Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

nghiên cứu nồng độ acid uric ở bệnh nhân tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.17 KB, 51 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý thường gặp, có xu hướng ngày càng
gia tăng, gây nhiều biến chứng, có thể gây tử vong và tàn phế cho người bệnh.
Theo Kearney , năm 2005, tỷ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành trên toàn
cầu là 26,4% với 972 triệu người bị THA, đồng thời dự đoán vào năm 2025, tỷ
lệ hiện mắc THA tăng lên 29,2% với 1,56 tỷ người bị THA, tăng khoảng 60% so
với năm 2005. THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong với 7,1 triệu
người chết hằng năm, chiếm khoảng 13% số người tử vong toàn cầu và là
nguyên nhân đứng thứ ba, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới với
64 triệu người sống trong tàn phế . Tại Việt Nam, tỷ lệ THA trong cộng đồng gia
tăng nhanh theo thời gian: năm 1960 (1%) , năm 1992 (11,7%) , năm 2002
(16,3%) , đến năm 2008 (25,1%) ; đồng thời THA là nguyên nhân đứng thứ ba
trong các nguyên nhân tử vong và nguyên nhân thứ 6 đối với gánh nặng của
bệnh tật trong các bệnh viện .
Một số nghiên cứu phân tích cho thấy rằng acid uric máu có làm gia tăng
nguy cơ xuất hiện THA với RR = 2,0 - 3,0 ,; gia tăng các biến cố và tử vong tim
mạch trên bệnh nhân THA với RR = 1,96 và gia tăng nguy cơ tử vong cho mọi
nguyên nhân với RR = 1,63 [38]. Khảo sát acid uric máu là một trong những xét
nghiệm gần như thường qui ở bệnh nhân THA vì nó không chỉ giúp cho việc
chọn lựa thuốc điều trị, theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị mà còn phản
ánh được tiên lượng bệnh nhân THA .
Một số nghiên cứu cắt ngang cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu khá thường gặp
ở bệnh nhân THA nguyên phát với tỉ lệ khoảng 20 - 60% và các yếu tố liên quan
đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA nguyên phát đã được nghiên cứu là
giới tính, béo phì, béo bụng, độ THA, phì đại thất trái, vi đạm niệu, creatinin
máu, rối loạn chức năng nội mạc, ...
Nhiều nghiên cứu về nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân THA đã được thực
hiện ở nhiều nơi trên toàn quốc nhưng chưa thấy nghiên cứu nào về vấn đề này

1



thực hiện tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ tăng acid
uric máu ở bệnh nhân THA nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk
Lăk là bao nhiêu? Yếu tố nào có liên quan độc lập đến tăng acid uric máu?
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan độc lập với tăng
acid uric ở bệnh nhân THA nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk
Lăk năm 2011.
- Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA nguyên phát điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk năm 2011.
2. Xác định một số yếu tố liên quan độc lập với tăng acid uric máu ở bệnh
nhân THA nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk năm
2011.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về acid uric huyết thanh trong bệnh lý tim mạch
1.1.1 Sự thành lập acid uric
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của purine, bị thoái giáng bởi
men urate oxidase ở gan (uricase) thành allantoin, chất này sẽ bài tiết một cách
tự do qua nước tiểu. Tăng acid uric trong máu cũng có thể do tăng tái hấp thu
ống thận. Sau khi lọc, acid uric được tái hấp thu và bài tiết ở ống gần và quá
trình này thực hiện qua trung gian kênh nhạy cảm điện thế với urate và sự trao
đổi anion /urate. Các anion vô cơ như lactate gây giảm bài tiết urate bởi cạnh
tranh với urate thông qua sự chuyên chở các anion vô cơ, trong khi một vài chất,

bao gồm Probenacid và Benziodarone, tác động đối nghịch .
Mức acid uric máu thay đổi rõ rệt ở người là do nguyên nhân của các yếu
tố làm tăng tổng hợp (như chế độ ăn nhiều protein hoặc purin, lạm dụng rượu,
bệnh lý tăng sinh ác tính hoặc thiếu hụt men chuyển hóa purin) hoặc giảm bài
tiết (giảm mức lọc cầu thận làm gia tăng acid uric máu mặc dù có sự bài tiết bù
trừ xảy ra ở dạ dày ruột) hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận (sau khi lọc acid uric
trải qua hai quá trình bài tiết và tái hấp thu ở ống lượn gần và quá trình này qua
trung gian của sự trao đổi bởi sự trao đổi urate/anion và kênh urate nhạy cảm
điện thế. Các anion nội tại sẽ làm bài tiết urate bởi sự cạnh tranh thông qua hệ
thống vận chuyển anion nội tại; ngược lại một số chất như probenacid và
benziodarone có tác dụng ngược lại. Tăng acid uric máu thường được định nghĩa
khi acid uric máu > 7mg/l (> 420 μmol/l) ở nam hoặc > 6,0 mg/l (> 360 μmol/l)
ở nữ .
Vì acid uric rất thay đổi, khác nhau tùy theo nhịp ngày đêm và tùy mùa trên
cùng một người, tùy theo chế độ ăn có protein, và tăng theo xúc cảm, sau khi ăn
nhiều protein hoặc uống nhiều rượu . Do đó, thường lấy mẫu máu vào buổi sáng
sớm, lúc bụng đói. Thử bằng huyết tương hoặc huyết thanh: chỉ cần 1mL máu
1.1.2 Các nguyên nhân chính gây tăng acid uric huyết thanh
1.1.2.1 Sinh lý
- Chế độ ăn chứa nhiều protein hoặc quá nhiều nucleoprotein (ví dụ: bánh mì

3


ngọt, gan)
- Uống nhiều rượu: dẫn đến sự luân chuyển chất purine gia tăng và độ thanh
thải acid uric giảm do cạnh tranh với lactate.
1.1.2.2 Bệnh lý
- Gút: tăng trong 25% bệnh nhân gút
- Các bất thường nhịp độ luân chuyển tế bào như bệnh bạch cầu cấp và vẩy nến

