Nếu như doanh nghiệp muốn hướng vào mục tiêu là mở rộng thị trường mới,
giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu
hàng hoá hay uy tín của doanh nghiệp v.v…
(6)
(6, tr 325)
(7)
(6, tr 384)
11
Nhà B.buôn
Nhà bán lẻ
Người TD
Đại lý
Nhà SX
Nhà B.buôn
Nhà SXNhà SX Nhà SX
Nhà bán lẻ
Người TDNgười TDNgười TD
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Nội dung của quảng cáo phải nói lên được những điều đáng mong ước,
những khía cạnh độc đáo, khác biệt, tính thú vị về sản phẩm của doanh
nghiệp so với những sản phẩm của các hãng khác. Do đó thông điệp muốn
gửi đến đối tượng nhận tin của doanh nghiệp thì phải thể hiện được nội dung:
tính hấp dẫn, tính độc đáo, tính đáng tin cậy về sản phẩm của mình. Từ thông
điệp đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương tiện truyền tin thích hợp thông
qua nhiều phong thái khác nhau.
Có rất nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau để gửi thông điệp tới
người nhận tin. Các doanh nghiệp cần lựa chọn các phương tiện quảng cáo
sao cho thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng mụch tiêu. Mặt
khác việc lựa chọn phương tiện quảng cáo còn phải chú ý đến sự thích hợp
với hàng hoá, tính đặc thù của thông tin, chi phí cho quảng cáo, hay mức độ
trung thành của khách hàng đối với một số loại phương tiện nhất định…Một
số phương tiện mà các doanh nghiệp thường sử dụng để quảng bá rộng rãi
hình ảnh sản phẩm của mình để lôi cuốn, kích thích người tiêu dùng: Báo,
Tạp chí, ti vi, radio hay quảng cáo qua panô áp phích, computermarketing,
qua catalog v.v..
3.4.2. Tuyên truyền
Tuyên truyền là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng,không mất
tiền để truyền tin về hàng hoá, dịch vụ, hay chính doanh nghiệp với khách
hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
thể tuyên truyền cho sản phẩm, tuyên truyền hợp tác, hay tuyên truyền về xử
lý một vụ việc bất lợi cho doanh nghiệp đang bị lan rộng ra ngoài v.v…
Tuyên truyền phải chi tiết hoá đối với sản phẩm của doanh nghiệp để thuyết
phục hướng dẫn, khuyên nhủ, vận động, thuyết minh v.v.. công chúng trên thị
trường.
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
3.4.3. Xúc tiến bán (khuyến mại)
Xúc tiến bán hàng là sử dụng một nhóm các công cụ cổ động, kích thích
khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ một cách tức thì.
Xúc tiến bán hàng (khuyến mại) là đem lại lợi ích vật chất bổ sung cho người
mua để phục vụ mục đích tăng doanh số cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
lựa chọn nhiều phương tiện xúc tiến bán: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh
tế trực tiếp để thúc đẩy người tiêu dùng và nhóm công cụ thúc đẩy hoạt động
của các trung gian trong kênh phân phối. Các doanh nghiệp muốn thực hiện
tốt hoạt động xúc tiến bán thì phải có chương trình phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh của doanh nghiệp.
3.4.4. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân không giống như quảng cáo, tuyên truyền, xúc tiến
bán, nó là quan hệ trực tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện tại và
khách hàng tiềm năng. Để thực hiện được hoạt động bán hàng, doanh nghiệp
phải huy động nhiều người trong doanh nghiệp và được tổ chức một cách
khoa học. Các nhân viên bán hàng phải là những người sáng tạo, được đào
tạo để có thể bán được nhiều hàng. Qúa trình bán hàng bao gồm một số bước:
thăm rò và đánh giá, tiếp xúc, giới thiệu và chứng minh, xử lý những từ chối,
kết thúc, theo dõi. Trong quá trình bán hàng cá nhân cần phải có quản trị bán
hàng. Vì nếu như không có quản trị bán hàng thì quá trình bán hàng không
được kiểm tra, không phát huy được hiệu quả. Doanh nghiệp phải tuyển mộ,
lựa chọn, huấn luyện, giám sát, đánh giá những người bán hàng của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải có chế độ trả thù lao và tiền
thưởng xứng đáng lực lượng bán hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới thực
hiện được hoạt động bán hàng của mình.
