Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.07 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….….
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ
MÔ……………………………………………………
1.1.

Khái niệm về môi trường vĩ mô …………………………………….

1.2.

Các yếu tố của môi trường vĩ mô …………………………………...

1.3.

Các kĩ thuật cần phân tích môi trường vĩ mô của tổ chức
1.3.1. Rà soát (Scanning)…………………………………………
1.3.2. Theo dõi (Monitoring)
1.3.3. Dự đoán (Forecasting)
1.3.4. Đánh giá (Asessing)

Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ……………………
2.1. Môi trường kinh tế ……………………………………………
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội…………………………………
2.1.2. Yếu tố lạm phát…………………………………………
2.1.3. Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
2.1.4. Tiền lương và thu nhập
2.2. Môi trường chính trị pháp luật…………………………………..
2.3. Môi trường công nghệ
2.4. Môi trường văn hóa
2.5. Môi trường tự nhiên
2.5.1. Thiếu hụt nguyên liệu


2.5.2. Chi phí năng lượng tăng
2.5.3. Mức độ ô nhiễm tăng


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT CHẮC CỦA YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG……………………………………………………………………
3.1. Dùng đệm……………………………………………….
3.2. San bằng
3.3. Tiên đoán
3.4. Cấp hạn chế
3.5. Hợp đồng
3.6. Kết nạp
3.7. Liên kết
3.8. Qua trung gian
3.9. Quảng cáo
KẾT LUẬN …………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : ………………………………..
Lớp

: CĐ.QTVP 14A – Khoa Quản trị văn phòng
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là kết quả thu được trong quá trình

khảo sát thực tế của cá nhân tôi, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào
của các tác giả khác.
SINH VIÊN



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận với chủ đề “ Phân tích ảnh hưởng của môi
trường quản trị“
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của của trường Đại học
Nội vụ Hà Nội đã cho chúng tôi được học môn Quản trị học, đặc biệt là thầy
giáo Th.s Nguyễn Tiến Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện tốt
bài tiểu luận này, cũng như việc theo sát chúng tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Trong quá trình thu thập tài liệu, khảo sát thực tế để thực hiện đề tài:
“ Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị“ tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của bạn bè đã đóng góp ý kiến giúp đỡ cũng như động viên khích lệ tôi
trong việc tìm hiểu đề tài.
Với mong muốn hoàn thiện kiến thức ở giảng đường và áp dụng có hiệu
quả vào công việc sau này tôi đã cố gắng hoàn thiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, tuy nhiên do thời gian tìm hiểu có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn để đề tài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !


PHẦN MỞ ĐẦU
Các nhà quản trị dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét các
yếu tố môi trường xung quanh.Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không
thể thay đổi các yếu tố này, thì họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải phản
ứng, thích nghi vơi chúng. Họ phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với
các yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó
Môi trường quản trị là sự vận dộng tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các
yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hửng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động của một tổ chức. Tùy theo góc độ tiếp cận khác

nhau, người ta có thể phân môi trường quản trị ra thành nhiều loại: môi trường
vĩ mô: có tác động trên bình diện rộng và lâu dài. Đối với một doanh nghiệp:
chẳng hạn, chúng tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, và do đó cũng có
tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường vi mô bên ngoài tổ chức, tác động trên bình diện gần gũi và trực tiếp
đến hoạt động của doanh nghiệp và môi trường nội bộ, có ảnh hưởng trực tiếp,
thường xuyên và rất quan trọng tới các hoạt động quản trị của chính ngay tổ
chức đó. Các yếu tố này sẽ giúp cho một tổ chức xác định rõ ưu nhược điểm của
mình, đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm đạt
được một cách tối đa
Các môi trương nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra môi trường
quản trị của một tổ chức. Tuy nhiên, nhà quản trị có thể làm giảm sự lệ thuộc
của tổ chức vào môi trường bằng những chiến lược thích hợp.
Quản trị gia phải nhận thức đày đủ, chính xác các yếu tố môi trường để
soạn thảo chiến lược và sạch lược quản trị cho đúng đắn, giúp tổ chức tồn tại và
phát triển.
Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị là một vấn đề hết sức rộng
lớn và phức tạp, ở đây tôi chỉ đề cập và phân tích ảnh hưởng chủ yếu của một
yếu tố của môi trường vĩ mô đến các hoạt động quản trị của các tổ chức, doanh
nghiệp. Vậy môi trường vĩ mô là gì? Gồm các yếu tố nào? Những câu hỏi trên
đã khiến tôi chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị” làm
đề tài cho bài tiểu luận bộ môn Quản trị học.


