Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP (PRRSV) VÀ NHIỄM GHÉP PRRSV LEPTOSPIRA TRÊN HEO NÁI TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM


CAO VĂN THẬT

TÌNH HÌNH NHIỄM VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
SINH SẢN HÔ HẤP (PRRSV) VÀ NHIỄM GHÉP
PRRSV - LEPTOSPIRA TRÊN HEO NÁI
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



CAO VĂN THẬT

TÌNH HÌNH NHIỄM VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
SINH SẢN HÔ HẤP (PRRSV) VÀ NHIỄM GHÉP
PRRSV - LEPTOSPIRA TRÊN HEO NÁI
TẠI TỈNH TIỀN GIANG


Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
Th.S. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010

ii


TÌNH HÌNH NHIỄM VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN
HÔ HẤP (PRRSV) VÀ NHIỄM GHÉP PRRSV - LEPTOSPIRA
TRÊN HEO NÁI TẠI TỈNH TIỀN GIANG
CAO VĂN THẬT

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG
Trung tâm Thú Y Vùng VI


3. Phản biện 1:

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Đại học Nơng Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT
Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục, một đời tận tụy vì con.
THÀNH KÍNH GHI ƠN
 PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
 Th.S. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
Đã hết lịng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn trong lớp Cao học Thú Y 2006 đã động viên, chia sẽ
những khó khăn trong học tập và trong q trình hồn thành luận văn này.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
 Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
 Ban Chủ Nhiệm và Thầy, Cô Khoa Chăn Ni – Thú Y

 Phịng Đào Tạo Sau Đại học
Đã tận tâm dạy bảo, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi trong suốt thời gian học tập.
Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, Ban lãnh
đạo Chi cục Thú y Tiền Giang và Các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi
trong suốt q trình học tập.

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Cao Văn Thật sinh ngày 02 tháng 6 năm 1976 tại TP. Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, TP.
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thú Y hệ chính quy tại Đại học Nơng Lâm, Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh năm 2000.
Làm việc tại Chi Cục Thú Y Tiền Giang từ năm 2000 đến 10/2008 và từ
11/2008 đến nay làm việc tại Phịng Chăn ni Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn Tiền Giang, chức vụ Trưởng Phịng.
Tháng 9 năm 2006 đến nay theo học Cao học ngành Thú Y tại Đại học Nơng
Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang.
Điện thoại: 073-3855347 hoặc DĐ: 0918458907
Email:

v


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Cao Văn Thật

vi


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình hình nhiễm vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản hô
hấp (PRRSV) và nhiễm ghép PRRSV - Leptospira trên heo nái tại 3 huyện của tỉnh
Tiền Giang” được tiến hành từ 10/2008 đến 8/2009 tại các hộ chăn ni gia đình
thuộc 3 huyện thị: Châu Thành, Tp. Mỹ Tho và Chợ Gạo. Mẫu được xét nghiệm tại
Trạm chẩn đoán và điều trị của Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh và Phịng xét
nghiệm của Chi cục Thú y Tiền Giang.
Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần: (1) Khảo sát tỷ lệ nái có kháng thể kháng
vi rút PRRS bằng phương pháp ELISA; (2) Xác định sự hiện diện của vi rút PRRS
trong máu heo nái và định chủng Trung Quốc bằng phương pháp RT-PCR; (3) Xét
nghiệm Leptospira để đánh giá mức độ nhiễm Leptospira và nhiễm ghép PRRS Leptospira trên nái; (4) Sơ bộ khảo sát biểu hiện rối loạn sinh sản của các trường
hợp nhiễm đơn hoặc nhiễm ghép thông qua các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.
Khảo sát 235 mẫu huyết thanh từ nái chưa tiêm phòng PRRS, gồm 205 nái
có dáng vẻ khoẻ mạnh ở các xã khơng có dịch PRRS (gọi là nái bình thường) và 30
nái trong ổ dịch PRRS ở một xã, đã phát hiện 136 mẫu có kháng thể kháng vi rút
PRRS. Trong đó, có 109 mẫu dương tính ở nhóm nái bình thường, chiếm 53,17%
và 27 mẫu dương tính ở nhóm nái trong ổ dịch, chiếm 90%. Tỷ số S/P của kháng
thể trên nhóm nái bình thường tập trung cao trong khoảng 0,4 đến < 2 và nhiều nái
trong ổ dịch ở mức S/P ≥ 2 (44,8%).
Phát hiện vi rút PRRS và chủng Trung Quốc bằng phương pháp RT-PCR từ
60 mẫu. Trong đó 30 mẫu được lấy từ 109 heo có kháng thể trên nhóm nái bình

thường và 30 mẫu cịn lại lấy từ heo trong ổ dịch PRRS. Kết quả âm tính đối với 30
mẫu của nhóm nái bình thường. Heo trong ổ dịch có 26 mẫu dương tính, chiếm
86,67% và có sự hiện diện của vi rút PRRS chủng Trung quốc (chủng độc lực cao).
Nhiễm ghép xoắn khuẩn Leptospira được nghiên cứu trên 235 nái bao gồm
cả 30 nái từ ổ dịch PRRS trong nội dung nghiên cứu 1. Kết quả có 10,21% (24/235)
heo nái có nhiễm Leptospira. Nhóm heo nái trong ổ dịch dương tính 3,33% (1/30
mẫu xét nghiệm), nhóm heo nái bình thường có 23/205 mẫu dương, chiếm 11,22%.

