Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG XEN BẮP ĐẬU PHỘNG VỤ ĐÔNG XUÂN 20092010 TRÊN NỀN ĐẤT XÁM TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

ĐOÀN THỊ HỒNG ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG XEN
BẮP - ĐẬU PHỘNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010
TRÊN NỀN ĐẤT XÁM TẠI HUYỆN
BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

ĐOÀN THỊ HỒNG ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG XEN
BẮP - ĐẬU PHỘNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010
TRÊN NỀN ĐẤT XÁM TẠI HUYỆN
BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM VĂN HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRỒNG XEN BẮP - ĐẬU PHỘNG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010 TRÊN NỀN ĐẤT XÁM
TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH

ĐOÀN THỊ HỒNG ĐIỂM

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

2. Thư ký:

3. Phản biện 1:

4. Phản biện 2:

5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Đoàn Thị Hồng Điểm sinh ngày 18 tháng 7 năm 1975 tại huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Con Ông Đoàn Văn Thành và Bà Nguyễn Thị Chấn.
Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Phổ thông Trung học Tân An,
tỉnh Long An năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh năm 2000.
Sau đó làm việc tại Công ty CP Bourbon Tây Ninh, là nhân viên phòng
Trồng trọt từ năm 2000 đến năm 2002. Từ tháng 9 năm 2003 là giáo viên của
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông
Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: kết hôn năm 2002, chồng là Lê Văn Tính sinh năm 1974
công tác tại Công ty CP Bourbon Tây Ninh và con là Lê Hoàng Thạch sinh năm
2004.
Địa chỉ liên lạc: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh.
Điện thoại: 0986 172639.
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Đoàn Thị Hồng Điểm

iii


CẢM TẠ
™ Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Văn Hiền đã tận tình hướng dẫn
hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp.
™ Trân trọng cảm ơn quý thầy cô, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học và Phòng
Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài.
™ Xin cảm ơn Ban lãnh đạo nhà Trường, phòng Đào tạo và Khoa Trồng trọt và
đồng nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh đã tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
™ Xin gửi lời cảm ơn Thạc sĩ Lê Văn Gia Nhỏ và Nguyễn Văn An, Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài
™ Cảm ơn gia đình ông Lê Văn Tư xã Long Chữ, đã hỗ trợ đất trồng thí nghiệm
cùng bà con nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
™ Cảm ơn mẹ, ba, chồng và em gái đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập.

Đoàn Thị Hồng Điểm

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen bắp - đậu phộng vụ Đông xuân
2009 - 2010 trên nền đất xám tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” được tiến hành tại

xã Long Chữ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 3 năm
2010. Thu thập thông tin để đánh giá hiệu quả của các hệ thống canh tác nông hộ
bằng phương pháp PRA và điều tra 120 nông hộ bằng phiếu soạn sẵn; bố trí thí
nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên để so sánh 10 giống đậu phộng và thử
nghiệm diện rộng để đánh giá hiệu quả 5 mô hình trồng xen bắp - đậu phộng. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, MSTATC và SAS. Kết quả đề tài ghi nhận
như sau:
- Huyện Bến Cầu có những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp và đa dạng cây trồng. Các mô hình canh tác tại huyện Bến
Cầu (mô hình lúa, rau màu, thuốc lá, bắp, đậu phộng và mía) đã mang lại thu nhập
khá cho nông hộ nhưng rất bấp bênh và kém bền vững.
- Trong 10 giống đậu phộng thí nghiệm có 2 giống cho năng suất cao nhất là
giống VD 99-3 (2,61 tấn/ha ) và VD 2 (2,59 tấn/ha).
Bốn mô hình trồng xen đều có lợi nhuận và tính bền vững cao hơn so với mô
hình đối chứng (mô hình 5 -trồng bắp thuần). Trong đó, mô hình 1 (2 hàng bắp + 4
hàng đậu phộng ở giữa) và mô hình 4 (2 hàng bắp + 3 hàng đậu phộng liền kề) là
hai mô hình có hiệu quả kinh tế cao và bền vững vì có lợi nhuận đạt trên 25 triệu
đồng/ha; có diện tích sơ đồ Kite cao nhất, lần lượt là 217,07 đvdt và 187,85 đvdt; và
môi trường đất không thay đổi.