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
II. TIÊU THỤ
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
“Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và
kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm nhu cầu thị trường, tổ chức
sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của
khách với chi phí kinh doanh nhỏ nhất”
(8)
. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối
cùng và quan trọng nhất trong khâu lưu thông hàng hoá và là cầu nối trung
gian giữa sản xuất, phân phối, và tiêu dùng.
Các nghiệp vụ sản xuất, kỹ thuật chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho
khách hàng bao gồm: tiếp thị, phân loại, mẫu mã…để chuẩn bị cho hàng hoá
chuyển hàng theo yêu cầu của khách hàng. Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và
kế hoạch thì đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác thị trường nắm bắt nhu cầu về
sản phẩm của người tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà người mua
chấp nhận thanh toán tiền và nhận hàng thì quá trình thực hiện giá trị hàng
hoá là kết thúc.
2. Nội dung của chủ yếu của tiêu thụ sản phẩm
2.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về
thị trường một cách có hệ thống. Đây là một công việc để xác định khối
lượng, giá bán của sản phẩm khi đem ra tiêu thụ trên thị trường. Khi nghiên
cứu thị trường ta xác định được cả thị trường hiện tại và tương lai của sản
phẩm của doanh nghiệp mình tức là phải hướng tới những thị trường tiềm
năng của sản phẩm. Trong khi nghiên cứu thị trường phải nắm được sự biến
đổi nhu cầu của khách hàng và những biến đổi về thu nhập và giá cả từ đó
(8)
(4, tr207)
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Công ty có những chiến lược kinh doanh hợp lý và tiêu thụ đúng đắn phù
hợp. Trong khi nghiên cứu thị trường cần phải nghiên cứu cung cầu về sản
phẩm để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai, nghiên cứu
mạng lưới tiêu thụ để thấy được những ưu điểm và nhược điểm từng kênh
tiêu thụ, có thể lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của mỗi một nhân tố đến
kết quả tiêu thụ và phân tích được công tác bán hàng của doanh nghiệp và các
đối thủ cạnh tranh.
2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành lập kế hoạch
cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần lập lên kế hoạch bán hàng, kế
hoạch chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch quảng
cáo. Các bước của khâu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là: chuẩn bị tiêu thụ, thực
hiện tiêu thụ, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Các hoạt động truyền thông
Các hoạt động truyền thông bao gồm: quảng cáo, khuyến khích bán
hàng, các chính sách tiêu thụ (chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính
sách thúc đẩy bán hàng…). Quảng cáo và khuyến khích bán hàng là các hoạt
động có tác dụng đi ngay vào tâm lý khách hàng, tạo thuận lợi cho người tiêu
dùng khi mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng giá cả là yếu tố mà
người tiêu dùng quan tâm nhất, nó quyết định đến năng lực cạnh tranh tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp nên áp dụng
chính sách giá linh hoạt, chính sách giảm giá cho những khách hàng thường
xuyên mua hàng của doanh nghiệp. Tuỳ mức độ trung thành mà có những
mức giá cụ thể hợp lý.
2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ và sau tiêu thụ
15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Lựa chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp là vấn đề đòi hỏi doanh
nghiệp cần phải xác định rõ để tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cần lựa chọn các đại diện thương mại
để đáp ứng yêu cầu nhất định trong khâu phục vụ khách hàng. Trong công tác
tổ chức tiêu thụ cần phải lựa chọn những điểm bán hàng hợp lý thì tiêu thụ
được khối lượng lớn. Doanh nghiệp cần phải trang bị cho khâu bán hàng như
tạo điều kiện bảo quản hàng hoá, thu hút khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức bán hàng là khâu quan trọng nhất trong việc tổ chức tiêu thụ và sau
tiêu thụ vì đó là công việc trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhân viên bán hàng là người trực tiếp giới thiệu sản phẩm của doanh
nghiệp với khách hàng vì thế họ phải có đủ các điều kiện như chuyên môn
nghiệp vụ, nghệ thuật bán hàng… Để phát huy hết khả năng của những nhân
viên bán hàng, thì doanh nghiệp có những chính sách đào tạo khối nhân viên,
đãi ngộ thoả đáng với nhiệm vụ của họ. Doanh nghiệp cần tổ chức tốt các
hoạt động dịch vụ sau bán hàng để đảm bảo nhanh, thuận tiện, hiệu qủa để
duy trì, củng cố, mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
III. CẠNH TRANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Bản chất của cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm
Cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm là một loại hình cạnh tranh trong đó doanh
nghiệp cũng phải tìm mọi cách để giành giật những lợi thế để tiêu thụ tối đa
sản phẩm của mình trong điều kiện cho phép. Bởi vì mục đích cuối cùng của
doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm. Để thắng nổi sự bao vây của các đối
thủ cạnh tranh doanh nghiệp phải có một vị trí nhất định cũng như chiếm lĩnh
được những phần thị trường nhất định. Môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi
bắt buộc các doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp kích thích tiêu thụ
nhiều sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp có một thế
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
mạnh riêng nếu phát hiện ra và biết tận dụng các lợi thế đó thì doanh nghiệp
sẽ cạnh tranh được với các đối thủ của mình. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ
được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh để có
những biện pháp nghiên cứu thị trường một cách sâu sắc cẩn thận cùng với
các biện pháp khác để nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm, tạo uy tín cho doanh
nghiệp trên thị trường. Có thể kết luận rằng năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp tạo ra những lợi thế so
với các đối thủ cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng các
yêu cầu thị trường.
2. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ
2.1. Các biện pháp thuộc về sửa đổi hàng hoá
Sửa đổi hàng hoá sẽ tạo nên sự khác lạ so với hàng hoá cũ nhằm tiêu thụ
được nhiều sản phẩm hơn. Các biện pháp sửa đổi như đóng gói lại, sửa màu
hàng hoá, đa dạng hoá về khối lượng, giá bán, tên hay mùi vị...Đây là hình
thức cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn
được trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhạy bén trong
cách thay đổi sửa đổi hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh
tranh tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến bán hàng
- Quảng cáo giúp cho người bán gặp người mua, thu hút sự chú ý của
khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp, tăng lòng tin vào sản phẩm, củng cố
thương hiệu. Bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng quảng
cáo thường kích thích mua hàng vì vậy sẽ làm tăng doanh số bán ra, nâng cao
năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo có thế
mạnh là có thể xúc tiến với nhiều khách hàng trong cùng một thời gian, tạo
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
được hình ảnh nhãn hiệu, tính năng động, phong phú của sản phẩm. Ngược
lại, chi phí quảng cáo rất cao sẽ gây lãng phí tiền khi quảng cáo cho nhiều
khách hàng không phải là khách hàng tiềm năng và thời gian quảng cáo rất
ngắn nên khách hàng sẽ dễ dàng quên sản phẩm. Có thể kết luận rằng quảng
cáo là cả một nghệ thuật được kết tinh của tư duy và trí tuệ.
- Các biện pháp xúc tiến bán hàng là các biện pháp có thể làm tăng
lượng hàng hoá bán ra do tạo được những lợi ích vật chất bổ sung cho người
mua. Các lợi ích vật chất bổ sung như ưu đãi cho khách hàng mua hàng
thường xuyên, thưởng cho các đại lý bán được nhiều hàng có tác dụng rất
mạnh mẽ tác động trực tiếp đến tâm lý và tạo điều kiện tốt trong việc tiêu thụ
sản phẩm. Một số biện pháp khác được dùng kết hợp cùng với quảng cáo
như: tham gia hội chợ triển lãm, tặng quà khuyến mại, chiết khấu cho khách
hàng khi thanh toán…Bên cạnh đó cần phải mở rộng quan hệ với công chúng
bằng các hoạt động: mở rộng các chiến dịch tuyên truyền sản phẩm, tham gia
các hoạt động công ích doanh nghiệp, mở rộng quan hệ với báo, đài…đã và
đang khắc dấu ấn và đi sâu vào tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp sẽ được
biết đến không chỉ có sản phẩm tốt mà còn phải là doanh nghiệp có uy tín rất
lớn trên thương trường.
2.3. Biện pháp thuộc về nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng
Điều cuối cùng và quyết định thành công của doanh nghiệp là phải bán
được hàng. Do đó có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp tốt là một doanh
nghiệp bán được nhiều hàng. Để bán được nhiều hàng doanh nghiệp cần sử
dụng những biện pháp thuộc về nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách
hàng. Bán hàng là khâu cuối cùng quyết định kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh vì nó ảnh hưởng ngay đến lợi ích của doanh nghiệp.