vii


Nhiễm đa số là serovar panama (23,34%), và các serovar tarassovi, pyrogenes,
javanica đều có cùng tỷ lệ 16,67%. Tỷ lệ nhiễm ghép dựa vào kháng thể kháng vi
rút PRRS và xoắn khuẩn Leptospira chung 2 nhóm nái là 3,83%.
Khi có nhiễm ghép trên nhóm nái bình thường, tỷ lệ sẩy thai cao nhất là
37,5% và tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống thấp nhất là 86,54%. Nhiễm ghép giữa
PRRSV và Leptospira làm giảm khả năng sinh sản của heo nái, làm tăng tỷ lệ heo
chết tươi, chết khô, thai yếu và nhỏ vóc.

viii


SUMMARY
Research topic "Prevalence of PRRSV infection and co-infection of PRRSVLeptospira in sows at three districts of Tien Giang province" was conducted from
October 2008 to August 2009 at householders in three districts: Chau Thanh Dist.,
My Tho City and Cho Gao Dist. Samples were tested at Diagnosis and Treatment
Station of Ho Chi Minh City Veterinary Sub-department and the laboratory of Tien
Giang Veterinary Sub-department.
The study included four parts: (1) Finding the rate of sows having antibody
against PRRSV using ELISA, (2) Determining the presence of PRRSV in blood of

sows and the Chinese strain by RT-PCR method, (3) Testing antibody against
Leptospira to evaluate the rate of infection and co-infection of PRRSV - Leptospira
in the sows, and (4) Preliminarily surveying the reproductive disorders of singleinfected or co-infected cases through parameters of reproductive performance.
With 235 serum samples from PRRS-nonvaccinated sows including 205
clinical healthy sows in the communes with no PRRS outbreak and 30 sows in one
PRRS-outbreak commune, 136 samples were seropositive to PRRSV. Of these, 109
positive samples were in the group of clinical healthy sows, accounting for 53,17%,
and 27 positive samples from sows of the epidemic area, accounting for 90%. S/P
ratios of antibody in the group of clinical healthy sows were mostly in the range of
0,4 to < 2, and about a half of sows in the epidemic area were at S/P ≥ 2 (44,8%).
Detection of PRRS virus and China strain were conducted by RT-PCR
method for 30 samples taken from 109 clinical healthy but seropositive sows and 30
samples from sows in PRRS outbreak. No clinical healthy sows carried virus. Sows
in the epidemic area got positive in 26 samples, accounting for 86,67%, and PRRS
virus of China strain was detected.
Co-infection of Leptospira bacteria was examined in 235 sows including 30
sows from PRRS outbreak. The result was 10,21% (24/235) of sows infected with
Leptospira. In group of sows in outbreak area, 3.33% was positive (1/30 samples),
clinical healthy sows had 23/205 positive samples, accounting for 11,22%. Most
cases were infected with serovar panama (23,34%), and serovar tarassovi,

vii


pyrogenes and javanica occupied at same rate (16,67%). Co-infection rate based on
antibody against and Leptospira in the two groups of sows was 3,83%.
When co-infection occurred in the group of clinical healthy sows, the
abortion rate was highest (37,5%) and the proportion of born alive piglets was
lowest (86,54%). Co-infection of PRRSV and Leptospira reduced fertility of sows,
increased the number of stillbirth, mummify, weak and small-size piglets.


viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang Chuẩn Y ........................................................................................i
Cảm tạ .....................................................................................................ii
Lý lịch cá nhân ........................................................................................iii
Lời cam đoan ..........................................................................................iv
Tóm tắt ...................................................................................................v
Mục lục ………………………………………………………………….viii
Danh sách các chữ viết tắt ………………………………………………xiii
Danh sách các bảng ……………………………………………………...xiv
Danh sách các biểu đồ ......................................................................... xvi
Danh sách các hình ............................................................................. xvi
Danh sách các sơ đồ ............................................................................ xvi
Chương 1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu ................................................................................................2
1.3. Yêu cầu ..................................................................................................2
Chương 2
TỔNG QUAN ......................................................................................................3
2.1. Hội chứng PRRS ....................................................................................3
2.1.1. Lịch sử phát hiện PRRS .......................................................................3

