Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ MINH TRÍ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO
SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ MINH TRÍ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO
SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2010


MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ ĐỐI VỚI
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TÝP O TRÊN HEO
SAU TIÊM PHÒNG TẠI HUYỆN CỦ CHI
LÊ MINH TRÍ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. THÁI QUỐC HIẾU
Chi cục thú y Tiền Giang

3. Phản biện 1:

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:


TS. THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG
Cơ quan Thú y vùng 6

5. Ủy viên:

PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN
Hội Thú y Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
*********

Họ và tên: LÊ MINH TRÍ
Ngày sinh: 24/10/1981
Nơi sinh:

ĐĂKLĂK

Họ tên Cha: LÊ ANH PHỤNG
Họ tên Mẹ: VŨ THỊ HOA
Quá trình học tập:
1996-1999: Học tại trường Phổ thông Trung học Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh,
Tp. HCM.
1999-2004: Học tại trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, chuyên ngành
Bác sỹ thú y, hệ chính quy.

2006-2010: Học Cao học chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Nông Lâm
Tp. HCM.
Tình trạng gia đình: đã kết hôn
Họ tên Vợ: NGUYỄN PHÚC BẢO PHƯƠNG
Địa chỉ liên lạc:
Email:
Điện thoại: 0989 985 285

iii


LỜI CAM ĐOAN
*********
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

LÊ MINH TRÍ

iv


LỜI CẢM TẠ

Muôn vàn kính yêu con xin kính dâng lên Ba Phụng, Má Hoa đã cho con có ngày
hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
-


Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM,

-

Phòng Sau đại học,

-

Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y,

-

Toàn thể quý thầy, cô, cán bộ công nhân viên của Khoa

Đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
-

Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Tp. HCM,

-

Lãnh đạo Trạm Chẩn đoán - xét nghiệm và điều trị,

-

Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật,

-


Trạm Thú y Củ Chi,

-

Phòng Tổng hợp vi tính,

-

Các cán bộ viên chức của Chi cục Thú y Tp. HCM, đặc biệt là các cán bộ

thuộc bộ môn Siêu vi - huyết thanh và bộ môn Hóa lý
Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến:
PGS.TS. Trần Thị Dân đã tận tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và động viên quý báu của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.

v


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1

1.2.


MỤC TIÊU ................................................................................................2

1.3.

YÊU CẦU..................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN.......................................................................................3
2.1.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG...............................................................3

2.1.1.

Lịch sử nghiên cứu bệnh ............................................................................3

2.1.2.

Giới thiệu vi-rút LMLM.............................................................................4

2.1.2.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc kháng nguyên ..............................................4
2.1.2.2. Sức đề kháng..............................................................................................5
2.1.3.

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh.....................................................................6

2.1.4.

Miễn dịch đối với vi-rút LMLM.................................................................8

2.1.5.


Các biện pháp phòng bệnh .........................................................................9

2.1.6.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm........................................................... 10

2.2.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN....10

2.3.

TÌNH HÌNH BỆNH LMLM HIỆN NAY .................................................12

2.3.1.

Tình hình bệnh LMLM trên thế giới......................................................... 12

2.3.2.

Tình hình bệnh LMLM và nghiên cứu liên quan ở nước ta....................... 13

2.3.3.

Nỗ lực khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn cầu........................... 15

2.4.

GIỚI THIỆU HUYỆN CỦ CHI ............................................................... 16


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18
3.1.

THỜI GIAN............................................................................................. 18

3.2.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................18

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................18

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18

3.4.1.

Phân bố mẫu ............................................................................................ 18

3.4.2.

Đánh giá tỷ lệ nhiễm vi-rút LMLM trên đàn heo ......................................21

3.4.3.

Xác định tỷ lệ bảo hộ và phân tích một số yếu tố liên quan mức bảo hộ ...22


vi


3.4.4.

Lập mô hình hồi quy logistic thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ bảo hộ
đối với bệnh LMLM.................................................................................24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26
4.1.

TỶ LỆ NHIỄM VI-RÚT LMLM TRÊN ĐÀN HEO ................................ 26

4.2.

TỶ LỆ BẢO HỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC BẢO HỘ .28

4.2.1.

Phân tích theo CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch ..28

4.2.2.

Tỷ lệ bảo hộ theo quy mô ở các loại hình chăn nuôi .................................29

4.2.3.

Tỷ lệ bảo hộ tại các thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng ............................ 32

4.2.4.


Khả năng bảo hộ theo hạng heo................................................................ 33

4.2.4.1. Phân tích theo hạng heo và một số yếu tố liên quan..................................33
4.2.4.2. Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái ..........................................................................35
4.2.4.3. Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị .....................................................................37
4.2.4.4. Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt .........................................................................38
4.3.

LẬP MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC....................................................39

4.3.1.

Chọn các yếu tố liên quan ........................................................................39

4.3.2.

Mã hóa các mức của các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ.............................. 39

4.3.3.

Mô hình hồi quy logistic ..........................................................................40

4.3.3.1. Mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo nái..........................................40
4.3.3.2. Mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo hậu bị.....................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 43
5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................. 43


5.2.

TỒN TẠI .................................................................................................44

5.3.

