Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

KHÔNG GIAN văn hóa HUẾ với sự HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH hồ CHÍ MINH tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.02 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUANG

KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ
VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Code: 62 31 02 04

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Hồng Chương
2. TS. Lý Việt Quang

Phản biện 1: ......................................................................
......................................................................

Phản biện 2: ......................................................................
......................................................................

Phản biện 3: ......................................................................
......................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa
kiệt xuất của Việt Nam. Người có nhân cách cao đẹp và đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong dòng chảy lịch sử nhân loại, góp phần làm phong phú và phát triển những
giá trị chung của loài người. Vì vậy, nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh sẽ góp
phần làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc của Hồ Chí Minh.
Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ sự tác động - ảnh
hưởng đa chiều của các điều kiện kinh tế, lịch sử, môi trường văn hóa, xã hội và
con người của những nơi Người từng sống, học tập, làm việc; được biểu hiện qua
tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. Trong các không gian văn hóa ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, Huế có vị trí đặc
biệt quan trọng.
Tại kinh đô Huế, sự biến động về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đã tác
động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Bằng sự mẫn cảm của người học trò thông
minh, sự khát khao tìm tòi học hỏi, chiếm lĩnh tri thức mới, Hồ Chí Minh sớm
thâu nhận những giá trị của văn hóa Huế, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân
loại. Để từ đó, Hồ Chí Minh có bước trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành
động, trực tiếp tham gia phong trào Duy Tân, đấu tranh chống thuế cùng nhân dân
Thừa Thiên.
Thời gian sống ở Huế, tiếp nối văn hóa xứ Nghệ, văn hóa Huế đã thẩm
thấu và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, hành động, định hình nhân cách của
Hồ Chí Minh. Đúng như lời khẳng định của Phạm Văn Đồng: “Thời gian ở

Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm
tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thời gian hình thành một con người lạ lùng,
với những ý tưởng lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng”. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, luận giải về sự ảnh hưởng
của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí
Minh. Do đó, nghiên cứu đề tài Không gian văn hóa Huế với sự hình thành


2
nhân cách Hồ Chí Minh để thấy được văn hóa Huế ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, góp phần làm sáng rõ hơn về
cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tư tưởng, nhân cách của một con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu và làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa
Huế đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, phân
tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian
văn hóa Huế, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển
nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm và cấu trúc nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh; khái
niệm, cấu trúc của không gian văn hóa Huế; phân tích các nhân tố của không gian
văn hóa Huế ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh;
phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không
gian văn hóa Huế; rút ra một số nhận xét về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa
Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
đối với sự phát triển nhân cách Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách
Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của
không gian văn hóa Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng không gian văn hóa
Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách
Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên, luận án chỉ
đề cập đến những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, làm rõ các yếu tố cơ bản của
không gian văn hóa Huế có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách


3
Hồ Chí Minh; Thứ hai, làm rõ những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh trong
khoảng thời gian sống ở Huế, dưới sự tác động của không gian văn hóa Huế.
- Về không gian: Thừa Thiên Huế những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu không gian văn hóa Huế trong khoảng
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gắn với thời gian Hồ Chí Minh sống, học tập và
hoạt động ở Huế đến trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong nghiên cứu về cuộc
đời, tiểu sử Hồ Chí Minh và văn hóa.
4.2. Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận của
việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành
nhân cách Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở tiếp cận của các khoa học tổng
hợp liên ngành; trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Tiếp cận liên ngành lấy lịch sử, khoa học lịch sử làm nền, lấy Hồ Chí Minh
học làm trục chính, văn hoá học, nhân học làm chất liệu nghiên cứu, phân tích và
luận chứng. Các khoa học lịch sử, văn hoá học, nhân học tập trung nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến văn hoá, giá trị, nhân cách con người. Các khoa học
tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, nghiên cứu con người làm rõ các vấn đề liên
quan đến nhân cách con người, sự ảnh hưởng của đời sống đến sự hình thành và
phát triển nhân cách con người.
- Ngoài cơ sở lí luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả còn sử dụng các
phương pháp như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, quy nạp, diễn dịch, thống kê,
so sánh, điền dã, văn bản học, trao đổi với chuyên gia… nhằm tìm kiếm, phân tích
các kết quả nghiên cứu có sẵn để miêu tả, khái quát hoá toàn cảnh về chủ đề
nghiên cứu từ các góc độ khác nhau.


4
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành
cách Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình
thành nhân cách Hồ Chí Minh, luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của nhân
cách Hồ Chí Minh từ sự tác động của các yếu tố trong không gian văn hóa Huế,
gắn với quá trình Người sống và học tập tại Huế.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về cuộc đời,
nguồn gốc hình thành tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh; làm rõ ảnh hưởng của
không gian văn hoá Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu
hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ tác động của không gian văn hóa Huế; rút ra
một số nhận xét và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân

cách Hồ Chí Minh hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền, học tập, nghiên
cứu, giảng dạy tư tưởng, nhân cách của Hồ Chí Minh tại địa phương; là cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh, nghiên cứu những ảnh hưởng
của các không gian văn hóa đến Hồ Chí Minh, cũng như là nguồn tư liệu để giáo
dục nhân cách cho học sinh sinh viên; xây dựng thành tài liệu giáo dục lịch sử địa
phương, định hướng để giáo dục và rèn luyện nhân cách cho sinh viên trong các
trường cao đẳng, đại học, giáo dục lối sống trong gia đình, nhà trường và xã hội
hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
gồm 4 chương, 8 tiết.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu không gian văn hóa huế
1.1.1.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài
Một số công trình tiêu biểu: Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association
des Amis du Vieux Hué - B.A.V.H); Tập san B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux
Hué)… Các công trình nghiên cứu trong B.A.V.H rất phong phú, mặc dù không đi
trực tiếp nghiên cứu “không gian văn hóa Huế”, nhưng lại nghiên cứu các vấn đề
nhỏ hơn của văn hóa Huế.
1.1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước

Một số công trình tiêu biểu: Địa chí Thừa Thiên Huế; 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân - Huế; Giáo trình Tổng quan văn hóa Huế; Tiếng Huế - Người Huế &
Văn Hóa Huế; Văn Hóa Huế Xưa; Huế - Triều Nguyễn. Một cái nhìn; Cảm nhận
về văn hóa xứ Huế; Tiểu vùng văn hóa xứ Huế; Văn hóa Huế trong dòng chảy văn
hóa Việt; Một vài ý nghĩa về bản chất văn hóa Huế; Phác thảo về quá trình phát
triển của văn hóa Phú Xuân - Thời kỳ thành Hóa Châu; Bản sắc văn hóa dân tộc
qua sắc thái Huế... Các công trình nêu trên mặc dù tiếp cận không gian văn hóa
Huế theo các khía cạnh khác nhau, song hạn chế của các công trình này là chưa
phân tích không gian văn hóa Huế, cũng như hệ thống các giá trị văn hóa truyền
thống đặc trưng của vùng đất này.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài
Một số công trình tiêu biểu: HO CHI MINH - A Portrait (Hồ Chí Minh - Một
chân dung); Ho Chi Minh a life (Hồ Chí Minh cuộc đời); Ho Chi Minh, A Political
Biography (Hồ Chí Minh: Tiểu sử Chính trị”); Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?);
Thăm một chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc; Ho (Hồ); Chủ tịch Hồ Chí Minh qua
cảm nghĩ của một người Hàn Quốc; Tinh thần Hồ Chí Minh ở Mỹ Latinh; Face à
Ho Chi Minh (Đối diện Hồ Chí Minh)… Các công trình nghiên cứu của các học giả
nước ngoài biên soạn đã tiếp cận một số nét đặc trưng về phẩm chất và năng lực đặc
biệt của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy thống kê các công trình ở
nước ngoài nghiên cứu chuyên biệt về nhân cách Hồ Chí Minh.


6
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Một số công trình tiêu biểu: Nhân cách Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh - Sự
hình thành một nhân cách lớn; Tỏa sáng nhân cách Hồ Chí Minh; Đặc trưng
nhân cách Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa; Hồ Chí Minh - Đỉnh cao truyền
thống Nhân - Trí - Dũng Việt Nam; Hồ Chí Minh: Một nhân cách lớn; Nghiên
cứu, xác minh tư liệu và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1890 - 1911; Nhân
cách Hồ Chí Minh - Những giá trị thiết yếu trong hệ giá trị Việt Nam;… Nhìn

chung, các công trình nghiên cứu về nhân cách Hồ Chí Minh rất hạn chế. Một số
công trình chỉ mới đề cập đến những khía cạnh về phẩm chất hoặc năng lực của
Hồ Chí Minh
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu những ảnh hưởng của không gian
văn hóa Huế đến nhân cách Hồ Chí Minh
1.1.3.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nước ngoài nào nghiên cứu ảnh
hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
toàn diện và sâu sắc. Hai công trình có liên quan là Đồng chí Hồ Chí Minh và
Ho Chi Minh chỉ mới để cập sơ lược một số ảnh hưởng của không gian văn hóa
Huế (chủ yếu là ảnh hưởng của đời sống chính trị - xã hội Huế) đến Hồ Chí
Minh nói chung.
1.1.3.2. Công trình nghiên cứu trong nước
Một số công trình tiêu biểu: Đi tìm dấu tích thời niên thiếu của Bác Hồ ở
Huế; Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; Phong trào kháng thuế của nông dân miền
Trung Việt Nam năm 1908 và sự tham gia đấu tranh của anh Nguyễn Tất Thành
(Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Thừa Thiên Huế; Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập
1 (1890-1929); Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch; Tân văn Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX; Dưới mái tranh trường Quốc Học những năm 1906-1911… Các công trình
này mặc dù không trực tiếp đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của không gian
văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, những đã
nêu rõ thời kỳ ở Huế, những ảnh hưởng của các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của Huế đã góp phần đưa ra quyết định ra đi tìm đường cứu nước của
Hồ Chí Minh.


7
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI CỦA
ĐỀ TÀI


1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa
Luận án kế thừa các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về văn hóa nói
chung và văn hóa Việt Nam nói riêng; kế thừa những khái niệm, cấu trúc của
“không gian văn hóa Huế”; kế thừa các kiến giải về những ảnh hưởng của các điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Huế đến Hồ Chí Minh; kế thừa phương
pháp nghiên cứu, cách thức tiếp cận, các quan điểm về sự hình thành, phát triển và
đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu
Do chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc nên cần nghiên cứu
ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Hồ Chí Minh. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, từ góc
độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, luận án nhận thấy cần phải nghiên cứu để làm
rõ: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, cấu trúc, quy luật hình thành nhân cách
và làm rõ khái niệm nhân cách Hồ Chí Minh; Thứ hai, làm rõ cấu trúc của không
gian văn hóa Huế, cũng như xác định và phân tích các nhân tố chủ yếu của không
gian văn hóa Huế ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí
Minh; Thứ ba, phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh
hưởng của không gian văn hóa Huế; Thứ tư, nhận xét về những ảnh hưởng của
không gian văn hoá Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh,
đồng thời rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu để phát triển nhân cách Hồ Chí
Minh hiện nay.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ
NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ
2.1. NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Khái niệm, cấu trúc, quy luật hình thành nhân cách
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá và năng lực của một người được
hình thành và phát triển trong tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội, nó

đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người
mang tính xã hội sâu sắc.


8
Bàn về cấu trúc của nhân cách, tùy theo quan niệm về bản chất nhân cách,
mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cấu trúc khác nhau về nhân cách. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng là đức và tài (hồng và chuyên) trong đó đức là gốc
của con người, là nền tảng của nhân cách con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình lâu dài, đó là kết quả của
quá trình tích lũy dần dần những kinh nghiệm sống, những tri thức, tập nhiễm
được trong quá trình sống và trưởng thành. Sự hình thành và phát triển nhân cách
được thể hiện như sau: Thứ nhất, nhân cách được hình thành và phát triển gắn với
quá trình giáo dục, tự giáo dục và hoạt động thực tiễn của con người; Thứ hai,
nhân cách được hình thành từ quá trình thống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa
mặt sinh vật và mặt xã hội, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
2.1.2. Nhân cách Hồ Chí Minh
Nhân cách Hồ Chí Minh là những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, được kết
tinh từ truyền thống văn hóa gia đình, quê hương, đất nước, từ thực tiễn chính trị xã hội của dân tộc và thời đại; từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của các
học thuyết, tư tưởng tiến bộ; từ gương sáng của các nhà hoạt động chính trị tiến
bộ, nhà văn hóa trên thế giới; từ giáo dục và tự giáo dục; từ tư chất, năng lực của
con người Hồ Chí Minh.
Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất, năng lực đặc biệt, có sức hấp
dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ, được thể hiện qua phong cách, lối sống của Người.
Nhân cách Hồ Chí Minh là biểu trưng sáng ngời về phẩm chất và năng lực con
người Việt Nam.
2.2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ

2.2.1. Khái niệm không gian văn hóa Huế
2.2.1.1. Văn hóa

Các nhà văn hóa mácxít cho rằng “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội - lịch sử
và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội”. Hồ Chí Minh
xem văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra; là động lực giúp con người sinh tồn; là mục đích cuộc sống loài người; xây
dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực và phương
thức sinh hoạt.
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, truyền thống và thị hiếu,
do con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, trong sự
tương tác, thích ứng giữa con người với môi trường, nhằm khẳng định bản sắc
riêng của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền và con người.


