Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phát triển năng lực lập luận cho học sinh tiểu học thông qua thể loại văn viết thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.66 KB, 12 trang )

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP LUẬN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG
QUA THỂ LOẠI VĂN VIẾT THƯ

PGS.TS. Chu Thị Thủy An - Trường Đại học Vinh

Tóm tắt: Trên cơ sở xác định lại những đặc trưng của văn viết
thư, vị trí của văn viết thư trong hệ thống các thể loại văn ở tiểu học,
bài viết đã phân tích sự phù hợp của việc ứng dụng lí thuyết lập luận
vào dạy văn viết thư ở tiểu học. Từ đó, đã đưa ra các đề xuất về việc
phát triển năng lực lập luận cho học sinh tiểu học thông qua dạy học
văn

viết

thư.

1.Năng lực (competency) là một khái niệm có nguồn gốc từ
tiếng Latinh “competentia”. Năng lực có thể hiểu là sự thành thạo hay
khả năng thực hiện một công việc nào đó. Là đối tượng của tâm lí
học, giáo dục học, năng lực được mô tả là một thuộc tính tâm lí phức
hợp, hội tụ nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự
sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Phát triển năng lực người học
(competency - based approach) là định hướng cơ bản, then chốt
trong dạy học nói chung, dạy học tiếng mẹ đẻ nói riêng ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Đề án Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ
thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh
việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát
triển năng lực người học. Năng lực lập luận là năng lực sử dụng
những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận hay chấp nhận
một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Năng lực lập luận,
thuyết phục là một thành tố cơ bản trong cấu trúc năng lực giao tiếp,




một năng lực quan trọng cần hình thành ở

người học.

2.Thư là một hình thức trao đổi thông tin gián tiếp bằng văn
bản viết giữa những người ở xa nhau hay ở gần nhưng không có
điều kiện gặp nhau hoặc vì một lý do nào đó không muốn gặp nhau.
Xã hội càng hiện đại thì vai trò của việc giao tiếp gián tiếp thông qua
thư tín càng quan trọng. Vì vậy, việc phát triển năng lực giao tiếp
thông qua hình thức viết thư cho học sinh càng được coi trọng. Tuy
nhiên, hiện nay, ở cấp tiểu học, việc dạy văn viết thư cho học sinh
đang được tiến hành chủ yếu là theo kinh nghiệm, chưa có một cơ
sở lí luận cụ thể. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất quan
điểm về vị trị của văn viết thư trong hệ thống các thể loại văn bản và
vì thế chưa chỉ ra được các đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm giao tiếp
của văn viết thư cũng như qui trình day học văn viết thư cho học sinh
tiểu học. Tác giả Lê Phương Nga cho rằng: “viết thư được xem là
hình thức trung gian giữa văn bản nhật dụng và văn nghệ thuật được
dạy ở tiểu học”[5.120] Mặt khác,“thư cũng có thể được xem là văn
bản thông thường nhưng những nội dung trong thư phong phú hơn.
Đó có thể là thư thăm hỏi, thư làm quen, thư kể việc. Cho nên trong
các loại văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho học sinh sáng
tạo, viết nhiều ý riêng của mình. Để viết được một bức thư hay, học
sinh cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với người nhận
thư. Lời lẽ trong thư phải phù hợp hơn với vai của người viết”.
[5.142]
Thực ra, xét về mặt phong cách ngôn ngữ học, thư thuộc
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì vậy, văn viết thư có những đặc

điểm khác biệt so với các văn bản thông thường như đơn từ, lý lịch,
biên bản. Các loại văn bản này thuộc phong cách ngôn ngữ hành


chính – công vụ (có tính lô gic, khách quan và khuôn mẫu). Phân
môn Tập làm văn ở tiểu học xếp viết thư, tin nhắn, đơn từ, lí lịch,
biên bản… vào cùng một nhóm và gọi là văn bản nhật dụng là chưa
chú ý đến sự khác nhau về mặt đặc điểm ngôn ngữ và chức năng
giao tiếp của chúng. Tính cá thể, cụ thể và tính cảm xúc trong ngôn
ngữ của văn viết thư làm nên đặc trưng riêng của thể loại này so với
các loại văn bản nói trên, khiến các nhà nghiên cứu thấy nó như là
thể loại trung gian giữa ngôn ngữ hành chính và ngôn ngữ nghệ
thuật.
3.