ĐỀ NGHỊ.................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................45
PHỤ LỤC.............................................................................................................49

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVIS

The Advanced Veterinary Information System

BHK

Baby hamster kidney

CIDRAP

Center for Infectious Disease Research and Policy

CTAT

Chương trình an toàn dịch


DTH

Dịch tả heo

GPS

Global Positioning System

IRES

Internal ribosome entry site

LHCN

Loại hình chăn nuôi

LMLM

Lở mồm long móng

OIE

Office International des Epizooties

PD50

50% protective dose

PI


Percent inhibition

QMCN

Quy mô chăn nuôi

TĐLM

Thời điểm lấy mẫu

Tiêm2L

Tiêm hai lần

UTR

Untranslated region

WRLFMD

World Reference Laboratory for Foot and Mouth Disease

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tổng đàn và số lượng mẫu khảo sát theo cơ sở chăn nuôi và hạng heo .18
Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái......................19

Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi nái – thịt ............19
Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo quy mô chăn nuôi ở loại hình nuôi thịt .....................20
Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu có kháng thể kháng protein 3ABC của vi-rút LMLM ...........27
Bảng 4.2: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ tại các CSCN có hay không
tham gia chương trình an toàn dịch bệnh LMLM ....................................28
Bảng 4.3: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mô
ở loại hình nuôi nái .................................................................................29
Bảng 4.4: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ theo quy mô
ở loại hình nuôi nái - thịt.........................................................................30
Bảng 4.5: Tỷ lệ mẫu bảo hộ ở loại hình nuôi thịt theo quy mô chăn nuôi ..............31
Bảng 4.6: Tỷ lệ CSCN và mẫu bảo hộ ở các loại hình và quy mô chăn nuôi .........31
Bảng 4.7: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ tại các TĐLM sau tiêm phòng ..32
Bảng 4.8: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ trên các hạng heo
ở các CSCN có hay không tham gia chương trình an toàn dịch ...............33
Bảng 4.9: Tỷ lệ bảo hộ và PI trung bình mẫu bảo hộ trên các hạng heo ở các LHCN.34
Bảng 4.10: Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái theo lứa đẻ ở 2 loại hình chăn nuôi ..............35
Bảng 4.11: Tỷ lệ bảo hộ trên heo nái theo quy trình tiêm phòng............................ 36
Bảng 4.12: Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị sau các lần tiêm phòng ........................... 37
Bảng 4.13: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt ở các QMCN tại các TĐLM sau tiêm phòng..38
Bảng 4.14: Mã hóa các mức của các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ ........................ 39
Bảng 4.15: Các hạng mục của mô hình về các yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ
trên heo nái ............................................................................................. 40
Bảng 4.16: Các thông số của mô hình dự đoán xác suất bảo hộ trên heo nái..........40
Bảng 4.17: Các thông số của mô hình các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bảo hộ
trên heo hậu bị ........................................................................................ 41
Bảng 4.18: Các thông số của mô hình dự đoán tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị ..........42

ix



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bảo hộ ở các CSCN có hay không tham gia
chương trình an toàn dịch ............................................................................28
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mẫu bảo hộ tại các thời điểm lấy mẫu sau tiêm phòng ................32
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bảo hộ trên heo hậu bị sau các lần tiêm phòng.............................37

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bộ gen vi-rút LMLM mã hóa các protein ............................................... 5
Hình 2.2: Phân bố bệnh LMLM trên thế giới .......................................................13
Hình 2.3: Bản đồ huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh ............................................17

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Quy trình kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC....21
Sơ đồ 3.2: Quy trình kỹ thuật ELISA bán định lượng kháng thể
kháng virus LMLM týp O đủ khả năng bảo hộ trên heo ..........................23

x


TÓM TẮT
Đề tài “Một số yếu tố liên quan mức bảo hộ đối với bệnh lở mồm long móng týp O
trên heo sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả
tiêm phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) týp O và xác định một số yếu tố ảnh hưởng
khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM trên heo sau tiêm phòng. Tổng số 1.599 mẫu máu
heo tại 100 cơ sở chăn nuôi (CSCN) được khảo sát từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 6 năm
2010 tại huyện Củ Chi bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC
(nhiễm vi-rút thực địa) và kháng thể kháng vi-rút LMLM týp O (kháng thể bảo hộ sau tiêm

phòng). Mức kháng thể sau tiêm phòng được xem là bảo hộ khi PI ≥ 50 %.
Phát hiện 2 heo có kháng thể dương tính với protein 3ABC (tỷ lệ 0,16 %) nhưng
chúng lại có mức PI kháng thể bảo hộ 90 – 100 %.
Tỷ lệ heo được bảo hộ sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi là 71,73 %, với mức
PI kháng thể trung bình 87,26 %, trong khi chỉ có 51 % CSCN có từ 75 % mẫu bảo
hộ trở lên.
Các CSCN tham gia chương trình an toàn dịch có 82,31 % heo được bảo hộ và
mức PI kháng thể đạt 88,64%, trong khi ở các cơ sở không tham gia chương trình này có
tỷ lệ bảo hộ 53,79 % nhưng mức PI kháng thể 83,72 %.
Tỷ lệ bảo hộ cao nhất ở thời điểm dưới 60 ngày sau tiêm phòng (74,06 % - 74,41 %)
và có xu hướng giảm dần theo thời gian (55,88 %) ở thời điểm trên 90 ngày sau tiêm phòng).
Heo đực có tỷ lệ bảo hộ cao nhất (90,91 %), kế đến là heo nái và hậu bị (77,59 % 83,70 %) và thấp nhất là heo thịt (55,94 %).
Heo hậu bị được tiêm phòng LMLM hai lần có tỷ lệ bảo hộ 94,61 %, cao hơn so
với 51 % nếu chỉ tiêm phòng một lần.
Loại hình chăn nuôi và CSCN tham gia chương trình an toàn dịch liên quan chặt
đến tỷ lệ bảo hộ trên đàn heo nái. Phương trình dự đoán xác suất heo nái được bảo hộ:
p=

e (– 0,665 + 0,708 LHCN + 1,488 CTAT)
1 + e (– 0,665 + 0,708 LHCN + 1,488 CTAT)