Ngoài phần mở đầu, kết thúc đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường vĩ mô.
Chương 2: Phân tích môi trường vĩ mô.
Chương 3: Các giải pháp quản trị bất chắc của yếu tố môi trường.



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.1.

Khái niệm về môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là các yếu tố có ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến
tổ chức bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa xã hội, công
nghệ, tự nhiên, ảnh hưởng một cách khách quan lên mọi tổ chức.
Hoặc là : Môi trường vĩ mô của Doanh nghiệp là nơi mà Doanh nghiệp
phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó
bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng đến hoạt động và kết quả thực hiện của
Doanh nghiệp.
1.2.

Các yếu tố của môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm:
- Môi trường kinh tế.
- Môi trường Chính trị - Pháp luật.
- Môi trường Văn hóa – Xã hội.
- Môi trường Công nghệ.
- Môi trường tự nhiên.

1.3.

Các kĩ thuật cần phân tích môi trường vĩ mô của tổ chức
- Rà soát (Scanning).+
- Theo dõi (Monitoring).
- Dự đoán (Forecasting).
- Đánh giá (Assessing).


1.3.1. Rà soát (Scanning)
- Đòi hỏi nghiên cứu tổng quát tất cả các yếu tố của môi trường bên
ngoài.
- Nhằm nhận ra dấu hiệu tiềm ẩn trong môi trường.
- Khó khăn đối với rà soát môi trường là sự mơ hồ không đầy đủ các dữ
liệu và thông tin rời rạc.
- Hoạt động rà soát phải phù hợp với bối cảnh của tổ chức.


1.3.2. Theo dõi (Monitoring)
- Nhận ra các khuynh hướng quan trọng nảy sinh từ dấu hiệu, từ những
rà soát môi trường.
- Cần phát hiện ý nghĩa của các sự kiện cũng như khuynh hướng thay
đổi khác nhau.
- Muốn theo dõi hữu hiệu các doanh nghiệp cần phải nhận rõ các bên
hữu quan trọng yếu.
- Rà soát và theo dõi đặc biệt quan trọng trong ngành đang có sự thay
đổi về công nghệ nhanh khó dự kiến.
- Rà soát và theo dõi là công cụ nhận thức những điều mới, quan trọng
đang diễn ra trên thị trường và cách thức thương mại hóa các công
nghệ mà doanh nghiệp đang phát triển.
1.3.3. Dự đoán (Forcasting)
- Dự kiến vè các sự kiện tiềm ẩn, cách thức và tốc độ xuất hiện của nó
như là kết quả logic của sự thay đổi và khuynh hướng đã được phát
hiện qua rà soát và theo dõi.
1.3.4. Đánh giá (Asessing)
- Xác định thời hạn và tầm quan trọng của các tác động mà những thay
đổi khuynh hướng môi trường có thể tác động lên quản trị chiến lược
của công ty.
- Đánh giá xác định các hàm ý theo cách hiểu của tổ chức.

- Không có đánh giá các doanh nghiệp có thể sẽ nằm trên đống dữ liệu
có thể là rất hữu ích nhưng không hiểu về những gì liên quan đến cạnh
tranh.


