Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN Biện pháp đọc thơ cho trẻ 45 tuổi nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN

********&********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Đề tài

BIỆN PHÁP ĐỌC THƠ CHO TRẺ 4-5 TUỔI
NGHE.
Họ và tên: Trần Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Sơn

1


Năm 2014
I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi chúng ta ai cũng biết :
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo
dục mầm non, lúc sinh thời Bác Hồ đã nói: “Dạy trẻ cũng giống như trồng cây
non,trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành tốt”
Tuổi mẫu giáo là tuổi rất quan trọng, đây là giai đoạn bản lề cho quá trình hình
thành và phát triển nhân cách. Tuổi mẫu giáo là thời kỳ lý tưởng cho việc giáo dục
toàn diện nhân cách và văn học chính là một phương tiện hữu hiệu đa năng để giáo
dục trẻ.


Văn học là suối nguồn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp
thu và phát triển. Văn học có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung
và giáo dục trẻ em mầm non nói riêng, nó là phương tiện để giáo dục con người.
Trong chương trình văn học Việt Nam thơ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối
với trẻ mầm non. Thơ giúp các em hiểu được cuộc sống hiện thực của cha ông ta.
Thơ có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục về tư tưởng tình cảm, trân trọng những con
người lao động, yêu quê hương đất nước, sống trung thực, chăm chỉ, ghét cái ác,
yêu cái thiện, ở hiền gặp lành. Thơ được trẻ em rất yêu thích và nó góp phần phát
triển toàn diện nhân cách trẻ.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, do đó
con người cần phải năng động, biết cải tạo và sáng tạo thế giới cho phù hợp với
thời đại. Chuẩn bị con người cho phù hợp với thời đại là chiến lược của giáo dục
hiện đại, để thực hiện được nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ toàn diện về mọi mặt: Đức, trí,lao, thể,
mỹ.
Văn học tác động trực tiếp vào trí tuệ và tình cảm của trẻ bằng các hình tượng
sống động, giàu nhạc điệu, chân thực và đẹp đẽ. Văn học đưa trẻ đến với thế giới
bằng một con đường kỳ diêu, trẻ không chỉ cảm nhận bằng mắt, bằng tai mà còn
cảm nhận thế giới bằng cả tâm hồn nhạy cảm dễ rung động của trẻ.
Văn học đóng vai trò quan trọng vì vậy cho trẻ nghe đọc thơ là một công việc
làm cần thiết. Đọc thơ cho trẻ nghe trước hết gợi cho trẻ những xúc cảm, rung
động tình cảm mãnh liệt, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách cho
trẻ.
Đọc thơ cho trẻ nghe có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động văn học khác,
nó giúp hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu trong cảm thụ nội dung và nghệ thuật
bài thơ, đặc biệt tạo cho trẻ cơ sở ban đầu của văn hóa đọc sách.
Đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ hoàn thiện những đăc trưng tâm lý nhân cách, góp
phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội , trẻ được cảm nhận cái hay
cái đẹp trong hiện thực và cái đẹp chính trong ngôn ngữ tác phẩm.


2


Đọc thơ cho trẻ nghe góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được cảm nhận
nhận nhịp điệu, cách phát âm và trẻ được học nhiều từ mới qua những vần thơ.
Hiện nay ở hầu hết các trường mầm non trẻ chỉ được tham gia các tiết học dạy học
thuộc lòng bài thơ, còn nội dung đọc thơ cho trẻ nghe thì phần lớn chưa được đề
cập tới. Qua khảo sát tôi thấy chương trình giáo dục văn học ở trong trường mầm
non không bắt buộc phải có riêng tiết học: Đọc thơ cho trẻ nghe. Mặt khác kiến
thức văn học cũng như kĩ năng biên tập của giáo viên còn hạn chế.Trong quá trình
thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy đọc thơ cho trẻ mẫu giáo nghe chưa được tốt
và còn nhiều hạn chế:
Thơ có vai trò quan trọng, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
thơ là phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ giáo dục đạo đức thúc đẩy sự phát
triển của trí tuệ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Thơ bằng ngôn ngữ riêng tác động trực tiếp vào tâm hồn của mỗi con người, khơi
dạy tình cảm cao đẹp, sự bao dung nhân ái, nó đưa con người xích lại gần nhau
hơn, cảm thông chia sẻ niềm vui nỗi buồn.
Thơ là một loại hình văn học bắt nguồn từ cuộc sống lao động và nó gắn bó mật
thiết với đời sống con người.
Nhận rõ tầm quan trọng đọc thơ cho trẻ nghe vào một tiết học riêng, kết hợp với
những biện pháp giảng giải nội dung. Trong một chừng mực nào đó trẻ hiểu và
cảm thụ bài thơ.
Với mục đích hệ thống hóa bổ xung và hoàn thiện chương trình: Đọc thơ cho trẻ
nghe, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ nghe giúp giáo viên khắc
phục những hạn chế trên thực tiễn hiện nay, nên bước đầu tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “ Một số biện pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe, nhằm nâng
cao khả năng cảm thụ thơ của trẻ, và làm góp phần làm phong phú nội dung nghe

đọc thơ cho trẻ nghe.
3. Thời gian địa điểm.
-Thời gian tiến hành từ đầu năm học 2013 đến cuối năm học 2014.
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo 4 -5 tuổiT rường mầm non Kim Sơn.
Nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nghe”
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
- Điều tra được thực trạng vấn đề đọc thơ cho trẻ 4 – 5 tuổi nghe ở trường mầm
non Kim Sơn.
- Thiết kế 1 số biện pháp đọc thơ cho trẻ 4- 5 tuổi nghe.
II. Phần nội dung:
1. Chương trình 1: Tổng quan.
1.1.Cơ sở lý luận.
+ Đặc điểm sinh lý.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển và hoàn thiện về tất cả các cơ quan
trong cơ thể. Đây chính là tiền đề cho việc cảm thụ thơ của trẻ. Cường độ và tính
linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt.
Hệ cơ quan ( Hệ vận động, hệ hô hấp...) phát triển một cách vượt bậc giúp cho cơ
thể trẻ linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ yêu và ham thích nghe đọc thơ.
3


Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinh nghiệm nghe
đọc thơ của trẻ tích lũy được nhiều hơn, tạo tiền đề giúp trẻ cảm nhận thơ một cách
sâu sắc hơn.
+ Đặc điểm tâm lý.
Ở trẻ 4-5 tuổi ngôn ngữ của trẻ mang tính tình huống, hoàn cảnh,ngôn ngữ gắn
liền với sự việc , hiện tượng đang tồn tại trong tri giác của trẻ. Nhờ sự phát triển
của các cơ quan phát âm, của thính giác , sự phát triển của tư duy trẻ phát âm khá
chuẩn giống như người lớn. Trẻ dùng ngôn ngữ nói để diễn đạt suy nghĩ của mình
và hiểu được lời nói của người lớn.

Ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự phát triển của
ngôn ngữ mạch lạc làm cho tư duy của trẻ phát triển đến một chất lượng mới. Vốn
biểu tượng và kinh nghiệm sống của trẻ phong phú thêm rất nhiều, chức năng ký
hiệu phát triển mạnh.
Ý thức bản ngã của trẻ ở tuổi này được xác định rõ ràng, nó giúp trẻ điều khiển
hành vi của mình được tốt hơn, thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn,
nhờ đó mà quá trình tâm lý mang tính chủ động rõ rệt.
Tính chủ động của trẻ phát triển, ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủ định, sự
chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý của mình vào đối
tượng nhất định
Tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trực
quan hành động. Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt những hình
tượng nghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ.
Thơ là một loại hình văn học, thông qua cơ sở có ngôn ngữ có nhịp điệu
Nghĩa là ngôn ngữ thơ xây dựng trên cơ sở hòa hợp thanh điệu của các từ, bố trí
tiết tấu trong mỗi câu, sự tổ chức cân đối giữa các ý, lời bằng cách láy tiếng, láy
câu, láy gieo vần, tạo thành những hệ thống loogic.
Thơ góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội.
Các khoa học tự nhiên cung cấp cho con người những kiến thức chính xác về
toán, lý, hóa.. Về thiên văn giải thích những hiện tượng xảy ra trong thế giới tự
nhiên bằng những khái niệm, bằng việc tìm ra quy luật.
Văn học nói chung và thơ nói riêng không cung cấp những kiến thức khoa học
theo kiểu chính xác theo khoa học tự nhiên. Bằng ngôn ngữ có tính nhịp điệu, bằng
các thủ pháp nghệ thuật, các tác phẩm thơ đã phản ánh và giải thích những hiện
tượng thiên nhiên, sự vật theo lối riêng của mình. Trẻ nhỏ khó có dịp rời khỏi chỗ
ở của mình để đi thăm quan những vùng núi hải đảo xa xôi, những danh lam thắng
cảnh của đất nước.
Bổ xung những thiệt thòi đó trẻ được “ Đi thăm” gián tiếp qua các tác phẩm thơ,
xuôi theo dòng nước trẻ đến với “ Sông cầu nước chảy lơ thơ” trẻ đến với biển:
“ Nghỉ hè với bố

Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to hơn trời”
Như chúng ta đã biết tuổi mẫu giáo rất thích hỏi, thích tìm hiểu về nguồn gốc về
cấu tạo, về cách làm, về sự phát sinh và phát triển của cây cối, con vật, đồ vật có
hoặc không có ở gần. Trẻ phải hỏi để phát triển tư duy nhưng trả lời hết câu hỏi của
4


trẻ thì không dễ, rất nhiều câu thơ đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc của
trẻ.
Ví dụ: Gà mẹ đẻ ra trứng hay đẻ ra con? Trẻ hỏi mẹ - Mẹ trả lời gà đẻ ra trứng:
“ Con gà cục tác cục te
Nó đẻ quả trứng, nó khoe trứng tròn.
Ấp rồi trứng nở thành con
Nuôi lớn béo tròn gà lại cục te.”
Thế giới loài vật thật hấp dẫn trẻ bởi sự sinh động và đa dạng của các loài, làm
sao trẻ biết hết được?
Vậy mà các bài thơ đã nêu tên và đặc điểm của các loài vật và còn nói cả “ Mối
quan hệ” giữa chúng nữa. Môi trường thiên nhiên hàng ngày mà trẻ tiếp xúc đã
mang lại cho trẻ không ít những điều mới mẻ, hấp dẫn.
Ví dụ: Qua bài thơ “ Hồ sen” “ Hoa đỗ” “ Cây đào”.... trẻ rất nhiều điều thú vị về
các loài hoa trên trái đất nước ta.
Với phạm vi phản ánh rộng lớn, thơ không chỉ mở rộng hiểu biết của trẻ về thế
giới tự nhiên mà còn mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xã hội. Qua thơ trẻ đượ “
làm quen” công việc của chú công nhân đang “ Xây nhà máy” đang làm những “
Chiếc cầu mới” cho mọi người đi lại dễ dàng, thuận tiện. Trẻ biết quy trình làm ra
những đồ dùng đồ chơi “ Cái bát xinh xinh” biết được nỗi vất vả khó nhọc của cô
bác nông dân để làm ra hạt thóc “ Bác nông dân, Hạt gạo làng ta” nỗi vất vả gian
lao của chú bộ đội đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc “ Chú giải phóng quân”

Thơ góp phần giáo dục đạo đức.
Có lẽ rất khó giải thích cho trẻ hiểu các khái niệm thuộc phạm trù đạo đức: Thế
nào là ngoan , hư ? Thế nào là hiền hậu, gian ác ?...Trẻ mẫu giáo đang học làm
người vì thế cần phải cho trẻ nhận thức được các vấn đề đạo đức và hành vi đạo
đức cần thiết. Có thể khẳng định rằng, thơ là phương tiện hữu ích giáo góp phần
dục đạo đức cho trẻ.
Thông qua các nhân vật ( Đặc biệt là hành động của nhân vật) trong các tác
phẩm thơ, trẻ nhận thức được khái niệm đạo đức trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúng
mức đối với các nhân vật và lấy đó làm bài học cho việc ứng xử của mình ( hành
vi đạo đức).
Mượn các nhân vật cậu bé, cô bé ( phiếm chỉ), những con vật như gà, mèo, vịt,
chó, gấu..... Các nhà văn nhà thơ đã “ gửi” đến trẻ những bài học giáo dục đạo đức
rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Các bài thơ “ Thương ông” “ Ông mặt trời” “ Em yêu nhà em”.. đã cho trẻ hiểu
sự cần thiết phải vâng lời cha mẹ cho trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự săn sóc của
ông bà, cha mẹ đối với trẻ và ngược lại tình cảm của trẻ đối với ông bà, cha mẹ. Và
các bài thơ “ Đón bạn” “ Gấu qua cầu” đem đến cho trẻ bài học về tình bạn, trẻ cần
phải thân ái quý trọng bạn, biết giúp bạn khi gặp khó khăn, đó là mầm mống của
tình bạn bền chặt, tình đồng chí sau này. Tình cảm đối với anh chị em trong gia
đình cũng được đề cập đến trong những tác phẩm: “ Làm anh”. Cùng với những
bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ trẻ còn cảm nhận được yêu thương của Bác đối với
thiếu niên nhi đồng qua bài thơ “ Ảnh Bác”
Ngoài ra, còn rất nhiều thơ dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh , chăm chỉ lao động, thật
thà dũng cảm như: “ Chú bé lọ lem” “ Vịt con tìm bạn thân”
5


Thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ.
Đối với trẻ mẫu giáo, giáo dục đạo đức cần phải gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ.
Cho trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong xã hội, trong tự nhiên đồng thời phải giáo

dục trẻ biết làm theo tấm gương tốt, biết trân trọng giữ gìn và bảo vệ tự nhiên.
Thơ phản ánh hiện thực, nói cách khác đi thơ là cái phản ánh và hiện thực là cái
được phản ánh. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bao gồm hai vấn đề: Cho trẻ cảm nhận
được cái hay cái đẹp trong hiện thực ( Cái được phản ánh) và cái đẹp chính cuả
ngôn ngữ tác phẩm ( Cái phản ánh)
Cái đẹp trong xã hội mà tác phẩm thơ đem đến cho trẻ chính là cái đẹp trong
quan hệ giữa con người với con người ( Tình cảm đối với những người ruột thịt ,
tình cảm với lãnh tụ, với bạn bè như ở phần giáo dục đạo đức đã trình bày)
Cái đẹp trong tự nhiên đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh. đáng
yêu sao chú gà con mới nở:
“ Cái mỏ tí hon
Cái chân bé tý
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời”
Đẹp biết bao các loài hoa:
“ Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa”
Cây, dưới ngòi bút của các nhà thơ đem lại cho trẻ cái nhìn mới mẻ. Cây không
phải là khúc gỗ đâu nhé, cây cũng có tâm hồn, có những quan hệ với những cây
khác, với gió, với chim. Bốn mùa trong thiên nhiên cũng đi vào tác phẩm thơ, trẻ
cảm thấy không khí trong lành, ấp áp của mùa xuân qua các bài thơ: “ Cây đào”, “
Mùa xuân”...
Khi nghe đọc thơ trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của các con vật, đã được
thơ phản ánh. “ Tình yêu thiên nhiên là khởi điểm của lòng yêu nước”. Nếu có lòng
yêu thiên nhiên gần gũi thì trẻ sẽ có tình yêu nồng nàn đối với tổ quốc và con
người..Cái đẹp trong ngôn ngữ tác phẩm cũng đa dạng như nội dung phản ánh. Để
miêu tả thiên nhiên , các con vật nhà thơ thường sử dụng lối ví von, so sánh, kết
hợp với lối nói ẩn dụ và hoán dụ:

“ Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi”
Cũng có khi sử dụng lối nhân cách hóa:
“ Cây có ngàn mắt lá
Mắt nào cũng xanh tươi
Cây có trăm tay cành
Cùng vươn ra đón gió
Tâm hồn cây rất ngộ
Chim thường đến tâm tình”
6


Trong các câu thơ, các tác giả thường sử dụng các từ tượng hình, tượng
thanh: ù ù như xay lúa, lộp bộp rơi, bụi bay cuồn cuộn, cơn mưa sầm sập, suối rì
rầm chảy, tiếng chim líu lô hót, cây lá rì rầm trò chuyện. Các từ láy đôi, láy ba:
“ Cầu thê húc đỏ đỏ
Nước cầu xanh xanh xanh”
Thơ góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các tác phẩm thơ dành cho trẻ, đặc biệt là các tác phẩm thơ góp phần to lớn trong
việc phát triển ngôn ngữ. Những bài thơ giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, đồng
thời rèn cách phát âm cho trẻ, lời thơ đôi khi không mang nặng ý nghĩa nhưng lại
được trẻ yêu thích, bởi thơ làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ là nói có vần, có nhịp.
Tiếp xúc với thơ trẻ được học bao nhiêu từ ngữ mới mà trong cuộc sống bình
thường trẻ ít hoặc không hề biết sử dụng ( Chẳng hạn như từ tượng hình, tượng
thanh, từ láy...). Trong phần trên đã trình bày, qua các bài thơ trẻ luôn được mở
rộng nhận thức. Sự mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với mở rộng vốn từ,
bởi vì từ là là hình thức biểu hiện của khái niệm. Vì thế , trẻ được tiếp nhận những
khái niệm mới thì cũng tiếp nhận một số từ mới nhất định nào đó.

Trong quá trình truyền thụ tác phẩm, cô giáo còn giúp trẻ được luyện phát âm
đúng như không nói ê a, không nói lắp, không nói ngọng, trẻ nói rõ ràng thong
thả.. Các cháu được rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc
Với trẻ mẫu giáo, bước đầu chúng ta cho các cháu đến với các tác phẩm thơ, vì
vậy cô giáo cần biết cách truyền thụ như thế nào để cho có kết quả tốt và giúp trẻ
biết biểu đạt tốt điều mà trẻ nghĩ.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ do các nhà thơ trong nước và nước ngoài sáng tác
cho trẻ.
Thể loại của các bài thơ này thường là thể lục bát( Sáng tác theo lối đồng dao)
Ví dụ: Bài “ Ánh mắt Bác Hồ”,“ Ảnh Bác”.Hoặc thể 3,4 từ ( Phỏng theo lối đồng
dao)
Ví dụ: Bài “ Ong và bướm”. “ Anh Kim Đồng”, “ Lên bốn”, “ Hồ sen”, “ Chiếc
cầu mới”, “ Hoa đỗ”. Ngoài ra còn có thể 5 từ.
Ví dụ: Bài “ Gấu qua cầu”, “ Bến cảng Hải Phòng”. Phần lớn các bài thơ
dành cho trẻ là thể thơ 4-5 từ với lối gieo vần chân, vần lưng hoặc cả vần chân và
vần lưng xen kẽ.
Phạm vi phản ảnh của những bài thơ này rất phong phú, rộng rãi phản ánh tình
cảm của ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo như : Bài “ Thương ông”, “
Giúp mẹ”, “ Làm anh”, “ Cô giáo em”...Phản ánh cuộc sống sinh hoạt học tập, lao
động, vui chơi của mọi người, của trẻ như bài “ Cái bát xinh xinh”, “ Dọn lớp”, “
Trồng rau”, “ Nuôi gà”.
Phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên đất nước của các con vật như bài “ Hồ sen”, “ Cây
đào”, “ Mùa xuân”, “ Đàn gà con”, ...phản ánh tình cảm với lãnh tụ như Bài:
“ Ảnh Bác”, “ Ánh mắt Bác Hồ”, “ Ông Lê nin”....
Tìm hiểu một tác phẩm thơ bao gồm việc tìm hiểu về thể loại, nội dung và cách
thể hiện nội dung . Cô giáo cần biết tác phẩm thơ sắp dạy thuộc thể loại nào, cách
gieo vần của bài. Ngoài ra, cô giáo cần phải xác định nhịp ngắt trong mỗi câu thơ
nhịp ngắt đôi khi trùng với ký hiệu ngưng giọng là dấu phẩy.
7