9
2.2.1.2. Văn hóa Huế
Văn hóa Huế là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần, truyền thống, thị
hiếu và phong cách sống, được tạo nên từ quá trình hoạt động thực tiễn gắn với sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, để khẳng định bản sắc
riêng của vùng đất và con người Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế.
2.2.1.3. Không gian văn hóa Huế
Không gian văn hóa Huế là vùng văn hóa sinh thái rộng lớn, từ châu Ô,
châu Lý cổ đến phía nam Quảng Trị và bắc Quảng Nam, trong đó Huế đóng vai
trò là trung tâm, với những đặc trưng về giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, được
tích lũy trong quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội.
2.2.2. Cấu trúc không gian văn hóa Huế
2.2.2.1. Văn hóa địa - sinh thái Huế
Xét về mặt lịch sử - địa lý, không gian văn hóa Huế khá rộng lớn. Từ năm
1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chiêm là Jaya
Simhavarman III (Chế Mân) để đổi lấy châu Ô và châu Lý. Năm 1307, châu Ô,
châu Lý được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc

Lan dời phủ đến Kim Long, khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình
thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Đến năm 1687, chúa Nguyễn Phúc
Thái dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, tiếp tục xây dựng và phát
triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Tiếp đó,
Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (17881801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 150 năm dưới triều đại phong kiến
nhà Nguyễn (1802-1945). Đến năm 1822, vua Minh Mạng đổi đặt thành phủ Thừa
Thiên, phần đất bao bọc Kinh thành Huế, gồm Hương Trà, Quảng Điền và Phú
Vang. Năm 1898, Vua Thành Thái ra chỉ dụ lập thị xã Huế.
Về điều kiện tự nhiên, Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái:
vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Chính
vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình đã làm cho Thừa Thiên Huế có
nhiều điểm nổi bật về tự nhiên. Và cũng chính điều kiện tự nhiên đó đã ảnh hưởng
đến tâm tính và cảm quan của người Huế, hình thành nên nếp nhà vườn ở xứ Huế,
quy định tính cách, phong cách sống và lối ứng xử của người Huế, cũng như góp
phần hình thành một vùng văn hóa - không gian văn hóa độc đáo và đậm bản sắc.
2.2.2.2. Văn hóa chính trị xứ Huế
- Thừa Thiên Huế - trung tâm của công cuộc xây dựng và bảo vệ kinh đô
Việt Nam. Từ năm 1306, sau khi châu Ô - Lý được sáp nhập vào lãnh thổ nước ta,


10
trải qua nhiều triều đại, Thừa Thiên Huế là phên dậu, vùng biên viễn xung yếu của
Tổ quốc. Sau 3 thế kỷ từ khi trở về với Đại Việt, Thuận Hóa là vùng chiến tuyến
giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sau nhiều lần thiên dinh, năm 1738 chúa
Nguyễn Phúc Khoát sắp xếp thủ phủ Phú Xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho Huế
trở thành trung tâm chính trị - quân sự - kinh tế của Đàng Trong. Đến năm 1786,
Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều Tây Sơn, sau đó vua
Gia Long và các vua Nguyễn chọn làm kinh đô lâu dài và không ngừng mở rộng.
Dưới triều Tây Sơn, Phú Xuân trở thành kinh đô - nơi xuất phát những chủ trương,
chính sách xây dựng đất nước thống nhất. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn

Ánh chọn Phú Xuân làm kinh đô, Huế trở thành trung tâm chính trị của một đất
nước có lãnh thổ thống nhất và rộng lớn.
- Thừa Thiên Huế - trung tâm của các hoạt động chính trị - xã hội và đấu
tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những năm giữa cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Huế trở thành kinh đô, trung tâm chính trị của Việt
Nam. Nơi đây tập trung cao nhất những diễn biến chính trị và mâu thuẫn xã hội.
Đời sống chính trị ở Huế có nhiều biến đổi sâu sắc, xã hội Thừa Thiên Huế có
nhiều biến đổi quan trọng, những động thái kháng Pháp được nhen nhóm. Đầu
thế kỷ XX, phong trào Đông Du, Duy Tân nổ ra, các luồng tư tưởng tiến bộ làm
sôi sục đời sống chính trị xứ Huế. Năm 1908, phong trào chống thuế từ các tỉnh
Nam Trung Bộ lan rộng đến Thừa Thiên và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sự biến động
về chính trị đã kéo theo những biến đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục sâu sắc. Đời
sống nhân dân cùng cực, mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình phong kiến,
giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng lên cao. Đó chính là động
lực khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhân dân Thừa Thiên Huế.
2.2.2.3. Văn hóa nghệ thuật xứ Huế
- Thừa Thiên Huế có hệ thống kiến trúc hài hòa giữa cung đình và dân gian,
nhà vườn và phủ đệ. Trong kiến trúc Kinh đô Huế gồm có kiến trúc cung đình và
kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống
và kiến trúc hiện đại, kiến trúc đô thị và kiến trúc truyền thống, kiến trúc nhà
vườn, phủ đệ và kiến trúc đình làng...
- Thừa Thiên Huế hội tụ nhiều dòng nhạc cung đình bác học, dân gian, tín
ngưỡng tôn giáo. Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, Huế là nơi hội tụ
nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như: nhạc cung đình bác học, nhạc dân
gian, nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mĩ thuật, lễ hội dân
gian đã định hình những đặc trưng của không gian văn hóa Huế. Âm nhạc Huế


