Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giao quyền trong trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.67 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng,hiệu quả của quá trình giải
quyết công việc, ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trong quản trị
phụ thuộc rất nhiều vào việc giao phó quyền hạn cho các cá nhân, bộ phận trong
tổ chức. Trong thời kì hội nhập nền kinh tế hiện nay, nhà quản trị không thể một
mình làm tất cả mọi việc để thực hiện mục tiêu của tổ chức, nên việc giao quyền
là tất yếu, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sự phát triển tổ
chức. Không những thế, đây còn là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới
sự thành công của nhà quản trị. Giao quyền không chỉ đơn giản là việc giao phó
quyền hạn cho các cấp quản trị mà nó là nghệ thuật.
Để có thể cạnh tranh và trở thành một doanh nghiệp lớn, phát triển, có vị
trí trên thị trường, mỗi doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức, giao quyền một cách
khoa học. Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh là một trong
những doanh nghiệp đạt được tốc độ phát triển cao và ổn định. Để đạt được
những tựu này, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đạt được.
Điều này cho thấy, Trung tâm đã có các chiến lược kinh doanh sáng suốt cùng
cách giao phó quyền hạn hợp lý, khoa học trong tổ chức. Vậy giao quyền là gì?
Nó có vai trò như thế nào? Việc giao phó quyền hạn cho các cấp trong tổ chức
có ưu và nhược điểm gì? Và làm sao để giao quyền hiệu quả? Trước những câu
hỏi đặt ra như vậy, em chọn đề tài: “Giao quyền trong Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và Phát triển sinh vật cảnh Việt Nam’’ làm đề tài cho bài tiểu luận bộ
môn quản trị học với mục đích hiểu rõ hơn về môn học cũng như để trả lời cho
những câu hỏi trên.
Tuy nhiên, do sự am hiểu và nhìn nhận thực tiễn còn những hạn chế nhất
định nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong quý thầy, cô góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thành tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!


2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO QUYỀN
Khi mục tiêu, các chiến lược và kế hoạch của tổ chức đã được xác định,
nhà quản trị cần phải xây dựng một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm hỗ trợ cho
việc đạt được mục tiêu. Chức năng tổ chức đứng ở vị trí thứ hai trong tiến trình
quản trị, nhưng nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tổ chức. Nói cách
khác, tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị. Thật
vậy các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy 70-80% những khiếm
khuyết trong việc thực hiện các mục tiêu là do yếu kém của công tác tổ chức.
Xét từ góc độ của khoa học quản trị, ta có thể hiểu bản chất của chức năng
tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt
động quản trị đạt được mục tiêu của nó. Nội dung chức năng tổ chức được xem
xét bao gồm việc phân chia và hình thành các bộ phận trong tổ chức, xây dựng
cơ cấu tổ chức nhằm xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách
nhiệm giữa các bộ phận, những cơ sở để thiết kế cấu trúc tổ chức ví dụ như vấn
đề giao quyền trong quản trị. Để hiểu rõ hơn về giao quyền và vận dụng vào
công việc quản trị trong thực tiễn ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về giao quyền.
1.1. Khái niệm về giao quyền
“Giao quyền là giao phó nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp quản trị theo
từng chức vụ trong cơ cấu quyền lực của tổ chức để họ thực hiện thẩm quyền
của mình nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức”.
- Nhiệm vụ được hiểu là những công việc hay những phần công việc mà
các thành viên trong tổ chức phải thực hiện để đạt được mục tiêu.
- Quyền hạn được hiểu là quyền được sử dụng các nguồn lực của tổ chức
để thực hiện các nhiệm vụ. Trong mỗi tổ chức đều có sự giao quyền nào đó,
nhưng không thể có sự giao quyền tuyệt đối.
Giao quyền chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.