Quy mô chăn nuôi và số lần tiêm phòng LMLM ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bảo
hộ trên đàn heo hậu bị. Phương trình dự đoán xác suất heo hậu bị được bảo hộ là:
p=

e (– 0,377 + 0,654 QMCN + 2,605 Tiêm2L)
1 + e (– 0,377 + 0,654 QMCN + 2,605 Tiêm2L)
xi



ABSTRACT
The thesis “Some factors relating to the levels of protection from serotype O
foot-and-mouth disease in pigs after the vaccination in Cu Chi district” was
conducted in purpose of evaluating the efficiency of vaccination on foot-and-mouth
disease in pigs (FMD) and finding some factors that may affect the ability of FMD
immunisation after vaccination. Total 1,599 samples of pig blood of 100 swine
farms had been collected from May of 2009 to June of 2010 in Cu Chi. These
samples were tested using ELISA technique for detecting antibody to protein 3ABC
and antibody to virus FMD serotype O.
The study indicated 2 swine that have antibody positive to protein 3ABC (0.16
%) but the level of ELISA - antibody PI was from 90 – 100 %.
The protection rate of pigs after vaccination in Cu Chi was 71.73 % with antibody
PI was 87.26 %, while only 51 % of swine farm had more than 75 % protected pigs.
Most of swine farms attended the epidermic-security program reached the
protection rate at 82.31 % with antibody PI of 88.64 %. However, the protection rate of
the non-attended epidermic-security program farms was 53.79 % with antibody PI of
83.72 %.
The protection rate was highest when samples were taken prior to 60 days after
vaccination (74.06 % – 74.41 %) and then gradually reduced.
Boar reached the highest protection rate (90.91 %), followed by sow and
replacement gilts (77.59 % - 83.70 %), the lowest was in finishing pigs (55.94 %).
In gilts receiving two shots of FMD reached the protection rate at 94.61 %, being
more effective than gilts receiving once.
Operation profile and swine farm attending the epidermic-security program
related to the rate of immunization in the sow. The equation predicted the probability of
protection in sow:

p=

e (– 0.665 + 0.708 LHCN + 1.488 CTAT)


1 + e (– 0.665 + 0.708 LHCN + 1.488 CTAT)
The farm size and the time of vaccination influenced the protection rate in gift. This
equation predicted the probability of protection in gilts:
p=

e (– 0.377 + 0.654 QMCN + 2.605 Tiêm2L)
1 + e (– 0.377 + 0.654 QMCN + 2.605 Tiêm2L)
xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ đô

thị hóa cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần (diện tích đất
nông nghiệp của thành phố năm 2010 khoảng 103.182 ha, trung bình giảm hơn
1.176 ha/năm, đến năm 2020 ước tính còn khoảng 86.327 ha). Để duy trì giá trị sản
xuất nông nghiệp hàng năm vẫn tăng trưởng khá, thành phố phải nghiên cứu kỹ lợi
thế và tiềm năng, định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp kỹ thuật
công nghệ cao. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.
HCM, sau 4 năm (2006-2009) thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đàn bò vẫn giữ mức trên 100.000 con. Trong đó, số lượng bò sữa
chiếm 77 % với 77.000 con, tăng 8,2 %/năm; số lượng heo xuất chuồng trên
300.000 con/năm với giá trị thu về trên 3.000 tỉ đồng/năm... Trong chiến lược phát
triển ngành nông nghiệp, thành phố đã xây dựng được 27 cơ sở chăn nuôi an toàn
dịch bệnh, chủ yếu là bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc như heo, bò,

và bệnh dịch tả heo.
Tuy nhiên, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, bệnh LMLM
trên gia súc vẫn còn là mối đe dọa đối với ngành chăn nuôi bởi khả năng lây lan
nhanh, mạnh và gây thiệt hại nặng về kinh tế. Trong chiến lược phòng chống bệnh
LMLM, thành phố đã tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho gia súc dựa trên kết quả
nghiên cứu “Vài đặc điểm dịch tễ của bệnh LMLM trên trâu bò, heo tại Tp. Hồ Chí
Minh” của Huỳnh Thị Thanh Thủy (2003) và “Tình hình bệnh LMLM trên trâu bò,
heo giết mổ và nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá khả năng bảo hộ của
quy trình tiêm phòng Chi cục Thú y đang áp dụng” của Nguyễn Thị Ánh Tuyết
(2006). Ngoài ra, thành phố còn phát triển phòng thí nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật

1


tiên tiến trong xét nghiệm nhằm chẩn đoán và phát hiện được chính xác mầm bệnh
một cách nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả cho công tác chống dịch. Bên cạnh đó, công
tác quản lý dịch bệnh gia súc được thực hiện tốt trên địa bàn thành phố, một phần
nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống định vị toàn cầu GPS…
Để hỗ trợ tốt hơn cho công tác phòng bệnh LMLM trên gia súc nói chung, và
nâng cao hiệu quả trong công tác tiêm phòng nói riêng, cũng cần có thêm những
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bảo hộ sau tiêm phòng, trong đó có cả
quy trình tiêm phòng bệnh LMLM. Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận
của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
và Chi cục Thú Y – Tp HCM, với sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Dân, chúng
tôi tiến hành đề tài:
“Một số yếu tố liên quan mức bảo hộ đối với bệnh lở mồm long móng týp
O trên heo sau tiêm phòng tại huyện Củ Chi”
1.2.

MỤC TIÊU

Đánh giá hiệu quả tiêm phòng bệnh LMLM týp O và xác định một số yếu tố

ảnh hưởng khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM trên heo sau tiêm phòng.
1.3.