Đặc

điểm

của

văn

viết

thư

3.1. Thư có nhiều loại và được phân loại dựa vào mục đích
giao


tiếp
Mục đích viết thư của con người khi giao tiếp rất phong phú, đa

dạng và sinh động. Dựa vào mục đích giao tiếp người ta có thể phân
thư ra làm nhiều loại: có loại thư thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn; có
loại thư tâm sự, giãi bày tình cảm; có loại thư bàn công việc trong gia
đình, trong cộng đồng; có loại thư dùng trong công việc ngoại giao
hay kinh doanh... Chính mục đích giao tiếp, trao đổi của bức thư là
mục đích lập luận, thuyết phục, nội dung và hình thức của bức thư
phải

thõa

mãn

cao

nhất

mục

đích

đó.

3.2. Thư là loại văn bản dùng để giao tiếp gián tiếp (khi người
viết và người đọc không có điều kiện giao tiếp trực tiếp) nên việc sử
dụng các từ ngữ, các cấu trúc ngữ pháp, các tác tử, kết tử lập luận
khi diễn đạt rất quan trọng. Điều này sẽ giúp người đọc hiểu được
nội dung, tư tưởng tình cảm, quan điểm đánh giá mà người viết

muốn

gửi

đến

mình.

3.3.Thư bị chi phối nhiều bởi đặc điểm của đối tượng giao tiếp,


của người đọc hơn các loại văn bản khác. Đối tượng giao tiếp của
văn viết thư bao giờ cũng được xác định cụ thể, người viết thư phải
nắm vững hoàn cảnh, tâm lí, tình cảm, đặc điểm của người đọc để từ
đó, xác định rõ nội dung cần viết, cũng như cách viết để bức thư phù
hợp với người nhận. Đặc điểm của người đọc chi phối chặt chẽ nội
dung và hình thức bức thư. Trong khi đó, văn miêu tả, kể chuyện…
đối tượng giao tiếp thường mang tính chất chung, hướng đến nhiều
đối tượng, không chi phối mật thiết đến việc lựa chọn nội dung và
hình

thức

diễn

đạt

của

bài


văn

bằng

văn

viết

thư.

3.4. Như trên đã nói, ngôn ngữ được sử dụng trong thư mang
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (hay còn gọi là khẩu ngữ) với tính cá
thể,

tính

cụ

thể



tính

cảm

xúc.

- Tính cá thể: thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người khi

trao đổi, tâm sự, chia sẻ thông tin với người khác qua nội dung thư.
Trong thực tế, không ai viết giống ai, mỗi người có đặc điểm riêng
trong lời nói, có nét riêng trong phong cách sử dụng ngôn ngữ của
mình.
- Tính cụ thể: văn viết thư nói riêng hay ngôn ngữ sinh hoạt
hàng ngày nói chung có lối nói cụ thể, sinh động làm cho sự vật
không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình
ảnh, âm thanh, màu sắc rõ rệt. Tính cụ thể làm cho sự trao đổi thông
tin giữa người viết và người nhận trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kể
cả trong những trường hợp phải đề cập đến vấn đề trừu tượng.
- Tính cảm xúc: Muốn đạt được mục đích giao tiếp, bức thư
phải thuyết phục được tình cảm của người đọc. Cho nên tình cảm
trong thư phải chân thành.Tính cảm xúc thống nhất với tính cụ thể.
Ngôn ngữ trong văn viết thư là ngôn ngữ đời sống thực, cụ thể, sinh


động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú, đa
dạng của con người. Vì vậy, luôn mang đến tính cảm xúc tự nhiên.
Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện bổ
sung của ngôn ngữ trong văn viết thư. Chính nó đã đem lại cho văn
viết thư cái ý nhị, duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn, vốn là những nét đẹp
trong cách cảm, cách nghĩ của những con người cụ thể. Ngôn ngữ
trong văn viết thư trở thành nơi quy tụ những tinh hoa của tiếng nói
dân tộc, văn viết thư trở thành thể loại văn mang đặc điểm văn hóa
của

từng

dân


tộc.