Ví dụ: “ Trồng rau / quét bếp / đuổi gà”, cũng có khi nhịp ngắt do nghĩa của các
câu thơ, bài thơ quy định : Ví dụ “ Chú gà trống”, để diễn tả sự ngập ngừng, ngắc
ngứ của chú gà trống mới lớn, cần ngắt nhịp như sau:
“ Chú gà trống mới lớn
Leo lên đỉnh mái nhà
Định đọc một bài thơ
Nhưng / quá đỗi hồi hộp
Gà cất giọng / lại ngắc....”
Vần và ngắt nhịp cùng với các yếu tố khác như cách sử dụng từ cách tổ chức đối
ý, đối lời, tạo lên nhịp điệu trong thơ. Muốn đọc thơ diễn cảm cô giáo phải thể hiện
đúng nhịp điệu.
Nội dung các bài thơ viết cho trẻ thường phản ánh khá rõ ràng, do đó việc tìm
hiểu nội dung cũng không khó lắm.
Cũng như trong các tác phẩm văn xuôi, nghệ thuật trong thơ khá phức tạp, đa
dạng. Có thể tìm hiểu và phát hiện nghệ thuật của tác phẩm dưới các góc độ khác
nhau như cách sử dụng từ láy, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, dùng các biện pháp
tu từ.
Ví dụ: Bài thơ “ Hoa đỗ” tác giả chủ yếu sử dụng các từ tượng hình, từ láy để miêu
tả hoa đỗ
“ Ruộng đỗ xanh xanh
Nở hoa trăng trắng
Cánh hoa xinh xắn
Như cánh bướm non
Gió thổi rập rờn
Trông xinh xinh quá!”
Có tác giả sử dụng hàng loạt định nghĩa để làm rõ ý cho một sự vật, đồ vật, con
vật, ví dụ bài thơ: “ Đàn gà con”
“ Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời....”
Trong các bài thơ cho trẻ mẫu giáo , các tác giả thường sử dụng nhiều biện pháp
so sánh. Trong bài “ Trăng ơi từ đâu đến” Trần Đăng Khoa đã tiếp đưa ra các biện
pháp so sánh: “ Trăng hồng như quả chín”, “ Trăng tròn như mắt cá”, “ Trăng bay
như quả bóng”. Tác giả của bài thơ “ Biển” lại ví “ Tưởng rằng biển nhỏ mà to hơn
trời”. Lại có tác phẩm, tác giả dùng lối miêu tả từ xa đến gần.
Nghệ thuật sử dụng từ như cách gieo vần, láy từ rất đa dạng trong các tác phẩm
thơ. Phải căn cứ vào tác phẩm cụ thể mà cô giáo chỉ ra nghệ thuật riêng của từng
tác phẩm.
Khi tìm hiểu tác phẩm thơ, điều chủ yếu là cô giáo phải hiểu tác phẩm cặn kẽ
về thể loại, nội dung, nghệ thuật thể hiện. Cô giáo cần luyện cách đọc diễn cảm,
chuẩn bị một số câu hỏi giúp trẻ tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, chuẩn bị một số đò
dùng trực quan minh họa cho việc đọc.
Trong phần soạn của mình cô giáo nên lưu ý tìm ra cảm xúc chủ đạo của bài thơ,
nhịp điệu, nhịp ngắt của từng câu thơ thể hiện đúng.
8


Ngoài việc tìm hiểu tác phẩm thơ như trên đã nói với các truyện thơ dành cho
trẻ như “ Chú chuột nhắt và cây bút chì”, “ Mèo đi câu cá”, “ Gấu qua cầu”..cô
giáo phải tìm hiểu tác phẩm như tìm hiểu truyện, nghĩa là phải biết trong cả bài thơ
đó, những câu thơ nào thể hiện đối thoại giữa các nhân vật, câu thơ nào là lời dẫn,
phải phân tích diễn biến tâm trạng và hành động nhân và mặc định giọng cho phù
hợp.
Ví dụ: Bài “ Chú chuột nhắt và cây bút chì” đoạn đầu và đoạn cuối của bài thơ là
những lời dẫn truyện, đoạn từ câu “ Chuột định làm gì tớ” đến “ Thôi đúng là mèo
thật” là đối thoại giữa hai nhân vật.
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường Mầm non Kim Sơn

Nói đến cảm thụ là nói đến nội dung thông thường nhất của nội dung cảm tính,
nói đến những ấn tượng do một sự vật nào đó tác động đến giác quan của chúng ta
gây lên, là hình ảnh tâm lý được tạo lên bởi các giác quan bên trong và các rung
cảm thông thường của bất kỳ một cá nhân nào.
Cảm thụ thơ có đối tượng là thơ, nó là sự rung động bên trong của con người đối
với nhịp điệu của bài thơ, thông qua hình tượng trong thơ mà chúng ta cảm nhận
được.
Cảm thụ thơ bao giờ cũng là sự rung động rất riêng, là sự gạn lọc và soi sáng cá
nhân với vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhập tâm, trình độ tưởng tượng....Thơ không
chỉ là chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ mà dòng hình tượng thơ còn
được cụ thể hóa trong sự cảm thụ của người nghe. Nhiều người cùng nghe một tác
phẩm nhưng chiều sâu của tư duy, tâm trạng sự phong phú ở trí tưởng tượng của
mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
Sự cảm thụ nhanh nhạy, tinh tế chính là cơ sở của sự tiếp thu dễ dàng bài thơ và
nội dung bài thơ. Ngược lại việc tiếp thu tốt bài thơ lại làm cho việc cảm thụ bài
thơ trở nên sâu sắc hơn..
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ phát triển nhanh trong quá trình hoàn thiện tai
nghe,. khả năng cảm thụ thơ chính là việc tích lũy dần những ấn tượng, những
khái niệm đơn giản, riêng lẻ về thơ tiến đến ghi nhớ tác phẩm và các phương tiện
biểu hiện và khả năng tái hiện bài thơ một cách diễn cảm
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ là rất khác nhau, điều này giải thích tại sao cùng
một bài thơ nhưng có trẻ lại biểu hiện tốt gây được xúc động cho người nghe.
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ được bộc lộ, chuyển tải qua giọng đọc thơ đến
người nghe. Do vậy khi nghe trình bày một tác phẩm, hay ý kiến đánh giá của
mình, chúng ta có thể nhận thấy khả năng cảm thụ thơ của trẻ ( Sâu sắc, hời hợt, có
cảm xúc).
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng: Của việc tổ chức đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nghe
* Khảo sát:
- Đối với giáo viên:

Tôi tiến hành khảo sát 34 giáo viên ở trường mầm non Kim Sơn. Qua việc điều
tra bằng phiếu An két, tôi đã thu được kết quả sau.
30/34 ý kiến chiếm 88% giáo viên nhận thức được vị trí của hoạt động đọc thơ
cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nghe, có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ.
9


6/34 ý kiến chiếm 18 % giáo viên cho rằng không quan trọng
28/34 ý kiến chiếm 82% giáo viên cho rằng hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe ảnh
hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
6/34 ý kiến chiếm 18% giáo viên cho rằng không ảnh hưởng đến sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ.
27/34 ý kiến chiếm 79% giáo viên có quan tâm và thường xuyên tổ chức đọc thơ
cho trẻ nghe.
8/34 ý kiến chiếm 24% giáo viên không quan tâm và không thường xuyên tổ chức
hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe
17/17 ý kiến chiếm 50 % giáo viên cho rằng tranh ảnh cho trẻ trực quan còn ít
thiếu sự thẩm mỹ, chưa phù hợp với nội dung tác phẩm.
70% giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn do chưa nắm chắc các biện pháp khi
đọc thơ cho trẻ nghe.
Tóm lại : Điều này cho thấy họ đánh giá cao vai trò của việc đọc thơ cho trẻ nghe,
song họ chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức đọc thơ cho trẻ nghe.
- Khảo sát học sinh:
Để nắm được thực trạng về việc đọc thơ cho trẻ 4 - 5 tuổi nghe. Chúng tôi tiến
hành khảo sát 35 cháu ở lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi B tại trường mầm non Kim SơnĐông Triều- Quảng Ninh.
- Các cháu đều phát triển bình thường, khả năng nhận thức ngang nhau.
- Số trẻ trong lớp quá đông, trong đó có 40% là trẻ mới đi học chưa có nề nếp học
tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ
chức các hoạt động cho trẻ.

- Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử
dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.
Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng
góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ.
Điều đó dẫn đến thực trạng:
40% trẻ nói được câu phức.
55% trẻ phát âm rõ rang mạch lạc.
25/35=71% cháu thích nghe cô đọc thơ.
20/35 = 57% cháu cảm nhận được về bài thơ.
22/35 = 62,8% cháu thích đọc thơ.
15/35 = 42,8% cháu thích đọc thơ sáng tạo.
20/35 = 57% cháu có thích các nhân vật trong tranh.
Bảng 1:Thực trạng về khả năng cảm thụ thơ và khả năng thể hiện của trẻ mẫu giáo
4 -5 tuổi.
Nhận thức
Thể hiện
Số trẻ
Mức độ
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Tốt
10
28,5
8
23
35 trẻ
Trung bình
18

51,5
16
46
Yếu
7
22
11
31
* Nhận xét:
Ngay đầu năm học tôi đã khảo sát trên trẻ, tôi thấy bé rất ham thích các bài thơ,
đặc biệt là được xem tranh truyện. Như vậy nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số trẻ
10


đã nhận thức được khi nghe cô đọc thơ trẻ biết cảm nhận được nội dung của tác
phẩm song, cháu thích đọc thơ sáng tạo, thích các nhân vật trong bài thơ, nhưng 1
số trẻ chưa thể hiện được bằng nét mặt cử chỉ về tính cách của các nhân vật trong
tác phẩm.
- Đánh giá:
Phân tích kết quả diều tra.
Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra ở các khía cạnh.
Trình độ chuyên môn.
Nhận thức của giáo viên về vai trò , vị trí của hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe.
Nội dung và hình thức đọc thơ cho trẻ nghe hiện nay.
Trang thiết bị sử dụng trong hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe.
Phương pháp, biện pháp chủ yếu sử dụng trong hoạt động đọc cho trẻ nghe.
Ưu điểm
Qua nhiều năm công tác hầu hết tất cả giáo viên trong trường đều thấy rằng hoạt
động đọc thơ cho trẻ nghe thu hút được rất nhiều trẻ, đọc thơ cho trẻ nghe đã kích
thích trẻ sử dụng những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ của nhân vât mà trẻ được tiếp

xúc.
Kinh nghiệm bản thân nhiều năm được dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi thấy trẻ rất
hứng thú khi được cô đọc thơ cho trẻ nghe, thông qua hoạt động này trẻ được trải
nghiệm được thả mình vào trong tác phẩm thơ, được sử dụng đa dạng ngôn ngữ,
ngữ điệu.
Giáo viên đã chú ý đến tới giáo án, đồ dùng dạy học, cấu trúc tiết học đảm bảo,
thời gian phân bố hợp lí, có sự tìm tòi, sáng tạo, lôi cuốn thu hút trẻ để tiết học đạt
hiệu quả cao. Giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc thơ cho trẻ nghe.
Hầu hết các bài thơ cô đọc phù hợp với chủ đề và đặc điểm sinh lý lứa tuổi, đảm
bảo nguyên tắc về mặt nghệ thuật và giáo dục.
Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý giao lưu với trẻ. Nhiều cô đã chú ý
kết hợp đến động tác điệu bộ với lời thơ tạo nên sự hài hòa và cuốn hút của trẻ.
Hạn chế
Nhiều giáo viên còn soạn bài chung chung.
Các biện pháp sử dụng để hướng dẫn trẻ nghe đọc thơ còn đơn điệu
Phần lớn trẻ cảm nhận theo xu hướng của cô, của bạn, chưa có điều kiện bộc lộ
khả năng độc lập tự chủ của mình.
Giáo viên chưa quan tâm đến sự lĩnh hội và thể hiện trên trẻ, nếu có cũng chỉ
mang tính hình thức.
Giáo viên chưa có biện pháp gây hứng thú và sự tập trung của trẻ khi trẻ có biểu
hiện thờ ơ chán nản với hoạt động nghe đọc thơ.
Do trẻ chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục.
Do đồ dùng trực quan còn hạn chế.
Do nhận thức của trẻ về cảm nhận các tác phẩm thơ còn thấp.
Do kết hợp giữa gia đình và giáo viên chưa tốt.
Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa nắm vững kiến thức cơ bản và phương
pháp khoa học để giáo dục tro trẻ.
Tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi, có hệ thống, có
phương pháp khoa học để giúp giáo viên dễ tổ chức trong quá trình dạy trẻ.
11



Những căn cứ để xây dựng biện pháp.
Căn cứ vào đặc điểm khả năng nghe của trẻ
Căn cứ vào mục đích của môn học
Căn cứ vào đặc điểm của các tác phẩm thơ dành cho trẻ
Căn cứ vào phương pháp đọc thơ cho trẻ nghe.
2.2. Các giải pháp đọc thơ cho trẻ 4 - 5 tuổi nghe.
Giải pháp 1: Đọc thơ diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ minh họa nhằm nâng
cao nhận thức cho trẻ.
Để đọc thơ được diễn cảm cô giáo phải thể hiện đúng cảm xúc chủ đạo của bài thơ
trong khi đọc. Ví dụ: bài “ Ảnh Bác”, cảm xúc chủ đạo là trang trọng, các bài thơ
như “ Chú gà trống”, “ Bò và nhím”, “ Quất”, “ Áo mới”, “ Con đom đóm”.....có
cảm xúc vui vẻ hóm hỉnh. Các bài thơ miêu tả thiên nhiên như “ Mùa xuân”, “ Hoa
mai”...thể hiện cảm xúc trong sáng, êm dịu
Cảm xúc bao trùm lên toàn bài thơ, nhưng với từng câu thơ, đoạn thơ,cô giáo
phải thể hiện sắc thái ngữ điệu phù hợp với nội dung phản ánh.
Ví dụ: Bài “ Con đom đóm”
“ Tôi đi trên đường
Gặp con đom đóm
Tại sao mà bạn
Nhấp nháy ngày đêm?
Đom đóm kêu lên
Mình ơi rõ ngốc
Nhỡ mình bị lạc
Tớ soi cho mình”
Hai câu thơ đầu được đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, diễn tả cuộc gặp gỡ tình cờ. Hai
câu sau phải thể hiện được sự băn khoăn thắc mắc “ Tại sao ? ”... Bốn câu còn lại
thể hiện cảm xúc vui tươi, hóm hỉnh và thân mật, cần phải ngưng giọng giữa các
từ: Mình ơi/ rõ ngốc. Không những chỉ giọng đọc mà cử chỉ, khuôn mặt của cô

giáo cũng phải hóm hỉnh khi đọc những câu này
Khi đọc thơ cô giáo không nên đọc đều đều mà phải biết nhấn vào các từ mang
vần. Đôi khi trong các câu có những từ không mang vần nhưng những từ đó được
lặp đi lặp lại liên tiếp để gây ấn tượng thì cũng cần nhấn mạnh. Ví dụ: Với bốn câu
mở đầu của bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”
“ Này chú gà nâu
Cãi nhau gì thế
Này chị vịt bầu
Chớ gào ầm ĩ.”
“ Nâu” và “ Bầu” là hai từ mang vần cần được nhấn khi đọc. Từ “ Này” ở câu đầu
câu thơ được láy lại cũng được đọc nhấn mạnh. Như vậy, câu thứ nhất khi đọc sẽ
phải nhấn vào từ đầu và từ cuối, trong câu thứ 2, không có từ mang vần hoặc từ láy
lại, các từ được đọc như nhau về cường độ nhưng lại phải thể hiện giọng đối với
các câu hỏi, từ cuối đọc hơi cao giọng hơn một chút . Câu thứ 3, đọc nhấn vào các
từ đầu tiên “ Chớ” tỏ ý ngăn cấm
Ngắt nhịp trong câu thơ cũng phải được cô giáo chú ý thể hiện đúng. Trong phần
tìm hiểu các tác phẩm chúng ta phải biết chỗ ngắt nhịp được thể hiện bằng các ký
12


hiệu như dấu phẩy, hai chấm, ba chấm, cũng có khi ngắt nhịp do nội dung.
Ví dụ: Bàì “ Mẹ và cô”
“ Buổi sáng , bé chào mẹ
Chạy tới ôm cổ cô
Buổi chiều, bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ.”
Sau mỗi câu thơ, tất nhiên phải ngưng giọng chút ít rồi mới chuyển sang đọc câu
tiếp theo. Trong đoạn thơ trích dẫn trên, sau các từ “ Buổi sáng”,.. “ Buổi chiều” có
dấu phẩy do đó cô giáo phải ngắt giọng và nhấn mạnh vào các từ “ Mẹ”, “ Bà”, “
Cô”, còn các từ khác đọc lướt nhẹ hơn.