11
gồm ba thành phần chính yếu: nhạc Lễ (bao gồm cả nhạc Cung đình và nhạc Rõi

bóng), dân ca (bao gồm các điệu hò, lý, kể vè...) và ca Huế.
2.2.2.4. Văn hóa giáo dục xứ Huế
- Thừa Thiên Huế - vùng đất hiếu học, đề cao đạo lí gia phong. Lịch sử đã
ghi nhận Thừa Thiên Huế là “vùng đất học”, bởi Huế từng là trung tâm văn hóa
lớn của cả nước - nơi hội tụ của các bậc chí nhân hào kiệt; nơi của những trường
học và nền giáo dục. Sách Đại Nam nhất thống chí viết đây là vùng đất học, từ lâu
có truyền thống “dân thứ siêng cấy”, “sĩ phu chăm học hành”. Lễ giáo trong đời
sống của nhân dân Thừa Thiên Huế luôn luôn được tôn cao và mang đậm chất
Nho giáo, thể hiện rõ trong những dịp lễ tết, học hành, khoa cử. Gia phong và lễ
giáo ở vùng đất này đã hình thành trong mỗi gia đình nếp nhà, gia quy, gia pháp,
gia phong, gia đạo. Trong học hành và khoa cử, người thầy giữ vị trí độc tôn đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
- Thừa Thiên Huế - vùng đất hội tụ và giao thoa các luồng văn hóa, tư
tưởng. Trong quá trình hình thành và phát triển của Đàng Trong, Huế là trung tâm
trong việc kế thừa, chuyển tải và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên vùng
đất mới, đồng thời lại tiếp thu các yếu tố mới của văn hóa bên ngoài. Trong những
năm cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng với Hà Nội và Sài Gòn, Huế
thực sự được hấp thụ nhưng giá trị văn hóa từ Trung Quốc, Nhật Bản cũng như
những giá trị của văn minh phương Tây chuyển vào mặc cho chính quyền sở tại
hết sức ngăn cấm.
2.2.2.5. Văn hóa tâm linh xứ Huế
Thừa Thiên Huế được biết đến như là kinh đô của Phật giáo, là vùng đất của
nhiều di sản văn hóa tâm linh độc đáo và đa dạng, đồng thời là nơi còn lưu giữ
những thánh tích của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những công trình kiến trúc
của tôn giáo. Bên cạnh đó, người Huế còn có tín ngưỡng dân gian - một nét đặc
trưng mang sắc thái của sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm. Là một tôn giáo có số
giáo dân đông vào hàng thứ 2 (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên Huế, Thiên chúa giáo
du nhập và phát triển ở Ðàng Trong khá sớm.
2.2.2.6. Văn hóa ứng xử xứ Huế
- Ứng xử hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa con người

với con người trong xã hội. Trong nhiều thế kỷ, khi chế độ quân chủ nâng cao vị
thế của Phật giáo trong điều hành đất nước, giáo lý Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm
đến đời sống xã hội. Do đó, tính cách con người Huế trở nên bao dung, thân thiện,
hiền hòa thể rõ qua cách ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa con
người với con người trong xã hội.


12
- Yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do.
Giá trị văn hóa Huế này gắn với tiến trình xây dựng và phát triển của vùng đất, thể
hiện mối quan hệ giữa con người với dân tộc. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, trước sự uy hiếp của thực dân, nhân dân Thừa Thiên Huế đã nêu cao tinh
thần dân tộc, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, cùng hợp sức chống
Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc. Tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc được tiếp nối
qua các bậc minh quân, trung thần đứng lên lãnh đạo các cuộc đấu tranh. Tiêu biểu
là vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân với các trung thần như Nguyễn Tri
Phương, Tôn Thất Thuyết, Thái Phiên, Trần Cao Vân và những người Việt Nam
có tri thức và tâm huyết muốn canh đất nước.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH
3.1. MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ ẢNH HƯỚNG
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Ảnh hưởng của văn hóa chính trị - xã hội
3.1.1.1. Ảnh hưởng của các biến động chính trị - xã hội
Trong những ảnh hưởng của thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Thừa Thiên
Huế những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến Hồ Chí Minh, không thể
không kể đến sự biến Thất thủ Kinh đô. Những biến động lịch sử của đất nước từ
có chủ quyền trở thành thuộc địa, nỗi nhục mất nước, tang thương đã để lại dấu ấn

khó phai trong người thiếu niên mẫn cảm ấy. Sống trong khung cảnh tráng lệ, uy
nghiêm của chốn kinh kỳ, Hồ Chí Minh sớm cảm nhận được tình cảm của đồng
bào, xót thương cho những người bị nạn, căm giận cái ác của bọn thực dân cướp
nước và nuôi hận căm thù, khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào
khỏi gông cùm nô lệ.
Đối với Hồ Chí Minh, những ngày theo cha sống trong chốn quan trường đã
giúp Người hiểu hơn thực trạng xã hội Huế, thấy được sự bạc nhược của vương
triều, thấy rõ bản chất và dã tâm của thực dân Pháp. Thực tiễn đó đã nhen nhóm,
nhân lên lòng căm thù thực dân ở Hồ Chí Minh, thôi thúc Người tham gia phong
trào chống thuế năm 1908 và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái
Trong gần 10 năm gắn bó với mảnh đất Thừa Thiên Thuế (từ 1895 đến 1901
và từ 1906 đến 1909), Hồ Chí Minh và gia đình của Người trải qua nhiều lận đận.


13
Năm 1898, sau khi hỏng khoa thi hội, điều kiện sống vô cùng khó khăn, ông Sắc
được gia đình ông Nguyễn Sĩ Độ cùng bà con chăm sóc tận tình, chu đáo. Cuối
năm 1900, khi ông Sắc được cử đi làm giám thị kỳ thi Hương tại Thanh Hóa, bà
Loan lưu lại Huế và sinh hạ người con thứ tư, lâm bệnh nặng và qua đời. Bà con
lối xóm và những người bạn đồng môn của ông Sắc đã hết lòng giúp đỡ, lo toan
đám tang chu đáo… Thời gian sống ở Huế, nghĩa tình sâu nặng của đồng bào xứ
Huế đã góp phần hình thành nên nhân cách, đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh.
Và cũng chính từ sự đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ của đồng bào, Người đã đứng
về phía “đồng bào” đấu tranh kháng thuế.
3.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa giáo dục
3.1.2.1. Ảnh hưởng của truyền thống giáo dục gia đình, đặc biệt là nhân
cách, phương pháp giáo dục của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển với những ảnh
hưởng của yếu tố gia đình, mà trước hết của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sống

ở Huế trong một thời gian khá dài, gia đình cụ Phó bảng cũng hòa vào nếp sống
văn hóa của xứ Huế. Ông rất quan tâm đến việc hình thành cho con một tư tưởng,
nhận thức thật đúng đắn và sâu sắc về thời cuộc, do đó, ông răn dạy “Vật dĩ quan
gia vi ngô phong dạng” (nghĩa là đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách
nhà mình). Khi nhậm chức ở Huế, Nguyễn Sinh Sắc đã cho các con theo học
trường Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên và Trường Quốc Học với mục đích “muốn
đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, muốn biết Pháp thì phải học chữ Pháp” và muốn
con mình đi tìm câu trả lời cho những từ mà cậu đã hỏi “Tự do, Bình đẳng, Bác
ái”. Sức ảnh hưởng của Nguyễn Sinh Sắc đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí
Minh còn xuất phát từ luận thuyết “Ái dân” có nguồn gốc từ học thuyết chính trị
Khổng Mạnh, được ông cụ thể hóa thành tư tưởng thân dân - nội dung cơ bản tiến
bộ của tư tưởng yêu nước lúc bấy giờ.
3.1.2.2. Ảnh hưởng của giáo dục truyền thống và giáo dục Tây học
Trong giáo dục truyền thống Việt Nam, văn học, lịch sử, triết học có vai trò
rất quan trọng. Xứ Huế đều là cái nôi của văn học, mà dòng chủ lưu lớn nhất là
văn học yêu nước. Gần mười năm ở Huế, Hồ Chí Minh đã thông thạo chữ Hán,
chữ Nôm, nghe, đọc và biết pho sử hào hùng của dân tộc, tiếp xúc với văn hóa tâm
linh, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công với
nước… Nhờ thấu hiểu quốc văn, quốc sử, Hồ Chí Minh ngày càng thấm nhuần
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, hiểu hơn về truyền thống yêu nước, đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm của dân tộc