v


SUMMARY
The thesis “Assessment of efficiency of the groundnut – maize intercropping
models in the Spring - Winter season in year 2009 – 2010 on acrisol area in Ben
Cau district, Tay Ninh province” was carried out in Long Chu commune, Ben Cau
district, Tay Ninh province from May 2008 to March 2010. The efficiency of
farmers’ farming systems were assessed based on the collecting data with PRA
approach and surveying 120 farmers with prepared forms. The experiment of

variety comparison with 10 groundnut cultivars (ten treatments) intercropping
models were laid out the Randomized Complete Block Design (RCBD) and four
replications and five treatments of four large experiments on the efficient
assessment of the groundnut - maize. Recorded data was standardized, generalized
and analyzed by Excel, MSTATC and SAS software. The thesis results are as
follows:
- Ben Cau district has good agro-ecological and eco-social conditions for
agricultural development and crop diversification. Here, farmers’ income has got so
high from farming systems such as the models: rice, vegetable, short-term crops,
tobacco, maize, groundnut and sugarcane but not very stable and little sustainable.
- Among ten groundnut cultivars in the variety comparison experiment,
groundnut cultivars VD 99-3 and VD 2 give the highest yield, with 2.61 ton per
hectare and 2.59 ton ha-1 respectively.
- Four intercropping models have all got more profitable and sustainable than
the control (MH5: maize planting totally). In which, MH1 (two maize and four
groundnut rows in the center) and MH4 (two maize and next to three groundnut
rows) have so high economical effectiveness and sustainability. Because their profit
gain more 25 million VND per hectare, their area of Kite diagram become the
largest with 217.07 and 187.85 respectively, and their soil environment is not
changeable.

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa

Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

x

Danh sách các hình


xi

Danh sách các bảng

xiii

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục đích

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.3 Giới hạn của đề tài

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Đại cương về cây đậu phộng

4

2.1.1 Phân loại

4

2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố

5

2.1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng

6

vii



2.1.3.1 Thế giới

6

2.1.3.2 Việt Nam

8

2.2 Khái niệm về nghiên cứu hệ thống

12

2.2.1 Khái niệm về hệ thống

12

2.2.2 Khái niệm hệ thống canh tác

12

2.2.3 Quan điểm nông nghiệp bền vững

12

2.2.4 Hệ thống canh tác bền vững

16

2.2.5 Khái niệm nghiên cứu hệ thống canh tác trong nước


16

2.3. Hệ thống cây trồng bắp xen đậu phộng

18

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Điều tra đánh giá hệ thống canh tác

20

3.1.1 Nội dung điều tra

20

3.1.2 Phương pháp điều tra

20

3.1.3 Thời gian và địa điểm điều tra

21

3.2. Khảo nghiệm 10 giống đậu phộng

21


3.2.1 Thời gian địa điểm thí nghiệm

21

3.2.2 Vật liệu thí nghiệm

21

3.2.3 Bố trí thí nghiệm

22

3.2.4 Phương pháp khảo sát

23

3.2.5 Xử lý số liệu

24

3.3. Thử nghiệm mô hình canh tác bắp xen đậu phộng

24

3.3.1 Thời gian và địa điểm

24

3.3.2 Vật liệu tham gia thí nghiệm


24

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu

25

3.3.4 Phân tích hiệu quả mô hình trồng xen bắp - đậu phộng

29

3.3.5 Phương pháp xử lý

31

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Đánh giá hệ thống canh tác

32

4.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bến Cầu

32

viii



4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bến Cầu

34

4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất

38

4.1.4 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính tại huyện BC

40

4.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế và hợp phần kỹ thuật áp dụng vào các hệ thống cây
trồng tại huyện Bến Cầu