2.1.2. Vi rút PRRS.........................................................................................4
2.1.2.1. Kích thước và hình thái ....................................................................5
2.1.2.2. Cấu trúc gen......................................................................................5
2.1.2.3. Sự biến đổi về sinh học và gen của các chủng vi rút PRRS ...............6
2.1.2.4. Cách truyền lây.................................................................................7

ix


2.1.2.5. Sự nhiễm bệnh trong đàn .................................................................9
2.1.2.6. Miễn dịch đối với vi rút PRRS ..........................................................11
2.1.3. Thể bệnh và bệnh tích ..........................................................................13
2.1.3.1. Thể bệnh...........................................................................................13
2.1.3.2. Bệnh tích ..........................................................................................13
2.1.4. Chẩn đốn bệnh PRRS ........................................................................14
2.1.4.1. Các phương pháp phát hiện kháng thể...............................................14
2.1.4.2. Các phương pháp phát hiện kháng nguyên ........................................15
2.2. Bệnh do Leptospira ................................................................................16
2.2.1. Ngun nhân........................................................................................16
2.2.2. Triệu chứng ........................................................................................16
2.2.3. Bệnh tích .............................................................................................16
2.2.4. Chẩn đốn Leptospira ..........................................................................16
2.3. Một số nghiên cứu trong nước về phân bố bệnh do PRRSV và Leptospira
......................................................................................................................17
2.3.1. Phân bố bệnh do PRRSV .....................................................................17
2.3.2. Phân bố bệnh do Leptospira.................................................................18
2.4. Các nguyên nhân gây rối loạn sinh sản trên nái.......................................20
2.4.1. Nguyên nhân không nhiễm trùng .........................................................20
2.4.2. Nguyên nhân nhiễm trùng....................................................................22
Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................................23
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................23
3.1.1. Thời gian thực hiện đề tài ....................................................................23
3.1.2. Địa điểm .............................................................................................23
3.1.3. Đối tượng khảo sát...............................................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................23
3.3. Kít, hố chất và trang thiết bị ..................................................................24
3.3.1. Kít ELISA ..........................................................................................24

x


3.3.2. Kít, hố chất ly trích RNA và RT-PCR ................................................24
3.3.3. Trang thiết bị .......................................................................................25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................25
3.4.1. Nội dung 1: Khảo sát tỷ lệ nái có kháng thể kháng vi rút PRRS bằng
phương pháp ELISA......................................................................................25
3.4.1.1. Bố trí khảo sát..................................................................................25
3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm .....................................................25
3.4.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................28
3.4.2. Nội dung 2: Xác định sự hiện diện của vi rút PRRS và chủng Trung
Quốc bằng phương pháp RT-PCR .................................................................28
3.4.2.1. Bố trí mẫu khảo sát ...........................................................................28
3.4.2.2. Phương pháp xét nghiệm...................................................................29
3.4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................30
3.4.3. Nội dung 3: Xét nghiệm Leptospira để đánh giá tỷ lệ nhiễm Leptospira
và tần suất nhiễm ghép PRRS - Leptospira trên 2 nhóm heo nái ..................30
3.4.3.1. Bố trí mẫu khảo sát ...........................................................................30
3.4.3.2. Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................30
3.4.3.3. Phương pháp xét nghiệm...................................................................30

3.4.4. Nội dung 4: Đánh giá biểu hiện rối loạn sinh sản thông qua các chỉ tiêu
về năng suất sinh sản trên các nhóm nái dựa vào kháng thể dương tính hoặc âm
tính với PRRS và Leptospira .........................................................................31
3.4.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................31
3.4.4.2. Phương pháp tiến hành......................................................................32
3.5. Xử lý số liệu ...........................................................................................32
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................33
4.1. Tỷ lệ nái có kháng thể kháng vi rút PRRS ..............................................33
4.1.1. Tỷ lệ heo nái có kháng thể theo quy mơ ni và lứa đẻ .......................35
4.1.1.1. Trên nhóm nái bình thường ..............................................................35

xi


4.1.1.2. Trên nhóm nái trong ổ dịch ...............................................................36
4.1.2. Tần suất nái có kháng thể theo S/P và quy mơ ni .............................37
4.1.3. Tần suất nái có kháng thể theo mức S/P và lứa đẻ ...............................38
4.2. Phát hiện vi rút PRRS và chủng Trung Quốc bằng phương pháp RT-PCR
......................................................................................................................39
4.3. Tỷ lệ nhiễm ghép xoắn khuẩn ................................................................41
4.3.1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo quy mô và lứa đẻ ...................................41
4.3.2. Phân bố hiệu giá kháng thể theo serovar nhiễm ...................................43
4.3.3. Tỷ lệ nhiễm ghép vi rút PRRS và Leptospira theo quy mô nuôi ...........45
4.3.4. Tỷ lệ nhiễm ghép vi rút PRRS và Leptospira theo lứa đẻ .....................46
4.4. Tần suất rối loạn sinh sản .......................................................................47
4.4.1. Năng suất sinh sản theo quy mô nuôi ...................................................47
4.4.2. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ ............................................................49
4.4.3. Năng suất sinh sản ở nái nhiễm ghép PRRS và Leptospira...................50
Chương 5