18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp là cầu
nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đòi hỏi nhân viên của doanh nghiệp
phải linh hoạt, khôn khéo, có trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, sự hiểu
biết về sản phẩm, được huấn luyện các phương pháp và ứng xử với khách
hàng một cách thông minh, lịch sự.
Nghệ thuật bán hàng còn được thể hiện qua việc doanh nghiệp luôn luôn
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khách hàng: đa dạng hóa các hình thức
bán, mở cửa trước giờ, kéo dài thời gian…
Dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò không nhỏ để nâng cao năng
lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ
hiện nay. Những mặt hàng khác nhau có những dịch vụ chăm sóc không
giống nhau. Một nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt là không
nên để mất lòng một khách hàng nào.
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp
1.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng cạnh
tranh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Các yếu tố (khí hậu, đất đai,
nước, tài nguyên thiên nhiên…) là điều kiện quan trọng, một yếu tố không
nhỏ và có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì quá trình sản xuất, vận
chuyển, phân phối, tiêu thụ sản phẩm sẽ thuận lợi, doanh nghiệp sẽ không
phải bỏ nhiều chi phí cho quá trình vận chuyển. Ngược lại, nếu môi trường tự
nhiên không thuận lợi có tác động xấu đến quá trình sản xuất và kinh doanh
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
như sản xuất bị ngừng trệ, quá trình vận chuyển hàng hóa không được kịp
thời, chi phí tăng, giá thành sản phẩm cao, khó tiêu thụ sản phẩm v.v…
- Môi trường kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường kinh doanh. Các yếu
tố thuộc môi trường kinh tế như: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng, lãi suất
ngân hàng, các chính sách tiền tệ…có ảnh hưởng đến sức mua của khách
hàng đối với sản phẩm trên thị trường nói chung và đối với sản phẩm xe máy
nói riêng.
- Các doanh nghiệp được hình thành và phát triển trên cơ sở của pháp
luật. Môi trường chính trị pháp luật đồng bộ, chặt chẽ là cơ sở vững chắc để
các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Với môi trường chính trị pháp luật quy
định thì doanh nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi và phải có nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Hệ thống pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc đến giá
thành các mặt hàng và người tiêu dùng.
- Các yếu tố về văn hoá như: phong tục tập quán, trình đôi văn hoá,
phong cách sống v.v…có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.
Các vùng khác nhau thì có mức thu nhập, phong cách sống và nền văn hoá
khác nhau vì thế có ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua của dân cư trong
các vùng đó.
- Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại bùng nổ thông tin, trình
độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, vì thế việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và cấp bách. Các doanh
nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất sẽ giúp
cho chất lượng sản phẩm được nâng cao, chi phí giảm, rút ngắn thời gian sản
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
xuất, giá thành sản phẩm hạ v.v…khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm
cũng sẽ tăng.
1.2. Môi trường tác nghiệp
1.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị, công nhân, vốn,
công nghệ…Các doanh nghiệp muốn đảm bảo cho sản xuất tiêu thụ của mình
được nhịp nhàng thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp đầy đủ đúng kế
hoạch, tiến độ. Tuy nhiên nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong
hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giảm bớt cung cấp trong những điều
kiện cần ưu tiên hay tăng cường cung cấp trong khi doanh nghiệp không có
nhu cầu tăng đầu vào.
1.2.2. Nhà phân phối
Nhà phân phối là một bộ phận quan trọng giải quyết vấn đề sản phẩm
được đưa như thế nào đến người tiêu dùng, là những trung gian thực hiện các
chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp. Năng lực cạnh tranh tiêu
thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được nâng cao phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà phân phối. Vì thế các doanh nghiệp cần
phải chú ý đến nhiều đến các nhà phân phối.
1.2.3. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng (khách hàng) là một phần của doanh nghiệp là nhân tố
quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Những người tiêu dùng đã tạo nên
một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp. Thị trường người tiêu dùng bao
gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các nhóm người hiện có và đang còn tiềm
21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
ẩn. Nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của
khách hàng có nghĩa là doanh nghiệp đã bị thất bại trên thị trường cạnh tranh.
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một cản trở rất lớn mà bất kỳ một doanh nghiệp
muốn tồn tại thì phải tự vượt qua. Thị trường mà có nhiều đối thủ cạnh tranh
thì nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày là rất
khó khăn và phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu thị trường thì Công ty cần
phải tìm hiểu rõ về đối thủ của mình để có chiến lược phát triển của Công ty
có những bước đi đúng đắn, mở rộng được thị trường tiêu thụ của mình.