KHUNG TÓM TẮT KĨ THUẬT PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ
MÔ CỦA TỔ CHỨC
Phương tiện

Mục đích

Rà soát

Nhận diện sơm các dấu hiệu về các thay đổi và khuynh hướng
môi trường

Theo dõi

Phát hiện ý nghĩa thông qua các quan sát liên tục về thay đổi và
khuynh hướng môi trường

Dự đoán

Phát triển các dự kiến về những gì sẽ xảy ra dựa vào các thay đổi
và khuynh hướng đã được rà soát và theo dõi

Đánh giá

Xác định thời hạn và tầm quan trọng của các thay đổi và khuynh
hướng môi trường đối với các chiến lược và hoạt động quản trị


Chương 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ


2.1. Môi trường kinh tế
- Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh
nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động quản trị của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường vi mô bên
ngoài và môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này cũng là
những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho các hoạt đông của
nó. Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò khá
quan trọng đối với các hoạt động quản trị của một doanh nghiệp.
- Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh
vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và
các nghành.
Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong môi trường
hoạt động.
- Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến mooitj công ty có thể làm thay đổi
khả năng tạo ra giá trị thu nhập của nó.
- Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn,
dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế
- Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết
định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kì, trong
mỗi giai đoạn nhất định của chu kì nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết
định phù hợp dành cho riêng mình
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến
lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành:
Giảm thuế, trợ cấp…
- Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng

GDP, tỷ suất GDP trên vốn đầu tư…
- Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh
tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các Doanh nghiệp lại tạo ra cuộc
chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo
kính thích tiêu dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến


tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, Không ai sẽ đầu
tư vào các ngành hàng hóa thứ cấp, xa sỉ như an ninh.
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lạm phát, lãi suất, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP),…
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- GDP tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như: Hoạch định,
lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định.
GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. Một
quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ ,tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu… Dẫn đến
tăng quy mô thị trường. Điều này đến lượt nó lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải
đáp ứng trong từng thời kì, nghĩa là nó tác đọng đến tất cả các mặt hoạt động
quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và các quyết định không
chỉ về chiến lược mà chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như
cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu va lúc nào.
- Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng lên của GDP đã tác động
mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị.
Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ đưa các hàng hóa dịch vụ phù hợp nhu
cầu, thẩm mĩ, thị hiếu đang gia tăng của người tiêu dùng. Tuy nhiên một số
doanh nghiệp không nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi này đã dẫn đến thua
lỗ, phá sản. Nguy cơ rủ và thay i do cho một số doanh nghiệp không chỉ bắt
nguồn tự sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ và cả sự không năng động và linh
hoạt của các nhà quản trị trong việc không biết cách đáp ứng nhu cầu đã tăng lên

và thay đổi nhanh chóng về các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thời kì
này
2.1.2. Yếu tố lạm phát
- Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định
chiến lược và sách lược kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả
yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhưng tăng
giá bán lại khó cạnh tranh. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thu
nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể và điều này dẫn tới làm giản sức
mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm


phát tăng cao thì thường khó bán được hàng hóa dẫn đến thiếu hụt tài chính cho
sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực thi
được. Vì vậy việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều
kiện nước ta hiện nay, cũng như trong chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Ảnh hưởng tới tâm lý và tiêu dùng của người dân.
2.1.3. Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
- Cả hai yếu tố này cũng đều có tác động đến giá thành sản phẩm – dịch
vụ của doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiêp nào cũng có mối quan hệ trên
thương trường quốc tế, nếu không là đầu tư với nước ngoài thì cũng phải mua
nguyên vật liệu, hàng hóa hoặt máy móc từ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái chiếm vị
trí trung tâm trong những tác động lên các hoạt động này và nhất là nó ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế,
việc dự đoán tỷ số hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức
thực hiện các hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và các chiến lược cùng
sách lược quản trị kinh donh nói riêng. Đồng thời tỷ giá hối đoái cuxmg ảnh
hưởng các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và việc
tiêu dùng của người dân.
- Yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến

các hoạt động quản trị của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp
thường đi vay thêm vốn ở ngân hàng để mở rộng sản suất hoặc sử dụng trong
việc mua bán, do đó lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các
yếu tố đầu vào, đầu ra của mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là ảnh
hưởng của lãi suất cho vay đến giá thành, giá bán và tác động đến sức mua thực
tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến việc
hoạch địh và thực thi các chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh. Chính vì
vậy mà khi vạch ra một chiến lược quản trị kinh doanh, đặc biết là chiến lươc
quản trị tài chính, doanh nghiệp thường lưu ý đến các yếu tố này.
2.1.4. Tiền lương và thu nhập


- Chi phí về tiền lương là một khoản chi phí rất lớn ở hầu hết mọi doanh
nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của các đơn vị
này. Chí phí tiền lương càng cao thì giá thành sẽ càng tăng, dẫn đến các bất lợi
cho doanh nghiệp trong vấn đề cạnh tranh. Mức lương quá thấp lại không
khuyến khích người lao đông nhiệt tình làm việc. Mỗi chính sách về tiền lương
đúng đắn có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ động cơ, tinh thần làm việc của người
lao động. Các hoạt động về quản trị trong mỗi tổ chức chỉ thực sự có hiệu lực và
hiệu quả khi quyền lợi vật chất của những người tham gia vào quá trình này
được đảm bảo. Điều này cũng giải thích vì sao Đảng và Nhà nước ta lại rất chăm
lo giải quyết vấn đề chính sách lương bổng nhằm vừa đảm bảo mức sống sự
công bằng và đảm bảo khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển.
- So với mức lương của người lao động ở các nước phát triển thì mức
lương ở nước ta và các nước chưa phát triển khác là khá thaastp. Các nhà đầu tư
ở nước ngoài thường đầu tư ở các nước mới phát tiển, trong đó có nước ta, do
giá nhân công ở các nước này rẻ, làm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành giảm,
nâng cao khả năng tăng lợi nhuận của họ. Các hoạt động về đầu tư đến lượt nó
lại tạo ra một môi trường kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh thuận lợi và

mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.2. Môi trường chính trị pháp luật
- Chính phủ: Cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích
quốc gia. Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính,
tiền tệ, thuế và các chuoeng trình chi tiêu.
- Pháp luật: Đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc
những ràng buộc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo.
* Thập kỷ 80-90 có nhiều biến động cả về chính trị lẫn kinh tế trên thế
giới. Một quy luật được thây rất rox trong thời kỳ này là: sự định hướng đúng
đắn và sự ổn định về chính trị là những điều kieenh cần thiết khách quan để phát
triển toàn bộ nền kinh tế ở mỗi nước và ở mỗi doanh nghiệp. Chúng ta đã từng
thấy các chủ trương đúng dắn của Đảng và Nhà nước về khoản 10, về phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN, về phát triển kinh tế tư bản, tư nhân… là


những đòn bẩy tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngày
nay. Nói một cách khác, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong
từng thời kì trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội có những ảnh hưởng
gián tiếp và trực tiếp rất lớn đến toàn bộ tiến trình kinh doanh và quản trị kinh
doanh ở mọi doanh nghiệp.
* Đối với các hoạt động vè quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, chính
phủ đóng vai trò khá quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa có thể hạn cheesvieecj
kinh doanh chính phủ có thể thức đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng
kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiepj thông qua việc
trợ cấp cho các ngành công nghiệp được lựa chọn, ưu tiên về thuế trong những
hoàn cảnh nhất định, bảo vệ một và ngành kinh doanh thông qua những biểu
thuế suất đặc biệt, hay bằng cách trợ giuap việc nghiên cứu và triển khai.
* Nhà nước cũng có thể hạn chế và điều chỉnh việc kinh doanh thông qua
các bộ luật nghị định, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao Động, Luật
Thương Mại, Luật Đầu Tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi

Trường… các chính sách về lương bổng, tài chính, tiền tệ (chính sách quản lý
tiền mặt, chế độ thu chi và sử dụng ngân sách cán cân thanh toán, nguồn cung
cấp tiền việc kiểm soát về khả năng tín dụng thông qua chính sách tài chính) đều
có những ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị
kinh doanh nói riêng ở tất cả mọi doanh nghiệp.
* Trong những ảnh hưởng từ chính sách củ nhà nước, thì các chính sách về
thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗ và chính
sách kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Mọi động quản trị nói chung và quản trị
tài chính nói riêng ở mỗi doanh nghiệp đều bị chi phối không trực tiế thì gián
tiếp từ các chính sách thuế của nhà nước. Thí dụ như nếu các khoản thuế về lợi
nhuận kinh doanh qua cao, thì sự khuyến khích đi vào kinh doanh hoặc tiếp tục
kinh doanh sẽ cso xu thế giảm xuống, và những nhà đầu tư sẽ tìm kiếm chỗ khác
để họ đầu tư. Nếu các khoản thuế được đánh vào việc bán hàng, thì giá cả sẽ
tăng lên và dân chúng sẽ có xu hướng mua ít đi, điều này cũng có ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cần phải chấp hành đầy
đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và nghiêm chỉnh tuân thủ
những quy định hiện hành của pháp luật là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách
quan.


- Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động đến mức độ của
các cơ hội đe dọa từ môi trường.
- Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp và Chính
phủ .
- Thay đổi liên tục; phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh
tranh.
- Cần phân tích:
+ Các triết lý.
+ Các chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước.
+ Luật chống độc quyền, luật thuế.

+ Các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên.
+ Luật lao động.
+ Những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác
động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của nghành hay của các doanh nghiệp.
- Trên phạm vi toàn cầu các công ty cũng phải đối mặt với hàng loạt các
vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật:
+ Các chính sách thương mại.
+ Các rào cản bảo hộ có tính quốc gia.
* Yếu tố chính trị - pháp luật là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các
ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp
đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên
một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố
thể chế luật pháp tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đọt
chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có
thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế
không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên
lãnh thổ của nó.
+ Chính sách thuế: chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ,
thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.


+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật chống độc
quyền, chống bán phá giá…
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh
nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các
chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính
sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.
2.3. Môi trường công nghệ
- Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các

công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu
cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ để tính toán thì ngày nay nó có
đủ chức năng thay thế một con gười làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây
chúng ta sử dụng cái máy ảnh dùng bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào
sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công
nghệ truyền thông hiện đại đã giúp cách khoảng cách về địa lý, phương tiện vận
tải.
- Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D. Trong thập niên
60-70 của thế kỉ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thé giới thán phục với
bước nhảy vọt về kinh tế trong đó yếu tố chủ yếu là con người và công nghệ
mới. Hiện nay Nhật Bản vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu đầu tư GDP
lớn nhất trên thế giới.Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm
nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới… sẽ có tác dụng tích cực đến
nền kinh tế.
- Tốc độ, chu kì của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các
hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi
thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng từ 2-4 năm. Một bộ máy tính mới tinh
chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin Internet đến hoạt động kinh doanh.
+ Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh
chóng.
+ Bủng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông.


+ Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên vật liệu mới với những tính
năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây.
+ Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất
cả các khâu sản xuất.
+ Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền
hơn

- Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội và đe dọa.
Nó tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành
tận gốc rễ.
2.4. Môi trường văn hóa
- Dân số: Ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra của doanh
nghiệp, xác định quy mô thị trường...
- Lối sống: Chi phối đến việc hình thành những yêu cầu về chủng loại,
chất lượng và kiểu dáng hàng hóa.
- Văn hóa: Tác đông và chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng và
người quản trị doanh nghiệp.
- Gia đình: Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng hiệu quả làm
việc của mọi người.
- Tôn giáo: Ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi người trong
việc chấp hành và thực thi các quyết định.
* Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận gia sự giao thoa của các nền văn
hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế
giới thay phiên nhau đi ép tóc, giầy Hàn Quốc, son môi Hàn Quốc và các ban
nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.
* Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người thu nhập cao, điều
kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội
nhưng họ thích sống độc thân,không muốn phải có trách nhiệm về gia đình công
việc sinh con đẻ cái… những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy
sinh các dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.
2.5. Môi trường tự nhiên


* Thiên nhiên là thế giớ xung quang cuộc sống của chúng ta, là khí hậu,
thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật tài nguyên khoáng sản
thiên nhiên… dưới quan sát của các nhà quản trị đó là những lực lượng và các
yếu tố có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc sống của mọi người trên trái đất

này. Chẳng hạn nếp sống, sinh hoạt và nhu cầu về hàng hóa của người dân về ôn
đới chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện khí hậu lạnh giá của họ và đến
lượt mình các nhà quản trị phải biết những đặc thù về những thứ hàng hóa dành
cho người dân sứ lạnh để hoạch định chính sách kimh doanh cho phù hợp.
* Thiên nhiên không chỉ là lực lượng gây ra tai họa cho con người, thiên
nhiên là cái nôi của cuộc sống. Đối với nhiều ngành công nghiệp hì tài nghuyên
thiên nhiên như các loại khoáng sản, nước ngầm, lâm sản, hải sản… là nguyên
liệu cần thiết cho công sản xuất kinh doanh của nó.
* Bảo vệ và phát triển khai thác tài nguyên hợp lý đang là một vấn đề cấp
bách, bức xúc tất yếu khách quan trog hoạt động của tất cả các nhà quản trị.
* Môi trường tự nhiên hiện nay đang dần khan hiếm và bị sâm hại nghiêm
trọng. Xu hướng nổi bật hiện nay chính là áp lực quản lý và bảo vệ môi trường
và trách nhiệm của các tổ chức đối với vấn đề này cũng ngày càng nâng cao.
Chính vì vậy, đòi hỏi nhiều tổ chức và công luận quốc tế cần đưa ra những chính
sách quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường.
* Những nhà Quản trị cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn
liền với xu hướng trong môi trường tự nhiên
2.5.1. Thiếu hụt nguyên liệu
* Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn có thể tái tạo được và
loại hữu hạn không tái tạo được. Nguồn tài nguyên vô hạn như không khí, khong
đặt ra vấn đề cấp bách, mặc dù có một số nhóm đã thấy mối nguy hiểm lâu dài.
Các nhóm bảo vệ môi trường đã vận động cấm sử dụng một số chất dầy nhất
định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng phá hủ tầng ozon của khí quyển. Ở
một số khu vực trên thế giới, nước đã là một vấn đề lớn.
* Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế. Tại các
nước phát triển, sợi thủy tinh đang dần thay thế cho kim loại, sứ được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp điện lực và ngành hàng không…
* Những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo được, như rừng và thực phẩm,
cần phải được sử dụng một cách khôn ngoan. Nhưng nguồn tài nguyên hữu hạn