41

4.1.6 Các giải pháp phát triển hệ thống canh tác tại huyện Bến Cầu

43

4.2. Khảo nghiệm 10 giống đậu phộng

45

4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của 10 giống đậu phộng

45

4.2.2 Chiều cao và tốc độ vươn thân của các giống đậu phộng


46

4.2.3 Khả năng phân cành, tỷ lệ hữu hiệu, vô hiệu của 10 giống đậu phộng

48

4.2.4 Tổng số lá và tốc độ ra lá của 10 giống đậu

49

4.2.5 Nốt sần của 10 giống đậu phộng

50

4.2.6 Khả năng ra trái, tỷ lệ trái chắc, trái lép của 10 giống đậu phộng

51

4.2.7 Số trái 1, 2, 3 hạt/cây của 10 giống đậu phộng

52

4.2.8 Trọng lượng 100 trái, 100 hạt và tỷ lệ hạt/ trái của 10 giống đậu

53

4.2.9 Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của 10 giống đậu phộng

54


4.2.10 Tình hình sâu bệnh hại của 10 giống đậu phộng thí nghiệm

55

4.2.11 Đánh giá biến động dinh dưỡng đất trước và sau khi thí nghiệm

56

4.3. Thử nghiệm mô hình canh tác bắp xen đậu phộng

57

4.3.1 Hiệu quả sinh học

57

4.3.2 Hiệu quả kinh tế

59

4.3.3 Hiệu quả xã hội

60

4.3.4 Hiệu quả môi trường

62

4.3.5 Tính bền vững của hệ thống cây trồng


63

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1 Kết luận

65

5.2 Kiến nghị

65

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

7. PHỤ LỤC

70

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi – Arid Tropics) :
Viện Quốc tế Nghiên cứu Cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn
RRA (Rapid Rural Appraisal): phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

SWOT (Strength Weakness Opportunity Threat): Phương pháp phân tích điểm
mạnh, yếu, cơ hội, thách thức.
MBCR (Marginal benefit cost Ratio): Tỷ suất thu nhập – chi phí biên
Kite (Kite Diagram): Sơ đồ diều
NCHTCT: nghiên cứu hệ thống canh tác
VDTV: Viện dầu thực vật
ĐNB: Đông Nam Bộ
DHMT: Duyên hải miền Trung
BVTV: Bảo vệ thực vật
MH: mô hình
NS: năng suất
PL: phụ lục
HH: hữu hiệu
VH: vô hiệu
đvdt: đơn vị diện tích

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững

13

Hình 2.2: Mô hình lăng trụ đều về phát triển bền vững


13

Hình 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm

23

Hình 3.2: Mô hình 1: Hai hàng bắp 2 bên (120cm x 30cm), 4 hàng đậu giữa

26

Hình 3.3: Mô hình 2: Ba hàng bắp, 2 hàng đậu xen kẽ (40cm x 40cm)

26

Hình 3.4: Mô hình 3: Một hàng bắp, 5 hàng đậu

27

Hình 3.5: Mô hình 4: Hai hàng bắp kép (40cm x 40cm), 3 hàng đậu

27

Hình 3.6: Mô hình 5: Hai hàng bắp chuyên (80cm x 25 cm)

27

Hình 3.7: Sơ đồ diều (Kite)

30


Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Bến Cầu năm 2008

34

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế huyện BC năm 2008

35

Hình 4.3 Sơ đồ Kite của 5 mô hình thử nghiệm

64

Hình PL.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Tây Ninh

70

Hình PL.2: Bản đồ hành chánh huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