YÊU CẦU
- Xác định tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O trên đàn heo

sau tiêm phòng.
- Phân tích một số yếu tố liên quan tỷ lệ bảo hộ.
- Bước đầu lập phương trình hồi quy logistic thể hiện các yếu tố ảnh hưởng
khả năng bảo hộ đối với bệnh LMLM týp O.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan

rất nhanh và rất mạnh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đây là bệnh chung
của nhiều loài trong danh mục của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE: Office
International des Epizooties), và là bệnh phải công bố dịch ở tất cả các quốc gia.
Bệnh do vi-rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra. Bệnh xảy ra trên
tất cả loài thú có móng chẻ, gia súc cũng như thú hoang dã với đặc điểm là sốt, nổi
mụn nước ở niêm mạc miệng, da mỏng, gờ móng, kẽ móng, lưỡi, nướu và trên đầu
vú, bầu vú thú cái (Nguyễn Tiến Dũng, 2000; Đào Trọng Đạt, 2000).

2.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh
Bệnh có lẽ xảy ra lần đầu tiên năm 1514, khi Hieronymus Fracastorius mô tả
một bệnh tương tự trên gia súc ở Ý trong một bài viết năm 1546 (Doel, 2003),
nhưng một thời gian dài sau đó, bệnh chỉ được chú ý về mặt lâm sàng (Trần Thanh
Phong, 1996). Hậu quả là cuối thế kỷ 19, bệnh đã nhanh chóng lây lan từ Nga sang
một loạt các nước Tây Âu chỉ trong vòng vài tháng, sau đó cũng lây sang nhiều
vùng của Bắc Mỹ như Canada và một số bang của Mỹ, hàng chục triệu con bò bị
mắc bệnh và bệnh đã kéo dài hàng chục năm (Thái Thị Thủy Phượng, 2006).
Năm 1897, Loeffler và Frosch đã chứng minh được bệnh do vi-rút gây ra
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978; Grubman và Baxt, 2004), đây là một trong những
khám phá đầu tiên và ý nghĩa nhất về bệnh (Doel, 2003).
Đầu thế kỷ 20, bệnh phát ra ở nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, các nước
Nam Mỹ, châu Phi, các nước Đông Âu, các nước Cận Đông, Trung Đông, Nam Á
và Viễn Đông. Nhiều viện nghiên cứu về bệnh đã ra đời như Alfort (ở Pháp năm
1901), Ile de Riems (ở Đức năm 1909), Lyon (ở Pháp năm 1947),... và đặc biệt là
3


Pirbright được thành lập ở Anh năm 1924 đã được công nhận là phòng thí nghiệm
chuẩn của thế giới về bệnh LMLM (WRLFMD: World Reference Laboratory for
Foot and Mouth Disease) kể từ năm 1958 (dẫn liệu Thái Thị Thủy Phượng, 2006).
Năm 1922, Valleé và Carré nhận thấy tính đa dạng của huyết thanh vi-rút khi
phát hiện ra týp O và týp A. Năm 1926, Waldmann và Trautwein tiếp tục tìm ra virút týp C (Trần Thanh Phong, 1996). Và sau đó, các týp SAT1, SAT2, SAT3 được
khám phá bởi Galloway và ctv năm 1948; týp Asia1 bởi Brooksby và Rogers năm
1957 (dẫn liệu Doel, 2003).
Năm 1927, với thành công bước đầu của Belin trong thí nghiệm làm suy yếu
vi-rút, các nhà nghiên cứu đã tập trung phát triển vắc-xin nhược độc. Năm 1937,
Waldmann và ctv đã nghiên cứu tạo được vắc-xin vô hoạt, sử dụng vi-rút từ tế bào
thượng bì và dịch mụn nước trên lưỡi bò bị gây nhiễm và bất hoạt bằng
formaldehyde. Về sau, sự phát triển của các phương pháp nuôi cấy vi-rút đã góp

phần cải tiến kỹ thuật chế vắc-xin, như vắc-xin của Frenkel (1947), vi-rút được nuôi
cấy trên môi trường tế bào thượng bì của lưỡi bò. Ngày nay, người ta sử dụng tế bào
BHK (baby hamster kidney) để nuôi cấy vi-rút và phương pháp của Frenkel được
xem là nền tảng cho việc sản xuất vắc-xin nhiều năm sau (Doel, 2003).
2.1.2. Giới thiệu vi-rút LMLM
2.1.2.1.

Đặc điểm hình thái – cấu trúc kháng nguyên

Vi-rút có dạng hình cầu đường kính 20-28nm, cấu trúc đối xứng khối 20 mặt,
capsid gồm có 60 capsomer và không có vỏ bọc; đây là vi-rút nhỏ nhất trong các virút qua lọc (Trần Thanh Phong, 1996).
Vi-rút có tính biến dị và truyền nhiễm rất mạnh. Bộ gen vi-rút có chiều dài
khoảng 8.500 bp, bao gồm vùng không giải mã UTR (untranslated region) dài
khoảng 1.300 bp ở đầu 5’ (có vai trò quan trọng trong việc tạo độc lực và hình
thành capsid), vùng này chứa một cấu trúc thứ cấp có thể xoay (clover-leaf
secondary structure) và được biết như là vị trí để tiến vào bên trong ribosome
(IRES: internal ribosome entry site). Ngoài ra còn một vùng không giải mã khác ở
đầu 3’ có vai trò trong tổng hợp sợi âm. Phần còn lại của bộ gen mã hóa một
polyprotein khoảng 2.400 acid amin gồm 7 protein không cấu trúc (2A, 2B, 2C, 3A,
3B123, 3Cpro, 3Dpol) và 4 protein cấu trúc là VP4 (1A), VP2 (1B), VP3 (1C) và VP1
4


(1D). Cả hai đầu của bộ gen có thể được thay đổi, đầu 5’ gắn với VPg (khoảng 23
acid amin), đầu 3’ kéo dài bởi chuỗi adenyl. Lpro là nhân tố quan trọng quyết định
độc tính của vi-rút (Grubman và Baxt, 2004).