và các rối loạn sự luân chuyển purine (đa u tủy, lymphoma, đa hồng cầu, thiếu
máu tán huyết, bệnh hồng cầu hình liềm, u tân sinh khác,...).
- Các bất thường về gen hiếm hay rất hiếm trong chuyển hóa purine, chẳng hạn
như khiếm khuyết men hypoxanthine guanine phosphoribosyl- transferase.
- Suy thận với độ thanh thải acid uric giảm, thận đa nang, lao thận, viêm đài bể
thận.
- Suy giáp, suy tuyến cận giáp, cường tuyến cận giáp. Tăng insulin máu, như
trong hội chứng chuyển hóa, dẫn đến việc tái hấp thu của cả hai natri và urate
đều gia tăng.
- Tình trạng mãn kinh ở người phụ nữ, có thể do estrogen có tác động thải uric
niệu.
- Sự tạo thành acid uric gia tăng từ purine được giải phóng bởi các tế bào bị
chết do thuốc chống ung thư, hóa trị liệu (nitrogen mustards, vincristine,
mercaptopurine,...).
- Thuốc khác: lợi tiểu, đặc biệt với thiazides, cũng làm tăng tái hấp thu acid
uric ở ống gần trong thực hành lâm sàng hiện nay. Điều này có thể thúc đẩy
bệnh gút. Salicylates liều thấp (<4g/ngày), Theophylline, Caffein, Levodopa,
Phenacetin.
- Nguyên nhân khác: ngộ độc chì, hội chứng Down, bệnh sarcoidosis, tăng
huyết áp, xơ vữa động mạch, ...
1.1.3 Mối liên quan giữa acid uric máu và THA
1.1.3.1 Lịch sử liên quan giữa acid uric và THA
Theo Feig mối liên quan giữa acid uric máu và THA đã được mô tả từ lâu.
Vào năm 1879, Frederick Akbar Mohamed khi mô tả về nguyên nhân THA
nguyên phát đã đưa ra nhiều bệnh nhân THA của ông có tiền sử gia đình bị bệnh
gút và ông giả thuyết rằng acid uric máu có lẽ tương tác trong sự hình thành
THA nguyên phát. Mười năm sau đó, giả thuyết này đề cập trở lại khi Haig đề

4



nghị giảm thấp purin trong chế độ ăn để phòng chống THA và bệnh mạch máu.
Năm 1909, Henri Huchard, viện sĩ hàn lâm người Pháp, cho rằng xơ hóa thiểu
động mạch thận (tổn thương mô học của THA) được quan sát trong 3 nhóm:
nhóm bệnh gút, nhóm ngộ độc chì và nhóm có chế độ ăn nhiều thịt mỡ và tất cả
3 nhóm này đều liên quan với tăng acid uric máu. Mối liên quan giữa tăng acid
uric máu và THA được quan sát và báo cáo nhiều lần trong thập niên 1950 đến
thập niên 1980 nhưng chỉ nhận được quan tâm rất ít và không liên tục bởi vì
thiếu cơ chế giải thích. Khoảng 25-40% người trưởng thành THA có tăng acid
uric máu (> 6,5 mg%); trong một số trường hợp như THA liên quan đến
cyclosporin và tiền sản giật, tỉ lệ này có thể > 70%. Những quan sát trên do thiếu
cơ chế bệnh sinh nên trên lâm sàng không chú ý đến sự tăng acid uric máu ở
bệnh nhân THA. Đầu những năm thập niên 1980, acid uric máu không còn là xét
nghiệm thường qui trong các xét nghiệm chuyển hóa và tim mạch. Sau này Hội
tim mạch Hoa Kỳ và JNC 7 không xem acid uric máu là yếu tố nguy cơ của
THA.
Theo Feig mối liên quan giữa bệnh gút với THA, đái tháo đường, bệnh
thận và bệnh tim mạch đã được quan sát từ thế kỷ thứ 19 và mối liên quan giữa
acid uric và bệnh tim mạch không được chú ý cho đến giữa thập niên 1950 và
đầu thập niên 1960 khi nó được khám phá trở lại. Từ đó nhiều nghiên cứu dịch
tễ học đã cho thấy rằng mối liên quan giữa mức acid uric máu với nhiều bệnh lý
tim mạch, bao gồm THA, hội chứng chuyển hóa, bệnh mạch vành, bệnh mạch
máu não, tiền sản giật và bệnh thận và mối liên quan này không chỉ quan sát
được ở bệnh nhân tăng acid uric máu mà còn thấy ở bệnh nhân acid uric máu
mức bình thường cao (310 - 330 µmol/l)
1.1.3.2 Cơ chế bệnh sinh tác động qua lại giữa tăng acid uric máu và THA
• Cơ chế bệnh sinh tăng acid uric máu gây THA
Theo Oparil , tăng acid uric máu liên quan rõ ràng với THA và bệnh tim
mạch nhưng nó là yếu tố nguy cơ độc lập hay chỉ là dấu ấn liên quan với yếu tố
nguy cơ tim mạch như đề kháng insulin, béo phì, dùng lợi tiểu, THA hay bệnh

thận vẫn chưa rõ. Tăng acid uric máu liên quan đến co thắt mạch máu thận và
5


tương quan thuận với hoạt hoạt hóa renin ở bệnh nhân THA, gợi ý acid uric máu
có tác dụng phụ là liên quan trung gian đến hệ thống Renin – Angiotensin –
Aldosterol được hoạt hóa; hơn nữa tăng acid uric máu xuất hiện như một biến
chứng của việc điều trị lợi tiểu, là yếu tố nguy cơ của biến cố tim mạch. Một cơ
chế mới mà tăng acid uric máu gây nên THA là do kích thích bệnh mạch máu
đến và quanh ống thận gây nên THA bởi vì tăng acid uric máu liên quan với tăng
renin của tổ chức quanh cầu thận và giảm tổng hợp NO của tế bào Macula
Densa. Tổn thương thận và THA có thể ngăn chặn hoặc hồi phục khi giảm mức
acid uric máu và điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
Angiotensin II như Losartan hoặc Arginin nhưng Hydrochlorothiazid không
ngăn chặn được bệnh động mạch thận mặc dù kiểm soát được huyết áp. Quan
sát cũng cho thấy rằng acid uric máu có thể tạo nên yếu tố tăng trưởng từ tiểu
cầu và tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu; các ảnh hưởng này có thể ngăn chặn
một phần bằng Losartan.
Theo Feig các bệnh tim mạch và nguy cơ có liên quan với tăng acid uric
máu như sau
- THA và tiền THA
- Bệnh thận: giảm mức lọc cầu thận và vi đạm niệu
- Hội chứng chuyển hóa
- Ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ
- Bệnh mạch máu: động mạch cảnh, động mạch ngoại biên, động mạch vành.
- Đột quị và sa sút trí tuệ do mạch máu
- Tiền sản giật
- Dấu ấn viêm: CRP, ức chế hoạt hóa plasminogen type 1, phân tử kết dính
gian bào hòa tan type 1
- Rối loạn chức năng nội mạc

- Stress oxy hóa
- Giới và chủng tộc: phụ nữ mãn kinh, người da đen
- Nhân chủng học: di chuyển từ nông thôn ra thành thị, tây phương hóa lối
sống
Sự gia tăng mạnh của THA, béo phì, đái tháo đường và bệnh thận ở Hoa
Kỳ trong 100 năm qua cũng liên quan với mức gia tăng mức acid uric máu. Mức
acid uric máu trung bình ở nam gia tăng từ 210 µmol/l từ thập niên 1960 lên đến