Chính những đặc điểm ngôn ngữ này làm cho văn viết thư gần
gũi với các văn bản nghệ thuật.Văn viết thư cũng như các thể loại
văn nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả... luôn “thấm đẫm” tư tưởng,
tình cảm, ý đồ, quan điểm lập luận, thuyết phục của người viết.
4. Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy, có thể vận dụng
lí thuyết lập luận của ngữ dụng học vào việc đề xuất các biện pháp
phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua thể loại văn viết
thư.
4.1.Giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản khi viết một
bức thư. Phải xuất phát từ những yêu cầu đơn giản, sau đó, đến
những yêu cầu phức tạp. Chẳng hạn, ở lớp 2 -3, chỉ dừng lại ở việc
rèn cho học sinh viết phong bì thư, nắm được kết cấu và nội dung cơ
bản của một bức thư. Lên lớp 4, phải giúp học sinh phân biệt được
sự khác nhau về mục tiêu của các bức thư và lựa chọn, sắp xếp các
chi tiết nội dung, cũng như cách diễn đạt phù hợp với mục tiêu là
thăm

hỏi

hay

làm

quen

hay

trao


đổi

công

việc…

4.2. Tổ chức cho học sinh tìm ý (tìm các luận cứ. kết luận), sắp
xếp ý (sắp xếp các luận cứ, kết luận) phù hợp với các loại văn viết


thư vốn được phân loại theo mục đích giao tiếp. Mỗi loại thư có một
mục

đích

giao

tiếp,

mục

đích

lập

luận

khác


nhau.

Việc bám vào mục đích viết thư giúp cho bài văn được đầy đủ ý, diễn
đạt mạch lạc, các ý triển khai lôgic, khoa học và đúng đặc trưng của
từng loại thư. Trình tự sắp xếp ý, liên kết các ý trong thư, đặc biệt là
ở phần chính của bức thư, là yếu tố thể hiện rõ nhất ý đồ lập luận
của người viết. Tùy loại thư, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
sắp xếp nội dung thăm hỏi trước, sau đó là kể, động viên, chia buồn,
an ủi hay trao đổi công việc…hoặc ngược lại, tránh trường hợp vừa
thăm hỏi vừa xen lẫn kể chuyện, chia buồn…làm cho nội dung bức
thư thiếu logich, thiếu chặt chẽ không thuyết phục được người đọc.
Chẳng hạn, với đề bài yêu cầu viết thư thăm hỏi: “Nhân dịp năm mới,
hãy viết thư gửi một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, …. ) để
thăm hỏi và chúc mừng năm mới”, một học sinh đã lựa chọn và sắp
xếp

các

ý

như

sau:

Thành phố Hồ Chi Minh ngày 15 tháng 10 năm 2014


kính

mến!


Nhân dịp chuẩn bị đón năm mới! Hôm nay, em viết thư thăm cô và
kính chúc cô cùng gia đình luôn mạnh khỏe và gặp nhiều điều tốt
lành.
Dạo này cô có khỏe không? Công việc của cô thế nào? Ở lớp cô chủ
nhiệm, các bạn chắc là ngoan lắm phải không cô? Tết sắp đến rồi cô
đã

chuẩn

bị



chưa?

Ở quê cô Tết chắc là vui lắm đây. Mọi người trong gia đình tranh thủ
làm mứt dừa, mức me, nào là gói bánh tét, bánh ít, trang trí cây mai


trước nhà, chăm sóc những khóm hoa vạn thọ quanh nhà và đặc biệt
là không thể thiếu món thịt kho hột vịt kèm với củ kiệu, cải làm chua.
Ôi

Tết

thật




thích!

Từ ngày xa trường, em luôn nhớ tới cô. Em nhớ những câu chuyện
cô kể trong những lúc giảng bài, nhớ những buổi học tập ngoại khóa
đầy hứng thú.Cô đã dạy cho chúng em những điều hay, lẽ phải, cô
đã gợi cho em nhiều ước mơ. Cô chính là người mẹ hiền thứ hai mà
em

luôn

yêu

quý.

Nếu có thời gian, Tết này em sẽ cùng ba mẹ về quê thăm cô. Một lần
nữa, em kính chúc cô và gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang
thịnh vượng và đạt được nhiều thành tích trong nhiệm vụ cao cả của
mình. Em mong nhận được những lời dạy bảo của cô.
Kính thư!
Học trò cũ của cô:
Nguyễn Gia Bảo
Các ý trong mỗi phần của bức thư hầu hết được học sinh triển
khai theo mô hình: kết luận – luận cứ - kết luận. Các câu được in
đậm

trong

bài




các

kết

luận.