71

Hình PL.3: Thân và trái giống đậu phộng VD2 và giống đối chứng

80

Hình PL.4: Thân và trái giống đậu phộng VD3 và giống đối chứng

80

Hình PL.5: Thân và trái giống đậu phộng VD4 và giống đối chứng


80

Hình PL.6: Thân và trái giống đậu phộng VD7 và giống đối chứng

80

Hình PL.7: Thân và trái giống đậu phộng VD99-2 và giống đối chứng

81

Hình PL.8: Thân và trái giống đậu phộng VD99-3 và giống đối chứng

81

Hình PL.9: Thân và trái giống đậu phộng VD99-5 và giống đối chứng

81

Hình PL.10: Thân và trái giống đậu phộng VD99-19 và giống đối chứng

81

Hình PL.11: Thân và trái giống đậu phộng VD01- 1 và giống đối chứng

82

Hình PL.12: Trái và hạt giống đậu phộng VD2 và giống đối chứng

82


xi


Hình PL.13: Trái và hạt giống đậu phộng VD3 và giống đối chứng

83

Hình PL.14: Trái và hạt giống đậu phộng VD4 và giống đối chứng

83

Hình PL.15: Trái và hạt giống đậu phộng VD7 và giống đối chứng

84

Hình PL.16: Trái và hạt giống đậu phộng VD99-2 và giống đối chứng

84

Hình PL.17: Trái và hạt giống đậu phộng VD99-3 và giống đối chứng

85

Hình PL.18: Trái và hạt giống đậu phộng VD99-5 và giống đối chứng

85

Hình PL.19: Trái và hạt giống đậu phộng VD99-19 và giống đối chứng

86


Hình PL.20: Trái và hạt giống đậu phộng VD01-1 và giống đối chứng

86

Hình PL.21: MH1 (2 bắp + 4 đậu phộng)

97

Hình PL.22: MH2 (3 bắp + 2 đậu phộng)

97

Hình PL.23: MH3 (1 bắp + 5 đậu phộng)

98

Hình PL.24: MH4 (2 bắp +3 đậu phộng)

98

Hình PL.25: MH5 (bắp thuần)

99

Hình PL.26: Kết hợp làm cỏ, bón phân, vun gốc

99

xii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Diện tích đậu phộng của một số nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007

6

Bảng 2.2: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007

7

Bảng 2.3: Năng suất đậu phộng của một số nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007

8

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phộng năm 2007 của các vùng và các
tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ

9

Bảng 2.5: Sản lượng bắp năm 2008 của các vùng và các tỉnh thuộc Miền ĐNB

11

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất huyện Bến Cầu năm 2008


39

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng tại huyện Bến Cầu

40

Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của các mô hình cây trồng tại huyện Bến Cầu

41

Bảng 4.4: Phân tích SWOT các hệ thống canh tác của người dân tại huyện Bến Cầu 44
Bảng 4.5: Tỷ lệ nẩy mầm và các thời kỳ sinh trưởng phát triển của 10 giống đậu
phộng

46

Bảng 4.6: Chiều cao cây của 10 giống đậu phộng

47

Bảng 4.7: Khả năng phân cành, cành hữu hiệu, cành vô hiệu của các giống đậu

48

Bảng 4.8: Động thái ra lá của 10 giống đậu thí nghiệm

49

Bảng 4.9: Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu, vô hiệu của 10 giống đậu


50

Bảng 4.10: Tổng số trái, tỷ lệ trái chắc, trái lép của các giống đậu

51

Bảng 4.11: Tỷ lệ trái 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt của 10 giống đậu

52

Bảng 4.12: Trọng lượng 100 trái, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ hạt/ trái

53

Bảng 4.13: Năng suất lý thuyết và thực thu của 10 giống đậu phộng

54

Bảng 4.14: Kết quả phân tích mẫu đất trước và sau khi thí nghiệm trồng đậu phộng 56
Bảng 4.15: Thời gian sinh trưởng và phát dục của bắp và đậu trong 5 mô hình

57

Bảng 4.16: Đặc điểm thân của bắp và số cành cấp 1 của đậu trong các mô hình

58

xiii



Bảng 4.17: Năng suất bắp và đậu phộng của 5 mô hình thử nghiệm

58

Bảng 4.18: Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của 5 mô hình thử nghiệm