2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.1. Sản phẩm của doanh nghiệp
Sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến
khả năng tiêu thụ sản phẩm. Khi thu nhập của người dân ngày càng cao, đời
sống dân cư ngày càng được cải thiện thì nhu cầu được bảo vệ và sức khỏe
ngày càng được nâng cao. Do đó khi đi mua sắm, vấn đề mà người tiêu quan
tâm đầu tiên là chất lượng của sản phẩm.
2.2. Các nhân tố thuộc nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là số lượng nhân lực, cơ cấu tuổi
nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu cấp bậc nhân lực, cơ cấu tổ chức
của bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật…có tác động lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và năng lực cạnh tranh tiêu thụ của Công ty. Nguồn nhân lực của
Công ty ổn định và vững mạnh thì Công ty càng có khả năng cạnh tranh tiêu
thụ sản phẩm.
2.3. Các nhân tố thuộc về bán hàng, nghiên cứu thị trường và giới
thiệu sản phẩm
22
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
Khâu bán hàng là một khâu quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm
của Công ty. Công ty cần có nhiều hình thức bán hàng khác nhau và các
phương thức thanh toán để thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó
Công ty cần đa dạng hoá các phương thức thanh toán và nhiều hình thức bán
để người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng khi mua bán với Công ty.
V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TIÊU THỤ XE MÁY CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ KỸ
THUẬT VIỆT NAM
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày
càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp Việt Nam là một việc làm quan trọng và cần thiết. Cạnh tranh là hiện
tượng phổ biến mang tính quy luật ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
nó được xem là cơ sở tồn tại là động lực thúc đẩy sự phát triển. Nếu nhiều
doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng thì sản phẩm của doanh
nghiệp nào có những đặc tính nổi trội hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp
khác thì sẽ tiêu thụ được nhiều trên thị trường. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng
cần phải có những biện pháp tiêu thụ hợp lý để giành thế chủ động trên
thương trường thì mức tiêu thụ sẽ tăng.
Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam mới được thành lập hơn
10 năm và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên là một Công ty
mới thành lập nên kinh nghiệm mà Công ty có được còn hạn chế. Sản phẩm
xe máy của Công ty đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Với điều kiện xe
23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
máy đang là phương tiện giao thông phổ biến ở nước ta. Thị trường xe máy
Việt Nam ước tính trên 500.000 xe/năm. Các dự báo cho rằng nhu cầu nội địa
trên 1.600.000 xe vào năm 2006. “Thị trường nội địa rộng lớn với mức bình
quân 7,1 người/xe (năm 2003) và sẽ bão hoà khi tới mức 5 - 6 người/xe vào
các năm 2008 và tính riêng khu vực nông thôn thời điểm bão hoà sẽ vào năm
2011 – 2012. Khu vực thị trường này sẽ là nơi tiêu thụ các loại xe giá thấp 7-
10 triệu đồng/xe, phù hợp với trình độ sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp
trong nước.”
(9)
Hiện nay xe máy của Công ty đang tiêu thụ chậm trên thị
trường. Một cơ hội rất lớn đang mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy
trong nước nói chung và Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam nói
riêng. Để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh thì đòi
hỏi Công ty cần phải có những cải tiến mọi mặt để nâng cao được chất lượng
của sản phẩm để tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Công ty đang gặp
nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm vì có nhiều sản phẩm từ
Trung Quốc, Đài Loan…với nhiều chủng loại, mầu sắc, vẫn tiếp tục xuất hiện
ồ ạt trên thị trường. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì Công ty cần
phải chú trọng nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác
tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ
sản phẩm xe máy của Công ty DETESCOVIETNAM là một đòi hỏi tất yếu
cần thiết.
(9)
(18, tr 27)
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa KHQL
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ KỸ THUẬT VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ KỸ THUẬT
VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ
thuật Việt Nam
Xuất phát từ thực tiễn phong trào học sinh, sinh viên, Ban bí thư Trung
Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ban thường vụ Hội học
sinh sinh viên Việt Nam đã lên phương án, điều lệ để thành lập Công ty Phát
triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam vào tháng 07 năm 1990, với mục đích lấy lợi
nhuận trong kinh doanh của Công ty để tăng cường quỹ học bổng của Hội
25