6


360 - 390 µmol/l ở thập niên 1970; phụ nữ có mức acid uric máu thấp hơn so
với nam giới khoảng 30 - 60 µmol/l do tác dụng tăng bài niệu đối với acid uric
của estrogen.
Mức tăng acid uric máu ở bệnh nhân bệnh tim mạch có thể đơn giản là sự
có mặt thường xuyên của các yếu tố như mức lọc cầu thận, tăng insulin máu, co
thắt mạch máu thận hoặc dùng lợi tiểu (giảm bài xuất acid uric ở thận) hoặc sử
dụng rượu, thiếu máu mô hoặc stress oxy hóa (tăng sản sinh acid uric).
Tác giả cũng cho thấy bằng chứng giữa acid uric máu và THA và THA do
tăng acid uric máu: Tăng acid uric máu tiên đoán sự hình thành THA, khoảng 25
- 60% bệnh nhân THA chưa điều trị và gần 90% ở người trẻ THA mới phát hiện;
và khi làm giảm mức acid uric máu bằng ức chế men xanthin oxidase làm giảm
huyết áp ở những đối tượng này. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu
làm gia tăng THA trong vòng 5 năm, độc lập với các yếu tố nguy cơ khác. Tăng
acid uric máu hay gặp ở bệnh nhân tiền THA, đặc biệt khi có mặt của vi đạm
niệu và một nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu không tiên đoán THA ở các
đối tượng THA xuất hiện sau 60 tuổi. Tăng acid uric máu thường gặp ở THA
nguyên phát hơn là THA thứ phát, đặc biệt ở những người trẻ tuổi; trong một
nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu quan sát 90% ở bệnh nhân THA ở người
trẻ tuổi cao hơn THA áo choàng trắng hoặc THA thứ phát. Điều này cho thấy sự

thay đổi tỉ lệ tăng acid uric máu trong một số nghiên cứu có thể bao hàm THA
thứ phát. Độ mạnh kết hợp giữa acid uric máu và THA giảm dần khi tuổi bệnh
nhân gia tăng và thời gian THA kéo dài, cho thấy tăng acid uric máu quan trọng
ở bệnh nhân trẻ tuổi với THA mới phát hiện. Các nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy nguyên nhân vì sao acid uric máu liên quan với THA mới hình thành hoặc
mới được chẩn đoán vì bệnh nhân THA kéo dài có thể có sẵn bệnh lý vi mạch
thận, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng THA cho họ.
Giả thuyết về cơ chế THA qua trung gian acid uric được trình bày trong
hình 1.1: Người ta cho rằng dư thừa lượng fructose hoặc thịt giàu purin hoặc
nhiễm độc chì có thể gây nên tăng acid uric máu mạn tính. Người mẹ với tăng
acid uric máu do chế độ ăn hoặc do các bệnh như THA trước đó, béo phì hoặc
7


tiền sản giật có thể truyền acid uric vào tuần hoàn nhau thai qua bánh nhau, cuối
cùng gây nên chậm phát triển trong tử cung và giảm số lượng nephron. Trong
khi đứa trẻ sinh ra với số lượng nephron thấp có thể hình thành tăng acid uric
máu trong thời kỳ thơ ấu do yếu tố di truyền và môi trường. Tăng acid uric máu
kéo dài sẽ kích thích hệ thống Renin – Angiotensin và ức chế phóng thích (nitric
oxide) NO nội mạc, gây nên co thắt mạch máu thận, có thể gây nên THA. Co
mạch thận kéo dài sẽ gây nên xơ hóa tiểu động mạch thận và hình thành nên
THA nhạy cảm với muối ngay cả khi tăng acid uric máu đã được điều chỉnh.
Các thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã hỗ trợ vai trò của acid uric máu trong
giai đoạn sớm của THA nguyên phát. Một thử nghiệm tiến hành trên 30 người
trẻ tuổi có THA và tăng acid uric máu; khi sử dụng thuốc hạ uric máu bằng
Allopurinol thì hiệu quả hạ huyết áp tương đương với hầu hết các thuốc hạ khác
và khi mức acid uric máu <300 µmol/l thì có 86% huyết áp trở về bình thường
so với 1% ở nhóm đối chứng.
Yếu tố mẹ


Chế độ ăn giàu
purin hoặc fructose
hoặc nhiễm độc chì

Yếu tố nhau
thái

Chậm tăng trưởng trong tử cung
Yếu tố di truyền Giảm số lượng Nephron
hoặc môi trường

Tăng acid uric

Tăng renin và giảm
NO. Viêm hoặc xơ hóa
tổ chức kẽ. Loãng mao
mạch. Bệnh tiểu động
mạch thận đến.

Giảm NO và tăng loại oxy
tái hoạt hóa. Viêm mạch
máu. Tăng sinh tế bào cơ
trơn với ức chế tăng sinh
tế bào nội mạc.

Hình 1.1 Giả thuyết về cơ chế THA qua trung gian acid uric máu
Có một sự gia tăng mạnh về tỉ lệ THA trên toàn cầu và có bằng chứng rằng
Giai đoạn sớm
THA phản ứng mạch do acid uric


8
Giai đoạn muộn
THA phụ thuộc thận nhạy cảm muối


mức acid uric máu cũng đang gia tăng như vậy. Người ta cho rằng sự gia tăng
béo phì góp phần vào sự gia tăng tỉ lệ THA. Hơn 200 năm qua, sự gia tăng mạnh
lượng fructose ăn vào ở các nước phát triển và sự gia tăng đó liên quan với sự
gia tăng theo thời gian của THA và béo phì. Fructose là nguyên nhân gây thoái
giáng ATP và gia tăng cả hai sự tổng hợp và phóng thích acid uric. Các nghiên
cứu dịch tễ học và thử nghiệm cho thấy mối liên quan giữa lượng fructose ăn
vào, tăng acid uric máu, THA và hội chứng chuyển hóa; vì vậy người ta cho
rằng tăng acid uric máu do fructose có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự
gia tăng tỉ lệ THA trên toàn cầu. Chế độ ăn (như thịt mỡ giàu purin) hoặc uống
(bia) hoặc phơi nhiễm với chất độc (chì) làm gia tăng acid uric máu và hình
thành THA do acid uric; tăng acid uric máu góp phần cùng cân nặng lúc sinh
thấp làm giảm số lượng nephron góp phần gây nên THA sau này.
Các bằng chứng cho thấy acid uric có lẽ đóng một vai trò trong hội chứng
chuyển hóa. Trước đây, mức cao acid uric máu quan sát trong hội chứng chuyển
hóa được cho là do tăng insulin máu bởi vì insulin làm giảm bài xuất acid uric ở
thận. Tuy nhiên tăng acid uric máu góp phần trong tiên đoán sự xuất hiện insulin
máu cao, béo phì và đái tháo đường. Hai cơ chế giải thích tăng acid uric máu gây
nên hội chứng chuyển hóa: (1) lượng glucose trong cơ xương phụ thuộc một
phần vào tăng dòng máu qua trung gian sự phóng thích kích thích insulin của
NO từ tế bào nội mạc mạch máu. Tăng acid uric máu có thể gây rối loạn nội mạc
mạch máu và sự rối loạn này được cải thiện khi điều trị bằng thuốc hạ acid uric
máu Allopurinol; (2) Thay đổi oxy hóa và viêm, tạo nên acid uric trong các tế
bào mô mỡ, đây là khâu quan trọng trong việc hình thành nên hội chứng chuyển
hóa trong thử nghiệm trên chuột béo phì.
Theo Johnson , tăng acid uric máu gia tăng ở đối tượng có nguy cơ tim