59

Bảng 4.19: Chỉ số MBCR của 5 mô hình thử nghiệm

60

Bảng 4.20: Mức độ chấp nhận 5 mô hình của nông hộ

61

Bảng 4.21: Đánh giá kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm

62

Bảng 4.22: Các thông số (sơ đồ Kite) thể hiện tính bền vững của 5 mô hình

63

Bảng PL1: Hiệu quả kinh tế các mô hình cây trồng chính tại huyện Bến Cầu

73

Bảng PL2: Tiền phân bón, thuốc BVTV, giống, công lao động sử dụng cho 5 MH 74


xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tây Ninh là tỉnh biên giới chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung
bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, dân số:
1.047.365 người. Tỉnh có 1 thị xã và 8 huyện. Điều kiện khí hậu tự nhiên của tỉnh
Tây Ninh có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa khô khắc nghiệt thiếu nước, mùa mưa
vũ lượng tập trung ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, các hệ
thống cây trồng của người nông dân tại nhiều huyện chưa thích hợp với điều kiện tự
nhiên, nên hiệu quả kinh tế xã hội của các hệ thống canh tác thấp và kém bền vững;
nhất là huyện Bến Cầu của tỉnh Tây Ninh.
Tây Ninh có các nhóm đất chính: đất xám có diện tích 338.833 ha chiếm
khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng phù hợp để
trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: lúa, bắp, đậu phộng,
mía, mì, cao su.
Khí hậu Tây Ninh chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ
tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ
tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây
Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm
dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm
từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió

1


1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chủ

yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
Huyện Bến Cầu là một huyện nông nghiệp nông thôn khó khăn của tỉnh Tây
Ninh. Bến Cầu có đường biên giới giáp Campuchia 32 km. Với diện tích tự nhiên là
23.332 ha, gồm 8 xã và 1 thị trấn, có số dân là 64.610 người. Và với một lực lượng
lao động dồi dào chiếm tới 49,6 % dân số và có cửa khẩu quốc gia là Mộc Bài, đây
là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa. Địa bàn
của huyện tương đối bằng phẳng có vị trí đặc biệt nằm trên quốc lộ 22A, con đường
huyết mạch nối liền từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Thủ đô PhnôngPêng
(Campuchia) là cầu nối giao thông quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Huyện
Bến Cầu có 19.446,8 ha đất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm chiếm 68,2%, đất
chuyên lúa 27,6%, số còn lại là cây trồng cạn như: mía, bắp, mì, thuốc lá…và tập
quán canh tác chủ yếu là độc canh mía, bắp, mì, thuốc lá và nhất là độc canh bắp lai
với diện tích tập trung năm 2008 là 606,5 ha đã làm suy kiệt độ phì của đất, nhiều
rủi ro, giá bấp bênh. Do đó, việc nghiên cứu luân xen canh cây trồng đặt biệt là xen
canh đậu phộng vào bắp lai để góp phần cải thiện dinh dưỡng của đất và tăng hiệu
quả các hệ thống cây trồng hiện tại là một việc làm rất cần thiết. Từ những xuất phát
trên đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen bắp + đậu phộng vụ Đông Xuân
2009 - 2010 trên nền đất xám tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện.
1.2 Mục đích
Đánh giá hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Bến Cầu;
Chọn ra được giống đậu phộng cho năng suất cao;
Chọn được mô hình bắp + đậu phộng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế và tính bền vững của mô hình, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các
xã biên giới của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Bến Cầu, nhận biết
những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho phát triển hệ thống canh tác;

2



So sánh 10 giống đậu phộng chọn ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt
phù hợp với điều kiện của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh;
Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường đất và tính bền vững của mô hình
trồng xen bắp - đậu phộng.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc tính của 10 giống đậu phộng và hiệu quả của 5 hệ thống xen canh bắp đậu phộng tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện điều tra đánh giá trong phạm vi 5 xã là Long Chữ, Long Giang,
Long Khánh, Long Thuận và Tiên Thuận của huyện Bến Cầu có địa hình đất gò,
thích hợp cho cây bắp và đậu phộng trồng vụ Đông Xuân. Trong đó, chọn xã Long
Giang trồng thử nghiệm so sánh 10 giống đậu phộng và xã Long Chữ so sánh 5 mô
hình trồng xen bắp - đậu phộng.
1.4.3 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung điều tra tình hình kinh tế - xã hội tại 5 xã của huyện Bến
Cầu, so sánh 10 giống đậu phộng và hiệu quả của 5 mô hình trồng xen bắp - đậu
phộng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Đại cương về cây đậu phộng

2.1.1 Phân loại
-


Lớp song tử diệp

-

Bộ đậu (Leguminosae)

-

Họ đậu (Leguminoesae)