không tái tạo được, như dầu mỏ, than đá…sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi
gần cạn kiệt.
2.5.2. Chi phí năng lượng tăng
* Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo – dầu mỏ - đã đẻ ra
những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng vọt đã
thúc đẩy việc tìm kiếm ráo riết những dạng năng lượng khác. Than đá trở nên
phổ biến và các công ty đã tìm kiếm những phương tiện để khai thác năng lượng
mặt trời, hạt nhân , gió và các dạng năng lượng khác. Chỉ riêng trong lĩnh vực
năng lượng mặt trời đã có hàng trăm công ty tung ra những sản phẩm thế hệ đầu
tiên để khai thác năng lượng mặt trời phục vụ sưởi ấm nhà ở và các mục đích
khác.
2.5.3. Mức độ ô nhiễm tăng
* Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ hủy hoại chất lượng của môi
trường tư nhiên. Hãy xét việc loại bỏ các chất thải hoa học và hạt nhân, mức độ
nhiễm thủy ngân gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác
trong đất và thực phẩm và việc vứt rác bừa bãi trông môi trường những chai lo,
các vất liệu bao bì băng nhựa và chất khác không bị phân hủy sinh học.
* Tăng cường sử dụng các nguồn chất thải. Các loại chất thải công nghiệp
và các sinh hoạt được tái sinh nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
* Mỗi lo lắng của công chúng đã tạo ra cơ hội cho những công ty nhạy
bén. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như
tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh, hệ thống bài thải. Những công ty khôn
ngoan thay vì để bị chậm chân đã chủ động có những chuyển biến theo hướng
bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường
thế giới.
* Bên cạnh đó các nhà Quản trị cần thực hiện một loạt các hoạt động để
đáp ứng lại lời kêu gọi của tổ chức môi trường.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT CHẮC CỦA YẾU TỐ

MÔI TRƯỜNG


Khi nhận ra tổ chức phụ thuộc vào một hay nhiều yếu tố môi trường, thì
các nhà quản trị không thụ động đối phó à tìm chiến lược làm giảm bớt sự lệ
thuộc đó. Các biện pháp đó có thể sử dụng như sau:
3.1. Dùng đệm
* Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do môi trường gây ra, nhà quản trị có
thể dùng đẹm cho tổ chức chống với những ảnh hưởng môi trường từ phía đầu
vào hoặc đầu ra. Ở phía đầu vào là tồn chữ vật tư để tránh những bất chắc do sự
biến động giá cả; thực hiện phòng ngừa là thay thế những chi tiết đã tính trường
hay đến thời hạn bảo trì giống như ta đem xe đi kiểm tra định kì và làm dịch vụ
dự phòng để tránh chi tiêu khi xe hư hỏng bất ngờ.
* Cách dùng đệm ở đầu ra không được phong phú như đầu vào. Trường
hợp đáng kể nhất là dùng những bảng kiểm kê. Nếu như một công ty tổ chứ có
thể tạo ra được những sản phẩm kiểm kê mà không hư hỏng thì công ty dật hiệu
suất cao, sản xuất hàng hóa với tốc độ bất biến dù có những dao động của nhu
cầu. Chẳng hạn như cửa hàng sản xuất đồ chơi chỉ phân phối hàng cho những
cửa hàng bán lẻ vào mùa thu để bán vào dịp trung thu. Dĩ nhiên hàng sản xuất
suốt năm, tồn kho và phân phối vào mùa thu.
3.2. San bằng
* Tức là san đều ảnh hưởng của môi trường. Thí dụ các công ty điện thoại
có giờ cao điểm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều của ngày làm việc vì giới kinh
doanh sử dụng thiết bị lại ít hoặc không dùng tới. họ giải quyết bằng cách tính
giá cao vào giờ cao điểm và giá rẻ vào các giờ khác. Các cửa hiệu bán quần áo,
thường có doanh số bán thấp nhất vào dịp nghỉ hè, thực hiện bán giảm giá vào
thời điểm đó.
3.3. Tiên đoán
* Là khả năng đoán trước những biến chuyển của môi trường và những
ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức. Tùy theo khả năng tiên đoán được những

bất trắc. Thí dụ một người kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phải tiên
đoán những biến đổi về nhu cầu để có thể điều chỉnh kế hoạch xây dựng nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
3.4. Cấp hạn chế
* Nhiều khi nhà quản trị phải áp dụng biện pháp cấp hạn chế sản phảm hay
dịch vụ của tổ chức, tức là cấp phát chúng trên một căn cứ ưu tiên khi có nhu
cầu vượt quá cung cấp. Bệnh viện đôi khi phải cấp hạn chế giường bệnh trong
trường hợp nguy cấp như thiên tai, động đất, lũ lụt… Giường bệnh chỉ dành cho