mạch: Acid uric máu cao ở nam và phụ nữ mãn kinh bởi vì estrogen là chất tăng
thải acid uric qua nước tiểu. Ở bệnh nhân uống rượu, tăng acid uric máu là do
gia tăng tổng hợp urate từ sự gia tăng số lượng adenin nucleotid và giảm bài tiết
do lactat ngăn chặn vận chuyển urate qua ống thận. Ở bệnh nhân béo phì, đề

9


kháng insulin, rối loạn lipid máu hay hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu
là do insulin kích thích tái hấp thu natri và urate ở ống lượn gần. Ở bệnh nhân
bệnh thận tăng acid uric máu là do giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết urate.
Ở bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu như thiazid, tăng acid uric máu là do khi
giảm thể tích máu sẽ kích thích tái hấp thu natri và urate ở ống lượn gần.
• Cơ chế bệnh sinh THA gây tăng acid uric máu
Theo Johnson , acid uric máu cũng liên quan chặt chẽ với THA. Tỉ lệ tăng
acid uric huyết thanh là 25% ở người THA không điều trị; 50% ở người đang
điều trị có lợi tiểu; và hơn 75% ở THA ác tính và tác giả này đã giải thích cơ chế
tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA do các cơ chế sau:
- Giảm dòng máu đến thận, rất hay đi kèm với trạng thái THA, làm kích thích
việc tái hấp thu urate.
- THA làm tổn thương vi mạch gây nên thiếu máu cục bộ tại mô, gia tăng tổng
hợp urate từ sự phân hủy adenosin và giảm bài tiết urate ở thận do lactat (từ
thiếu máu cục bộ tại mô) ngăn chặn sự bài tiết urate tại ống lượn gần. Khi
thiếu máu cục bộ ở mô, ATP bị thoái giáng thành adenin và xanthin và gia
tăng tổng hợp men xanthin oxidase; sự có mặt của chất nền xanthin và men
xanthin oxidase gây nên gia tăng tổng hợp acid uric cũng như thành lập chất
oxi hóa; chính vì vậy cũng có thể giải thích vì sao acid uric tăng trong các
trường hợp tiền sản giật và suy tim sung huyết.
- Những yếu tố khác hay đi kèm ở bệnh nhân THA có thể gây nên tăng acid
uric máu như nghiện rượu, ngộ độc chì, béo phì và đề kháng insulin và điều

trị bằng thuốc lợi tiểu.
Cũng theo Johnson , các quan sát rằng tăng acid uric máu liên quan với đối
tượng có nguy cơ tim mạch đã giải thích cho tại sao tăng acid uric huyết thanh
nguyên đoán sự hình thành bệnh lý tim mạch ở dân số nói chung và ở đối tượng
THA và ở người có tiền sử bệnh lý tim mạch trước đó. Tăng acid uric máu cũng
tiên đoán đột quỵ ở người đái tháo đường và người không đái tháo đường, tiên
đoán tăng huyết áp và bệnh thận ở dân số chung. Trong các nghiên cứu này acid
uric chỉ có thể đơn giản là đối tượng mang dấu ấn của bệnh lý tim mạch và bệnh
thận gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu không phải là yếu
10


tố nguy cơ độc lập cho bệnh lý tim mạch sau khi đã kiểm soát những yếu tố
nguy cơ khác, vì vậy tăng acid uric máu được xem là lành tính trừ khi có liên
quan đến gút hoặc sỏi thận. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại phát hiện acid uric
máu tiên đoán sự hình thành bệnh tim mạch, THA và bệnh thận sau khi kiểm
soát yếu tố nguy cơ khác. Điều này gia tăng khả năng acid uric có vai trò bệnh
học trong THA và bệnh lý tim mạch. Thật vậy, gần đây acid uric hòa tan được
nhận ra không chỉ có hại mà còn có một số hoạt động sinh học có thể có lợi hoặc
có hại đối với con người.
1.2 Một số nghiên cứu trước đây về tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA
1.2.1 Tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA
• Trên thế giới
Các nghiên cứu về tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA dao động khá
rộng khoảng: Theo Feig thì tỉ lệ này 25 – 60% ở bệnh nhân THA không điều trị
và lên đến 90% ở bệnh nhân THA mới phát hiện ở người trẻ tuổi và tác giả cũng
cho thấy rằng tỉ lệ tăng acid uric máu giảm ở bệnh nhân THA thứ phát, tuổi bệnh
nhân càng cao, thời gian THA kéo dài và THA đã được điều trị bằng thuốc hạ
huyết áp. Theo Johnson , tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh là 25% ở người THA
không điều trị; 50% ở người đang điều trị có lợi tiểu; và hơn 75% ở THA ác

tính. Nghiên cứu của Verdecchia cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu ở THA
nguyên phát là 39%, trong khi đó ở THA thứ phát chỉ là 30%. Ngược lại, nghiên
cứu của Yamamoto , tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA điều trị tại Bệnh
viện Trường Đại học và các phòng khám y tế tư nhân chỉ chiếm 17,5%; trong đó
bệnh nhân THA điều trị nội trú 22,7% cao hơn so với bệnh nhân THA điều trị
ngoại trú 13,6%.
• Tại Việt Nam
Nghiên cứu về acid uric máu ở bệnh nhân THA tại Việt Nam chỉ được quan
tâm trong những năm gần đây như Nguyễn Đức Công năm 2006, Hoàng Quốc
Hòa năm 2007, Viên Văn Đoan năm 2008, Hồ Thị Ngọc Dung và Châu Ngọc
Hoa năm 2009 cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA dao động từ
33 – 63%.
Như vậy tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA dao động khá rộng phụ