-

Họ phụ cánh bướm (Papalionaceae)

-

Giống Arachis

-

Loài Arachis hypogaea L. (1976)

-

Loài phụ Hypogaca (Karapovickas và Rigoni, 1960)

-

Loài phụ Fastigiata Waldron (1919)

Hypgaca gồm 2 var thứ: Hypogaea và hirsuta
Fastigiata gồm 2 var thứ: Vulgarir và fatigiata

Theo Lowsence (1984), trên thế giới có 138 loài đậu phụng trồng, 146 loại
đậu phụng hoang dã, chia làm 2 loại chính là: loại đậu phụng hoang dã và loại đậu
phụng trồng trọt.
Giống đậu phộng trồng trọt hiện nay được chia thàh 4 nhóm: nhóm Spanish,
nhóm Virginia, nhóm Rukener, nhóm Valencia.
Nhóm Spanish: cây dạng đứng, trái tập trung quanh gốc, cây ra hoa nhiều,
thời gian chín sớm, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày. Nhóm này có trọng

4


lượng 100 hạt nhỏ: 35 – 40 g. Tỷ lệ hạt/trái cao: 75 – 85%. Các giống trồng ở Việt
Nam chủ yếu thuộc nhóm này.
Nhóm Virginia: cây thân bò và nửa bò, phân cành nhiều, các cành ở phía
dưới đất mọc ngang, dài hơn cành chính. Ra hoa thường tập trung ở các cành sát
gốc. Cành thứ 1 và cành cuối cùng không bao giờ ra hoa. Thời gian sinh trưởng của
nhóm này dài từ 160 – 180 ngày. Trọng lượng 100 hạt đạt từ 55 – 75 g, tỷ lệ hạt/trái
thấp: 70 – 75%.
Nhóm Rukener: cành thấp nhất bò xa gốc, chiều dài có thể đạt 80 – 100 cm.
Trái mọc xa gốc, trái to, trọng lượng 100 hạt đạt từ 100 – 150 g.
Nhóm Valencia: thân cây cao mọc thẳng, chiều cao từ 1 – 1,2 m, cành cấp 1
có thể mọc xa gốc từ 70 – 80 cm, lá to, thân nhiều trái có nhiều hạt, hạt nhỏ, trọng
lượng 100 hạt đạt từ 40 – 50 g.
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Đậu phộng là cây hàng năm, có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia và Tây Bắc
Argentina, Nam Mỹ. Bằng nhiều phương cách khác nhau, ngày nay, cây đậu phộng
đã được trồng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 400 vĩ độ Bắc đến 400 vĩ

độ Nam, nơi có lượng mưa trung bình trong mùa gieo trồng hơn 500 mm. Cây đậu
phộng rất quan trọng ở vùng nhiệt đới bán khô hạn nơi có khoảng 2/3 sản lượng đậu
phộng của toàn thế giới được sản suất ra.
Ở Việt Nam, đậu phộng được nhập và trồng từ bao giờ chưa rõ nhưng tài liệu
cổ nhất nói về đậu phộng là “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII. Căn
cứ vào tên “lạc” của đậu phộng (có thể xuất phát từ âm Hán “Lạc Hoa Sinh”) thì
đậu phộng Việt Nam có thể được du nhập từ Trung Quốc. Mặt khác, từ thế kỷ XVI,
XVII, các thuyền buôn phương Tây từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan đã đến
nước ta nhưng không có tài liệu nào nói về việc du nhập đậu phộng do các thương
nhân này.

5


2.1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu phộng
2.1.3.1 Thế giới
™ Tình hình sản suất
Cây đậu phộng tuy đã được trồng lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cho
tới giữa thế kỷ XVIII, khi công nghiệp ép dầu phát triển mạnh, việc buôn bán đậu
phộng trở nên tấp nập mới tạo thành động lực thúc đẩy mạnh sản xuất đậu phộng.
Trên 80% sản lượng đậu phộng thuộc về 5 nước sản xuất chính: Trung Quốc
(chiếm khoảng 31% sản lượng toàn thế giới), Indonesia (31%), Ấn Độ (10%),
Nigieria (8%) và Mỹ (3%). Năm 2007, Ấn Độ là nước có diện tích trồng đậu phộng
lớn nhất với hơn 6 triệu hecta
Về năng suất, năm 2007 những nước có diện tích trồng đậu phộng lớn lại có
năng suất thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Nước có
năng suất đậu phộng cao nhất là Mỹ đạt 3,5 tấn kế đến là Trung Quốc (2,8 tấn),
Argentina (2,8 tấn)
Bảng 2.1: Diện tích đậu phộng các nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: 1000 ha)