những ca nặng nhất. Bưu điện cũng dùng giải pháp này trong những dịp cao
điểm đối với dịch vụ thư tín. Cấp hạn chế biểu thị cố gắng giảm thiểu sự bất trắc
của môi trường bằng cách kiểm soát những nhu cầu quá cao.
3.5. Hợp đồng
* Nhà quản trị có thể dùng hợp đồng để giảm bớt bất trắc ở phía đầu vào
cũng như đầu ra. Chẳng hạn hư ký hợp đồng mua bán vật tư và nguyên liệu một
cách dài hạn. Nhờ đó các công ty trên tránh được những bất trắc do biến động
giá cả hoặc tạo nguồn tiêu thù ổn định cho các nhà cung ứng.
3.6. Kết nạp
* Thu hút những cá nhân hay tổ chức có thể là những mối đe dọa từ môi
trường cho tổ chức của họ những nhà quản trị các công ty có khó khăn về tài
chính cũng thường mời ngân hàng vào trong hội đồng quản trị của họ để dễ tiếp
cận với thị trường tiền tệ
3.7. Liên kết
* Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một hành động chung.
Cách giải quyết bao gồm những chiến thuật như thỏa thuận phân chia thị trường,
định giá, hợp chất, hoạt động chung và điều khiển chung.
3.8. Qua trung gian
* Nhà quản trị có thể sử dụng cá nhân hay tổ chức khác để giúp họ hoàn
thành những kết quả thuận lợi. Cách thường dùng là vận động hành lang để tìm

kiếm những quyết định thuận lợi cho công việc của tổ chức.
3.9. Quảng cáo
* Là phương tiện quen thuộc nhất mà tổ chức sử dụng để quản trị môi
trường. Những nhà quản trị tạo được những khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ
của họ với những công ty khác trong ý thức của khách hàng thì có thể ổn định
được thị trường của họ và giảm thiểu bất chắc

KẾT LUẬN


Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau nhưng có thể hoạt
động chung trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm nhóm
các yếu tố môi trường kinh tế, nhóm các yếu tố môi trường xã hội, yếu tố công
nghệ và yếu tố tự nhiên; các nhóm yếu tố này có qua hệ với nhau gây ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó môi trường vĩ mô có
ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp, các doanh nghiệp có kiểm soát.
Mức độ tác động và tính chất tác động của môi trường này khác nhau theo
từng ngành.
Ảnh hưởng đến môi trường vi mô và môi trường nội bộ.
Các yếu tố của môi trường vĩ mô có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù không có tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của dọah nghiệp nhưng mỗi khi có sự biến đổi về thu nhập dân
cư, về nhân khẩu, cơ sở hạ tầng hay sự ra đời của công nghệ mới… đều có sự
tác động dây truyền đến doanh nghiệp.
Để có thể xem xét yếu tố môi trường đối với một doanh nghiệp, người ta
phải nắm vững thực trạng của môi trường vĩ mô để từ đó có thể đề ra những
chiếm lược kinh doanh thích hộ, giúp tận dụng một cách hieeuh quả nguồn tài
nguyên để đưa doanh nghiệp đến những thành công và lợi nhuận cao nhất.
Vì vậy khi nói đến quá trình quản trị sản suất kinh doanh, quản trị gia phải
dự báo chính xác các yếu tố môi trường vĩ mô, để có thể đề ra một chiến lược

phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Nguyễn Thanh Liêm, Khoa QTKD – ĐHKT Đà Nẵng
2. TS. Chu Hoàng Hà, Trưởng bộ môn QTKD – Học viện Hàng không Việt Nam
3. Giáo trình quản trị học đại cương



×