Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần vĩnh hoàn ngành thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.22 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
NGÀNH THỦY SẢN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


Nội dung:


Phần 1: Giới thiệu ngành và công ty
Theo FAO, nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 183 triệu
tấn vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010 và tiêu thụ thủy sản theo đầu người
sẽ đạt 14,3kg thay cho 13,7kg năm 2010.
Những năm qua nuôi trồng thủy sản Việt Nam tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị với
mức tăng 8,49%/năm, nằm trong tốp 5 các nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới. Theo
dự báo đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, tăng trưởng bình
quân 5,2%/năm. Tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,4 triệu tấn; sản lượng thủy sản
chế biến xuất khẩu đạt 2 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 10,5-11 tỷ USD, tốc độ tăng
trưởng khoảng 7%/năm. Nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%
( />Có thể nói, trong nhiều năm gần đây, cá tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy
sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Sau những sự cố gắng, nỗ lực của Việt
Nam về việc đưa cá tra ra khỏi danh sách đỏ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF)
và giảm thuế chống bán phá giá (ở Mỹ), nhiều khu vực nuôi cá tra nguyên liệu đã nhận
được chứng nhận của Global GAP, SQF 1000, AquaGAP, BAP, FOS,… đã nâng cao
thương hiệu và tăng lợi thế cạnh tranh cho cá tra Việt Nam. Năm 2011 là năm thành
công đối với cá tra khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tính đến hết tháng 10 đã đạt


1,48 tỷ USD, tăng 29% so cùng kỳ 2010 mặc dù thị trường chủ chốt là EU gặp nhiều
khó khăn (giá trị XK chỉ tăng 3%), nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt trong khi giá
tăng cao. (Báo cáo cập nhật ngành thủy sản - ORS)
Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra,
basa hàng đầu của Việt Nam. Công ty là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngòai
cho các mặt hàng từ cá tra/basa. Vĩnh Hoàn được công nhận “top 50 công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam 2012" do Báo Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp với công ty chứng
khoán Thiên Việt tổ chức
Được thành lập năm 1997 từ một công ty nhỏ chuyên về chế biến và xuất khẩu cá tra và
cá basa đông lạnh có mức vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng, với chiến lược phát triển
đúng đắn, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đạt được những kết quả
ấn tượng với vốn điều lệ hơn 471 tỷ đồng và tạo dựng được thương hiệu uy tín. Năm
2010, Vĩnh Hoàn đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và là công ty xuất khẩu cá
tra lớn nhất tại Việt Nam. Cổ phiếu của Vĩnh Hoàn hiện đang được niêm yết tại Sở
GDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007 với mã niêm yết VHC – Quy mô niêm
yết hiện tại là 47,151,273 (cập nhật ngày 4/10/2012)
Hiện nay, Vĩnh Hoàn tập trung phát triển bốn mảng chính là:





Chế biến và xuất khẩu cá tra.
Nuôi trồng thủy sản.
Kinh doanh phụ phẩm
Sản xuất và mua bán thức ăn thủy sản.

Sản phẩm chủ yếu là fillets cá tra, chiếm 95% cơ cấu mặt hàng thủy sản củaVĩnh Hoàn,
trong đó chủ yếu là fillet trắng, đây là phân khúc có giá xuất khẩu cao nhất. Năm 2010,



kim ngạch xuất khẩu cá tra thành phẩm của Công ty đạt 126 triệu USD, tương đương
gần 43 nghìn tấn sản phẩm, tăng 15,3% về giá trị và 9,9% về sản lượng.
Trong thời gian tới, Vĩnh Hoàn có kế hoạch tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng và mở
rộng thêm sản phẩm fillet cá chẽm là những mặt hàng có biên lợi nhuận cao hơn, khoảng
20-25%.


Phần 2: Phân tích tài chính
1. Tỉ số nợ (Debt ratio):
2. Tỉ số khả năng thanh toán lãi vay (Times-interest-earned ratio):
3. Tỉ số thanh toán hiện thời (current ratio):
4. Tỉ số thanh toán nhanh (quick ratio):


5. Vòng quay tồn kho (Inventory Turnover Ratio):

Công thức:
VQHTK =
VQHTK: Vòng quay hàng tồn kho
Bảng số liệu trong 03 năm 2009, 2010 và 2012 về giá vốn hàng bán và tồn kho bình
quân như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Giá vốn hàng bán


2,318.805,922,373

2,421,857,449,478

3,379,843,860,523

Tồn kho bình quân

333,994,939,100

488,278,673,500

732,786,942,200

VQHTK

6.94%

4.96%

4.61%

Phân tích: Vòng quay hàng tồn kho của công ty Vĩnh Hoàn cõu hướng giảm dần qua 3
năm. Do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh qua 3 năm (năm 2011 tăng hơn gấp đôi
2009). Trong bối cảnh giá cả biến động theo xu hướng tăng thì tăng hàng tồn kho có thể
xem là một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp. Đây cũng có thể xem là chủ ý của Ban Giám
Đốc công ty.