Năm

Quốc gia
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Trung Quốc

5.016,4

4.946,1

5.082,0

4.766,6

4.684,6

4.595,5


4.573,1

Ấn Độ

6.238,1

5.935,5

5.987,0

6.640,4

6.736,0

5.642,0

6.410,0

Nigeria

1.731,0

1.878,0

1.985,0

2.097,0

2.187,0


2.224,0

2.230,0

Mỹ

571,3

524,7

530,9

564,1

659,2

489,2

483,60

Indonesia

654,8

646,9

683,5

723,4


720,5

706,7

660,4

Sudan

1531,3

1350,2

1055,0

1067,6

961,3

594,5

597,9

Myannar

586,1

567,1

654,4


674,0

650,0

650,0

665,0

Senegal

920,5

813,7

524,8

747,3

772,3

594,2

607,2

Argentina

251,0

222,3


156,4

167,4

210,8

163,6

215,0

Việt Nam

244,6

246,7

243,8

263,7

269,6

246,7

254,5

23.078,2

22.955,2


23.064,1

23.730,7

23.973,5

22.123,0

23.105,4

Toàn Thế giới

(Nguồn: FAOSTAT Database, 2008)

6


Theo Ngô Thế Dân và cộng sự (2000), ở Trung Quốc thử nghiệm trên diện
hẹp thu được năng suất 12 tấn/ha cao hơn gấp 9 lần năng suất bình quân thế giới
(1,3 tấn/ha). Giai đoạn 1995 - 2000, diện tích đậu phộng trên thế giới đạt khoảng
20,94 triệu ha, năng suất bình quân 1,36 tấn/ha, tổng sản lượng 28,5 triệu tấn. Giai
đoạn 2001 - 2007 diện tích đậu phộng trên thế giới tăng không nhiều đạt từ 23,07823,105 triệu ha, sản lượng từ 33,07 - 37,14 triệu tấn, năng suất bình quân đạt từ 1,5
- 1,6 tấn/ha (FAO, 2007)
Năm 2005, sản lượng đậu phộng Việt Nam là 489 ngàn tấn, chiếm 13% tổng
sản lượng đậu phộng thế giới. Tuy nhiên đến năm 2007, sản lượng đậu phộng thế
giới giảm nhẹ, do diện tích trồng đậu phộng trên Thế giới giảm (bảng 2.1 và bảng
2.2). Ngoài ra, sự suy giảm sản lượng còn chịu ảnh hưởng bởi sự giảm năng suất
của 1 số nước sản suất lớn như Trung Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam năng suất đậu
phộng ngày càng được cải thiện do khâu cải tiến giống ngày càng được chú trọng

hơn (bảng 2.3).
Bảng 2.2: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: 1000 tấn)
Năm

Vùng
2001

2002

2003

Trung Quốc

14.471,8

14.895,1

13.493,4

Ấn Độ

7.200,0

4.121,1

Nigeria

2.683,0


Mỹ
Indonesia

2006

2007

14.410,3 14.395,5

14.737,5

13.067,9

8.126,5

6.774,4

7.993,30

4.864,0

9.183,0

2.855,0

3.037,0

3.250,0

3.478,0


3.825,0

3.835,6

1.939,9

1.506,1

1.879,7

1.945,1

2.208,9

1.576,0

1.696,7

1.245,0

1.259,0

1.378,0

1.469,0

1.467,0

1.470,0


789,09

Sudan

990,0

1.267,0

790,0

790,0

520,0

555,0

564,0

Myanmar

731,1

756,6

878,1

916,0

910,0


910,0

1.000,0

Senegal

887,3

260,7

440,7

602,6

703,4

460,5

331,2

Argentina

394,8

361,9

220,9

293,0


444,8

347,3

600,0

Việt Nam

363,1

400,4

406,2

469,0

489,3

462,5

510,0

36.029,5

33.074,5

36.205,8

34.799,1


37.144,13

Toàn Thế giới

(Nguồn: FAOSTAT Database, 2008)