Protein không cấu trúc

Protein cấu trúc


Các vị trí tác động của protease
Chưa biết

Hình 2.1: Bộ gen vi-rút LMLM mã hóa các protein (Grubman và Baxt, 2004)
Trong các protein cấu trúc nên bề mặt của virion, VP1 được xem là một
trong những yếu tố sinh miễn dịch căn bản (Grubman và Baxt, 2004). VP1 là trọng
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học để tạo được vắc-xin mới hiệu quả (Thái Thị
Thủy Phượng, 2006).
2.1.2.2.

Sức đề kháng

Vi-rút nhanh chóng bị vô hoạt ở pH trên 9 hoặc pH dưới 6 và ở nhiệt độ trên
50oC. Chúng có thể tồn tại trong nốt bạch huyết và tủy xương ở pH trung tính,
nhưng không thể tồn tại trong cơ thú chết cứng (OIE, 2002).
Vi-rút giữ tính ổn định cao dưới dạng khí dung trong điều kiện ẩm độ tương
đối cao (trên 60 %) (Merck, 2008).
5


Vi-rút không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô, lạnh và nồng độ muối cao.
Chúng có thể sống sót nhiều năm ở trạng thái đông lạnh (Seifert, 1992).
Do không có lipid nên vi-rút bền vững với ether, chloroform. Các dẫn chất
của phenol và cồn ít có tác dụng. Dựa trên đặc điểm sức đề kháng, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (2006) đã có hướng dẫn sử dụng các hoá chất khử trùng tiêu
độc như sau: NaOH 2 %, formol 2 %, crezin 5 %, nước vôi 20 %, vôi bột,…
2.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh
Bệnh xảy ra trên tất cả các loài thú có móng chẻ, cả gia súc lẫn thú hoang dã,
như trâu, bò, heo, dê, cừu, linh dương, voi, hươu cao cổ, lạc đà (ít mẫn cảm) (OIE,

2002; Merck, 2008; CIDRAP, 2009). Có thể gây bệnh thực nghiệm cho bò, heo,
chuột lang, chuột đồng, chuột trắng và chuột nhắt xám, trong đó động vật thí nghiệm
tốt nhất là chuột lang. Vi-rút có thể xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu
hóa, hô hấp, sinh dục, và qua các vết thương ngoài da (Trần Thanh Phong, 1996).
Vi-rút không chỉ có trong các mụn nước, mà còn có ở nước bọt, dịch mũi,
nước tiểu, phân heo bị bệnh cấp tính. Do đó bệnh có thể lây lan một cách dễ dàng
bởi sự tiếp xúc trực tiếp giữa thú bệnh và thú mẫn cảm, đây là cách truyền lây chủ
yếu của bệnh (Trần Thanh Phong, 1996). Ngoài ra, bệnh còn có thể truyền lây gián
tiếp qua thức ăn, nước uống, rơm, cỏ độn chuồng, giày dép, quần áo, dụng cụ chăn
nuôi, phương tiện vận chuyển, sản phẩm thịt, sữa, thức ăn thừa, không khí, vắcxin… bị nhiễm mầm bệnh. Con người cũng là yếu tố trung gian truyền lây quan
trọng thông qua các hoạt động chăm sóc, truyền tinh, truyền phôi… Ngay cả những
thú không cảm nhiễm (loài gà, vịt hoặc chim hoang dã) cũng làm lây lan mầm bệnh
(Donaldson, 1999; Grubman và Baxt, 2004; OIE, 2002; Merck, 2008).
Bệnh được cho là lệ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, vì nó ảnh hưởng
đến sức đề kháng của vi-rút và do đó tác động đến quá trình phát sinh bệnh. Trần
Hữu Cổn (1996) cho biết khu vực Đông Nam Bộ (kể cả TP.HCM) có điều kiện thời
tiết nhiều giờ nắng, nhiệt độ cao, lượng mưa thấp nên bệnh LMLM có thời gian
dịch ngắn hơn so với các vùng có điều kiện khác trong cả nước. Một số ổ dịch tại
Mỹ cho thấy dịch chậm lan tràn do khí hậu lạnh (Donalson, 2000).
Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh văn Thịnh (1958), thú nuôi chăn thả bệnh nặng
hơn thú nuôi nhốt.
6


Gia súc bệnh có thể bài thải vi-rút trước khi các mụn nước xuất hiện. Thú
khỏi bệnh có thể mang mầm bệnh đến hàng năm sau đó và là thú mang trùng nguy
hiểm (Donaldson, 2000).
Theo Salt và ctv (1998), heo đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh LMLM 4 ngày
vẫn có thể bị nhiễm vi-rút, và mặc dù không biểu hiện bệnh lâm sàng nhưng chúng
vẫn có thể truyền vi-rút sang thú mẫn cảm khác.