KẾT LUẬN và ĐỀ NGHỊ ...................................................................................52
5.1. Kết luận ..................................................................................................52
5.2. Tồn tại ....................................................................................................53
5.3. Đề nghị...................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................54
PHỤ LỤC

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EAV

Equine arteritis virus

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay

FA

Fluorescent antibody staining

IFA

Indirect fluorescent assay

IHC

Immunohistochemistry staining


IPMA

Immunoperoxidase monolayer assay

LDV

Lactate dehydrogenase - elevating virus

LV

Lelystad virus

MAT

Microscopic agglutination test

MSD

Mystery swine disease

OIE

Office international des epizooties

ORF

Open reading frame

PAM


Pulmonary alveolar marcrophage

PEARS

Porcine endemic abortion and respiratory syndrome

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

PRRSV

Porcine reproductive and respiratory syndrome virus

RLSS

Rối loạn sinh sản

RT-PCR

Reverse transcriptase polymerase chain reaction

S/P

Sample / Positive

SHFV

Simian hemorrhagic fever virus


SIRS

Swine infertility and respiratory syndrome

SN

Serum neutralization

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tỷ lệ thường gặp của các trục trặc sinh sản ...........................................20
Bảng 3.1: Trình tự các đoạn mồi phát hiện vi rút PRRS ........................................24
Bảng 3.2: Tổng đàn heo tại 3 huyện thị và phân bố mẫu khảo sát mức độ nhiễm vi
rút PRRS bằng ELISA .......................................................................25
Bảng 3.3: Phân bố nái khảo sát theo quy mô và lứa đẻ trên nhóm nái bình thường26
Bảng 3.4: Phân bố theo quy mơ và lứa đẻ trên nhóm nái trong ổ dịch ..................26
Bảng 3.5: Bộ kháng nguyên chuẩn Leptospira 12 serovar.....................................31
Bảng 4.1: Tỷ lệ nái có kháng thể kháng virus PRRS theo các mức S/P ở 2 nhóm nái
..............................................................................................................................33
Bảng 4.2: Tỷ lệ nái có kháng thể theo quy mơ ni và lứa đẻ ở nhóm nái bình
thường ..................................................................................................................35
Bảng 4.3: Tỷ lệ nái có kháng thể theo quy mơ ni và lứa đẻ ở nhóm nái trong ổ
dịch.....................................................................................................36

Bảng 4.4: Tỷ lệ nái có kháng thể theo các mức S/P và quy mơ ni .....................37
Bảng 4.5: Tỷ lệ nái có kháng thể theo mức S/P và lứa đẻ .....................................38
Bảng 4.6: Tỷ lệ nái ổ dịch nhiễm vi rút PRRS trong huyết thanh ..........................39
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên heo nái bình thường theo quy ...................41
Bảng 4.8: Phân bố hiệu giá kháng thể kháng serovar nhiễm ..................................43
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm ghép dựa vào kháng thể kháng virus PRRS và Leptospira
theo quy mơ ni trên cả 2 nhóm nái .................................................45
Bảng 4.10: Tỷ lệ nhiễm ghép dựa vào kháng thể kháng vi rút PRRS và Leptospira
theo lứa đẻ trên cả 2 nhóm nái ...........................................................46
Bảng 4.11: Năng suất sinh sản theo quy mô nuôi .................................................47
Bảng 4.12: Năng suất sinh sản theo lứa đẻ ...........................................................49
Bảng 4.13: Năng suất sinh sản theo kết quả chẩn đoán PRRS và Leptospira ......50

xiv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nái có kháng thể trên hai nhóm ở các mức S/P .........................33
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nái có kháng thể theo mức S/P và lứa đẻ trên nhóm nái bình
thường .............................................................................................39
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên heo nái bình thường theo quy mơ và lứa
đẻ ....................................................................................................42
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nhiễm ghép vi rút PRRS và Leptospira theo quy mô nuôi ........45
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nhiễm ghép vi rút PRRS và Leptospira theo lứa đẻ ..................46

