ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG THỊ TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đ ề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN
BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO
YÊN, TỈNH LÀO CAI
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Định hướng đề tài
:
Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
:
Kinh tế nông nghiệp
Khoa
:
Kinh tế và PTNT
Khóa học
:
2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG THỊ TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đ ề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN
BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO
YÊN, TỈNH LÀO CAI
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Định hướng đề tài
:
Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
:
Kinh tế nông nghiệp
Lớp
:
K46 -KTNN - N01
Khoa
:
Kinh tế và PTNT
Khóa học
:
2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn
:
TS. Bùi Thị Thanh Tâm
Cán bộ cơ sở hướng dẫn
:
Nguyễn Thành Công
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là th ời gian quý báu để em
có thể học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết đã học và làm quen với các công việc thực tế
tại các cơ quan, đơn vị cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn, rèn luyện nâng cao kĩ năng làm việc, tác phong làm việc đúng đắn.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ
bảo và giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Bùi Thị Thanh Tâm người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân thành cảm ơn tới lãnh đạo Đảng ủy - HĐND - UBND và
các đoàn thể trong xã Bảo Hà đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc hướng
dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu giúp em hoàn
thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời
gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế.
Vì vậy bài khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và
thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
giáo và toàn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng năm 2018
Tác giả
Đặng Thị Trang
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Bảo Hà qua 3 năm2014 - 2016 ........ 21
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã Bảo Hà qua 3 năm
2014 - 2016...................................................................................................... 24
Bảng 3.3 Tình hình biến động chăn nuôi của xã Bảo Hà qua 3 năm 2014 2016.... 26
Bảng 3.4 Tình hình lao động của xã Bảo Hà năm 2016 ................................. 30
Bảng 3.5 : Danh sách cán bộ xã Bảo Hà ......................................................... 47
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức UBND xã .................................................................. 48
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................
iii
MỤC
........................................................................................................
LỤC
iv
DANH
MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi PHẦN
1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2.Mục tiêu, yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian thực tập ...................................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập................................. 6
2.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp cấp xã............ 7
2.2.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.2.1. Vai trò và thực trạng của cán bộ nông nghiệp trong phát triển nông
nghiệp nông thôn ở ViệtNam .......................................................................... 10
2.2.2. Một số bài học kinhnghiệm từ cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã ở
các địa phương ................................................................................................ 12
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 17
5
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 19
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập...................................................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 23
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 23
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .................... 34
3.1.4. Những thành tựu đã đạt được của UBND xã Bảo Hà........................... 35
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 37
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .......... 37
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 46
3.2.3. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn của cán bộ nông nghiệp cấp xã.............................................. 54
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 54
3.2.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 56
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 57
4.1. Kết Luận ................................................................................................... 57
4.2 Kiếnnghị .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 59
6
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BCĐ
BAN CHỈ ĐẠO
2
BCH
BAN CHỈ HUY
3
BVTV
BẢO VỆ THỰC VẬT
4
CBNN
CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP
5
CNH-HĐH
CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
6
HĐND
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
7
KH
KẾ HOẠCH
8
KHKT
KHOA HỌC KĨ THUẬT
9
KT&PTNT
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
10
MTTQ
MẶT TRẬN TỔ QUỐC
11
NN
NHÀ NƯỚC
12
NN&PTNT
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
13
NTM
NÔNG THÔN MỚI
14
PCCCR
PHÒNG CHÀY CHỮA CHÁY RỪNG
15
TLP
THỦY LỢI PHÍ
16
TNHH
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
17
TW
TRUNG ƯƠNG
18
UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN
1
2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiêu trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp mở ra vào cuối thế kỷ
XVII, cách mạng khoa học kĩ thuật giữa thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI có
nhiều ngành ra đời và phát triển lớn mạnh như: Công nghiệp, xây dựng, thương
mại, dịch vụ, công nghệ thông tin… Mặc dù vậy nông nghiệp vẫn là một trong
hai ngành sản xuất vật chất rất quan trọng của xã hội nó cung cấp nhiều loại
sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế,
cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho phát triển đất nước.