7

2004

2005

36.328,9 38.213,3


Bảng 2.3: Năng suất đậu phộng của một số nước trên thế giới giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: tấn/ha)
Năm

Vùng
2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

Trung Quốc

2,9

3,0

2,6

3,0

3,0

3,2

2,8

Ấn Độ

1,2

0,7

1,4

1,0


1,2

0,8

1,4

Nigeria

1,6

1,5

1,5

1,5

1,6

1,7

1,7

Mỹ

3,4

2,9

3,5


3,4

3,3

3,2

3,5

Indonesia

1,9

1,9

2,0

2,0

2,0

2,0

1,2

Sudan

0,6

0,9


0,7

0,7

0,5

0,9

0,9

Myanmar

1,2

1,3

1,3

1,3

1,4

1,4

1,5

Senegal

0,9


0,3

0,8

0,8

0,9

0,7

0,5

Argentina

1,6

1,6

1,4

1,7

2,1

2,1

2,8

Việt Nam


1,5

1,6

1,7

1,8

1,8

1,9

2,0

(Nguồn: FAOSTAT Database, 2008)
™ Tình hình nghiên cứu
Công tác nghiên cứu tuyển chọn giống đậu phộng trên thế giới chủ yếu được
thực hiện tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán Khô hạn
(ICRISAT), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Quốc tế Nông
nghiệp Nhiệt đới (IITA) và nhiều Viện, Trường đại học ở Mỹ, Trung Quốc.
Hiện nay các hướng nghiên cứu chính về cây đậu phộng bao gồm:
• Chọn giống năng suất cao, chín sớm, kháng bệnh, chịu hạn
• Chọn giống có hàm lượng dầu cao
2.1.3.2 Việt Nam
™ Tình hình sản suất đậu phộng
Ở Việt Nam cây đậu phộng đã trở thành thực phẩm thông dụng từ đời xưa.
Diện tích đậu phộng tập trung nhiều nhất ở vùng khu IV cũ (Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh) rồi tới vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình). Ở Miền Nam trước ngày giải phóng, diện tích trồng đậu


8


phộng chỉ dao động trong phạm vi 30.000 – 32.000 ha phần lớn ở Đông Nam Bộ
(Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh) và các tỉnh ven biển Trung Bộ.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu phộng năm 2007 của các vùng và các
tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ.
Chỉ tiêu
Vùng, tỉnh
Cả nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tấn/ ha)

(1000 tấn)

254,6

1,98

505,0


Đồng bằng sông hồng

32,1

2,30

73,7

Đông Bắc

39,1

1,63

63,9

8,5

1,34

11,4

Bắc Trung Bộ

77,7

1,90

147,6


Duyên hải Nam Trung Bộ

26,5

1,69

44,8

Tây Nguyên

20,5

1,57

32,1

Đông Nam Bộ

36,7

2,42

88,7

Ninh Thuận

0,4

0,75


0,3

Bình Thuận

6,7

1,01

6,8

Bình Phước

1,2

0,67

0,8

21,3

3,31

70,6

Bình Dương

3,0

1,40


4,2

Đồng Nai

1,4

1,07

1,5

Bà Rịa-Vũng Tàu

1,7

1,06

1,8

TP. Hồ Chí Minh

1,0

2,70

2,7

Đồng bằng sông Cửu Long

13,5


3,17

42,8

Tây Bắc

Tây Ninh

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008)
Trên thực tế diện tích trồng đậu phộng ở nước ta còn phân tán, quá nhỏ. Về
năng suất nói chung vẫn còn thấp và dao động ở mức trên dưới 15 tạ/ha. Gần đây
cây đậu phộng là một cây có dầu và có đạm ngắn ngày được khuyến khích phát
triển mạnh.

9


×