Như vậy việc đọc thơ được nhấn mạnh vào từ này, lướt nhẹ từ khác, ngắt giọng
sau mỗi câu đều góp phần tạo ra nhịp điệu cho bài thơ . Ngoài ra cô giáo cần thể
hiện nhịp độ trong khi đọc.
Ví dụ bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa. Những câu thơ miêu tả khung cảnh
thiên nhiên lúc trời sắp mưa thật chi tiết. Ngay từ hai câu thơ đầu “ Sắp mưa, sắp
mưa” cho đến câu tiếp theo, người đọc tiếp nhận ở đó một không khí hối hả, vội
vã, khẩn trương. Như các câu
“ Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách cười”.
Cần đọc với nhịp độ chậm mạnh mẽ, giống như lúc đọc truyện, cô giáo có thể vừa
đọc thơ vừa dùng cử chỉ điệu bộ, nét mặt để hỗ trợ. Nét mặt khi đọc thơ có ảnh
hưởng đến việc truyền thụ rất lớn, nét mặt của cô giáo phải bộc lộ cảm xúc phù
hợp. Đọc một bài thơ vui vẻ nhưng vẻ mặt của cô giáo đều đều, nghiêm trang quá
hoặc buồn rầu thì trẻ khó cảm thụ nổi.
Phần lớn thơ viết cho trẻ có nội dung miêu tả thiên nhiên, tả các con vật hoặc nói
lên tình cảm của con người. Một số bài hoặc truyện thơ viết cho trẻ cũng có kết cấu
như truyện kể, nghĩa là có nhân vật, có đối thoại, có hành động của nhân vật. Ví
dụ: bài thơ “ Bác gấu đen”
“... Thỏ nâu bị đổ nhà
Chạy đến miệng kêu la:
Bác ơi cứu cháu với!
Bác nhẹ nhàng thăm hỏi:
Thỏ nâu cứ yên lòng
Mai, bác làm nhà mới...”
Trong đoạn trích trên, câu thứ ba là lời kêu cứu của Thỏ nâu, câu thứ năm, thứ
sáu là lời bác gấu, các câu đó cần được đọc bằng hai giọng khác nhau của hai nhân

vật.
Đặc biệt với truyện thơ, cô giáo phải dựa trên sự phân tích tác phẩm để đọc diễn
cảm, phải thể hiện cảm xúc, tâm trạng, hành động của nhân vật.
Ví dụ: Bài “ Mèo đi câu cá”
“ Anh em mèo trắng
13


Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra sông cái”
Đó là lời mở đầu cho bài thơ, do đó phải đọc nhịp nhàng, ngưng giọng hơi lâu
một chút giữa các câu: “ Em ngồi bờ ao/ Anh ra sông cái”
Sáu câu thơ tiếp theo miêu tả tâm trạng buồn ngủ của mèo anh và không khí êm
dịu “ Hiu hiu gió thổi” của thiên nhiên xung quanh, cần đọc đoạn này với giọng
chậm rãi, nhẹ nhàng ngưng giọng giữa các từ “ Buồn/ ngủ/ quá/ chừng”, nhấn
mạnh vào các từ “ Ngả lưng”, và câu “ Đã có em rồi”. Tám câu thơ tiếp theo miêu
tả hành động tâm trạng của mèo em, cần thể hiện sự vui tươi nhanh nhẹn của mèo
em và các bạn, nhịp độ có thể nhanh hơn bình thường
Đoạn kết phải thể hiện được sự thất vọng của hai anh em mèo, sự thất vọng đó
được thể hiện qua sự đối lập về nhịp độ trong khi đọc. Từ câu “ Lúc ông mặt trời”
đến “ Quay về lều tranh” đọc nhanh hơn so với 4 câu cuối, ở bốn câu cuối cô giáo
lưu ý ngắt giọng giữa các từ.
“ Giỏ em/ giỏ anh
Không/ con/ cá/ nhỏ
Cả hai/ nhăn nhó
Cùng khóc/ meo/ meo.”
Đọc thơ diễn cảm kết hợp với cử chỉ minh họa là biện pháp quan trọng nhất
trong các biện pháp đọc thơ cho trẻ nghe. Bởi vì trẻ được tiếp nhận nguyên vẹn nội
dung tác phẩm và nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi người đọc trình bày nội dung tác

phẩm theo cách riêng của mình. Trong mỗi tác phẩm thường có những từ ngữ và
những câu văn trau chuốt, mẫu mực.
Bởi vậy, đọc thơ diễn cảm, kết hợp với cử chỉ điệu bộ minh họa là hình thức giúp
trẻ mở rộng vốn từ, chính xác hóa câu, cho trẻ làm quen dần với ngôn ngữ viết.
Đặc biệt, giúp trẻ trải nghiệm các sắc thái tình cảm và cách biểu đạt cảm xúc, tình
cảm của mình. Qua nhiều năm công tác hầu hết tất cả giáo viên trong trường đều
thấy rằng hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe thu hút được rất nhiều trẻ, đọc thơ cho trẻ
nghe đã kích thích trẻ sử dụng những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ của nhân vât mà trẻ
được tiếp xúc.
Kinh nghiệm bản thân nhiều năm được dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi thấy trẻ rất
hứng thú khi được cô đọc thơ cho trẻ nghe, thông qua hoạt động này trẻ được trải
nghiệm được thả mình vào trong tác phẩm thơ, được sử dụng đa dạng ngôn ngữ,
ngữ điệu.
Giáo viên đã chú ý đến tới giáo án, đồ dùng dạy học, cấu trúc tiết học đảm bảo,
thời gian phân bố hợp lí, có sự tìm tòi, sáng tạo, lôi cuốn thu hút trẻ để tiết học đạt
hiệu quả cao.
Giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc thơ cho trẻ nghe. Hầu hết các
bài thơ cô đọc phù hợp với chủ đề và đặc điểm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo nguyên
tắc về mặt nghệ thuật và giáo dục.
Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý giao lưu với trẻ. Nhiều cô đã chú ý
kết hợp đến động tác điệu bộ với lời thơ tạo nên sự hài hòa và cuốn hút của trẻ.
Giải pháp 2: Đọc thơ diễn cảm kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao kỹ
năng thực hành cho trẻ.
14


Phương tiện trực quan hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các sự vật hiện tượng trong
thế giới thiên nhiên ( Ngôi nhà, cỏ cây, sông, hồ..) những vật mô phỏng lại các sự
vật hiện tượng đó ( Tranh vẽ, con rối, mô hình) được gọi là các phương tiện trực
quan.

Trong quá trình dạy học, các phương tiện trực quan bao giờ cũng được sử dụng
kết hợp với lời nói của giáo viên. Sử dụng phương tiện trực quan là nhằm mục đích
hỗ trợ cho lời đọc diễn cảm của giáo viên để đạt kết quả tốt hơn. Tuyệt nhiên, trực
quan không bao giờ được sử dụng một cách độc lập, tách rời với lời nói.
Kết quả việc đọc thơ cho trẻ nghe phụ thuộc vào 70% vào lời đọc diễn cảm của
giáo viên. Song không phải giáo viên nào cũng biết đọc diễn cảm, sử dụng trực
quan là một cách khắc phục nhược điểm về giọng đọc, gây hứng thú và phát triển
trí tưởng tượng ở trẻ, đồng thời sử dụng trực quan phù hợp với đặc điểm tư duy của
trẻ.
Đồ dùng trực quan khi đọc thơ cho trẻ nghe có một số loại như sau:
Tranh vẽ ( Tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, truyện tranh, tranh có con rối cử
động....) . Đặc biệt là tranh màu có tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho
trẻ, rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, phát triển tư duy logíc cho trẻ..
Một trong những tiêu chuẩn của tranh vẽ là phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nhưng
trong hoàn cảnh hiện nay, tạo ra tranh vẽ là rất khó khăn. Cô giáo có thể khắc phục
bằng cách tự nâng cao khả năng của mình, hoặc có các hình thức sáng tạo như:
Sưu tầm các tranh in trên báo, trên internet ( Những bức tranh có nội dung gần gũi
với trẻ, ví dụ như cảnh mùa xuân, các loại hoa...)
Sử dụng các tranh vẽ phong cảnh ( Tranh in sẵn) làm nền, cô giáo dán thêm các
con vật bằng bìa, bằng giấy lên đó ( Ví dụ: Gấp bảy con chim làm bằng giấy bay
lên)
Tranh liên hoàn, tranh mô phỏng, truyện tranh, tranh nổi...mỗi loại có cách sử
dụng khác nhau.
Tranh liên hoàn là loại tranh mô phỏng lại toàn bộ nội dung câu chuyện từ đầu
đến cuối, do đó số lượng tranh vẽ minh họa cho một tác phẩm khá nhiều. Giáo
viên cần dán các bức tranh thành một băng dài, làm một hộp nhỏ có màn ảnh vô
tuyến truyền hình, hoặc làm một màn ảnh chiếu phim, mỗi bức tranh sẽ lần lượt
hiện ra trên màn hình. Khi đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp với tranh liên hoàn cô giáo
phải phải kể sao có sự ăn khớp giữa lời kể với tranh minh họa. Tranh liên hoàn
không cần thiết phải quá to có thể khổ 20x20cm hoặc to hơn một chút. Cô giáo

cũng nên cắt truyện tranh trên báo trên tạp chí dán lại thành băng dài và chiếu cho
trẻ xem ( cách sử dụng như đối với tranh khổ nhỏ) nếu những tranh đó in khổ quá
lớn thì nên trình chiếu cho cả lớp xem, cần lưu ý không chiếu phần chữ in dưới
tranh để trẻ không bị phân tán vì nhìn chữ.
Tranh mô phỏng theo một số tình tiết của thơ thường có kích thước ( 40cm /
30cm ) loại tranh treo ở lớp thường có kích thước lớn hơn nhiều (1m/1m) . Cô
phải đọc kĩ thơ chia thành các khúc đoạn có ý nghĩa chọn trong các đoạn có tình
tiết cơ bản, để viết tranh minh họa. Thường mỗi bài thơ được minh họa bằng 3-4
tranh. Khi đọc kết hợp với tranh mô phỏng cô giáo cần lưu ý: Không nên treo tất cả
các bức tranh lên cùng một lúc, mỗi tranh cần được bồi bìa cứng, có nẹp treo và có
15


dây treo. Sau khi đọc thơ song cô giáo có thể treo tất cả các bức tranh lên để trẻ tự
do tri giác bàn luận và hình dung lại toàn nội dung bài thơ.
Trong lớp nên có những bức tranh mô phỏng nội dung bài thơ, câu chuyện để gây
không khí văn học, kích thích trẻ có nhu cầu nghe đọc và kể chuyện.
Rối có nhiều loại: Rối tay, rối ngón tay, rối dẹt...Rối được làm từ những nguyên
liệu khác nhau: Giấy, bìa, vải... những thứ đó rất rẻ tiền và dễ kiếm, chỉ cần giáo
viên chịu khó làm và sáng tạo là trẻ có những con rối vừa đẹp vừa hấp dẫn
Sân khấu rối đơn giản nhất là một chiếc khung gỗ hoặc làm bằng tre . ... được
trang trí thêm cỏ hoa...Đối với các loại rối dẹt gắn trên phông vải, trên bảng nam
châm không cần dùng đến sân khấu. Sử dụng rối thường gây được hứng thú cho
trẻ, bởi vì các nhân vật rất sinh động, thể hiện được những thao tác đơn giản như:
Gật đầu, trao thư, hái hoa, khóc...Mỗi loại rối có tác dụng hỗ trợ khác nhau nhưng
có thể sử dụng rối trong các trường hợp:

(Sử dụng đồ dùng tự tạo bằng mô hình rối đọc thơ cho trẻ nghe)
Giới thiệu tác phẩm: Sân khấu rối phải gọn gàng, đơn giản tránh dùng quá nhiều
con rối. Mục đích của việc dùng rối ở đây chủ yếu là gây hứng thú cho trẻ, sau đó

cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe, thời gian sử dụng rối chỉ gói gọn trong vài phút,
giáo viên phải cất rối nhanh để trẻ khỏi phải chờ, trẻ sẽ giảm hứng thú
Hỗ trợ đọc thơ cho trẻ nghe: Dùng rối hỗ trợ cho lời đọc diễn cảm đòi hỏi giáo
viên phải biết phối kết hợp giữa lời đọc và quá trình sử dụng rối. Cần tránh tình
trạng cô chú ý vào động tác thì quên lời, hoặc mải đọc mà quên động tác. Rối dẹt
gắn trên phông vải hoặc bảng nam châm được sử dụng rộng rãi trong khi đọc thơ
cho trẻ nghe. Ưu điểm của loại hình này là dễ làm, nguyên vật liệu rẻ tiền, không
đòi hỏi sân khấu, cách sử dụng đơn giản và sử dụng nhiều trong các bài thơ.
Đàm thoại: Ngoài việc sử dụng rối để giới thiệu bài thơ, để hỗ trợ cho giọng đọc
diễn cảm, còn dùng rối trong đàm thoại nữa. Khác với dùng rối hỗ trợ cho giọng
16


đọc thơ diễn cảm ở phần này cô giáo không đọc thơ mà đàm thoại với trẻ. Do đó,
cô giáo đặt câu hỏi đến nhân vật nào thì cho nhân vật đó xuất hiện.
Vẽ minh họa: Dùng trong khi đọc thơ là một hình thức dễ thực hiện đối với cô giáo
biết vẽ. Cô giáo vừa đọc thơ, vừa vẽ phấn lên bảng đen hoặc dùng bút dạ vẽ lên
giấy khổ to
Mô hình hoặc sân khấu gỗ: Nói chung đều chia làm hai mảng thể hiện: Khung
cảnh thì được gắn cố định, còn nhân vật thì tự do di chuyển, sử dụng hình thức này
có thể tận dụng đồ dùng đồ chơi sẵn có trong lớp để minh họa. Chẳng hạn các cây.
Các khối gỗ trong trò chơi xây dựng được dùng để tạo các khung cảnh các đồ chơi:
Búp bê, gấu, chó.. bằng nhựa dùng để minh họa cho các nhân vật
Về cơ bản cách sử dụng hai loại trực quan này cũng như cách sử dụng rối . Trước
đây người ta cho cách sử dụng đồ dùng đồ chơi sẵn có để tạo mô hình hoặc sân
khấu này thuộc loại rối, song ở đây ta lên phân biệt hai loại này. Rối được sử dụng
trong ba trường hợp
Giớí thiệu tác phẩm
Hỗ trợ cho đọc thơ
Đàm thoại để củng cố và tái hiện lại tác phẩm

Còn mô hình chỉ được dùng để hỗ trợ cho kể chuyện hoặc đọc thơ, sự khác
nhau nữa là, thông thường sân khấu rối hoặc phông vải đều bố trí quay về phía trẻ,
nghĩa là trẻ nhìn sân khấu và các con rối từ một phía, vị trí của cô ở sau khung đó.
Đối với mô hình và sân khấu gỗ trẻ có thể xúm quanh đó trẻ được quan sát con rối
và khung cảnh từ mọi phía. Chính vì vậy hình thức này giúp giáo viên khi đọc thơ
cho trẻ vẫn gần gũi với trẻ, một ưu điểm nữa là mô hình, sân khấu gỗ cho trẻ được
hình dung đầy đủ về bối cảnh xảy ra câu chuyện.
Cô giáo cần lưu ý đến sự tương quan về mặt kích thước giữa các con vật khi chọn
chúng làm đồ dùng trực quan, đó là sự tương ứng về kích thước thật trong thực tế,
không thể chọn con voi bé hơn con gà, hoặc con thỏ lại to hơn búp bê
Trực quan có tính hỗ trợ , do đó cô giáo cần nắm vững được cách sử dụng của
từng loại để vận dụng sáng tạo sao cho đạt kết quả tốt nhất. Khi sử dụng trực quan
tránh phô trương về hình thức, bày ra cho đẹp nhưng tác dụng lại rất ít. Ngoài việc
cô giáo sử dụng đồ dùng trực quan và làm đồ dùng trực quan, cô giáo nên cho trẻ
tập sử dụng và làm những đồ dùng đơn giản.
Ví dụ: Làm mũ thỏ, mũ gấu....Thông thường trực quan được sử dụng trong các
thời điểm khác nhau như: Để gây hứng thú cho trẻ , để minh họa, để hỗ trợ cho trẻ
đọc thơ....Cô giáo cần phải biết ưu và nhược điểm của mỗi loại trực quan mà sử
dụng cho đúng lúc, đạt được kết quả cao.Việc rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ có thể
được diễn ra linh hoạt theo các hình thức chính: hình thức trong giờ học và hình
thức ngoài giờ học. Hình thức trong giờ học là cô rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ
trong tiết học văn học mà trong đó cô đọc cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện đó
được phân phối theo chương trình qui định.
Ví dụ: khi dạy bài thơ “ Cây đào” Nhược Thủy, cô cho trẻ đọc bài thơ nhiều lần và
chú ý dạy trẻ cách ngắt nghỉ lên giọng, xuống giọng… Cho hợp lý.
Ví dụ: Trong lúc dạo chơi ngoài trời, cô có thể đọc thơ cho trẻ bài thơ “ Đi nắng”
tác giả - Nhược Thủy. Hay trong giờ chuẩn bị cơm trưa cô đọc cho trẻ bài thơ “
Nhớ ơn”
17



Hoặc trước khi đi ngủ cô đọc cho trẻ bài thơ:“ Giờ đi ngủ”
Hình thức ngoài giờ học là hình thức, giúp trẻ nhớ lại các bài thơ, câu chuyện đó
được nghe và đặc biệt là rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách tự nhiên nhất.
Vì vậy giáo viên cần chú ý tăng cường việc rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ dưới hình
thức ngoài tiết học. Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ nghe qua các môn học khác.
Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ không chỉ diễn ra ở tiết học văn học mà cũn
được diễn ra trong cáchoạt động hoạc tập khác như:
Môn làn quen với môi trường xung quanh trẻ biết đếm các nhân vật trong tác phẩm
Ví dụ : Khi dạy môn: Môi trường xung quanh về “ một số vật nuôi trong gia đình”
cô có thể kết hợp đọc thơ cho trẻ nghe bài thơ “ Đàn gà con” ( Phạm Hổ) để rèn
luyện kỹ năng nghe bài thơ cho trẻ.
Đàn gà con
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ, thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu.
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm.
Hoặc khi chơi trò chơi vận động “ Kéo cưa lừa sẻ” cô cho trẻ đọc đồng dao “ kéo
cưa lừa sẻ” và vừa làm các động tác. Thông qua trò chơi đó cô động viên kịp thời
đối với những trẻ chơi và đọc giỏi
Giải pháp 3: Đọc thơ diễn cảm kết hợp với đàm thoại, tích hợp với các hoạt
động khác thông qua đó biểu dương khuyến khích trẻ.