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Bộ gen và hình thái của virus PRRS......................................................5
Hình 2.2: Mơ hình các protein cấu trúc của vi rút PRRS .......................................6
Hình 4.1: Thai sẩy trên heo nái bị bệnh tai xanh ...................................................48
Hình 4.2: Heo nái mang thai có triệu chứng sốt, bỏ ăn do nhiễm vi rút PRRS.......48
Hình 4.3: Heo nái nhiễm PRRSV với biểu hiện tai xanh, sẩy thai .........................49

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 3.1: Phát hiện kháng thể kháng vi rút PRRS chung cho cả 2 dòng...............27
Sơ đồ 3.2: RT-PCR phát hiện vi rút PRRS và chủng Trung Quốc .........................29

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (porcine reproductive and
respiratory syndrome – PRRS) còn được gọi là bệnh tai xanh. Bệnh xuất hiện ở Mỹ
năm 1987 (Collins, 1992). Kế đó bệnh xuất hiện ở Châu Âu năm 1990 (Wensvoort
và ctv, 1991). Năm 1991 bệnh xuất hiện ở Đài Loan, đến năm 1997 bệnh được phát
hiện ở Việt Nam. Dịch xảy ra từ năm 2005 đến nay gây thiệt hại rất lớn về kinh tế
cho ngành chăn nuôi heo trên thế giới ở gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ (Cục Thú

y, 2007). Năm 2007, Tiền Giang đã xảy ra 1 đợt dịch, có tốc độ lây lan nhanh, với
377 heo nhiễm bệnh. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi, ảnh hưởng
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Những nghiên cứu về bệnh PRRS ở Việt Nam được tiến hành trong những
năm 2000. Ở Thành phố hồ Chí Minh, Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân (2003)
kiểm tra huyết học tại một trại chăn nuôi heo, ghi nhận tỷ lệ dương tính PRRSV là
5,7% và nái dương tính có tỷ lệ sẩy thai cao. Khảo sát huyết thanh học trên đàn nái
có biểu hiện rối loạn sinh sản tại Tiền Giang, Thái Quốc Hiếu và ctv (2005) báo cáo
35% nái dương tính với PRRSV và hơn 10% thai chết trong mỗi ổ khi heo nái
dương tính PRRSV. Những nghiên cứu về bệnh trên những trại heo giống tại các
tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ heo có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác nhau,
từ 1,3% đến 68,29% (Cục Thú y, 2007). Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích
Liên và Trần Thị Dân (2007) tại 21 trại chăn nuôi tại miền Đông Nam Bộ cho thấy
có sự hiện diện của cả 2 dịng vi rút Châu Âu và Châu Mỹ. Do tính chất quan trọng
của bệnh và khả năng lây nhiễm cao trong đàn heo nên việc xác định mức độ nhiễm
và chủng vi rút PRRS đang lưu hành tại Tiền Giang là cần thiết. Từ đó giúp người
chăn ni có các biện pháp kiểm soát bệnh và hạn chế sự thiệt hại do bệnh gây ra.

1


Bệnh PRRS gây suy giảm hệ thống miễn dịch nên có thể nhiễm ghép một số
mầm bệnh khác, trong đó có khả năng nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Đây là một
bệnh gây rối loạn sinh sản khá quan trọng trên nái và đồng thời cũng là bệnh truyền
nhiễm chung cho con người. Câu hỏi đặt ra là heo nái có nhiễm ghép PRRSV với
xoắn khuẩn Leptospira hay không và năng suất sinh sản bị ảnh hưởng ra sao trong
điều kiện chăn nuôi ở Tiền Giang.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “TÌNH HÌNH
NHIỄM VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP (PRRSV)
VÀ NHIỄM GHÉP PRRSV - LEPTOSPIRA TRÊN HEO NÁI TẠI TỈNH TIỀN

GIANG”.
1.2. Mục tiêu
Xác định mức độ nhiễm vi rút PRRS, chủng vi rút PRRS và đánh giá khả
năng nhiễm ghép PRRSV và Leptospira trên heo nái.
1.3. Yêu cầu
(1) Sử dụng phương pháp ELISA để xác định tỷ lệ nái có kháng thể kháng vi
rút PRRS và tỷ số S/P ở các hộ chăn ni heo gia đình tại 03 huyện, thị (thành phố
Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
(2) Xác định sự hiện diện vi rút PRRS nhiễm trong máu heo nái và chủng
Trung Quốc bằng phương pháp RT-PCR.
(3) Xét nghiệm kháng thể kháng xoắn khuẩn Leptospira để đánh giá mức độ
nhiễm Leptospira và sự nhiễm ghép PRRS - Leptospira trên nái.
(4) Sơ bộ khảo sát các biểu hiện rối loạn sinh sản của các trường hợp nhiễm
đơn hoặc nhiễm ghép thông qua các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Hội chứng PRRS
2.1.1. Lịch sử phát hiện PRRS
Cuối thập niên 80 đã xảy ra một trận đại dịch ở Mỹ. Mô tả đầu tiên về một
hội chứng bệnh ở vùng phía nam Carolina, bao gồm việc suy giảm mạnh khả năng
sinh sản, viêm phổi sau cai sữa, gia tăng tỷ lệ tử vong ở heo con cai sữa. Nguyên
nhân lúc này chưa được biết rõ do đó được gọi là “bệnh bí ẩn ở heo” (mystery
swine disease - MSD).
Năm 1990 bệnh đã hiện diện ở nhiều nước châu Âu và châu Á và còn được
gọi nhiều tên khác nhau: “bệnh tai xanh” (blue ear disease) dựa trên triệu chứng
chuyển màu xanh ở da tai trên một số heo nái và hậu bị, “hội chứng vô sinh và hô