11


thuộc nhiều vào đối tượng của mẫu nghiên cứu.
1.2.2 Mối liên quan giữa một số yếu tố với tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA
• Liên quan với giới tính
Theo tác giả Johnson , tăng acid uric máu hay gặp ở đối tượng nam giới và
phụ nữ mãn kinh vì estrogen có tác dụng tăng thải urate qua nước tiểu. Nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Đức Công , tác giả Viên Văn Đoan và Hồ Thị Ngọc
Dung thì tỉ lệ tăng acid uric máu không có sự khác nhau giữa nam và nữ; trong
khi đó nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa mặc dù nồng độ acid uric máu ở nam
cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê nhưng tác giả không cho biết tỉ lệ tăng acid uric
máu giữa nam và nữ có sự khác nhau hay không vì mức acid uric máu để chẩn
đoán tăng tăng acid uric máu ở nam cao hơn nữ (>420 µmol/l so với >360
µmol/l) . Nghiên cứu của tác giả Sadr trên 2000 người tuổi từ 20-74 ở vùng
thành thị cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu ở nam (17,9%) cao hơn nữ (11,3%) có

ý nghĩa thống kê.
• Liên quan với tuổi
Theo Feig , tỉ lệ tăng acid uric máu giảm dần khi tuổi bệnh nhân tăng lên
nhưng trong một số nghiên cứu của các tác giả Hồ Thị Ngọc Dung, Châu Ngọc
Hoa , Chiou , Iwashima và Villegas thì tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA
nguyên phát không có sự khác nhau theo tuổi.
• Liên quan với dân tộc
Theo Johnson tỉ lệ tăng acid uric máu hay gặp ở những người Mỹ gốc phi
hoặc những người chủng tộc da đen và tác giả cũng chưa giải thích được mối
liên quan này.
• Liên quan với độ THA
Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu hay gặp ở bệnh nhân
THA độ cao như nghiên cứu của Đoàn Văn Đệ tỉ lệ tăng acid uric máu ở THA
độ I (12,5%), THA độ II (57,1%) và THA độ III (55,6%); nghiên cứu của Hồ Thị
Ngọc Dung , tỉ lệ tăng acid uric máu ở THA độ I (29,2%) và THA độ II (70,2%).
Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa thì nồng độ acid uric máu ở THA độ II cao hơn
rõ rệt so với ở THA độ I.
• Liên quan với thời gian THA
Theo Feig thì độ mạnh kết hợp giữa acid uric máu và THA giảm dần khi
12


thời gian THA kéo dài và các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân vì sao acid uric
máu liên quan với THA mới hình thành hoặc mới được chẩn đoán vì bệnh nhân
THA kéo dài có thể có sẵn bệnh lý vi mạch thận, đây chính là nguyên nhân chủ
yếu gây nên tình trạng THA cho họ; tương tự như nghiên cứu của Iwashima ,
không có mối liên quan có ý nghĩa giữa acid uric máu và thời gian THA. Tuy
nhiên theo nghiên cứu của Hồ Thị Ngọc Dung , tỉ lệ tăng acid uric máu tăng dần
theo thời gian THA với THA kéo dài < 1 năm là 12,8%; 1-5 năm là 28,7% và >
5 năm là 52,1%.

• Liên quan với hút thuốc lá
Nghiên cứu của tác giả Sadr và Chiou cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm
THA không tăng acid uric máu cao hơn so với nhóm THA có tăng acid uric máu
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Iwashima thì
không có mối liên quan có ý nghĩa giữa acid uric và hút thuốc lá ở giới nam
nhưng lại có ý nghĩa thống kê ở giới nữ.
• Liên quan với uống rượu
Theo Johnson , uống rượu bia sẽ gây nên tăng acid uric máu ở bệnh nhân
THA nguyên phát và điều này được chứng minh qua nghiên cứu của Villegas
với tỉ lệ uống rượu ở nhóm bệnh nhân tăng acid uric máu (48,1%) so với nhóm
bệnh nhân THA không uống rượu (21,4%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
<0,001
• Liên quan với thừa cân – béo phì
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân THA, tỉ lệ tăng acid uric máu có
liên quan thuận với thừa cân – béo phì như nghiên cứu của Nguyễn Đức Công ,
Viên Văn Đoan , Châu Ngọc Hoa , Sadr , Viazzi và Villegas
• Liên quan với đái tháo đường
Theo nghiên cứu của tác giả Sadr thì ở bệnh nhân THA có rối loạn đường
huyết lúc đói có tỉ lệ tăng acid uric máu (29,5%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân
THA không có rối loạn đường huyết lúc đói (16,5%). Nghiên cứu của Viazzi
nghiên cứu trên 8332 người trong thời gian theo dõi 14 năm thì thấy nguy cơ
xuất hiện đái tháo đường ở người có tăng acid uric máu gia tăng lên 2,8 lần sau
khi đã điều chỉnh với các yếu tố gây nhiễu khác. Nghiên cứu của Iwashima thì
không có mối liên quan có ý nghĩa giữa acid uric và đái tháo đường.
13


• Liên quan với hội chứng chuyển hóa
Nghiên cứu của Hồ Thị Ngọc Dung và nghiên cứu Villegas cho thấy nồng
độ acid uric máu và tỉ lệ tăng acid uric máu ở nhóm bệnh nhân THA nguyên

phát có hội chứng chuyển hóa cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân THA
nguyên phát không có hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu của Villegas cho thấy
tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở nhóm THA có tăng acid uric máu (53,1%) cao hơn
nhóm THA không có tăng acid uric máu (21,4%) có ý nghĩa thống kê. Nghiên
cứu của tác giả Chiou và Viazzi cho thấy có mối liên quan thuận giữa acid uric
máu và hội chứng chuyển hóa ở cả hai giới. Nghiên cứu của Sadr cho thấy tăng
acid uric máu độc lập với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim thiếu máu cục bộ
khi điều chỉnh theo giới và tuổi với OR = 2,0.
• Liên quan với phì đại thất trái
Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa cho thấy nồng độ acid uric máu ở bệnh
nhân THA có phì đại thất trái cao hơn so với nhóm không có phì đại thất trái.
Theo tác giả Iwashima , acid uric máu liên quan độc lập với chỉ số khối cơ thất
trái ở cả hai giới; khi tăng acid uric máu kèm theo khối cơ thất trái yếu tố liên
quan độc lập để tiên đoán biến cố tim mạch trong thời gian 44 tháng với HR
(hazard ratio) = 2,38. Nghiên cứu của Viazzi , acid uric máu liên quan thuận với
BMI, hội chứng chuyển hóa và khối cơ thất trái; phì đại thất trái trên điện tâm đồ
và tỉ số albumin/creatinin miệu tăng theo mức độ tăng acid uric máu và khi acid
uric máu tăng lên khoảng 60 µmol/l thì nguy cơ phì đại thất trái trên siêu âm tim
gia tăng lên 1,75 lần.
• Liên quan với protein niệu
Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa , nồng độ acid uric máu ở nhóm bệnh
nhân THA có protein niệu dương tính (401 ± 50,9 µmol/l) cao hơn nhóm bệnh
nhân THA có protein niệu âm tính (304 ± 60,8 µmol/l) có ý nghĩa thống kê.