4.3. Luyện tập cho học sinh sử dụng các từ ngữ (các dấu hiệu
giá trị học), các tác tử, các kết tử lập luận phù hợp với đối tượng
giao tiếp để thuyết phục được tình cảm của người đọc.
Trong văn viết thư, luận cứ, kết luận đều có xen lẫn cảm xúc và sự
cảm nhận chủ quan của chủ ngôn. Để thể hiện thành công điều này,
học sinh cần biết sử dụng các yếu tố giá trị học phù hợp với đặc
điểm người đọc để thuyết phục tình cảm của họ. Khi kĩ năng này
được trau dồi, học sinh biết lựa chọn và sử dụng các từ ngữ giao tiếp


đúng mực cũng như giữ cách xưng hô phù hợp trong quá trình giao
tiếp. Đồng thời, vừa làm nổi bật mục đích, nội dung bức thư vừa có
sự định hướng lập luận cao, tránh được tình trạng viết khuôn mẫu,
sáo

rỗng.

Trong sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 105, có đề bài:Viết một bức thư
ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày
tỏ

tình


thân

ái.

Gợi

ý:

a.Lí

do

em

viết

thư

cho

bạn:

- Em biết tin về bạn hoặc nước bạn qua báo chí, đài phát thanh,
truyền
-

Em

hình,
viết


về

b.Nội

nước

bạn

qua

ảnh,
các

dung

-

Em

giới
Hỏi

Bày

tỏ

tình

bài


học,


thông

bức

tự

-

phim

cảm

thư:

thiệu

về

mình.

thăm
của

em

tin.


đối

bạn.
với

bạn

Với đề bài này, giáo viên đã yêu cầu học sinh xác định đích lập luận
trên cơ sở phân tích đề bài, dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm rõ yêu
cầu của đề. Từ đó, lựa chọn các chi tiết, sắp xếp ý tự giới thiệu về
mình sao cho đầy đủ nhưng súc tích. Đặc biệt, học sinh phải biết lựa
chọn từ ngữ xưng hô phù hợp, sử dụng những hình ảnh, dùng từ
ngữ gợi tả về bạn hoặc đất nước bạn làm cho người đọc như chứng
kiến được, cảm nhận được nét đẹp về bạn hoặc phong cảnh đất
nước bạn. Ngoài ra, phải lưu ý học sinh khi viết phải bày tỏ tình cảm
của mình một cách chân thành, tự nhiện, đúng mực làm sao thuyết
phục được người nhận thư cũng như người nghe. Với định hướng
trên, học sinh viết được đoạn văn như sau:


Bạn

Na-ka-ru-ma

thân

mến!

Mình tên là Nguyễn Ngọc Ái Phương học sinh lớp 3A trường Tiểu

học Lâm Văn Bền, thị trấn Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam. Hôm thứ hai tuần rồi, mình thây bạn xuất hiện trên tivi qua làn
sóng VTV3 với một gương mặt dễ thương. Bạn đã vẽ được một bức
tranh thật có ý nghĩa về nội dung “Tác hại của chất phóng xạ” từ hai
quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ đã ném xuống trên đất bạn hồi
Chiến tranh thế giới thứ hai. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn
lao phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ được sống trong
hạnh
Mình

phúc
rất

thích

hòa
môn

vẽ

bình.
Na-ka-ru-ma

ạ!

Bạn là một cô bé đang vượt lên trên số phận của mình. Tác hại của
chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như
chúng mình, nhưng ý chí và nghị lực của bạn thật đáng cho trẻ em
trên toàn thế giới khâm phục. Bức thư này, mình muốn bày tỏ sự cảm
phục của mình đối với bạn và muốn làm quen với bạn, để từ đây

chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi
như thế này Na-ka-ru- ma nhé! Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn
thành

công

trong

nghệ

thuật

hội

họa.