14
Để thực thi sứ mệnh của mình, thực dân Pháp thi hành chính sách giáo dục
cực kỳ phản động. Mặc dù mang danh “khai hóa văn minh”, song thực dân Pháp
phong tỏa, không cho người Việt tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kể cả việc xem
sách báo. Trong thời kỳ thứ hai đến Huế (1906-1909), Hồ Chí Minh học trường
Quốc Học Huế, được học tập với nhiều giáo viên có tinh thần yêu nước như thầy
Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến, cũng như tiếp xúc với những thầy giáo mang

tâm địa thực dân, lăng mạ học sinh người Việt, chà đạp lên phẩm giá con người,
dân tộc và giống nòi Việt Nam. Chính hành động “phi văn hóa” của nền giáo dục
thực dân, đã ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí Minh. Người “không muốn bản thân
mình và dân tộc mình cứ bị đánh lừa mãi bởi những dối trá về văn hóa, văn minh”.
3.1.2.3. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây và các trào lưu tư tưởng mới
Bên cạnh mục tiêu thực dân, văn hóa Pháp là cả một nền văn minh. Nền văn
minh ấy kích thích tinh thần dân tộc của biết bao trí thức tiến bộ, thanh niên yêu
nước. Tiêu biểu nhất trong nền văn minh phương Tây lúc bấy giờ là tư tưởng “Tự
do, Bình đẳng, Bác ái” của cách mạng Pháp, đã thu hút Hồ Chí Minh ngay khi
Người được vào học tại trường Pháp - Việt Vinh. Đến thời kỳ ở Huế, Người mới
có đủ điều kiện hiểu được ý nghĩa của nó khi đối chiếu tư tưởng đó với hành động
của thực dân Pháp đối với nhân dân Thừa Thiên. Do đó, Người sớm nuôi ý chí về
một cuộc hành trình khảo nghiệm chân giá trị “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Sau
này, Người kể lại: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ
Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền
văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy.
Mặc dù bị thực dân Pháp hết sức ngăn cấm, nhưng các tài liệu Tân văn, Tân
thư của Trung Quốc và Nhật Bản bằng nhiều con đường, hình thức xâm nhập vào
Việt Nam và cả đất Thừa Thiên Huế. Vì say mê với những giá trị mới, Hồ Chí
Minh tích cực tìm kiếm, tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản bằng nhiều con đường
khác nhau như: tiếp cận với những thầy giáo người Pháp tiến bộ; những người thầy
giáo người Việt có tinh thần yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến;
hoặc qua những người lính lê dương vì “những người lính lê dương này đọc đủ thứ,
họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy
sinh ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari”.
3.1.3. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của vua quan, trí
thức yêu nước, các nhà hoạt động cách mạng và phong trào chống thuế
3.1.3.1. Ảnh hưởng của tinh thần dân tộc của vua, quan yêu nước
Ở Huế gần mười năm, những người có tinh thần dân tộc như vua Thành
Thái và Duy Tân đã hun đúc nhân cách cách mạng và ý chí cứu nước của Hồ Chí



15
Minh. Vua Thành Thái vốn sẵn thông minh và nhờ sống chung với nhân dân lao
động, chia sẻ gian khổ với những người nghèo khổ trong cảnh nước mất nhà tan.
Đối với Pháp, nhà vua có tư tưởng chống Pháp quyết liệt.
Tiếp sau vua Thành Thái, vua Duy Tân là người đã có những ngôn từ, cử
chỉ làm cho bao người phải khâm phục về lòng yêu nước, thương dân và lòng tự
tôn dân tộc. Những năm phong trào chống thuế sôi sục, thực dân Pháp đưa vua ra
để dụ dân giải tán, “vua mới nhìn thấy dân đã buồn bã quay trở về và hôm sau
yêu cầu đem ba phần năm số lương tháng của mình để giúp dân nghèo khổ”...
Những vị vua trẻ tuổi thực sự là những tấm gương sống về tinh thần dân tộc, soi
sáng chí lớn của Nguyễn Tất Thành. Sau này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng
ta tiếp tục sự nghiệp bỏ dở của các vị tiền bối Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân,
là để đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc”.
3.1.3.2. Ảnh hưởng từ tinh thần đấu tranh của trí thức yêu nước
chân chính
Trong thời gian ở Huế, Hồ Chí Minh được học Hán văn với thầy Hoàng
Thông và được thầy chỉ dạy những bài học về cách cư xử, lối sống, nhân phẩm
và danh dự của một người Việt Nam mất nước. Thầy Hoàng Thông đã giáo dục
thanh niên học sinh “nước dù bất hạnh mà mất, không phải mất nước của một họ
riêng mà thôi; cùng với nước mất dân tộc bị diệt chủng”. Tháng 9 năm 1908, Hồ
Chí Minh vào trường Quốc Học Huế và được học với thầy Lê Văn Miến. Thầy
đã khai mở cho Người “bài học yêu nước”: “Không phải bất cứ ai học chữ Tây
rồi cũng ra làm tay sai cho Pháp”, “nước mất mà không biết là bất trí, biết mà
không chiến đấu cứu nước là bất trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước
là bất dũng”.
3.1.3.3. Ảnh hưởng của tinh thần dân tộc và phong trào yêu nước của các
nhà hoạt động cách mạng
Phong trào Cần Vương là phong trào cách mạng thu hút các quan lại trong

triều đình, văn thân và đông đảo sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ. Sự thất bại của
phong trào đã giúp Hồ Chí Minh nhận thấy các phong trào yêu nước theo ý thức
hệ phong kiến “không có khả năng vạch ra giải pháp đấu tranh phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại”.
Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng là những
nhân tố quan trọng giúp Hồ Chí Minh đánh giá và lựa chọn đúng con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu tiêu biểu cho xu hướng bạo động, muốn
dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh đuổi thực dân Pháp. Phan Châu Trinh