Quyền hạn được giao cho các chức vụ chứ không phải giao cho cá nhân,
nhưng vì mỗi chức vụ do một cá nhân cụ thể nắm giữ trong một thời gian nhất
định nên quyền hạn luôn gắn liền với cá nhân.
3


Nhà quản trị có thể và cần phải giao quyền hạn xuống cho nhân viên để
họ có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn phải gánh chịu trách nhiệm.
1.2. Các hình thức giao quyền
Có thể giao quyền theo các hình thức như là:
- Giao quyền theo chức năng: Là hình thức giao quyền theo chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức; chẳng hạn như: Sản xuất, cung ứng, marketing, nhân sự,
tài chính…
- Giao quyền theo chiến lược: Là hình thức giao quyền cho các cấp bậc
trung gian, phía dưới để thực hiện các chiến lược như là: Xác định giá cả, lựa
chọn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm…
1.3. Nội dung các bước giao quyền
Quyền hạn được giao khi cấp trên cho cấp dưới được ra quyết định. Cấp
trên không thể giao phó những quyền hạn họ không có, cấp trên cũng không
giao phó toàn bộ quyền hạn của mình cho cấp dưới. Bởi vì như vậy họ đã trao
quyền hạn của mình cho cấp dưới.
Quá trình giao quyền được thực hiện thông qua các bước như sau:





Xác định kết quả mong muốn
Giao nhiệm vụ
Giao phó quyền hạn để hoàn thành các nhiệm vụ đó

Bắt mọi người phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
Giao quyền là một quá trình liên tục, không thể tách rời các bước này một
cách riêng rẽ. Bởi lẽ, việc mong muốn một người hoàn thành nhiệm vụ mà
không giao quyền thực hiện chúng là vô nghĩa, cũng như giao quyền mà không
biết nhiệm vụ với kết quả cuốicùng là gì thì nó sẽ bị lợi dụng.
1.4. Nguyên tắc giao quyền
Để giao quyền đạt hiệu quả cần nắm được các nguyên tắc sau:






Phải có thông tin đầy đủ về người được giao quyền
Phải căn cứ vào năng lực để giao quyền tương xứng
Quyền được giao phải rõ ràng về nội dung, phạm vi và trách nhiệm
Phải kiểm tra, đánh giá việc sử dụng quyền được giao
1.5. Nghệ thuật giao quyền
Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc, thì việc giao quyền cần phải
4


quan tâm đến nghệ thuật giao quyền. Hầu hết các thất bại trong việc sử dụng
quyền hạn được giao là do không có nghệ thuật khi giao quyền cho cấp dưới của
nhà quản lý. Mặc dù, giao quyền là hành động bình thường của nhà quản lý
nhưng việc giao quyền thô thiển hoặc không phù hợp chính là nguyên nhân căn
bản dẫn đến sự thất bại trong giao quyền. Vì thế, để nâng cao chất lượng giao
quyền nhà quản lý cần chú ý đến các khía cạnh sau:







Sự chấp thuận của cấp dưới khi nhận quyền
Thái độ tin tưởng với cấp dưới
Sự chia sẻ với cấp dưới
Sự chấp nhận những sai lầm nhất định của cấp dưới
Xây dựng và sử dụng hệ thống kiểm tra rộng rãi
Hầu hết các thất bại khi giao quyền là nhà quản lý đã cố ép buộc cấp dưới
không được phép mắc sai lầm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà quản
lý thường xuyên kiểm tra, giám sát quyền hạn đã giao phó cho cấp dưới. Điều
này đã làm giảm hiệu quả sử dụng quyền hạn được giao của cấp dưới.
Chúng ta nên nhớ rằng,bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm, cấp dưới cũng
phải được phép mắc sai lầm, thiệt hai của chúng phải được coi như là đầu tư cho
con người. Thay vì giám sát thì nhà quản lý có thể khuyên bảo, cung cấp thông
tin đầy đủ cho cấp dưới để tránh mắc sai lầm khi sử dụng quyền hạn được giao
để giải quyết công việc. Sự tin tưởng vào năng lực và phẩm chất của của người
nhận quyền là một đòi hỏi quan trọng với nhà quản lý khi giao quyền.

5


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG GIAO QUYỀN TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SINH VẬT CẢNH
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển
sinh vật cảnh Việt Nam



Tên đơn vị: Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh

Việt Nam


Tên tiếng anh: Vietnam Natural and Traditional Beauty of

Development

Preservation and Research Centre.



Tên giao dịch thương mại: Vinatrace



Trụ sở chính: Số 2 dãy B Khu tập thể ban quản lý Lăng, Đường Láng,

Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.