hấp trên heo” (SIRS – swine infertility and respiratory syndrome), “hội chứng sẩy
thai dịch vùng và hô hấp trên heo” (PEARS – porcine endemic abortion and
respiratory syndrome). Ở Tây Ban Nha phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên trên
đàn heo nhập khẩu vào tháng 1 năm 1991 (Duran và ctv, 1992). Ba trận dịch được
báo cáo ở Tây Ban Nha, trong đó hai trường hợp xảy ra ở tỉnh Huesca và một
trường hợp ở tỉnh Lerida, tất cả heo bệnh ở đây đều bị tiêu hủy. Ở Anh bệnh xuất
hiện vào tháng 5 năm 1991 (Edwards và ctv, 1992). Tuy nhiên vào thời điểm này
khơng có hiện tượng nhập khẩu heo sống, tinh trùng hay phôi từ các quốc gia đang
có bệnh MSD trong vịng 12 tháng, cho nên khơng có sự giải thích rõ ràng về nguồn
gốc gây ra căn bệnh này ở Anh. Ở Pháp, những trận dịch đầu tiên xảy ra ở Britany
vào tháng 10 năm 1991 (Baron và ctv, 1992), sau đó ở Đan Mạch vào tháng 3 năm
1992 (Botner và ctv, 1994) (dẫn liệu của Zimmerman, 2003).
Ở Châu Á, trận dịch đầu tiên xuất hiện ở Nhật năm 1988 và ở Đài Loan vào
năm 1991. Vì vậy bệnh MSD đã lan truyền hầu hết các trung tâm chăn nuôi heo lớn

3


trên thế giới chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Đến năm 1992, Tổ chức Sức khoẻ
Động vật thế giới (OIE) và Hội nghị quốc tế về bệnh này ở St. Paul, Minnesota đã
nhất trí sử dụng tên chung của bệnh là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo
(porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS) (Zimmerman, 2003).
Năm 1994, PRRS được chính thức phát hiện thêm ở 16 quốc gia thuộc Châu
Mỹ, Châu Á, Châu Âu. Tháng 9 năm 2006, tại Trung Quốc đã xảy ra đại dịch PRRS
làm trên 2 triệu heo mắc bệnh và hơn 400 ngàn heo chết. Trong ổ dịch tại Trung
Quốc người ta xác định có sự biến chủng của vi rút PRRS thành chủng độc lực cao
lây lan và gây chết rất nhanh trên heo (Tian và ctv, 2007).
2.1.2. Vi rút PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp ở heo do vi rút Arterivirus gây nên, có
khả năng xâm nhiễm vào đại thực bào và mô. Collins và ctv (1992) là người đầu

tiên xác định căn nguyên của PRRS, ông đã gây được bệnh thực nghiệm bằng cách
gây nhiễm trên heo qua đường hô hấp từ các mẫu mô heo bệnh tại địa phương.
Khoảng một năm sau đó Viện Nghiên cứu Thú y Trung Ương tại Lelystad (Hà Lan)
đã phân lập được vi rút từ đại thực bào phế nang (pulmonary alveolar macrophage PAM) của heo bệnh và gọi đó là vi rút Lelystad (LV). Khơng lâu sau đó, những
nhà nghiên cứu của Mỹ cũng phân lập được vi rút liên quan đến bệnh này đặt tên
VR - 2332. Họ cũng phân biệt được sự khác nhau giữa LV và VR - 2332 về mặt
kiểu gen và kiểu hình. Bên cạnh sự khác biệt quan trọng giữa LV và VR - 2332 thì
những chủng vi rút thuộc dịng Bắc Mỹ trên cùng đàn heo và cùng thời điểm cũng
có sự khác nhau.
Có 2 dịng vi rút PRRS nhưng có rất nhiều chủng, khả năng biến dị cao và
tính gây miễn dịch chéo không cao. Hạch lympho là nơi vi rút nhân lên, gây hư hại
hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng nhiễm thứ cấp trầm trọng trên heo đã nhiễm
vi rút PRRS trước đó, và cũng nhờ đặc điểm này vi rút tồn tại trong đàn trong thời
gian dài. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vi rút PRRS có quan hệ gần về
mặt sinh vật học, về cấu trúc và về gen với vi rút gây viêm động mạch ngựa (equine
arteritis virus – EAV), vi rút gây tăng enzyme khử hydrô của lactate (lactate