16
với xu hướng cải cách ôn hòa, dựa vào Pháp thực hiện cải lương, phát động phong
trào cải cách, duy tân rộng lớn ở Trung Kỳ trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Tuy nhiên, xu hướng và các hình thức đấu tranh của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh nhanh chóng bị dập tắt.
3.1.3.4. Ảnh hưởng của phong trào chống thuế ở Thừa Thiên Huế
Năm 1908, phong trào chống thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế bùng phát.
Trong khoảng thời gian này, Hồ Chí Minh đã “dấn thân” vào cuộc đấu tranh cùng
với đồng bào, tham gia vào phong trào một cách tích cực trong cả thái độ lẫn hành
động chống Pháp. Sự kiện Hồ Chí Minh tham gia phong trào chống thuế là biểu
hiện sự chuyển biến mạnh mẽ từ tinh thần, tình cảm yêu nước lên đến hành động
yêu nước. Phong trào chống thuế bị đàn áp đẫm máu, một mặt giúp Hồ Chí Minh
nhìn rõ hơn bản chất của thực dân Pháp và sức quật khởi của nhân dân, mặt khác
cũng bộc lộ sự bế tắc trong giải pháp cách mạng ở nước ta lúc bấy giờ.
3.2. BIỂU HIỆN CỦA NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH TỪ ẢNH HƯỞNG
CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ

3.2.1. Biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh về đạo đức
3.2.1.1. Tự ý thức về trách nhiệm của bản thân trước thực cảnh đất nước
mất độc lập, nhân dân mất tự do

Sự chuyển biến trong sự phát triển tự ý thức của Hồ Chí Minh diễn ra chủ
yếu trong giai đoạn Người theo cha vào Huế lần thứ hai (1906-1909). Trong giai
này, Hồ Chí Minh trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động. Người đi học
và chứng kiến chính sách cai trị hà khắc, đàn áp dã man của thực dân Pháp. Anh
tham gia phong trào với tất cả nhiệt huyết yêu nước đã nung nấu bấy lâu nay,
Anh hô hào “hợp quần”, “ái quốc”, cùng với học sinh Huế ra sức cổ động xây
dựng nếp sống mới cho nhân dân. Anh đã nhận thức được rằng: “mình là học
sinh biết tiếng Tây nên đi thông ngôn giúp đồng bào”, Anh “len vào trước để gặp
bọn Pháp đưa nguyện vọng giảm sưu thuế cho dân”. Trong tác phẩm Những mẫu
chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên viết:
“Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của
đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Anh tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc”.
3.2.1.2. Trăn trở, cảm thông với sự cùng khổ của đồng bào, hình thành tư
tưởng đấu tranh cho hạnh phúc của đồng bào
Sống trong Kinh thành, biến động lịch sử của đất nước chủ quyền trở thành
thuộc địa để lại dấu ấn khó phai đối với Hồ Chí Minh. Sau này, ông cả Khiêm đã


17
thuật lại: “Không phải đến tuổi trưởng thành ra ngoại quốc em tôi mới ái quốc, mà
từ khi đầu còn để trái đào đi chơi nghe người ta hô câu vè: “Nay mà mắc phải lâm
nguy, Sự tình nông nổi cũng vì giặc Tây”, về nhà nó thương nước, trằn trọc không
ngủ được. Sáng dậy, em bắt mẹ tôi kể chuyện giặc Tây dương và ngày Kinh thành
thất thủ, em tôi ngồi tai nghe, chau mày nghĩ ngợi”. Chứng kiến đời sống cùng
cực của đồng bào, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc với cảnh sống bần cùng nhân
dân và ý thức phải đấu tranh để đồng bào mình bớt khổ, đấu tranh để nhân dân có
quyền tự do, dân chủ; phải giành lấy cơm no, áo ấm, được học hành cho nhân dân.
Chính vì vậy, trong khoảng thời kỳ thứ hai ở Huế, Người “tham gia công tác bí
mật, nhận công tác liên lạc”, muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác

họ làm như thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.
3.2.1.3. Hình thành tinh thần tự tôn dân tộc, hoài bão cách mạng và chí
hướng cứu nước
Trong thời kỳ thứ hai đến Huế (1906-1909), Hồ Chí Minh được cha cho
theo học trường Quốc học Huế và hiểu rõ “tâm địa thực dân” qua những bài
giảng “nhồi sọ”. Hồ Chí Minh lúc ấy đã kêu gọi đám học sinh: “Chúng ta phải
hợp quần lại, cố kết với nhau đòi cho được hai điều: một là phải có nội dung giảng
dạy hợp lý, hai là phải bình đẳng trong đối xử”.
Tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, đã được Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc
hơn nhưng nó hoàn toàn không được thực thi. Chính sự đối lập giữa lí luận được
tô hồng bằng khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” với thực tiễn “cướp bóc”,
“giết hại”, “tù đày” khơi dậy trong lớp học sinh người Việt tinh thần dân tộc, ý
thức tự tôn, không cam chịu “nhận người Gaulois làm tổ tiên”. “Sự đối xử không
bình đẳng đối với học sinh người bản xứ và thói hống hách khinh người Nam
của một số giáo viên thực dân đã khiến Nguyễn Sinh Cung không thể chấp nhận
mà không phản ứng”.
3.2.1.4. Hình thành phong cách sống, thế giới quan và nhân sinh quan
cách mạng
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp thực thi
chính sách giáo dục hạn chế, Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu tiêu biểu của lớp
học sinh có tinh thần dân tộc, lấy văn hóa Pháp để chống lại nước Pháp. Anh hiểu
rằng giá trị sống của một công dân của mất nước không phải làm công ăn lương,
làm thông ngôn, tùy phán. Anh không muốn bản thân mình và dân tộc mình cứ bị
đánh lừa mãi bởi những dối trá về văn hóa, văn minh. Nhờ có óc quan sát, “Anh
sớm phân biệt được phải trái, thiện ác” và lựa chọn đứng về phía đồng bào chống
lại nước Pháp.