14


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk.

• Thời gian: Tháng 10/2011 đến 04/2012
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là THA điều trị
tại phòng khám Nội và Khoa Nội tim mạch , Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk với
tiêu chuẩn: HA tâm thu ≥ 140 mm Hg hoặc/và HA tâm trương ≥ 90 mm Hg,
hoặc/và bệnh nhân đang điều trị thuốc hạ huyết áp hàng ngày .
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- THA thứ phát.
- THA nguyên phát mà không làm được xét nghiệm acid uric máu và các xét
nghiệm cần thiết khác
- THA nguyên phát kèm theo: Đợt cấp của bệnh gút; nhiễm trùng cấp hoặc bệnh
lý cấp tính; suy giáp hoặc suy cận giáp; đang điều trị các thuốc chống ung thư,
hủy tế bào, lợi tiểu Thiazid, thuốc điều trị Lao.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
2.3.2 Mẫu nghiên cứu
• Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo mục tiêu chính của đề tài là xác định tỉ lệ
tăng acid uric ở bệnh nhân THA nguyên phát và được tính bằng công thức
n=

Z2(1-α/2) × p (1-p)
d2

Trong đó
- n : Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỉ lệ tăng acid uric
- α : Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì hệ số tin cậy Z(1-α/2) = 1,96.

15



- p : Trị số mong muốn của tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân THA
nguyên phát trong nghiên cứu này, chọn p = 50,2%
- d : Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d = ε× p = 0,2 × 0,512 = 0,10
Thay số, tính được n = 97
• Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3 Thu thập số liệu
2.3.3.1 Các biến số trong nghiên cứu
• Các biến số nền
- Tuổi: Biến định lượng không liên tục, sau đó được mã hóa thành biến số định
tính, có 3 giá trị: < 60 và ≥ 60 tuổi
- Giới tính: Biến số nhị giá, có 2 giá trị: Nam; nữ.
- Dân tộc: Biến số nhị giá, có 2 giá trị: Kinh; thiểu số.
- Khu vực sống: Biến số nhị giá, có 2 giá trị: Thành phố; nông thôn.
• Các biến số liên quan đến THA
* Độ THA: Phân loại huyết áp theo Hội tim mạch châu Âu năm 2007 và Cập
nhật của Hội tim mạch Việt Nam năm 2008
+ Trường hợp bệnh nhân không uống thuốc để hạ HA hàng ngày: Biến định
tính, có 3 giá trị
. THA độ I:

HA tâm thu = 140 - 159 mm Hg hoặc/và
HA tâm trương = 90 - 99 mm Hg.

. THA độ II:

HA tâm thu = 160 -179 mm Hg hoặc/và
HA tâm trương = 100 - 109 mm Hg.

. THA độ III: HA tâm thu ≥ 180 mm Hg hoặc/và

HA tâm trương ≥ 110 mm Hg.
+ Trường hợp bệnh nhân đang uống thuốc để hạ HA hàng ngày: Biến định
tính, có 2 giá trị
. THA có kiểm soát:

HA tâm thu < 140 mm Hg và
HA tâm trương < 90 mm Hg.

. THA không kiểm soát: HA tâm thu ≥ 140 mm Hg hoặc/và
HA tâm trương ≥ 90 mm Hg
16


* Thời gian phát hiện bệnh THA: Là biến định lượng, sau đó mã hóa thành
biến định tính, có 2 giá trị: ≤ 5 năm; > 5 năm.
• Biến số về acid uric máu
- Acid uric máu: Là biến định tính liên tục, tính bằng µmol/l, được xác định qua
xét nghiệm máu tại Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk; sau đó
được mã hóa thành biến định tính có 2 giá trị
+ Tăng acid uric máu: Acid uric máu > 420 µmol/l đối với nam và > 360
µmol/l đối với nữ.
+ Không tăng acid uric máu: Acid uric máu ≤ 420 µmol/l đối với nam và ≤
360 µmol/l đối với nữ.
• Các biến số về các yếu tố liên quan
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI = [cân nặng (kg)]/[chiều cao (m)]2, là biến
định lượng liên tục, sau đó được mã hóa thành biến định tính, có 4 giá trị theo
thang phân loại BMI dành cho các quốc gia Châu Á : BMI <18,5 (nhẹ cân);
BMI = 18,5 - 22,9 (bình thường); BMI = 23 - 24,9 (thừa cân); BMI ≥ 25 (béo
phì).
- Hút thuốc lá: Là biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 2 giá trị :

+ Không hút thuốc lá: là người chưa bao giờ hút bất kỳ loại thuốc nào hoặc
nếu đã thử hút thuốc thì chưa bao giờ hút hàng ngày và tổng số điếu đã hút
<100 điếu trong suốt quãng đời đã qua hoặc nếu hút từ 100 điếu trở lên
trong cả quãng đời đã qua nhưng hiện đã bỏ hút ít nhất 12 tháng tính đến
ngày nghiên cứu.
+ Có hút thuốc lá: là người hút từ 100 điếu trở lên trong cả quãng đời đã qua
và hiện tại ngày nào cũng hút ít nhất 1 điếu.
- Uống rượu: Là biến định tính, xác định qua phỏng vấn, có 2 giá trị
+ Người không uống rượu: từ trước đến nay chưa uống bia rượu hoặc nếu uống
thì uống < 12 ly chuẩn (đơn vị rượu) trong quãng đời đã qua hoặc trước đây có
uống rượu bia, nhưng hiện đã bỏ uống ít nhất 12 tháng tính đến ngày điều tra.
17


+ Hiện đang uống rượu: là người có uống rượu trong 12 tháng qua và hiện
tại ngày nào cũng uống.
Ghi chú: 1 đơn vị rượu (1 ly chuẩn) có chứa tương đương 10 gam rượu
ethanol nguyên chất .
- Đái tháo đường: Biến nhị giá, có hai giá trị:
+ Đái tháo đường: theo tiêu chuẩn của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm
2010 (có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn: Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/l;
HbA1C ≥ 6,5%; Glucose máu sau 2 giờ uống 75g glucose ≥

11,1

mmol/l; một mẫu đường huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm các triệu
chứng của tình trạng tăng đường huyết. Trường hợp không có triệu chứng
lâm sàng của tăng đường huyết thì cần phải xét nghiệm thêm một lần nữa,
cách nhau ít nhất 1 ngày) hoặc bệnh nhân có đường huyết khi đói bình
thường nhưng đang điều trị thuốc hạ đường huyết.