Nông nghiệp nước ta là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh
tế và đời sống của đại đa số người dân. Hiện nay ngành nông nghiệp tạo
ra gần 20% GDP cho cả nước, với hơn 60% lao động đang hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy ngành nông nghiệp được ưu tiên hàng
đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia. Để ngành nông nghiệp phát
triển bền vững và tạo ra những bước tiến bộ trong quá trình sản xuất, đòi hỏi
đội ngũ cán bộ nông nghiệp cần có rất nhiều tố chất, năng lực vào quá trình
đào tạo rèn luyện tay nghề cho nông dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được
các chủ trương, chính sách về nông lâm nghiệp của đảng và nhà nước mang lại
nhiều kiến thức và kỹ thuật, thông tin về thị trường. để thúc đẩy sản xuất cải
thiện, đời sống, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Xã Bảo Hà là một xã miền núi có nhiều tiềm năng phát triển nông
nghiệp như: đất đai, điều kiện về tự nhiên, sông ngòi… trong đó cán bộ phụ
trách nông nghiệp, luôn được chính quyền xã quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông
qua các trương trình hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cho vay
vốn phát triển sản xuất.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ nông
nghiệp xã họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng
lực của mình hay chưa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng lực của mình
hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn xã Bảo Hà, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai để thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai”từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của cán bộ nông nghiệp
cấp xã và có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn,
đưa ra cái nhìn và có những giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên môn nghiệp
vụ trong quá trình công tác.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã Bảo Hà đang thực hiện.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát những vấn đề chung về đặc điểm tình hình sản xuất nông
nghiệp xã Bảo Hà.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã Bảo Hà.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ nông nghiệp cấp xã.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính chuyên môn nghiệp vụ
trong công tác của cán bộ nông nghiệp cấp xã.
1.2.2. Yêu cầu
* Yêu cầu về thực hiện nội dung khóa luận
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và
chính xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin: Biết xác định thông tin,
thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu thậpđược.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho
công tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, các nguồn lực thông tin
tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những
thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
* Yêu cầu về thái độ ý thức trách nhiệm
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định cơ sở thực tập.
* Yêu cầu về kỉ luật
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
* Yêu cầu tác phong ứng xử
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và đối nhân xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
* Yêu cầu về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
- Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào
máy tính.
* Yêu cầu khác
- Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã Bảo
Hà.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính chuyên môn nghiệp vụ
trong công tác của cán bộ nông nghiệp cấp xã.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo kết quả sản xuất và các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan
Văn Phòng HĐND & UBND xã.
- Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng Internet, sách,
báo... Về các vấn đề liên quan đến khuyến nông, nông nghiệp.
* Phương pháp tiếp cận thông tin
- Quan sát phỏng vấn trực tiếp, quan sát tác phong làm việc, cách làm
việc và xử lí công việc của các cán bộ, công chức.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết
cho đề tài.
1.4. Thời gian thực tập
Thời gian: Từ ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017.
Địa điểm: Tại Ủy ban nhân dân xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm về nôngnghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.[13]
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên
sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ
cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.[13]
2.1.1.2 Khái niệm về cán bộ, cán bộ nôngnghiệp
a. Khái niệm cán bộ
Cán bộ, công chức là hai phạm trù khác nhau. Theo điều 4, Luật cán bộ
công chức năm 2008[5]:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
b. Cán bộ nông nghiệp
Là những người cán bộ có quyền và trách nhiệm thực hiện việc lập kế
hoạch quản lý, kiểm soát và triển khai các hoạt động sản xuất và kinh doanh
nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp nhanh và bền
vững.
2.1.1.3 Khái niệm vai trò và vai trò của cán bộ nông nghiệp
a,Vai trò: Là tính từ tính chất của sự vật,sự việc hiện tượng,dùng để nói
về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong
một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó.
b,Vai trò của cán bộ nông nghiệp: Là cụm từ chỉ người làm việc trong
cơ quan, đoàn thể, đảm nhiệm một công tác lãnh đạo hoặc công tác quản lí,
công tác nghiệp vụ về nông nghiệp.
2.1.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp cấp xã
2.1.2.1. Vai trò của cán bộ nông nghiệp cấp
xã
Cán bộ nông nghiệp cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, cán bộ nông nghiệp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp cho nhân dân hiểu và thực hiện.
Cán bộ nông nghiệp vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện
cộng đồng là người gần gũi dân, sát dân nhất nên họ là người trực tiếp nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh lên các cấp chính
quyền để các cấp chính quyền đặt ra các chính sách phù hợp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp cấp xã.
Theo Thông tư số 04/2009 TT-BNN (ngày 21/01/2009)[9]
- Giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy
hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước
về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện
pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng
trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo
vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu
quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng,
công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình
thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông; việc sử
dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
- Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng,
diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn
cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
- Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề
truyền thống nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc
làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải
thiện đời sống của nhân dân địa phương.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng
sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo
quy định.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung
cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức
dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên
địa bàn cấp xã theo quy định.
2.1.2.3. Chức năng của cán bộ nông nghiệp cấp xã.
Theo Thông tư số 04/2009 TT-BNN (ngày 21/01/2009)[9]
Tham mưu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực nông nghiệp như công tác trồng trọt, chăn nuôi, thú y, rừng, đất lâm
nghiệp và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phương.
2.2.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị Quyết 26- NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ban hành ngày
05/8/2008về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
- Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội ban
hành về Luật cán bộ, công chức.
- Thông tư số 04/2009/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 21 tháng 01 năm 2009 Thông tư Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
công tác trên địa bàn cấp xã.