6. Biên lợi nhuận (Net profit margin):

Công thức:
BLNR = Lợi nhuận ròng / Doanh thu
BLNR: (Net Profit Margin) Biên lợi nhuận ròng
Bảng số liệu trong 03 năm 2009, 2010 và 2012 về Lợi nhuận ròng và Doanh thu như
sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Lợi nhuận ròng

207,981,272,093

269,170,617,091

3,379,843,860,523

Doanh thu

2,771,003,040,885

3,009,174,922,259

480,002,647,482


BLNR

6.97%

7.11%

9.61%

Biên lợi nhuận ròng của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy
tính hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của Ban Giám Đốc công ty Vĩnh Hoàn.
Tăng biên lợi nhuận ròng nghĩa là công ty đã giảm được các chi phí phát sinh trong hoạt
động. Đây có thể là do công ty tich lũy được kinh nghiệm quản lý từ những năm trước.
 So sánh với các công ty trong ngành Thủy Sản:
DN so sánh tại ngày
31/12/2011

VHC

HVG

ACL

ANV

AGF

AVF

Biên LN ròng (%)


9.61

5,73

9.54

4,93

2.33

3.41

Nguồn: Báo cáo thường niên 2011 của công ty Vĩnh Hoàn
Ghi chú:
VHC: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn
HVG: Công ty cổ phần Hùng Vương
ACL: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
ANV: Công ty cổ phần thủy sản Nam Việt
AGF: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
AVF: Công ty cổ phần Việt An.
Phân tích: Biên lợi nhuần ròng của công ty Vĩnh Hoàn cao hơn hẳn so với biên lợi
nhuận ròng của các công ty khác cùng ngành. Cụ thể biên lợi nhuận của Vĩnh Hoàn cao
hơn gấp 4 lần so với công ty Thủy Sản An Giang, cao gần gấp 3 lần so với công ty Việt
An.


7. ROA, ROE:

 Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) - ROE:
Công thức:

Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Lợi nhuận ròng

193,229,063,506

214,034,972,130

394,342,950,535

Vốn chủ sở hữu

515,569,436,268

789,160,181,139

1,089,520,945,57
8

ROE

37.48%

27.12%


36.19%

 Tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Assets) - ROA:
Công thức:
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Lợi nhuận ròng

193,229,063,506

214,034,972,130

394,342,950,535

Tài sản

1,365,713,129,743

1,669,171,538,964

2,114,853,001,158

ROA

14.15%


12.82%

18.65%

 So sánh với các công ty trong ngành Thủy Sản:

DN so sánh tại ngày
15/02/2012

VHC

HVG

ACL

ANV

ROE (%)

36.19

13.65

29.35

4.86

ROA (%)


18.65

4.56

8.21

3.65

Nguồn: Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Phân tích: Qua các thông số ROE, ROA của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trong các năm
gần đây, ta thấy:


Sau khó khăn chung của ngành thủy sản năm 2010 khi bị áp thuế chống bán phá giá các
sản phẩm cá tra, cá Basa, cùng việc thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và giá cả đầu vào
tăng mạnh đã khiến khả năng sinh lời trên đồng vốn chủ sở hữu và trển tổng tài sản của
Vĩnh Hoàn giảm đáng kể so với năm 2009, tuy nhiên vẫn duy trì được ở mức cao so với
các doanh nghiệp sản xuất cá tra xuất khẩu. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của
Vĩnh Hoàn khá tốt. Bước sang năm 2011, hòa trong bối cảnh thắng lợi của ngành sản
xuất và xuất khẩu cá tra khi sức tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới tăng mạnh đồng
thời thuế chống bán phá giá áp cho Việt Nam tại các thị trường lớn như Mỹ và EU đều
được giảm, giá nguyên liệu sản xuất đầu vào ổn định hơn, cùng với việc dự trữ tiền mặt
của Vĩnh Hoàn dồi dào giúp công ty hoạt động hiệu quả trong bối cảnh lãi suất vay tăng
cao đã giúp các chỉ số sinh lợi ROE, ROA năm 2011 của Vĩnh Hoàn trở lại ở mức cao
đạt mức sấp xỉ với năm 2009.
ROA 2011 cao hơn ROA 2009 (chênh lệch 4.5%) trong khi ROE năm 2011 thấp hơn
năm 2011 (chênh lêch 1.29%) cho thấy ảnh hưởng của việc lãi suất vay tăng cao trong
năm 2011 ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty so với năm 2009.
Bảng so sánh ROA, ROE với các công ty trong ngành cho thấy các chỉ số sinh lợi của
Vĩnh Hoàn ở mức cao so với ngành và hiệu quả hoạt động của công ty.



8. Tỉ lệ chi trả cổ tức (Payout ratio):
9. P/E, P/B

Phần 3: Hoạch định tài chính:
Phần 4: Phụ lục:



×