4


dehydrogenase - elevating virus – LDV) ở chuột và vi rút gây sốt xuất huyết ở khỉ
(simian hemorrhagic fever virus – SHFV). Theo nguyên tắc dựa trên những đặc tính
chung này, PRRSV, EAV và SHFV được xếp chung cùng một nhóm mới thuộc chi
Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales. Đặc tính quan trọng của chi
Arterivirus là:
(1) Gây nhiễm dai dẳng không có biểu hiện triệu chứng và thường gây chết.
(2) Nhân lên trong các đại thực bào.
(3) Có khả năng biến đổi gen rất lớn.
2.1.2.1. Kích thước và hình thái
Vi rút PRRS có vỏ bọc với đường kính 50 - 60 nm, bề mặt khá nhẵn và có lõi

nucleocapsid hình khối với đường kính 25 – 35 nm (Zimmerman và cộng sự, 2006).

Các gen cấu trúc

Gen mã hóa ARN
polymerase

Hình 2.1: Bộ gen và hình thái của virus PRRS
(www.porcilis-prrs.com/pathogenesis-prrs.asp)
Trong đó: GP: protein của màng (glycoprotein)
M: protein gian màng (a membrane-spanning protein)
N: protein của capsid (nucleocapsid protein)
E: protein của vỏ ngoài

5


2.1.2.2. Cấu trúc gen
Bộ gen của vi rút PRRS tương tự với những Arterivirus khác. Virion chứa
acid nhân ARN 15,1 kb, dạng thẳng, một sợi, polyadenyl (poly A) ở đầu dương. Bộ
gen chứa 8 khung đọc mở (open reading frame - ORF) mã hóa cho những protein
đặc hiệu của vi rút. ORF1a và ORF1b chiếm 12 kb ở đầu 5’ của gen mã hóa cho
protein liên quan đến việc mã hóa ARN và dịch mã, bao gồm ARN polymerase phụ
thuộc ARN, 3,5 kb còn lại nằm ở đầu 3’ của bộ gen chứa ORF2, ORF3, ORF4,
ORF5, ORF6 và ORF7 được mã hóa cho những protein cấu trúc của vi rút.

ARN
Protein N 15 kDa (do ORF7 phiên
mã)
Protein E 24 – 26 kDa (do ORF5

phiên mã)
Protein 30 – 40 kDa (do ORF4 phiên
mã)
Protein M 18 – 19 kDa (do ORF6
Vỏ lipid

phiên mã)

Hình 2.2: Mơ hình các protein cấu trúc của vi rút PRRS
(www.porcilis-prrs.com/pathogenesis-prrs.asp)
2.1.2.3. Sự biến đổi về sinh học và gen của các chủng vi rút PRRS
(Benfield và ctv, 1999)
Những bằng chứng sinh học và gen cho thấy sự khác biệt giữa các chủng vi
rút PRRS. Sự khác nhau này được xác định dựa trên những cơ sở:
(1) Biểu hiện lâm sàng của bệnh khác nhau.
(2) Những bằng chứng thí nghiệm chứng tỏ sự khác nhau về độc lực gây
bệnh trên phổi và gây rối loạn sinh sản.
(3) Sự khác nhau về kháng nguyên được xác định bằng kháng thể đa dòng và
đơn dòng trong phản ứng huyết thanh học.
(4) Khác nhau trong trình tự của ARN.

6


Hai chủng vi rút châu Mỹ và châu Âu và cả những Arterivirus khác đều
không ngưng kết hồng cầu của tất cả các loài đã thử nghiệm. Việc xử lý bằng chất
tẩy lại làm gia tăng tác động gây ngưng kết hồng cầu, điều này cho thấy rằng các
glycoprotein của lớp vỏ bọc được phóng thích khi xử lý có vai trò quan trọng trong
ngưng kết hồng cầu (Jusa và ctv, 1996, trích dẫn bởi Benfield và ctv, 1999).
LV và VR – 2332 đều gây những triệu chứng lâm sàng khá giống nhau về