- Luật số77/2015/QH13ngày19tháng6năm2015củaQuốc
Hội ban
hành về Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò và thực trạng của cán bộ nông nghiệp trong phát triển nông
nghiệp nông thôn ở ViệtNam
Vai trò
Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển nông
nghiệp, nông thôn nói riêng không thể thiếu đội ngũ cán bộ nông nghiệp
từ cấp TW đến cấp cơ sở. Cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cầu
nối giữa các cơ quan của Đảng, chính quyền các cơ quan chỉ đạo sản xuất
và các tổ chức quần chúng với người dân trong xã, phường, thị trấn. Cán
bộ cơ sở là những người gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đến với nhân dân, đồng thời tham mưu cho cấp trên về mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, biến tinh thần của các chủ chương, chính sách đó thành
hành động quần chúng, làm cho quần chúng hiểu và tổ chức quần chúng
thực hiện tốt các chủ chương, chính sách đó.
Như vậy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể
thiếu đội ngũ cán bộ nông nghiệp cơ sở trực tiếp thực hiện triển khai các
chủ chương, chính sách. Các chương trình phát tri ển nông nghiệp, nông
thôn tại địa phương mình.
Nhưng ở nước ta đội ngũ cán bộ còn có nhiều hạn chế nhất là mặt năng
lực đặc biệt là cán bộ nông nghiệp ở cấp cơ sở. Vì vậy nâng cao năng lực của
bộ máy quản lý Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ nông nghiệp là nội
dung then chốt và chiến lược để tạo nên cục diện phát triển mới. Nội dung
này đòi hỏi quyết sách táo bạo và đồng bộ trên cả ba mặt: Phát triển nguồn
nhân lực, tăng cường tổ chức, và cải cách thể chế luật pháp.
Hiện nay phần lớn đội ngũ cán bộ nông nghiệp cấp cơ sở của nước
ta được lấy từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn không đảm bảo vì những trường hợp khác đều tìm cách thoát
ly khỏi địa phương, hoặc họ không muốn làm việc trong hệ thống chính
quyền cấp xã. Do vậy cán bộ cơ sở chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm là
chính, “lâu ngày kiến thức phổ thông bị rơi rụng, kiến thức chuyên môn
của cán bộ được bồi dưỡng mang tính chắp nhặt… nên hạn chế tầm nhìn
chiến lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với địa phương”.
Mặt khác trình độ của phần lớn cán bộ quản lý nông nghiệp ở cơ sở
chưa cập với yêu cầu, nói nhiều, làm ít, sợ trách nhiệm; thiếu những
người có đủ năng lực trình độ để đảm đương nhiệm vụ, tâm huyết, dám
nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm không đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và yêu cầu phát triển
nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp cơ sở hiện nay thì cán bộ
chuyên trách là do dân bầu cử, còn cán bộ công chức là do được tuyển
dụng, phân công. Cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ nên kinh nghiệm chuyên
sâu còn thấp vì ở mỗi chức vụ cán bộ cơ sở phải tham gia học tập những
lớp bồi dưỡng phù hợp với chức vụ của mình.
Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở nước ta
Chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới - Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước phấn đấu năm 2020 đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp, để thực hiện nhiệm vụ đó hội nghị lần thứ
hai ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định “Cùng với giáo dục - đào
tạo khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, động lực phát triển kinh tế
- xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội”. Nói đến nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là nói đến nâng cao trí lực “Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật”,
nâng cao thể lực “Sức khỏe điều kiện chăm sóc sức khỏe” và nâng cao
phẩm chất đạo đức, tưởng tượng, tác phong làm việc và sinh hoạt của
người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của một nước công nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng chưa hợp lý số sinh viên khi ra
trường không muốn trở về quê lao động mà muốn kiếm việc ở thành phố
lớn gây ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu theo tính toán thống kê chưa đầy
đủ thì gần 30% sinh viên ra trường là làm việc không đúng ngành nghề
điều này càng làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng. Trong
khu vực giáo dục phổ thông tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cả về số
lượng và chất lượng. Đặc biệt, số lượng đang là mối quan tâm của Chính
phủ, tình trạng tái mù chữ, thất học, bỏ học vẫn còn phổ biến. Việc xây
dựng kế hoạch đào tạo cán bộ đang là một vấn đề báo động ở khu vực
nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa.
Điều đó dẫn đến việc thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Điều đó làm
hạn chế việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn cho nên Nhà nước phải chính sách cụ thể cho việc sử
dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp.[18]
2.2.2. Một số bài học kinhnghiệm từ cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã ở các
địa phương
Tỉnh Nam Định
Toàn tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 ban
nông nghiệp phường Trần Tế Xương và phường Cửa Nam của Thành phố
Nam Định.