18
Thời kỳ ở Huế, tấm gương yêu nước của các bậc vua quan, chí sĩ cách mạng

đã giúp Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc phong cách sống là đấu tranh vì nước, vì dân,
bởi lẻ “nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không chiến đấu cứu nước là bất
trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước là bất dũng”. Người đã tìm hướng
đi riêng của bản thân mình. Anh đã sang Pháp và chính thực dân Pháp phải thừa
nhận “con đường đi sang nước Pháp là con đường chống lại nước Pháp”.
3.2.2. Biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh về trí tuệ
3.2.2.1. Trí tuệ mẫn tiệp, thông minh, cần cù, ham học hỏi
Từ khi học ở trường Pháp - Việt Đông Ba, Hồ Chí Minh học giỏi, thông
minh, có óc quan sát. “Học trong lớp, nghe thầy giảng Pháp văn trò Côn hay ghi
chú bằng chữ hán. Học môn gì anh cũng cặn kẽ. Nếu thầy trả lời chưa thỏa mãn,
anh hỏi cho đến lúc ngã ngũ mới thôi. Hán văn anh giỏi nhất lớp, môn Pháp văn
không có anh học trò Nghệ nào bằng anh”. Đến cuối năm 1907, Hồ Chí Minh đỗ
primaire (Tiểu học) để vào Nhất niên trường Quốc học. Khi sang học trường Quốc
Học, “sức học của anh Côn ở Quốc Học xuất sắc hơn trước. Trí nhớ của anh phát
triển một cách lạ thường”, “về Hán học thì học trò Nghệ khi nào cũng trội hơn”.
Thầy Queignec trong một lần trả luận đã cầm bài của Côn giới thiệu với học sinh
cả lớp rằng: “Côn a traité le sujet de rédaction en vers. C’est un élève intelligent et
vraiement distingué” (tạm dịch: Trò Côn đã làm cái đề luận này bằng thơ, đây là
một học sinh thông minh và xuất chúng).
3.2.2.2. Nhạy cảm với cái mới, khát khao tìm hiểu và linh hoạt trong việc
thâu hóa các giá trị văn hóa
Hồ Chí Minh là một người giàu ý chí học tập, khát khao học tập, rất nhạy
cảm với cái mới… Anh ham đọc sách nhiều đến độ theo đến nơi làm việc của cụ
Phạm Khắc Doãn ở Quốc Sử Quán. Hồ Chí Minh rất sáng dạ và nhanh trí, chăm
chỉ học cả chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, vì đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề
của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh là người chịu rất khó học hỏi, sức
học của Người rất phi thường. Ngay cả cụ Phan Châu Trinh sau này cũng phải
thừa nhận Hồ Chí Minh “cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý
thuyết tinh thông”.
3.2.2.3. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhãn quan chính trị đúng đắn

trong việc đánh giá và lựa chọn con đường cứu nước
Hồ Chí Minh có nhãn quan chính trị thiên tài trong việc lựa chọn con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc. Người đã đánh giá đúng các phong trào yêu nước.


19
Phong trào Cần Vương mượn danh nghĩa nhà vua để lật nhào sự thống trị của thực
dân Pháp, rồi lại củng cố chế độ phong kiến đã hết thời thì không hợp xu thế; thấy
rõ hạn chế “chưa biết tổ chức và chưa có tổ chức” từ sự thất bại của phong trào
kháng thuế của nhân dân Trung kỳ; con đường cách mạng, phương pháp đấu tranh
của các bậc tiền bối không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, ý thức hệ
phong kiến và tư sản “không có khả năng vạch ra giải pháp đấu tranh phù hợp với
hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại”. Người rất khâm phục họ
nhưng không tán thành con đường cứu nước nào, “không đi Phồn Xương, tuy đó
là con đường ngắn nhất. Không đi Nhật, tuy có các bậc chú bác khuyến khích.
Không đi Hoa Nam, tuy ở đó có cách mạng Tân Hợi đang bước vào giai đoạn “cử
đồ đại sự”. Trong ba đường ấy, Hồ Chí Minh không chịu một con đường nào,
Người muốn “làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu
đằng sau những chữ ấy”.
Chương 4
Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG GIAN VĂN
HÓA HUẾ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH

4.1.1. Không gian văn hóa Huế góp phần hình thành tình cảm, tư tưởng
và hành động yêu nước, vun đắp tinh thần dân tộc và lí tưởng cứu nước, cứu
dân của Hồ Chí Minh
Thực tiễn mười năm sinh sống, học tập ở Huế, không gian văn hóa Huế với
đặc trưng vốn có đã vun đắp những giá trị sống và làm chuyển biến nhận thức, tư

tưởng, hành động của Hồ Chí Minh. Tình cảm yêu nước, thương dân được hun
đúc, lý tưởng cứu nước, cứu dân được hình thành. Trong sự tác động đa chiều
của không gian văn hóa Huế, đặc biệt là sự lĩnh hội giá trị văn hóa dân tộc,
truyền thống đấu tranh, tinh thần đoàn kết và những tư tưởng tiến bộ của văn hóa
Pháp qua Tân thư, Tân văn, Hồ Chí Minh đã chống Pháp một cách trực tiếp,
tham gia vào phong trào cắt tóc ngắn, tham gia phong trào Duy Tân. Trong Anh
đã có sự chuyển biến về chất từ nhận thức và tình cảm yêu nước đến hành động
yêu nước.
Mười năm ở Huế, những giá trị của không gian văn hóa Huế và thực tiễn
đời sống xã hội Huế đã tạo dựng cơ sở cần thiết cho sự hình thành và phát triển


20
nhân cách Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần “xã hội sản sinh con người” của
Mác. Theo đó, nhân cách Hồ Chí Minh là sự ý thức về độc lập dân tộc, yêu nước
gắn với thương dân, đấu tranh để giải phóng đồng bào, đấu tranh để nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
4.1.2. Không gian văn hóa Huế góp phần hình thành cho Hồ Chí
Minh thế giới quan, lập trường vững vàng trong việc xác định con đường
cứu nước
Thực tiễn sống gần mười năm ở Huế đã giúp Hồ Chí Minh hình thành quan
điểm, lập trường, dấu ấn riêng có của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, trong
nhận thức về con đường cứu nước. Hồ Chí Minh không đi Phồn Xương, tuy đó là
con đường ngắn nhất, không đi Nhật, tuy có các bậc chú bác khuyến khích, không
đi Hoa Nam, tuy ở đó có cách mạng Tân Hợi đang bước vào giai đoạn “cử đồ đại
sự”. Ở ba đường ấy, Nguyễn Tất Thành không theo một con đường nào. Lập
trường cá nhân và óc phê phán của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ Người muốn ra
nước ngoài, nhưng không phải sang phương Đông, mà sang phương Tây, xem
nước Pháp và các nước khác, rồi trở về giúp đồng bào mình. Đó là một quyết định
đúng đắn, có tính cách mạng, quyết liệt, thể hiện nhãn quan chính trị, tư duy độc

lập của một người thanh niên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nước chân chính.
4.1.3. Không gian văn hóa Huế góp phần hình thành ở Hồ Chí Minh
năng lực hành động cách mạng, đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh
phúc cho đồng bào
Hồ Chí Minh lớn lên ở cái nôi của phong trào yêu nước, bằng sự học tập
của bản thân, sự gần gũi của quần chúng lao động và nhờ sự tác động của
phong trào chống Pháp năm 1908, bắt đầu hoạt động cách mạng. Louis
Arnoux - trùm mật thám Pháp xác nhận: “Cuộc đời này (Hồ Chí Minh) như
vậy là bắt đầu trong không khí bất công, oán hận và phẫn nộ căm thù chống lại
nước Pháp”. Những năm tháng ở Huế, không gian văn hóa Huế đã định hình ở
Hồ Chí Minh ý thức độc lập dân tộc năng lực nhận thức và hành động, từ việc
“sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào” đến dấn
thân, hòa mình cùng đấu tranh với đồng bào. Chính từ cuộc sống được đùm
bọc, yêu thương của đồng bào, đến việc chứng kiến sự cùng khổ của nhân dân
đã nung nấy trong Anh ý chí đấu tranh đuổi thực dân Pháp, giải phóng nhân
dân, giành cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho đồng bào đang bị đọa đày
đau khổ.