+ Không đái tháo đường: Khi không có tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo
đường
- Hội chứng chuyển hóa: là biến nhị giá, xác định theo Liên đoàn Đái tháo
đường thế giới và Hội Tim mạch Hoa Kỳ
+ Có hội chứng chuyển hóa: Khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:
. Huyết áp ≥ 130/85 hoặc đang điều thị thuốc để hạ huyết áp;
. Vòng bụng tăng (vòng bụng ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm);
. Triglycerid máu ≥ 1,7 mmol/l hoặc đang dùng thuốc điều trị hạ
triglycerid máu;
. Giảm HDLC máu (nam <1,0 mmol/l; nữ <1,3 mmol/l) hoặc đang dùng
thuốc điều trị tăng HDLC máu;
. Đường máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l hoặc đang điều trị thuốc hạ glucose
máu.
+ Không có hội chứng chuyển hóa: Không thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng chuyển hóa.

18


- Bệnh mạch vành: Biến định tính, xác định dựa vào triệu chứng đau thắt ngực
và thay đổi trên điện tâm đồ, có hai giá trị: có bệnh mạch vành và không có bệnh
mạch vành.
- Phì đại thất trái: Biến định tính, xác định dựa vào điện tâm đồ và/hoặc siêu
âm tim, có hai giá trị: Có phì đại thất trái, không phì đại thất trái
- Protein niệu: Là biến nhị giá, xác định bằng xét nghiệm nước tiểu tại Khoa
xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk, có hai giá trị: Dương tính, âm
tính.
2.3.3.2 Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra tăng acid uric máu ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát. Phiếu điều tra này bao gồm 3 phần:
- Thông tin chung

- Thông tin về lâm sàng
- Thông tin về cận lâm sàng
2.3.3.3 Biện pháp hạn chế sai lệch chọn lựa và sai lệch thông tin
• Biện pháp hạn chế sai lệch chọn lựa: Áp dụng tiêu chuẩn chọn mẫu (tiêu chí
đưa vào, tiêu chí loại ra) chặt chẽ.
- Chẩn đoán tăng huyết áp do bác sỹ thăm khám và thiết lập.
- Trường hợp nghi ngờ có bệnh lý phối hợp là ảnh hưởng đến biến số nghiên cứu
thì cho các cận lâm sàng thêm để xác định chẩn đoán rõ ràng.
• Biện pháp hạn chế sai lệch thông tin
- Tập huấn và thống nhất tất cả các thành viên của tổ điều tra về kỹ năng phỏng
vấn, phương pháp đo lường và ghi chép các chỉ số nghiên cứu theo phiếu điều
tra soạn sẵn.
- Phiếu điều tra được thử nghiệm và chỉnh sửa kỹ qua nghiên cứu thử trước khi
điều tra chính thức.
- Phỏng vấn mặt đối mặt.
- Sử dụng các loại phương tiện đo cùng loại.
2.3.3.4 Cách thức tiến hành thu thập số liệu
Bước 1: Tất cả bệnh nhân nhập đến khám và điều trị tại phòng khám Nội và
19


Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk đủ tiêu chuẩn chọn mẫu,
không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào mẫu nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành khám bệnh nhân
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu theo phiếu điều tra
* Số liệu về biến số nền
- Tuổi
- Giới
- Dân tộc
- Khu vực sống

* Số liệu về các hành vi và nhân trắc
- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Đo chiều cao và cân nặng
- Đo vòng bụng
* Số liệu về lâm sàng
- Tiền sử bệnh
+ Tiền sử tăng huyết áp trước đó? Thời gian bị tăng huyết áp?
+ Các thuốc đang điều trị tại thời điểm khám bệnh
. Thuốc hạ huyết áp
. Thuốc điều trị đái tháo đường
. Thuốc điều trị bệnh gút
- Phân độ THA
* Số liệu về cận lâm sàng
- Xét nghiệm acid uric máu
- Xét nghiệm glucose máu
- Xét nghiệm đạm niệu
- Đo điện tâm đồ
2.3.3.5 Phương tiện và cách thức đo HA, cân nặng, vòng bụng, vòng mông
• Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân LPK2 sản xuất tại Nhật
Bản với độ chính xác tính bằng mmHg .
20


- Hướng dẫn đối tượng ngồi nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 5 phút, thoải mái, các cơ
duỗi.
+ Không nói chuyện, không để bàng quang căng.
+ Không hút thuốc, cà phê, uống rượu hoặc hoạt động mạnh trước khi đo
huyết áp ít nhất 30 phút.
+ Không dùng các thuốc kích thích giao cảm (như thuốc trị sổ nghẹt mũi,

thuốc nhỏ mắt để giãn đồng tử).
- Tiến hành đo huyết áp đối tượng:
+ Cho đối tượng ngồi yên tĩnh dựa lưng vào ghế, chân không bắt chéo, bàn
chân chạm sàn. Kéo áo bên tay trái đối tượng lên tới sát nách và đặt cẳng tay
lên bàn, sao cho cánh tay kê ở mức ngang tim (vị trí túi hơi ngang mức nhĩ
phải, tương ứng với điểm giữa xương ức và khoang liên sườn IV).
+ Dùng tay bắt động mạch cánh tay rồi đặt đường giữa băng quấn của huyết
áp kế lên động mạch cánh tay sao cho bờ dưới của băng quấn trên nếp gấp
khuỷu tay trái khoảng 2-3 cm để không chạm ống nghe. Đặt ống nghe dưới
gần băng quấn trên đường đi của động mạch cánh tay.
+ Bơm nhanh túi hơi để trị số vượt trên trị số tâm thu (được nhận biết bằng
sự mất mạch quay) khoảng 20-30 mmHg rồi xả túi hơi với tốc độ 2-3 mmHg
(hoặc mỗi nhịp mạch nếu nhịp tim quá chậm). Nếu xả hơi nhanh hơn sẽ làm
huyết áp tâm thu thấp và huyết áp tâm trương cao. Huyết áp tâm thu được
xác định là lúc nghe được tiếng đập đầu tiên (pha 1 Korotkoff), ứng với lúc
sờ được mạch quay. Huyết áp tâm trương được xác định là lúc tiếng nghe
cuối cùng trước mất hẳn tiếng Korotkoff (pha 5). Trong một số trường hợp
tiếng đập vẫn còn nghe được ngay cả khi xả túi hơi hoàn toàn thì huyết áp
tâm trương được xác định là lúc tiếng đập thay đổi cường độ (pha 4
Korotkoff: Âm thổi nhỏ lại như bị nghẹt)
+ Sau khi đo được huyết áp tâm trương thì xả nhanh túi hơi, cho đối tượng
ngồi nghỉ và ghi kết quả huyết áp lần 1 vào phiếu điều tra. Sau 5 phút tiến
hành đo huyết áp lần 2 và ghi kết quả vào phiếu điều tra.
21