biểu hiện rối loạn hô hấp và sinh sản. Tuy nhiên các biểu hiện tái màu và chuyển
xanh ở phần tai, đầu vú, mõm, da bụng, âm hộ thường thấy trên các chủng châu Âu,
còn các vi rút từ các ổ dịch ở Bắc Mỹ thì khơng thấy các biểu hiện này.
Dựa trên mức độ trầm trọng của bệnh tích đại thể và vi thể của mơ phổi, vi
rút PRRS phân lập chia thành 2 nhóm: nhóm độc lực thấp và nhóm độc lực cao.
Ngồi ra một vài chủng vi rút PRRS cũng gây những triệu chứng giống với triệu
chứng viêm mũi, viêm cơ tim, viêm não và một số chủng châu Mỹ có độc lực cao
hơn hoặc thấp hơn chủng châu Âu (Harbur, 1996; dẫn liệu của Benfield, 1999).
Những nghiên cứu tương tự được thực hiện với những chủng vi rút độc lực cao và
thấp trên phổi ở những heo nái tơ mang thai cho thấy rằng các chủng vi rút PRRS
này gây ảnh hưởng khác nhau trên biểu hiện rối loạn sinh sản.
Những khác nhau về kháng nguyên giữa các chủng vi rút PRRS châu Âu và
châu Mỹ dựa trên phân tích các trình tự nucleotid và trình tự axit amin của LV và
VR – 2332. Trình tự nucleotid từ ORF2 đến ORF7 của 2 dòng tương đồng khoảng
72% - 91%, nhưng cấu trúc protein lại cho thấy sự khác nhau rất lớn về trọng khối
phân tử, điểm đẳng điện và vị trí glycosyl hóa của những protein tương ứng. Trình
tự nucleotid của chủng VR- 2332 giống với trình tự của chủng châu Âu tương ứng
là 76% ORF2, 72% ORF3, 80% ORF4, 80% ORF5, 91% ORF6 và 74% ORF7
(Murtaugh, 1995, dẫn liệu Benfield, 1999).
2.1.2.4. Cách truyền lây
Vi rút tồn tại tốt trong điều kiện lạnh và ít ánh sáng, do đó bệnh dễ phát vào
mùa đơng. Yếu tố góp phần lây lan bệnh là sự tiếp xúc giữa các heo, lây truyền

7


bệnh qua đường khơng khí, qua mũi, qua phân, nước tiểu khi tiếp xúc và qua tinh
dịch (Meulenberg, 2000).
Việc lây nhiễm qua đường khơng khí thường gia tăng vào mùa đơng, có ẩm
độ cao, gió mạnh và ít ánh sáng mặt trời (Le Potier và ctv, 1995; dẫn liệu của

Benfield và ctv, 1999).
Heo cảm nhiễm có thể bài xuất vi rút PRRS vào tinh dịch ngay cả khi khơng
có vi rút trong máu và kháng thể trung hòa (Christopher- Hennings và ctv, 1995).
Trong cùng một đàn, vi rút lây lan rất nhanh, kết quả xét nghiệm huyết thanh
học dương tính đạt 85 - 95% trong vòng 2 - 3 tháng. Tiếp theo vi rút có xu hướng
nhiễm dai dẳng trong vài tháng đến hơn 1 năm. Sự tồn tại của vi rút lâu trong trại
đưa đến các giai đoạn biểu hiện bệnh khác nhau.
Sự tiêm thuốc, chủng ngừa, dụng cụ, quần áo, ủng và tay của công nhân tiếp
xúc trực tiếp với heo bệnh trong trại cũng là những yếu tố truyền lây bệnh. Cơn
trùng như ruồi và muỗi có thể là yếu tố truyền lây cơ học vi rút PRRS cho đàn heo
(Otake và ctv, 2002) .
Các giai đoạn lan truyền của vi rút PRRS trên đàn heo thường trải qua:
Đầu tiên là giai đoạn cấp tính, vi rút xâm nhiễm vào cơ thể heo rồi vào máu
gây biến đổi huyết thanh học (có kháng thể kháng vi rút PRRS). Tuy nhiên không
phải tất cả heo trong bầy đều biến đổi huyết thanh học. Những heo âm tính trong
đàn có thể nhiễm vi rút bất cứ lúc nào sau đó. Các trường hợp stress như việc nhập
heo mới vào trại như thay đàn, cai sữa, ... cũng có thể làm tăng hoạt động của vi rút.
Thời gian tồn tại kháng thể thụ động do mẹ truyền cho heo con ngắn nên heo con dễ
mẫn cảm với bệnh hoặc tái nhiễm vào lúc 4 - 10 tuần tuổi.
Sau giai đoạn cấp tính, bệnh chuyển qua tình trạng bệnh mãn tính, bệnh xuất
hiện lẻ tẻ và trở thành dịch địa phương (endemic) trong thời gian dài (Albina,
1997). Heo thải vi rút ra môi trường trên 3 tháng qua phân, nước tiểu đối với bệnh
mãn tính (Zimmerman và ctv, 1992).

8


×