21
4.1.4. Không gian văn hóa Huế giúp Hồ Chí Minh đánh giá đúng sự vận
động và phát triển của dân tộc và thời đại, nhận thức được bản chất của chủ
nghĩa thực dân, phong kiến, vai trò của các phong trào yêu nước và sức mạnh
của quần chúng nhân dân
Ngay tại Kinh đô Huế, Hồ Chí Minh đã nhận thấy dã tâm xâm lược của thực
dân Pháp. Chứng kiến cảnh thực dân Pháp mượn danh khai hóa văn minh để giăng
thép gai họa đồ nước Nam đã giúp Người nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn bản chất
của chủ nghĩa thực dân, đó chỉ là “trò bịp lớn”, là “bọn cá mập”, là “con đĩa hai
vòi” như sau này Người kết luận. Hồ Chí Minh cũng hiểu rõ hơn sự bạc nhược của
chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, mặc dù vẫn còn một số vua quan, trung thần

nghĩa dũng nhưng không thể cứu nước và giải phóng dân tộc theo cách cũ. Với
việc tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân Thừa Thiên Huế, Hồ
Chí Minh thấy rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân là sức mạnh quật khởi lật nhào
mọi thế lực đi ngược lại quyền lợi của đồng bào, dân tộc.
4.1.5. Không gian văn hóa Huế góp phần giúp Hồ Chí Minh hình thành
năng lực xã hội hóa, thể hiện ở sự chiếm lĩnh tri thức và các luồng tư tưởng
mới trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
Hồ Chí Minh sớm thích nghi, hòa nhập với môi trường xã hội Huế những
năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhiều biến động. Với sự mẫn cảm chính trị
đặc biệt, tầm nhìn và nhận thức của một thanh niên yêu nước, đã tiếp xúc các giá
trị của văn hóa dân tộc và văn minh phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. Từ sự
ảnh hưởng của tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, Hồ Chí Minh đã quyết định
sang phương. Đó là một quyết định đúng đắn từ việc chọn hướng đi, cách đi và
con đường đi, một quyết định mà chính nước Pháp phải công nhận rằng: “sang
nước Pháp, học văn hóa Pháp chính là con đường chống lại nước Pháp”.
4.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG
GIAN VĂN HÓA HUẾ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

4.2.1. Giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
4.2.1.1. Giá trị lí luận
Nhân cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh hài hòa những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc và thời đại, của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó những nguyên
tắc, quan điểm về đạo đức, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, vừa thể
hiện những phẩm chất, năng lực, vừa thể hiện bản lĩnh trí tuệ trong tư tưởng cách
mạng của Người.


22
Nhân cách Hồ Chí Minh là hệ thống chuẩn mực đạo đức, giá trị làm người

được Hồ Chí Minh tôi luyện, định hình và hoàn thiện trong thực tiễn đấu tranh, là
“mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự cách biệt, đặt tiến trình xoáy
trôn ốc đi lên của lịch sử trên căn bản quy tụ thay vì loại trừ”. Chính vì vậy, nhân
cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu, là nền tảng tư tưởng, lí luận cho
công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục và xây dựng con người Việt Nam trong
thời đại Hồ Chí Minh.
4.2.1.2. Giá trị thực tiễn
Thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới đã chỉ ra rằng, nhân cách Hồ Chí
Minh có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc, không chỉ phản ánh, mà còn
góp phần giải quyết những vấn đề của thời đại, của thực tiễn đời sống đã và đang
đặt ra. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn liền với năng lực, trí tuệ, phương
pháp cách mạng và nhân cách Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh ngày nay, nhân cách
Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng đắn những vấn đề lớn liên quan đến
việc xây dựng và phát triển con người - cơ sở vững chắc để thực hiện mục tiêu
“độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
4.2.1.3. Giá trị giáo dục, định hướng
Nhân cách Hồ Chí Minh với bản chất là hệ thống các phẩm chất, năng lực,
chuẩn mực đạo đức có vai trò giáo dục to lớn đối với cán bộ, đảng viên, học sinh,
sinh viên và quần chúng nhân dân. Nhân cách Hồ Chí Minh là tấm gương sáng
ngời về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước,
thương dân tha thiết, đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần trách
nhiệm, phương pháp cách mạng, tác phong khiêm tốn, giản dị… Những phẩm
chất đó vô cùng cao đẹp, có giá trị giáo dục, cảm hóa, có sức lan tỏa, góp phần đào
luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh viên trong chiến đấu, học tập và
lao động sản xuất.
4.2.2. Một số giải pháp phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con
người Việt Nam hiện nay
Phát triển nhân cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu. Xu thế toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác phát triển được
mở rộng, cách mạng khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức, con người ngày càng được

xem trọng. Để có thể làm chủ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần phải
quan tâm hơn nữa chiến lược phát triển con người - nhân tố trung tâm của sự phát
triển. Trong đó, phải xây dựng mô hình nhân cách cho con người Việt Nam nói
chung, cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên trong tình hiện


23
nay là vấn đề cấp bách hàng đầu. Muốn làm được điều đó, cần phải tăng cường
công tác nghiên cứu, hoàn thiện lí luận về nhân cách Hồ Chí Minh, tạo cơ sở khoa
học để xây dựng con người Việt Nam mới.
Từ kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát huy các giá trị của không gian văn hóa Huế và phát triển nhân cách Hồ
Chí Minh trong cộng đồng xã hội nói chung và trong giáo dục, rèn luyện, bồi
dưỡng nhân cách học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay như sau:
- Trước hết, xây dựng môi trường, không gian văn hóa, phát huy giá trị của
các không gian văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, xây dựng hệ thống tư liệu về nhân cách Hồ Chí Minh để phổ biến,
giáo dục nhân cách Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho việc xây
dựng chuẩn mực giá trị con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
- Thứ ba, tổ chức học tập, đa dạng hóa các mô hình giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến và lan tỏa các giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
- Thứ tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chủ động phối
hợp các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng các chương trình hành động, giáo
dục, tuyên truyền nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam.

KẾT LUẬN
1. Sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh là một quá trình lâu
dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài,

giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Trong quá trình
sống, Người tích lũy được kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại,
khi tiếp nhận bất cứ việc gì, Người cũng dựa trên những chuẩn mực xã hội để điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh
giá, tự ý thức, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện
mình của Hồ Chí Minh.
2. Trong quá trình vận động và phát triển, Thừa Thiên Huế đã làm giàu
bản sắc văn hóa của mình bằng sự sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hóa để
hình thành một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Thời niên thiếu với gần
mười năm gắn bó, không gian văn hóa Huế đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc


×