Đàm thoại hiểu một cách đơn giản là sự trao đổi giữa cô và trẻ, trong đó cô giáo
giữ vai trò chủ động. Cô giáo cần phải đặt ra những câu hỏi vừa sức với trẻ, khéo
léo gợi ý để trẻ trả lời được những câu hỏi cao hơn trình độ của trẻ, đồng thời tạo
ra những tình huống cần thiết để gây thắc mắc ở trẻ, buộc trẻ phải tự đặt câu hỏi.
Câu hỏi của cô giáo phải thật ngắn gọn, rõ ý, giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ
và phải nhằm đạt tới yêu cầu, much đích cụ thể.
Tác dụng của đàm thoại đóng vai trò to lớn đối với việc giáo dục trẻ. Chúng ta
đều biết rằng lứa tuổi 4-5 tuổi là lứa tuổi thích tìm tòi, thắc mắc. Nhờ có sự tò mò,
ham hiểu biết đó mà tư duy của trẻ phát triển. Trong quá trình đàm thoại giữa cô và
trẻ, những câu hỏi của cô buộc trẻ phải suy nghĩ, phải tìm từ và biết cách trả lời
làm cho trẻ hiểu sâu và kĩ lưỡng vấn đề, đồng thời các cháu còn được cô uốn nắn,
hướng dẫn cách phát âm đúng, rõ ràng...Ngược lại trong đàm thoại cô giáo biết trẻ
hiểu vấn đề đến mức độ nào, trẻ có hiểu hay không hiểu, hiểu đúng hay sai, khả
năng dùng từ, khả năng diễn đạt của trẻ như thế nào...
Trong đàm thoại luôn có sự liên hệ hai chiều giữa cô và trẻ, giữa trẻ và cô.
18


Khi đàm thoại, cô giáo cần phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Trong
thời gian đầu trẻ mới đến lớp cô giáo chủ động đặt câu hỏi với trẻ, nhưng càng về
sau cô giáo nên khuyến khích trẻ tự nêu câu hỏi. Khi trả lời cô giáo phải biết khêu
gợi trẻ trả lời sáng tạo, biết sử dụng các từ gợi hình, gợi cảm, lối so sánh ví
von...Đồng thời cô giáo phải luôn chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đàm thoại
( Uốn nắn những nỗi phát âm sai, sử dụng từ chưa đúng lúc, đúng chỗ câu sai về
ngữ pháp).. Loại trừ những câu trả lời sai, cô giáo không nên bắt trẻ trả lời rập
khuôn như nhau thân thiện bao nhiêu thì khiến cho trẻ tự nhiên, bình tĩnh trao đổi
bấy nhiêu. Thông qua các hoạt động tích hợp trẻ càng thêm hứng thú vào hoạt

động
(Cô và trẻ đang thực hiện hoạt động tích hợp với môn âm nhạc)

Trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, tôi quan tâm đến giọng đọc, giọng
kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa cho trẻ qua bài thơ “ Nàng tiên
ốc”
“Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu timh tươm ...”
“Rồi hôm thấy nàng tiên...
Không cho chui vào nữa...”
“ Này chú ngà nâu ...
Này chi vịt bầu.......”
Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những hiện tượng xung quanh, trẻ có
những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng ( cái lá
này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở....) trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của
mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa
đúng, hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với
bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và
chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.
Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay
trong giờ đón trẻ hay trả trẻ. Tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như:
Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, Rồng rắn lên mây...... trong thời gian
ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng giao hoặc
một số bài thơ do tôi sưu tầm .Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm
cho nhau:
19


Để hình thành thói quen này, tôi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý
lắng nghe, phát hiện đúng bản thân và các bạn, tôi kịp thời động viên những cháu
có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ các cháu, phát hiện lỗi phát âm của các
ban khác, nhắc nhở lần sau sửa sai ngay.
Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” có câu: Này chú ngà nâu cãi

nhau gì thế, này chị vịt bầu chớ gào ầm ĩ...”.
Khi phát hiện có một số trẻ đọc sai phụ âm tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ đọc
như thế đã đúng chưa. Tại sao chưa đúng? Đọc như thế nào là đúng? Tôi cho trẻ
đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình và các bạn
trong lớp.
Qua các trò chơi tôi luôn đưa ra luật chơi và không quên nhắc nhở trong quá trình
trẻ nào chơi tốt cô dành cho các con một món quà bằng những hộp quà xinh xắn,
ngộ nghĩnh với trẻ, hay tặng trẻ buổi đi thăm quan công viên, đi dạo chơi ở khu vui
chơi giải trí cho trẻ, giúp trẻ tích cực thật bất ngờ cuối trò chơi mới được khám phá
Qua các giải pháp trên tôi thấy trẻ có hứng thú và tích cực trong tiết và ngoài tiết
học, tôi đã động viên khuyến khích trẻ bằng nhiều hình thức như: nêu gương cắm
cờ, tuyên truyền cho trẻ yêu thích môn văn học hơn nhiều qua ba lô áp pích, qua
các hình ảnh ngộ nghĩnh.
Trang trí sân trừơng các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, ngừơi lớn phải gương mẫu
như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương
sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của
trừơng, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, hung hăng, cá biệt
để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ
gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Trẻ phải được thực hiện thường xuyên ,làm tốt cô phải động viên trẻ chưa tốt cô
phải khuyến khích để trẻ cố gắng hơn.
Giải pháp 4: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh để phối kết hợp việc làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà
trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp
không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên
liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

20



( Phụ huynh kết hợp với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ)
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thong qua hoạt động đọc thơ sáng tạo. Hàng
tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm,
về các câu bài thơ của cô và trẻ.
Ví dụ: Để có một kết quả tốt về đọc thơ cho trẻ nghe, đầu năm học tôi đã lên kế
hoạch cho trẻ theo từng tháng với nội dung sau:
Thời gian
Nội dung
Yêu cầu đạt
Tháng 9
Bài thơ: Bạn mới
85%
Tháng 10
Bài thơ: Chân và dép
90%
Tháng 11
Bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.
95%
Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện
pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.Từng tháng tôi lên kế
hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc tuyên truyền thường để ngoài cửa sổ để
phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng kết
hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc uốn nắn cách phát âm của trẻ.
Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những bài thơ sáng tạo trẻ đã nghe, yêu cầu
phụ huynh về nhà khuyến khích cho trẻ đọc lại bài thơ đó hoặc kích thích trẻ đọc
các bài thơ khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và
đa dạng.
Huy động phụ huynh ủng hộ về tinh thần, thời gian tạo góc văn học hoặc thu

nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các
vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng
trong việc dạy trẻ đọc thơ sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.3. Kết quả.
- Tiêu chí đánh giá.
Dựa vào đặc điểm khả năng cảm thụ thơ mà nhà tâm lý học A.koocs man đã rút ra,
chúng tôi đưa ra tiêu chí sau:
Trẻ nhớ tên bài thơ và nhận ra bài thơ qua gợi ý của cô.
Nghe và nhận biết sự khác nhau giữa thể loại thơ với các thể loại văn học khác.
Có cảm xúc nhịp điệu, bộc lộ những cảm xúc đó qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Trẻ nói được những cảm nhận riêng của mình về nội dung và nghệ thuật của bài
thơ.
Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình nghe
Trẻ có nhu cầu nghe và thích thú nghe.
Thang đánh giá.
Mức độ 1: ( Tốt )
Nghe cô đọc thơ trẻ biết cảm nhận được nội dung của tác phẩm.
Trẻ tập trung chú ý hứng thú nghe cô đọc thơ.
Bộc lộ cảm xúc thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Trẻ nói được cảm nhận riêng của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Mức độ 2 (Trung bình )
Trẻ tập trung chú ý.
Trẻ nhớ nội dung tác phẩm theo sự gợi ý của cô.
21


Bộc lộ cảm xúc thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đơn thuần
Mức độ 3 ( Yếu )
Trẻ không đạt yêu cầu trên.

+ Tiến hành đánh giá.
Để tiến hành nhiệm vụ của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm nhằm vào việc :
Khả năng cảm thụ thơ của trẻ và thái độ ngôn ngữ diễn cảm hứng thú khi nghe cô
đọc thơ
Tổ chức hướng dẫn đọc thơ cho trẻ nghe theo các biện pháp mà tôi đưa ra
Các bước tiến hành .
Bước 1: cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm bằng cách đọc cho trẻ nghe nhiều lần kết
hợp âm nhạc kết hợp trực quan. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung, giúp trẻ nhớ
rõ nội dung tác phẩm, nhớ rõ nhân vật, các tình huống sảy ra trong tác phẩm
Bước 2: Dạy trẻ đọc thơ cô treo tranh có chữ lên bảng cho trẻ đọc.
Bước 3: Tổ chức trò chơi cho trẻ.
Bước 4: sau khi trẻ tham gia vào hoạt động đọc thơ tôi bắt đầu tiến hành nhận xét
đánh giá mức độ thể hiện của trẻ.
Kết quả sau khi đánh giá sau.Với việc chịu khó tìm tòi, học hỏi về cách đọc thơ
cho trẻ nghe, tôi đã sử dụng một số bài thơ vào lớp học của mình, trong quá trình
đó tôi thấy:
Trẻ rất hứng thú với tiết học, chăm chú nhìn ngắm từng hành động, lời nói của
nhân vật, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi của cô.
Trẻ được nghe đọc thơ vào trong và ngoài giờ học, trẻ được nâng cao những hiểu
biết của mình, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, giờ học, giờ chơi đan xen nhau một
cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả giúp trẻ tư duy, đọc thơ diễn cảm hằm
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Với những kiến thức tiếp thu được qua một số hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe hoạt
động trên lớp và ngoài giờ học, trẻ lớp tôi phát triển tốt về tư duy, thông minh hơn
và tự tin trong giao tiếp.
Bảng 2: Kết quả việc đọc thơ cho trẻ 4-5 tuổi nghe
Nhận thức
Thể hiện
Số trẻ
Mức độ

Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
28
80
27
77
35 trẻ
2
5
14,2
4
11
3
2
6
4
12
Nhận xét :Như vậy nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số trẻ đã nhận thức được
khi quan sát cô đọc thơ trẻ biết cảm nhận được nội dung của các nhân vật trẻ thể
hiện được bằng nét mặt cử chỉ về tính cách của các nhân vật trong tác phẩm