Hiện tượng mang trùng
Ngoài sự tác động trực tiếp của bệnh LMLM lên đàn thú, tình trạng mang
trùng ở trâu bò, và cừu còn có ý nghĩa đối với chương trình kiểm soát loại trừ bệnh.
Ở những loài này, sự bài thải vi-rút có thể làm cho tình trạng mang trùng trở nên
phổ biến (Doel, 2003).
Trên thực tế, trâu bò hay cừu mang trùng có thể truyền bệnh cho thú mẫn
cảm không? Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết vì bằng nhiều thí nghiệm, các tác
giả vẫn chưa chứng minh được vai trò truyền bệnh của thú mang trùng (Doel,
2003). Ngoài ra, việc tiêm phòng có bảo vệ được cho thú hay tạo nên trạng thái
mang trùng? Theo Kitching và ctv (2008), có đến 50 % bò phơi nhiễm với vi-rút
LMLM trở thành thú mang trùng, không kể chúng đã được tiêm phòng bằng vắc-xin
hay chưa. Theo Doel (2003), nhiều thí nghiệm cho thấy một liều vắc-xin chưa đủ
ngăn chặn được tình trạng mang trùng trên trâu bò (và hầu hết ở cừu). Anderson và
ctv (1974) cho biết ảnh hưởng của những thú mang trùng trên đàn trâu bò được tiêm
phòng nhắc lại ít hơn so với những thú chưa được tiêm phòng. Có khả năng việc
tiêm phòng nhắc lại ngăn cản được biểu hiện lâm sàng của bệnh và mức độ lưu
hành của vi-rút trong quần thể trâu bò hơn là ngăn cản sự hình thành trạng thái
mang trùng (Doel, 2003).
Sự hình thành trạng thái mang trùng hầu như phụ thuộc vào chủng và týp của
vi-rút LMLM và thời hạn của trạng thái mang trùng phụ thuộc vào loài nhai lại và
cá thể bị nhiễm. Trên thú mang trùng, vi-rút có thể hồi phục sau khi nhiễm lần đầu
ít nhất 28 ngày và tồn tại ở các tế bào lớp đáy của thượng bì hầu họng, đặc biệt ở
các tế bào phía lưng vòm họng (Doel, 2003). McVicar và Sutmoller (1969) cho biết
nồng độ vi-rút trong dịch hầu họng của thú mang trùng đã được tiêm phòng và chưa
được tiêm phòng là như nhau. Tình trạng mang trùng ở trâu bò có thể kéo dài vài
7


năm hoặc 6-9 tháng ở cừu và dê. Tuy nhiên, hầu hết trâu bò và cừu chỉ mang trùng
trong một thời gian ngắn (Doel, 2003).

Sutmoller và ctv (1968), Baxt và Mason (1995), Mezencio và ctv (1999) cho
biết trên heo sau khi nhiễm bệnh, vi-rút sẽ bị loại thải trong vòng 3 – 4 tuần, vì vậy
heo không mang trùng. Tuy nhiên, một báo cáo cho biết, đã xảy ra trường hợp
nhiễm vi-rút LMLM dai dẳng trên heo, và cũng có một giả thuyết cho rằng vi-rút
LMLM xâm nhập vào đại thực bào phế nang và tồn tại ở dạng mang trùng trên heo.
2.1.4. Miễn dịch đối với vi-rút LMLM
Thời gian ủ bệnh có thể chỉ 24 giờ, trung bình là 3 - 4 ngày đối với trâu bò và
1 - 3 ngày đối với heo, nhưng cũng có thể kéo dài đến 21 ngày (Alexandersen và
ctv, 2003). Thú mắc bệnh tự nhiên hoặc thú đã tiêm phòng rồi mắc bệnh sẽ có thời
gian ủ bệnh rất dài (Donaldson, 2000).
Theo sau giai đoạn vi-rút vào máu gây sốt, khi thân nhiệt giảm xuống, kháng
thể đặc hiệu chống lại vi-rút LMLM được hình thành gồm IgG, IgM và IgA. IgG có
mặt sớm nhất vào ngày 3 - 21 ngày và tồn tại từ 4 đến 6 tháng. IgM xuất hiện vào
ngày thứ 5 - 12. IgA xuất hiện vào giai đoạn gần cuối của quá trình bệnh và có vai
trò chủ yếu trong giai đoạn này. Có thể tìm thấy IgA trong máu thú bệnh vào thời
điểm 150 ngày sau khi bệnh chấm dứt (Kitching và Alexandersen, 2002).
Miễn dịch hình thành sau khi mắc bệnh trên heo chỉ kéo dài khoảng 6 tháng.
Miễn dịch do thú mẹ truyền cho con có thể kéo dài đến 3 tháng. Thú có thể tái
nhiễm rất nhanh ngay trong một ổ dịch sau 10 ngày hoặc sau 6 – 10 tuần, điều này
do thú mới khỏi bệnh và kém đề kháng, nhưng quan trọng hơn cả là do vi-rút sau
quá trình nhân lên cao độ trong một ổ dịch trở nên biến đổi và trở thành vi-rút gây
bệnh mới (Phan Đình Đỗ và Trịnh văn Thịnh, 1958; Donalson, 2000).
Trong khi đó, thời gian miễn dịch trên bò kéo dài hơn trên heo. Bò sau khi
nhiễm vi-rút LMLM thường trở thành thú mang trùng với hàm lượng kháng thể cao
trong huyết thanh (ngay cả trong niêm mạc họng) sau 2,5 năm. Trong một số trường
hợp, thời gian miễn dịch trên trâu bò có thể lên đến 5,5 năm (AVIS, 2002; Thái Thị
Thủy Phượng, 2006).
Vắc-xin vô hoạt LMLM kích thích tạo kháng thể trung hòa ở bề mặt niêm mạc
sau khi tiêm phòng 1 liều trên heo và 2-3 liều trên trâu bò. Miễn dịch do vắc-xin kéo
8