- Nhìn vào phiếu điều tra so sánh huyết áp 2 lần đo, nếu có chênh lệch > 5
mmHg thì cho đối tượng ngồi nghỉ thêm 5 phút nữa rồi đo lại huyết áp lần 3 rồi
ghi kết quả vào phiếu điều tra.
Huyết áp dùng để chẩn đoán THA là trị số trung bình giữa 2 lần đo, khi HA

của 2 lần đo chênh lệch nhau hơn 5 mmHg thì lấy huyết áp trung bình của 3 lần
đo.
• Đo cân nặng: Đo cân nặng bằng cân sức khỏe chất lượng cao của hãng Nhơn
Hòa với độ chính xác tính bằng 0,1 kg.
- Hướng dẫn đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng; không đi giày dép; không đội mũ
hoặc cầm mang một vật gì.
- Cho đối tượng đứng đặt hai chân lên bàn cân nhẹ nhàng sao cho trọng tâm của
cơ thể rơi vào điểm giữa cân, thăng bằng so với cân, hai tay buông lõng, mắt
nhìn thẳng phía trước.
- Ghi kết quả số đo cân nặng trên bàn cân (chính xác đến 0,1kg) rồi ghi vào
phiếu điều tra.
• Đo chiều cao: Đo chiều cao bằng thước đo chiều cao Trung Quốc với độ chính
xác tính bằng 0,1cm.
- Hướng dẫn đối tượng tháo bỏ giày dép; không đội mũ, nón, khăn rồi bước vào
bàn thước để đo chiều cao.
- Cho đối tượng đặt đứng thẳng tư thế nghiêm, lưng áp về thước đo chiều cao,
mắt nhìn thẳng về phía trước theo nguyên tắc 05 chạm: Chạm gót, chạm bắp
chân, chạm mông, chạm lưng và chạm chẩm áp sát vào tường, tay buông thõng.
Hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống chạm với đỉnh đầu.
- Đọc kết quả số đo chiều cao (chính xác đến 0,1cm) rồi ghi vào phiếu điều tra.
• Đo vòng bụng: Đo vòng bụng bằng thước dây Trung Quốc không giãn với độ
chính xác tính bằng 0,1cm.
- Hướng dẫn đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng và nới lỏng dây thắt lưng trước
khi đo.
- Cho đối tượng đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau khoảng 12-15 cm; tay
22


buông thõng, hít thở bình thường. Đo ở eo bụng, là điểm giữa đường bờ dưới
mạng sườn và điểm trên mào chậu và đo ở cuối thì thở ra (lúc bụng lõm

xuống).
- Đọc kết quả số đo vòng bụng (chính xác đến 0,1cm) rồi ghi vào phiếu điều tra.
2.3.4 Xử lý và phân tích số liệu
• Nhập số liệu: Phần mềm Epidata phiên bản 3.1.
• Xử lý số liệu: Phần mềm STATA phiên bản 10.0
- Trình bày kết quả
. Tần số, tỉ lệ %
. Tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy 95% của PR.
- Kiểm định thống kê
+ Phân tích đơn biến: Khi so sánh các tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu và PR
liên quan giữa một biến số với một số yếu tố thì dùng phép kiểm chi bình
phương (Chi-squared test) hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s exact
test) khi có có > 20% tần số mong đợi trong bảng <5.
+ Phân tích đa biến: Khi lượng giá đồng thời mối liên quan giữa tỷ lệ tăng
acid uric máu với một số yếu tố qua mô hình hồi qui đa biến thì sử dụng hồi
qui Poisson vì một số nghiên cứu đã cho thấy rằng trong nghiên cứu cắt
ngang, khi tỷ lệ hiện mắc của một sự kiện ≥ 10% thì dùng mô hình hồi qui
logistic sẽ ước tính tỷ số chênh OR (odds ratio) cao hơn mức thực tế .
- Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.4 Y đức
Việc điều tra tỉ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
không làm ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân tham gia nghiên cứu:
- Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục
đích, nội dung nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình
nghiên cứu.
- Cấu trúc và nội dung bộ câu hỏi không vi phạm y đức cũng như bất kỳ một
chuẩn mực đạo đức xã hội...
23



- Từ kết quả nghiên cứu, bác sĩ chẩn đoán đầy đủ và điều trị thích hợp.
- Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
- Thời gian tham gia nghiên cứu của các đối tượng ngắn, không ảnh hưởng
nhiều đến bệnh nhân.
- Số liệu được xử lý và báo cáo dưới dạng tổng hợp.

24


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo một số biến số nền
Biến số nền
Nam
Giới tính
Nữ
≥ 60 tuổi
Nhóm tuổi
< 60 tuổi
Kinh
Dân tộc
Thiểu số
Thành thị
Khu vực sống
Nông thôn

Tần số
70
27

60
37
89
8
82
15

Tỉ lệ%
72,2
27,8
61,9
38,1
91,8
8,2
84,5
15,5

Nhận xét
- Tỉ lệ nam (72,2%) nhiều hơn nữ (27,8%). Tỉ lệ nam/nữ = 2,6/1
- Tỉ lệ nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 61,9%. Tuổi trung bình là 61,6 ± 7,8; tuổi
thấp nhất là 41, tuổi cao nhất là 82.
- Hay gặp dân tộc Kinh (91,8%) và sống ở khu vực thành thị (84,5%).
Bảng 3.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo đặc điểm THA
Đặc điểm THA
Độ I
Độ THA
Độ II
Độ III
Kiểm soát
Loại THA

Không kiểm soát
< 5 năm
Thời gian THA
≥ 5 năm

Tần số
10
7
3
31
46
55
37

Tỉ lệ%
50,0
35,0
15,0
40,3
59,7
59,8
40,2

Nhận xét
- Trong 97 bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu có: 20 bệnh nhân THA không
dùng thuốc điều trị hàng ngày, độ I (50%), độ II (35%) và độ III (15%). 77 bệnh
nhân đang điều trị thuốc hạ huyết áp hàng ngày, có 46 bệnh nhân (59,7%) là
THA không kiểm soát.
- Trong 97 bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu có: 92 bệnh nhân THA có tiền
sử THA, trong đó thời gian THA ≥ 5 năm chiếm 40,2%.


25


×