22


Bảng 3: So sánh với cùng kỳ năm trước
Kết quả năm 2013
Kết quả năm 2014

Số trẻ Mức độ
Nhận thức
Thực hiện
Nhận thức
Thực hiện
Số trẻ
%
Số
%
Số
%
Số
%
trẻ
trẻ
trẻ
1
18
52
17
48,5
28
80
27
77
35 trẻ
2
11
31
10

28,5
5
14,2
4
11
3
6
17
8
23
2
6
4
12
Nhìn vào bảng ta thấy kết quả của 2 năm khác nhau rõ rệt. Chứng tỏ rằng bằng
những phương pháp thực nghiệm trẻ đã nắm được yêu cầu tốt hơn nên đã nâng cao
hiệu quả về nhận thức đồng thời cũng tăng rõ rệt về mặt thể hiện so với năm trước
nhưng chưa được cao lắm.
Kết quả này đã chứng minh kiến thức văn học của trẻ được mở rộng đặc biệt là
kiến thức về thơ trẻ đã hứng thú. Mặc dù sự tiến bộ của nhóm thực nghiệm là chưa
nhiều nhưng phần nào chứng minh biện pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi trong
thực tiễn. .
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Bài học chung.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào việc đọc thơ cho trẻ
4-5 tuổi nghe, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã rút ra nhưng bài học kinh
nghiệm sau:
Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động
một cách tích cực nhất, biết tao cảm xúc cho trẻ khi khi nghe cô đọc thơ.
Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa trò

chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện.
Khuyến khích trẻ nói những ý nghĩ của trẻ qua nội dung hay chủ điểm nào đó
nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý.
Cho trẻ tham quan, hướng dẫn từ quan sát sự vật, hiện tượng nhằm mở rộng vốn
hiểu biết cho trẻ; kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của sự vật, hiện tượng
và nói lên nhận xét của mình.
Mở rộng vốn từ cho trẻ và khuyến khích trẻ sử dụng vốn từ trẻ học được trong
các hoạt động khác nhau, đặc biệt qua các trò chơi ngôn ngữ, trò chuyện, đàm
thoại giưa cô với trẻ, trẻ với trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe là một việc
làm thiết thực nhất trong chương trình đôi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự
sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem
lại kết quả cao.
- Bài học riêng: Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình
yêu nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định
hướngcho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp
tương đối phong phú.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở
vật chất tương đối đầy đủ và lớp tôi được chọn làm điểm cho khối..Ban giám hiệu
đã thường xuyên tổ chức bồi dươững chuyên môn và các đợt lên chuyên đề văn
học, hội thi đồ dung đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.
23


Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.
Qua việc nghiên cứu sáng kiến này, cũng như việc đã tổ chức một số tiết làm
quen với văn học nói chung và đọc thơ cho trẻ nghe nói riêng tại lớp, tôi đã rút ra
được một số bài học kinh nghiệm riêng cho bản thân như sau:
Ta có thể lên mạng internet dễ dàng tìm một số hình ảnh phù hợp không chỉ cho
các tiết đọc thơ cho trẻ nghe, mà còn có nhiều hình ảnh phục vụ cho môn học và

các hoạt động khác.
Sưu tầm một số đĩa phim hình có hình ảnh hấp dẫn, sống động trên thị trường rất
dễ, mà hình ảnh lại phù hợp với các bài thơ đọc cho trẻ nghe.
Nếu có sự tìm tòi, đầu tư, chịu khó chỉnh sửa hình ảnh cũng như các câu hỏi đàm
thoại sáng tạo thêm, một số trò chơi củng cố vào cuối tiết học… trẻ rất hứng thú và
kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Kết thúc tiết học, cô có thể cho cá nhân, nhóm trẻ trực tiếp được làm 1 số đồ chơi
tự tạo các loại, được đọc thơ , được đọc thơ qua hoạt động góc ở phòng máy
Kirdmart.
Nếu đã có sự đầu tư chuẩn bị, không những giúp trẻ hứng thú vào tiết học mà còn
được phụ huynh rất thích và khen ngợi.
Một số giáo viên trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi và cũng đạt được
kết quả tốt trong việc đọc thơ cho trẻ nghe.
Những hình ảnh đó được chỉnh sửa có thể lưu trữ rất lâu dài, nó là tài liệu quý mà
người giáo viên có được.Qua công trình nghiên cứu: “Một số biện pháp đọc thơ
cho trẻ 4-5 tuổi nghe theo hướng tích hợp” trên đây, tôi nhận thấy rằng trẻ 4-5 tuổi
có khả năng cảm thụ thơ. Tuy nhiên để tiết học đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo:
Xuất phát từ khả năng của trẻ, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học
tập, không áp đặt gò bó trẻ
-Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng đọc thơ
được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ đọc thơ, sưu tầm được
nhiều bài thơ hay, học thuộc nhiều bài thơ ngoài chương trình.
Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học.
Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong
phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ đọc thơ cho trẻ nghe.
Các ngày lễ 20/11, 8/3 ...tôi lên kế hoạch cho toàn bộ chị em đồng nghiệp sưu tầm,
sáng tác các bài thơ hay, có ý nghĩa đọc thơ cho trẻ nghe, ban giám hiệu đã nhận
xét có nhiều bài thơ đạt giải của trường.
Cô giáo phải là người đọc thơ diễn cảm trong hoạt động dayj trẻ đọc thơ để kích

thích đọc thơ rõ rãng, mạch lạc và diễn cảm.
Tiết học cô giáo phải tổ chức sao cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động.
Cô giáo có lòng nhiệt tình, tình thương yêu trẻ, gợi ý động viên trẻ để phát huy hết
khả năng tích cực của mình.
Khi rèn luyện kỹ năng đọc thơ cho trẻ, tôi đã chú ý đến cách diễn đạt ngôn ngữ,
cách thể hiện cử chỉ, điệu bộ cho phù hợp.
Công trình nghiên cứu “ Một sô biện pháp đọc thơ cho trẻ 4-5 tuổi nghe ,cho thấy
thơ là món ăn tinh thần không thể thiếu với trẻ. Vì nó vừa là nội dung, vừa là
phương tiện để giáo dục trẻ phát triển mọi mặt đặc biệt là phát triển ngôn ngữ
24


mạch lạc. Trẻ sẽ ngày một thông minh hơn, học tập sau này sẽ tốt hơn. Như vậy
chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
- Bài học thành công.
Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt, trẻ đã hứng thú với hoạt
động đọc thơ cho trẻ nghe thơ, trẻ tích cực hơn, hứng thú hơn với hoạt động nghe
cô giáo đọc thơ, trẻ năng động hơn và tự tin thể hiện mình, bộc lộ cảm xúc của bản
thân.
Trong phạm vi đề tài, bước đầu tôi nghiên cứu một số biện pháp đọc thơ cho trẻ
nghe, góp phần nâng cao kiến thức của bản thân có một nền tảng cơ bản.
Kết quả thực nghiệm mà bản thân tôi thu được đã cho thấy tính khả quan của đề
tài, nó phù hợp với giả thiết mà tôi đưa ra. Vì vậy việc đưa tiết dạy đọc thơ cho trẻ
nghe vào trong Trường mầm non là hoàn toàn thực hiện rất tốt và đó là một việc
làm cần thiết.Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia khám phá để phát triển các mặt một
cách toàn diện.
Để hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe được tiến hành tốt tôi dã quan tâm lựa chọn và
sưu tầm tác phẩm thơ cho trẻ
Giáo viên quan tâm đến hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe tạo điều kiện để trẻ được
nghe thơ ở mọi lúc mọi nơi, dưới nhiều hình thức phong phú và nội dung đa dạng

giúp hoạt động nghe trở lên sôi nổi và cuốn hút trẻ
- Bài học chưa thành công.
Do kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn trong quá trình làm đề tài, chắc chắn nhiều
thiếu sót. Vì vậy rất cần sự đóng góp của các đồng nghiệp để giúp tôi thực hiện tốt
được đề tài này.
Qua thời gian nghiên cứu tôi chưa thỏa mãn với kết quả mà trẻ đạt được vì còn một
số trẻ khả năng thể hiện tái tạo lại bài thơ chưa được tốt, trẻ chưa mạnh dạn tham
gia vào hoạt động
III. Phần kết luận, kiến nghị.
1. Phần kết luận.
Bộ môn “ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đọc thơ cho
trẻ nghe nói riệng” là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng. Nó giúp
trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tình cảm cho trẻ. Trong đó đọc thơ
cho trẻ nghe đóng vai trò hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp trẻ cảm nhận được
tác phẩm văn học một cách tốt nhất mà còn là cơ sở cho sự cảm thụ văn học của trẻ
ở các bậc học tiếp theo chung. Trong đề tài này, tôi tập trung chủ yếu vào việc
nghiên cứu kỹ năng đọc thơ cho trẻ nghe của trẻ mẫu giáo nhỡ, từ việc tìm hiểu
tình hình , xác định nguyên nhân về việc đọc thơ cho trẻ nghe của trẻ ở trường
Mầm Non và trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cũng như biện pháp tôi đã sử
dụng để nâng cao khả năng đọc thơ cho trẻ được tốt hơn. Bản thân phải tự học hỏi
đồng nghiệp. Cô giáo phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp mình để có
biện pháp thực hiện phù hợp. Trẻ phải được thực hiện thường xuyên ,làm tốt cô
phải động viên trẻ chưa tốt cô phải khuyến khích để trẻ cố gắng hơn.
Do kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn trong quá trình làm đề tài, chắc còn nhiều
thiếu sót. Vì vậy rất cần sự đóng góp của các đồng nghiệpđể giúp tôi thực hiện tốt
được đề tài này .
25



×