Điện thoại: 04.37333591



Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế với Mã số

Fax: 04.37346490


doanh nghiệp là 0101310230
Tên cơ quan sáng lập: Hội sinh vật cảnh Việt Nam



Quyết định thành lập doanh nghiệp số 329/QĐ-TW ngày 06 tháng 12



năm 2001.
*

Quá trình phát triển từ tháng 12 năm 2001 đến nay:

Khi mới thành lập Trung tâm có 1 trụ sở chính địa chỉ số 2 dãy B khu tập
thể BQL Lăng, Đường Láng, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội với 65 lao động và 300m2
diện tích vườn cây ở Xã Vân Côn - Hoài Đức - Hà Nội.
Đến nay, tuy vẫn chỉ có 1 trụ sở chính nhưng Trung tâm đã có 150 lao
động, 1 văn phòng đại diện tại số 19 Ngọc Hà, P. Ngọc Hà, Q.Ba Đình, Hà Nội
và gần 800m2 diện tích vườn cây tại 2 địa điểm:
+

Địa điểm 1: Xã Vân Côn - Hoài Đức - Hà Nội

+

Địa điểm 2: Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội

1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và

6


phát triển sinh vật cảnh Việt Nam.
 Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực sinh vật
cảnh và môi trường, bao gồm: Quy trình công nghệ về nhân giống, chiết ghép,
lai tạo các loại giống cây trồng; Sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, trừ
bệnh nguồn gốc sinh học; Phương pháp xử lý rác thải, nước thải, cải tạo đất, vệ
sinh môi trường; thiết kế lập dự án, thi công xây dựng sân vườn theo phong cách
truyền thống và hiện đại.
 Điều tra khảo sát các loại cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây có giá trị văn
hóa lịch sử
 Sản xuất, kinh doanh, giới thiệu, trưng bày, duy trì chăm sóc các loại
cây hoa,cây cảnh, thảm cỏ, chim, cá, gỗ lũa, đá cảnh, hòn non bộ và tác phẩm
điêu khắc hội họa.
 Thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực tin học
chuyên ngành, bảo tồn và phát triển nguồn gen, nguồn sinh vật cảnh có giá trị;
thiết kế trang trí nội, ngoại thất bằng hoa, cây cảnh; chuyển giao công nghệ, tư
vấn đầu tư tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về chuyên môn trong lĩnh vực sinh
vật cảnh và môi trường.
2.2. Thực trạng việc ứng dụng giao quyền tại Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và Phát triển sinh vật cảnh Việt Nam
2.2.1. Biểu hiện việc ứng dụng giao quyền tại Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và Phát triển sinh vật cảnh Việt Nam
Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm được thể hiện một
cách chuyên nghiệp. Việc giao phó quyền hạn cho các nhà quản trị cấp cao, cấp
trung gian hay các cá nhân người thừa hành khác rất rõ ràng. Các phòng, ban
được phân bổ một cách khoa học và hợp lý. Phân cấp cụ thể, trách nhiệm của
mỗi thành viên và phòng ban trong Trung tâm.
Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:


7


Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

Phòng Kế hoạch tổng
hợp

Tổ duy trì cây xanh,
cây cảnh

Phòng Tổ chức

Phòng Quản lý sản
xuất

Phòng Tài
chính - Kế toán

Tổ duy trì

Tổ duy trì

thảm cỏ


mặt hồ

Tổ duy trì vệ sinh
môi trường

(2.2.1a Sơ đồ tổ chức và quản lý của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và
phát triển sinh vật cảnh Việt Nam)

8


Thứ hai: Quy mô, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và hệ thống phân phối
của Trung tâm khá rộng lớn, trên phạm vi cả nước và ngày càng thâm nhập sâu
rộng vào khu vực và trên thế giới.
Thứ 3: Trung tâm đã và đang cử nguồn nhân lực là các cấp quản trị, cán
bộ, công nhân viên trong Trung tâm sang học ở các ngành công nghệ di truyền,
gen,… tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất máy móc, các ngành nằm
trong mục tiêu chiến lược của Trung tâm để phát triển nguồn nhân lực với trình
độ cao, có thể trở thành nhà quản lý và giao quyền trong tương lai.
2.2.2.Thực trạng việc ứng dụng giao quyền tại Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam
Giao quyền ngày càng có sự ảnh hưởng sâu rộng và được áp dụng rộng rãi
ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Chính vì thế, nó đã dần
trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng và chiến lược nhằm thực hiện
mục tiêu chung của tổ chức.
Việc áp dụng nguyên tắc giao quyền vào các tổ chức, doanh nghiệp là
khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu và mục tiêu của mỗi tổ chức mà giao
quyền theo chức năng hay theo chiến lược. Từ sơ đồ (2.2.1a) ta có thể thấy
Trung tâm là một trong những doanh nghiệp áp dụng hình thức giao quyền theo
chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng và khá triệt để.

Thứ nhất: Các cấp quản trị theo từng chức vụ như: Đại hội cổ đông Ban
Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng ban, các Tổ…trong cơ cấu quyền lực của
Trung tâm được giao phó quyền hạn để họ thực hiện thẩm quyền riêng, trên từng
lĩnh vực của mình nhằm thực hiện mục tiêu chung của Trung tâm là giữ vững
thương hiệu và ngày càng phát triển.
Thứ hai: Sự giao quyền rõ ràng theo chức năng .Đại hội đồng cổ đông
thường niên của Trung tâm năm 2012 đã phê chuẩn và giao quyền điều hành cho
hai người trong Hội đồng quản trị. Những người này được sử dụng chức vụ và
quyền hạn của mình để hướng tới mục tiêu phát triển Trung tâm. Đồng thời Hội
đồng quản trị cũng bầu ra và giao quyền cho năm người trong Ban Kiểm soát
nhằm quản lý các hoạt động của doanh nghiệp như: sản xuất, kinh doanh, nhân
9


sự, nghiên cứu & phát triển, phát triển vùng nguyên liệu, marketing,…
Cụ thể việc giao quyền cho các cấp quản trị theo từng chức năng trong cơ
cấu của Trung tâm như sau:
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 của Trung tâm
đã phê chuẩn và giao quyền điều hành cho hai thành viên trong Hội đồng quản
trị.
Thứ ba: Chức vụ của các cấp quản trị cũng như nhiệm vụ của các phòng,
ban trong Trung tâm là độc lập với nhau, rõ ràng về phạm vi và trách nhiệm. Họ
sử dụng chức vụ và quyền hạn của mình để giải quyết công việc trên các lĩnh
vực khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển ngày càng
vững mạnh. Tuy nhiên các cấp quản trị này vẫn phải chịu sự kiểm tra và quản lý
của Hội đồng quản trị.
2.2.3.Đánh giá thực trạng việc giao quyền tại Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam
2.2.3.1. Ưu điểm của việc giao quyền trong Trung tâm Nghiên cứu bảo
tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam

- Giao quyền đã tạo cho cấp dưới của công ty một sự chủ động và độc lập
cần thiết để hoàn thành mục tiêu phát triển chung của cả Trung tâm. Không
những thế, nó còn tạo cho nhân viên ở đây có cơ hội thử thách một công việc
độc lập và tạo ra cơ hội cho nhân viên của Trung tâm sáng tạo trong khi thực
hiện công việc.
- Giúp giảm tải khối lượng lớn công việc cho nhà lãnh đạo cấp cao của
Trung tâm, nhờ đó nhà lãnh đạo có thể tập trung vào những công việc quan
trọng của tổ chức.
- Nhờ giao quyền một cách khoa học và hợp lý mà Trung tâm đã tạo nên
một hệ thống quản lý chặt chẽ, và có tính chật tự cao.
- Việc giao quyền cho cấp dưới đã tạo ra động lực và khuyến khích nhân
viên của Trung tâm duy trì trách nhiệm, mong muốn và nỗ lực hoàn thành công
việc.
- Tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn trong Trung tâm.
10


2.2.3.2. Nhược điểm của việc giao quyền trong Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam
- Nhà quản trị của Trung tâm cần nhiều thời gian để giải thích công việc
cho người được giao quyền.
- Việc giao quyền có thể gây ra trùng lặp các chức năng trong Trung tâm,
điều này sẽ làm tăng chi phí quản lý và vận hành hệ thống của Trung tâm.
- Việc giao quyền dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, do cần phải xây dựng
hệ thống quản lý bổ sung cho phù hợp và vì có thêm nhiều cấp quản trị.

11


CHƯƠNG 3

RÚT RA BÀI HỌC VỀ VIỆC GIAO QUYỀN
Giao quyền mang lại rất nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp trên
cả nước và thế giới nói chung và cho Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển sinh vật cảnh Việt Nam nói riêng. Giao quyền có vai trò quan trọng, quyết
định đến hiệu quả của tổ chức.
Lợi ích rõ ràng của giao quyền là giúp giảm tải công việc cho nhà quản trị
cấp cao để có nhiều thời gian tập trung vào các kế hoạch và chiến lược dài hạn
của doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ được phát triển các kĩ năng mới khi làm
nhiệm vụ, qua đó tạo động lực, khuyến khích họ làm việc và có trách nhiệm hơn
trong công việc, làm tăng mức độ gắn kết của nhân viên góp phần vào sự thành
công của tổ chức.
Mặc dù giao quyền là một tất yếu nhưng không phải lúc nào việc giao
quyền cũng mang lại hiệu quả. Bên cạnh những lợi ích tốt mà giao quyền mang
lại nó còn có những hạn chế nhất định, tác động đến các khía cạnh khác nhau
của doanh nghiệp, tổ chức như là việc làm trùng lặp chức năng, làm phát sinh
chi phí trong tổ chức của doanh nghiệp vì phải xây dựng những hệ thống quản lý
bổ sung, cũng như chi phí để vận hành hệ thống đó…
Vậy để nâng cao hiệu quả cũng như khắc phục được những hạn chế của
việc giao quyền, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà quản trị cấp cao cần phải có
những biện pháp, phải tuân thủ những nguyên tắc và nghệ thuật giao quyền một
cách phù hợp nhất. Cụ thể như sau:


Nhà quản trị phải xác định công việc được giao và giao phó quyền hạn tương



ứng, phù hợp với đối tượng được giao quyền.
Sẵn sàng chia sẻ về những vấn đề liên quan đến quyền hạn được giao.
Sẵn sàng tạo cơ hội cho đối tượng được giao quyền, khuyến khích họ, giúp đỡ




họ và khen ngợi, biểu dương nếu họ có năng lực và làm việc hiệu quả. Điều này
không những cải thiện được mối quan hệ giữa các cấp quản trị với người được
giao quyền mà còn tạo hiệu quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu của tổ


chức, doanh nghiêp.
Thái độ tin cậy với đối tượng được giao quyền để việc giao quyền được thuận
12




lợi và đạt hiệu quả tốt nhất.
Phải thiết lập và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi,để giám sát,kiểm tra xem quyền
lực được giao có được sử dụng đúng đắn và hiệu quả.

13


KẾT LUẬN
Qua lý luận và thực tiễn cũng như những lợi ích mà giao quyền mang lại
chúng ta nhận thấy rằng giao quyền là một nghệ thuật, nghệ thuật tạo nên sự
thành công của nhà quản trị, của các tổ chức, doanh nghiệp.
Để việc giao quyền đạt hiệu quả cao nhất, song song với việc phải tuân
thủ các nguyên tắc và nghệ thuật giao quyền thì các đối tượng được giao quyền
cũng phải có trách nhiệm, hành động có kế hoạch và chủ động nắm bắt thông tin
của tổ chức. Đồng thời, các nhà quản trị cấp cao cũng phải thường xuyên chia

sẻ, khích lệ và động viên để cấp dưới thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình góp phần đạt mục tiêu chung của tổ chức.
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp, hay các nhà quản trị lại có hình thức giao
quyền khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà xác định hình thức hợp lý.
Ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam,
nhờ giao quyền hợp lý mà Trung tâm ngày càng phát triển, có hệ thống tổ chức,
quản lý chặt chẽ trên phạm vi cả nước, luôn là Trung tâm có uy tín và thương
hiệu trên thị trường.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị học (2007)_Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản Thống
kê Hà Nội.
2. />3. Một số website khác.

15



×