Bạn mới quen: Nguyễn Ngọc Ái Phương
Việc sử dụng các quan hệ từ, các phụ từ, các tình thái từ (kết tử và
tác tử lập luận) phù hợp với đối tượng giao tiếp trong văn viết thư
cũng hết sức quan trọng. Nó tạo sự liên kết chặt chẽ trong bài làm,
giúp học sinh thể hiện được tình cảm, cảm xúc, thái độ dành cho
người nhận thư. Bài văn viết thư có thuyết phục được tình cảm của
người nghe, người đọc có thành công hay không đòi hỏi phải sử


dụng hợp lí các quan hệ từ khi viết thư. Các quan hệ từ thường gặp
trong văn viết thư như: vì, tại vì, vả lại, hơn nữa, chẳng những… mà
còn, đã … lại…; nên, cho nên, vậy, dù thế nào, dù sao cũng … ngoài
vai trò là công cụ nối kết luận cứ và kết luận còn là yếu tố định
hướng lập luận, giúp người viết thuyết phụ người nghe đi đến kết

luận theo ý mình. Các tác tử của lập luận cũng là các yếu tố khi đưa
vào thư sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận. Chẳng hạn, “đã…mới”;
“mới … thôi”, chỉ, những, là ít, là nhiều, lận, hà…Học sinh cần được
luyện tập nhiều qua các bài tập sử dụng các tác tử trong thư, để giúp
người đọc hiểu tâm tư, tình cảm của mình về các sự việc cụ thể, để
thuyết phục người đọc thư đi đến đồng ý với kết luận của mình.
4.4. Các biện pháp nêu trên sẽ có hiệu quả cao nếu quy trình
rèn luyện kĩ năng làm văn viết thư cho học sinh được tiến hành chặt
chẽ, coi trong hoạt động thực hành, luyện tập viết thư với các đề bài
cụ
Bước
Bước
Bước

thể
1:
2:

của

Tìm
Tập
3:

hiểu

xây
Tập

dựng


chung
kết
viết

học
về
cấu

sinh.

văn
của

một

viết

một
bức

bức

thư
thư
thư

Bước 4: Tập trình bày bức thư và viết phong bì thư
Bước 5: Luyện tập viết các bức thư hoàn chỉnh với nhiều thể loại thư
Ở bước 1, học sinh sẽ được hình thành những hiểu biết chung

về văn viết thư: đặc điểm về đối tượng giao tiếp, cách thức giao tiếp,
các loại thư, ngôn ngữ trong văn viết thư, kết cấu bức thư, phong bì
thư.
Ở bước 2, học sinh sẽ được luyện tập kĩ năng xây dựng kết
cấu một bức thư qua việc tìm các luận cứ, kết luận, sắp xếp các luận
cứ, kết luận theo bố cục của một bức thư trên những đề bài cụ thể.


Ở bước 3, học sinh sẽ tập viết các bức thư, sau khi đã thành
thạo kĩ năng xây dựng kết cấu các bức thư. Ở bước này, ngoài việc
đánh giá về các luận cứ, kết luận, giáo viên sẽ lưu ý nhiều về việc sử
dụng các yếu tố dấu hiệu giá trị học, các tác tử và kết tử lập luận…
khi

chấm



chữa

bài

làm.

Bước 4 là bước có yêu cầu rất đơn giản, học sinh tập viết bức
thư trên loại giấy qui định và viết phong bì thư với chữ viết đúng mẫu,


ràng,


đẹp.

Ở bước 5, học sinh được luyện tập viết các bức thư hoàn
chỉnh, bao gồm thư, phong bì thư. Đề bài sử dụng ở bước này phải
phong phú, đa dạng bao trùm hết các loại thư, đối tượng giao tiếp,
hoàn cảnh giao tiếp để học sinh có điều kiện rèn luyện và thể hiện
năng lực lập luận, thuyết phục của mình ở nhiều hoàn cảnh, nhiều
đối

tượng

nhận

thư.

Tóm lại, là một trong những bài viết đầu tiên đề cập đến việc
dạy học văn viết thư ở tiểu học một cách có hệ thống, bài viết này
mong muốn giới thiệu đến những người quan tâm một quan điểm
mới về văn viết thư và dạy học văn viết thư ở tiểu học.
Tài

liệu

tham

khảo:

1. Chu Thị Thủy An, Hồ Thanh Yến (2011), “Một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”, Tạp
chí


Giáo

chức

Việt

Nam,

số

56/2011.

2. Chu Thị Thủy An, Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Rèn luyện kĩ năng
lập luận khi làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 trên cơ sở ứng
dụng lí thuyết ngữ dụng học, Tạp chí Giáo dục số 351, tháng 2/2015.
3. Chu Thị Thủy An, Võ Thị Ngọc (2014), “Xây dựng hệ thống bài tập


rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn”, Tạp chí
Giáo

dục,

Số

đặc

biệt,


6/2014.

4. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



×