dài 6 tháng. Tuy nhiên, miễn dịch do vắc-xin không ngăn được sự xâm nhập và nhân
lên của mầm bệnh khi thú đã được tiêm phòng tiếp xúc với vi-rút (Doel, 2003).
Vi-rút dễ biến đổi nên rất đa dạng về kháng nguyên: có 7 týp huyết thanh
(serotype) với hơn 70 týp phụ (subtype) (Tô Long Thành, 2000). Các týp này tuy
gây ra những triệu chứng và bệnh tích giống nhau trên thượng bì nhưng lại không
gây miễn dịch chéo.
Khi sản xuất vắc-xin, người ta đã loại bỏ protein không cấu trúc trong thành
phần kháng nguyên. Do đó, thú được tiêm phòng vắc-xin chỉ tạo kháng thể kháng
lại protein cấu trúc, là thành phần kháng nguyên của vắc-xin. Khi nhiễm vi-rút
LMLM từ thực địa, cơ thể thú sẽ sản xuất kháng thể kháng cả protein cấu trúc lẫn
không cấu trúc. Rodriguez và ctv (1994) cho biết protein không cấu trúc 3ABC (bao
gồm protein không cấu trúc 3A, 3B và 3C) được nghiên cứu nhiều nhất và được
phát hiện trên heo ở tuần thứ hai sau khi bị nhiễm vi-rút LMLM .
2.1.5. Các biện pháp phòng bệnh
 An toàn sinh học
Các biện pháp an toàn sinh học bao gồm các biện pháp về quản lý và vệ sinh
nhằm giảm sự tiếp xúc giữa thú với mầm bệnh. Một số biện pháp thường gặp là:
giết loại gia súc mắc bệnh, xử lý chất thải động vật, đồng thời tiêu độc thường
xuyên khu vực phát hiện gia súc bệnh, các phương tiện vận chuyển động vật, vật
dụng và thức ăn chăn nuôi (Grubman và Baxt, 2004).
 Phòng bệnh bằng vắc-xin
Cho đến nay, sử dụng vắc-xin vẫn được coi là biện pháp chủ yếu để phòng
bệnh cho động vật chống lại các bệnh truyền nhiễm (trừ một số quốc gia và vùng
lãnh thổ không có bệnh LMLM và không còn sử dụng vắc-xin (OIE, 2010)).
Các loại vắc-xin LMLM được sản xuất bằng cách nuôi cấy vi-rút sống trên tế
bào thận chuột hamster (BHK-21). Sau đó vi-rút được thu hoạch, cô đặc, vô hoạt và
phối trộn với một dung dịch đệm và chất bổ trợ là nhũ dầu kép hoặc hydroxyt nhôm
với saponin. Một liều vắc-xin chứa ít nhất 3 PD50 cho mỗi týp (khi sử dụng 1 PD50 sẽ

bảo hộ 50 % thú khi công vi-rút cường độc tương đồng với vi-rút vắc-xin vào 21 ngày
sau khi tiêm vắc-xin).

9


Chi cục Thú y Tp. HCM hiện đang sử dụng 2 loại vắc-xin của hãng Viphavet:
Aftovax (vắc-xin LMLM đa týp O, A, Asia1 dùng cho trâu bò) và Aftopor (vắc-xin
LMLM týp O (O Manisa và O 3039), A (A 22 Iraq, A May 97) dùng cho heo). Hai loại vắcxin này có nguyên tắc sản xuất là nhân vi-rút trên môi trường tế bào thận chuột
hamster, sau đó vô hoạt bằng binaryethylene imine (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Theo quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/05/2006 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh
LMLM gia súc, vùng được tiêm vắc-xin phòng bệnh bao gồm: vùng khống chế,
vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây, vùng có nguy cơ
cao. Tất cả động vật cảm thụ khi đưa ra khỏi tỉnh đều phải tiêm phòng kể cả
động vật đó nằm ngoài vùng tiêm phòng quy định trên.
2.1.6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Phân lập vi-rút trên môi trường tế bào tuyến giáp, quan sát bệnh tích tế bào
sau 24 giờ.
- Sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể, dùng kháng thể chuẩn để phát hiện vi-rút
trong bệnh phẩm. Phản ứng dương tính khi gây dung huyết 50 % hồng cầu cừu.
- Thực hiện phản ứng trung hòa vi-rút, thường sử dụng các dòng tế bào mẫn
cảm như IB-RS 2, BHK-21, hoặc tế bào sơ cấp của thận heo. Kháng thể trung hòa
được phát hiện 4 – 5 ngày sau khi thú bệnh.
- Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng vi-rút LMLM do tiêm
phòng (týp kháng nguyên tùy thuộc vào vắc-xin sử dụng). Chi cục Thú y Tp. HCM
sử dụng kỹ thuật này để phát hiện kháng thể kháng vi-rút LMLM týp O.
- Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC từ vi-rút nhiễm tự nhiên.
- Phương pháp RT-PCR phát hiện các đoạn gen đặc trưng của vi-rút, cho phép
chẩn đoán chính xác căn bệnh 24 - 96 giờ trước khi có biểu hiện lâm sàng.

2.2.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN
Vắc-xin chỉ có hiệu quả tốt trên những thú đã trưởng thành về mặt miễn dịch

học. Trên những thú quá non, các cơ năng bảo vệ chưa hoàn chỉnh, đáp ứng miễn
dịch đối với vắc-xin rất yếu. Hơn nữa, đối với những thú non có kháng thể mẹ
truyền, lượng kháng thể đó có thể ngăn cản vắc-xin phát huy tác dụng. Do đó, tùy

10


thuộc vào thú mẹ đã được tiêm phòng hay chưa để quyết định tuổi tiêm lần đầu ở
thú con. Khoảng 3-4 tuần sau khi sinh, lượng kháng thể mẹ truyền đã thấp, nên sử
dụng vắc-xin trong độ tuổi này. Khi có dịch đe dọa, bắt buộc phải dùng vắc-xin sớm
hơn, nhưng sau đó cần dùng vắc-xin một lần thứ hai cách lần thứ nhất 2-4 tuần để
tránh nhược điểm đáp ứng miễn dịch lần đầu, kháng thể hình thành chưa nhiều và
giảm đi rất nhanh (Kitching và Salt, 1995).
Hiệu quả của vắc-xin phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của thú. Vắcxin chỉ có hiệu quả tốt trên những thú khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, không mắc
những bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc mãn tính (Doel, 2003). Các yếu tố liên quan
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thú nên cũng ảnh
hưởng đến kết quả đáp ứng miễn dịch trên thú. Nếu tiêm vắc-xin cho những thú đã
nhiễm vi-rút LMLM rồi thì bệnh có thể phát ra sớm hơn và nặng hơn. Mặt khác,
vắc-xin thường tạo được miễn dịch 2-3 tuần sau khi tiêm ngoại trừ các vắc-xin virút sống và vài vắc-xin vi khuẩn sống. Trong thời gian 2-3 tuần đó, thú vẫn có thể
mắc bệnh và phát bệnh.
Cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng vắc-xin trên thú mang thai. Nên sử
dụng vắc-xin cho thú cái trước khi phối giống 3 tuần hoặc vào khoảng 1/3 cuối của
thai kỳ để tạo kháng thể cao trong sữa đầu (Doel, 2003).
Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng có tính chất gây ức chế miễn dịch
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả vắc-xin. Bệnh truyền nhiễm có tính chất gây ức chế

miễn dịch trên heo cần lưu ý như dịch tả heo, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
trên heo, hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa do Circovirus gây ra. Ký sinh trùng
cần lưu ý đến là Trypanosoma brucei (Darji và ctv, 1996).
Hiệu quả tiêm phòng còn phụ thuộc vào sự phù hợp của chủng vi-rút vắcxin. Do vi-rút LMLM ngoài thực địa biến dị liên tục và không gây đáp ứng miễn
dịch chéo nên thường xuyên phải có những nghiên cứu so sánh sự tương đồng giữa
vi-rút ngoài thực địa với vi-rút vắc-xin để lựa chọn hoặc điều chế loại vắc-xin phù
hợp (Tô Long Thành, 2000). Từ năm 1986 – 2006 bệnh LMLM ở Việt Nam do 3
týp O, A, Asia-1 gây ra (Tô Long Thành và ctv, 2006).

11


Vì một số lý do, không phải lúc nào tất cả các thú trong đàn đều được tiêm
phòng. Nếu tỷ lệ tiêm đạt 80 % toàn đàn thì đủ để chống được bệnh lây lan vào đàn.
Cũng cần chú ý rằng trong số thú đạt tiêu chuẩn được tiêm không phải tất cả đều
sinh miễn dịch tốt. Những thú này vẫn có thể mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng.
Sau khi tiêm phòng vắc-xin, kháng thể hình thành trong cơ thể thú tồn tại và
giảm dần sau khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm, và từ 4 đến 6 tháng đối với
vắc-xin vô hoạt phòng bệnh LMLM. Do đó, để duy trì và nâng cao sức miễn dịch,
cần phải tiêm phòng lần thứ hai sau lần đầu tiên khoảng 1 tháng và sau đó lặp lại
định kỳ cho thú từ 4 đến 6 tháng (Doel, 2003).
Điều kiện bảo quản vắc-xin, cách sử dụng và kỹ thuật tiêm phòng cũng ảnh
hưởng đến hiệu quả tiêm phòng. Vắc-xin LMLM vô hoạt phải luôn được bảo quản
ở nhiệt độ từ +3oC đến +8oC. Kế đến là phải sử dụng đúng liều quy định. Với các
vắc-xin vi-rút, phần lớn dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi (Doel, 2003). Có thể
sử dụng vắc-xin LMLM đồng thời với nhiều loại vắc-xin khác như dịch tả heo, dịch
tả trâu bò, bệnh do parvovirus trên heo, bệnh nhiệt thán..., không phải là trộn lẫn với
nhau, mà tiêm ở những vị trí khác nhau (trích dẫn Doel, 2003).
Cuối cùng, vắc-xin không đảm bảo sự bảo hộ hoàn toàn cho vật chủ chống
lại bệnh. Thậm chí sau khi dùng vắc-xin, vẫn có khả năng vật chủ bị mắc bệnh.

Điều đó có thể do hệ thống miễn dịch của vật chủ không đáp ứng tốt với tất cả các
kháng nguyên. Trong miễn dịch học, hiện tượng này được gọi là “hiệu giá kháng
thể thấp”, có thể gặp ở cá thể bị các bệnh về hệ thống miễn dịch hoặc vì hệ thống
miễn dịch của cá thể không có tế bào B sản sinh kháng thể đối với kháng nguyên đó
(Tô Long Thành, 2009).
2.3.

TÌNH HÌNH BỆNH LMLM HIỆN NAY

2.3.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới
Theo số liệu của OIE, cập nhật đến ngày 03 tháng 06 năm 2010, trên thế giới
có 66 quốc gia và 16 vùng không có bệnh LMLM, trong đó có đến 65 quốc gia và
10 vùng không còn sử dụng vắc-xin (OIE, 2010). Bên cạnh đó, báo cáo của
WRLFMD ngày 28/01/2010, cho thấy từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009 vi-rút
LMLM vẫn đang gây bệnh tại các quốc gia khác (WRLFMD, 2010).

12


×