Ban nông nghiệp các xã, thị trấn của toàn tỉnh hiện có 1.094 cán bộ
nhân viên kỹ thuật. Trong đó có: 223 cán bộ khuyến nông, 15 khuyến
diêm, 106 khuyến ngư, 209 bảo vệ thực vật, 213 cán bộ thú y, 171 cán bộ
quản lý đê nhân dân và 157 cán bộ giao thông thuỷ lợi. Ban nông nghiệp
xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý
nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉ
đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của
huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn… và hướng dẫn
chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.
Sau khi thành lập Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế
hoạt động, phân công phân việc cho các thành viên và nhanh chóng đi vào
hoạt động theo phương thức: Ban nông nghiệp xã đảm nhận công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ
gieo cấy lúa hoa màu, kế hoạch tưới tiêu và biện pháp kỹ thuật thâm canh; chỉ
đạo điều hành sản xuất thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất và
hệ thống truyền thanh của xã, HTX, thông báo bản tin triển khai đến HTX,
các trưởng thôn xóm và các hộ nông dân trên địa bàn xã; ban nông nghiệp xã
đã tham mưu cho UBND xã ban hành các quyết định, thông báo và hướng dẫn
để chỉ đạo và điều hành sản xuất. Sau hơn hai năm hoạt động Ban nông
nghiệp các xã, thị trấn đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực như sau:
Tham gia tích cực và là chỉ đạo trong chương trình xây dựng nông thôn
mới nhất là công tác qui hoạch, dồn điền đổi thửa; quy vùng sản xuất và giao
thông đồng ruộng; công tác phát triển sản xuất xây dựng mô hình chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con nuôi.
Về công tác bảo vệ thực vật: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã thực hiện
tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến sâu
bệnh, thông báo, đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và hộ
nông dân. Hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc 4
đúng: Đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lượng (như
huyện Hải Hậu năm 2010 số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 18 tấn đến
năm 2015 giảm xuống sử dụng còn 10 tấn).
Công tác khuyến nông - khuyến ngư - khuyến điểm: Ban nông nghiệp các
xã, thị trấn đã chủ động xây dựng lịch canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng,
cơ cấu mùa vụ cho hộ nông dân và chỉ đạo sản xuất trong nông nghiệp, bám
sát nhiệm vụ chuyển giao hiệu quả các tiến bộ KHKT mới giúp hộ nông dân
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu hoạch trên đơn vị diện
tích.
Toàn tỉnh xây dựng được trên 250 mô hình. Các mô hình điển hình
như: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao
(huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện Xuân
Trường); mô hình trình diễn lúa Thiên ưu 1025 (huyện Nam Trực); mô hình
khảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba
(TP Nam Định)...
Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hướng dẫn và kiểm tra các HTX, các
thôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nội
đồng, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh.
Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệp xây
dựng kế hoạch phương án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điều trên
địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phng chống lụt băo.
Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức kiểm
tra quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp được 105 lượt nhằm đảm bảo thị
trường vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lượng tốt nhất.[15]
Xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Từ sự quan tâm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đã đem đến những
chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Vai trò của đội ngũ cán bộ là
người dân tộc thiểu số, người địa phương ngày càng được phát huy. Cấp ủy
xã chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú ở xã, thôn, trong
các tổ chức CT-XH. Nhờ đó, chất lượng và trình độ văn hoá của đảng viên
người dân tộc thiểu số cũng từng bước được nâng lên, trên 90% đã học qua
trình độ học vấn cấp II và III.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, xã đã căn cứ vào
nhu cầu thực tế của địa phương, qua sơ tuyển từ các trường phổ thông dân tộc
nội trú để chọn những em có thành tích học tập và phẩm chất đạo đức tốt đưa
đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời có sự bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ
đã qua đào tạo. Hiện nay, xã đang nỗ lực chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, trong đó
đặc biệt quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở xã. Đặc
biệt, thực hiện Đề án 04 - ĐA/TU, ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về
“Đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cấp ủy viên các cấp, giai đoạn
2016 - 2020”, Đảng Uỷ, UBND xã đã xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi
dưỡng đối với Đảng ủy viên ở xã, Chi ủy viên chi bộ, phối hợp với Ban quản
lý Đề án 04 của Tỉnh ủy tổ chức mở 5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng
cho Đảng ủy viên.
Cũng theo thống kê của UBND xã, đến nay tổng số Ủy viên ban chấp
hành(BCH) Đảng ủy các xã, trung cấp có 106, chiếm 29,7%; gồm có các dân
tộc như: Mông, Lô Lô, Dao, Tày, Xuồng, Giấy, Nùng...
Qua thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số và bố trí đội ngũ này tham gia
các hoạt động của cấp xã, chính quyền giúp cho việc củng cố, nâng cao hệ
thống chính trị, phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cán bộ người địa
phương vào việc phát triển KTXH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu,