Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN TIỂU CẦN Chuyên ngành: Kinh tế Mã số: 603110 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.44 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỘNG LINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
TẠI HUYỆN TIỂU CẦN
Chuyên ngành: Kinh tế
Mã số: 603110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỘNG LINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
TẠI HUYỆN TIỂU CẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐẮC DÂN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG
TẠI HUYỆN TIỂU CẦN
LÊ THỊ MỘNG LINH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Lê Thị Mộng Linh, sinh ngày 03 tháng 04 năm 1981 tại huyện Gò
Dầu, tỉnh Tây Ninh. Con ông Lê Văn Tới và Bà Nguyễn Thị Hợp.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Quang Trung, Gò Dầu,
Tây Ninh năm 1999.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, hệ chính quy tại Trường
Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh năm 2004.

Hiện tại làm việc tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức Tp.Hồ Chí
Minh, chức vụ: Giáo Viên.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh Tế Nông Nghiệp tại
Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: đã kết hôn.
Địa chỉ liên lạc: Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Cao Đẳng Công Nghệ
Thủ Đức Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08)22.158.644 hoặc 0988.664.369
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Học viên

Lê Thị Mộng Linh

iii


CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người có công giúp
đỡ cho con có ngày hôm nay.
Kính ghi ơn thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức mới và những kinh nghiệm quý báu
trong quá trình học.
Ủy ban Nhân dân, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông
huyện Tiểu Cần, Ủy ban Nhân dân xã Phú Cần, Ngãi Hùng, Tập Ngãi đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu.
Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong quá
trình công tác và học tập.
Sau cùng xin chân thành cảm ơn bà con nông dân huyện Tiểu Cần đã giúp đỡ
và cung cấp những thông tin quý báu.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày tháng
Học viên
Lê Thị Mộng Linh

iv

năm


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng
dịch vụ khuyến nông tại huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh”
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và
mô hình lý thuyết bao gồm nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá các yếu tố mới tác
động vào sự hài lòng của nông dân, nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định
lượng với mẫu có kích thước n = 147 để kiểm định mô hình thang đo. Thang đo
được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích EFA và được kiểm
định lại thông qua phương trình hồi qui.

Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu, mô
hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và các giả thiết đều được chấp nhận.
Cụ thể, các yếu tố tác động vào sự hài lòng của người nông dân sử dụng dịch vụ
khuyến nông công là: (1) mức độ tin cậy, (2) mức độ đáp ứng, (3) năng lực phục vụ,
(4) sự đồng cảm và (5) phương tiện hữu hình.
Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra một số hàm ý thiết thực đối với các nhà
quản trị, xác định rõ các yếu tố tác động vào sự hài lòng của người nông dân sử
dụng và cách thức đo lường các yếu tố này. Đồng thời nghiên cứu này cũng giúp
các nhà quản lý trạm khuyến nông lựa chọn ý tưởng, xây dựng nhiều sản phẩm ngày
càng chất lượng hơn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của người nông dân và
thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người nông dân hiên đại.

v


ABSTRACT
The study is “Researching the impact factors on the satisfaction of farmers using
agricultural extension services in the Tieu Can district , Tra Vinh province”
Research methods are used to test the measurement model and theoretical model
includes preliminary studies to explore the impact of new elements to the
satisfaction of farmers, research in formal methods with samples of size n = 147 for
scale model testing. Measurement preliminary assessment Cronbach alpha
coefficients of reliability, analysis EFA and was verified again through regression
equations.
Results tested and argued that the scale met the requirements, theoretical model
suitable to market information and assumptions are accepted. Specifically, these
factors impact on the satisfaction of farmers using agricultural extension service
work are: (1) reliability, (2) responsiveness, (3) assurance, ( 4) empathy and (5)
tangibles.
Results of this study made a number of practical implications for administrators

identify factors that impact on the satisfaction of the farmers and how to measure
these factors. At the same time, this study also help managers select station
extension ideas, build more and more products than quality, is increasingly
attracting the attention of many farmers, and to satisfy the growing demands and
high diversity of modern farmers.

vi


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt


v

Mục lục

vii

Danh sách chữ viết tắt

x

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng

xii

Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Ý nghĩa thực tiển của đề tài


2

1.4 Phạm vi nghiên cứu

3

1.5 Cấu trúc của luận văn

3

Chương 2. TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

4

2.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2.1 Tổng quan về khuyến nông

5

2.2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam

5

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức khuyến nông ở Việt Nam

6


2.2.1.3 Đặc trưng của hàng hóa và dịch vụ khuyến nông

8

2.2.1.4 Hàng hóa và dịch vụ công

8

2.2.2 Tổng quan tài liệu

9

vii


Chương 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

13

3.1.1 Định nghĩa Hộ có tham gia khuyến nông

13

3.1.2 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa khuyến nông

13

3.1.2.1 Khái niệm


13

3.1.2.2 Mục đích của khuyến nông

15

3.1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động khuyến nông

15

3.1.3 Chất lượng dịch vụ

16

3.1.3.1 Khái niệm dịch vụ

16

3.1.3.2 Định nghĩa chất lượng dịch vụ

16

3.1.3.3 Những đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ

17

3.1.3.4 Khoảng cách trong sự cảm nhận chất lượng

17


3.1.3.5 Các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ

18

3.1.3.6 Sự ảnh hưởng của giá cả

22

3.1.4 Sự hài lòng

22

3.1.5 Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

24

3.2 Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

27

3.2.2 Các giả thiết

28

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu


28

3.2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

28

3.2.3.2 Qui trình nghiên cứu

29

3.2.3.3 Nghiên cứu khám phá (định tính)

29

3.2.3.4 Xây dựng thang đo và mã hóa

30

3.2.3.5 Nghiên cứu chính thức (định lượng)

36

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Trình bày thông tin mẫu nghiên cứu

39

4.2 Đánh giá các thang đo


40

4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach alpha

41

viii


4.2.1.1 Thang đo các yếu tố tác động đến người sử dụng

41

4.2.1.2 Thang đo mức độ hài lòng của người sử dụng

45

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

46

4.2.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ

46

4.2.2.2 Thang đo mức độ hài lòng của người sử dụng

51

4.3 Kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu


52

4.4 Đánh giá mức độ hài lòng chung của người nông dân

57

4.5 Thực trạng khuyến nông tại huyện Tiểu Cần

59

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

61

5.1.1 Kết quả nghiên cứu chính

61

5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu

62

5.2 Kiến nghị

63

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo


65

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
KN

: Khuyến nông

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TT KN QG

: Trung tâm khuyến nông quốc gia

NN

: Nông nghiệp

SX

: Sản xuất

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


Ctv

: Cộng tác viên

DV

: Dịch vụ

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Cơ cấu bộ máy tổ chức khuyến nông Việt Nam

7

Hình 3.1 : Mô hình chất lượng nhận thức được

18

Hình 3.2 : Mô hình chất lượng dịch vụ

19

Hình 3.3 : Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm nhận chất lượng dịch vụ

23

Hình 3.4 : Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 25
Hình 3.5 : Những nhân tố tác động đến việc chấp nhận dịch vụ


26

Hình 3.6 : Mô hình nghiên cứu

28

Hình 3.7 : Qui trình nghiên cứu

29

Hình 4.1 : Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

56

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Thang đo SERVQUAL

31

Bảng 3.2 : Thang đo SERVQUAL đã điều chỉnh

33

Bảng 3.3 : Thang đo sự hài lòng

36


Bảng 4.1 : Số năm người nông dân đã sử dụng dịch vụ khuyến nông

39

Bảng 4.2 : Kênh thông tin nông dân biết đến dịch vụ khuyến nông

40

Bảng 4.3 : Kênh thông tin tác động đến quyết định của người nông dân

40

Bảng 4.4 : Cronbach alpha của thang đo thành phần tin cậy

41

Bảng 4.5 : Cronbach alpha của thang đo thành phần đáp ứng

42

Bảng 4.6 : Cronbach alpha của thang đo thành phần năng lực phục vụ

43

Bảng 4.7 : Cronbach alpha của thang đo thành phần đồng cảm

44

Bảng 4.8 : Cronbach alpha của thang đo thành phần phương tiện hữu hình


45

Bảng 4.9 : Cronbach alpha của thang đo sự hài lòng

46

Bảng 4.10 : Kết quả EFA thang đo các yếu tố tác động sự hài lòng

47

Bảng 4.11 : Kiểm định KMO và Bartlett’s test

47

Bảng 4.12 : Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ hài lòng

51

Bảng 4.13 : Kiểm định KMO và Bartlett’s test

52

Bảng 4.14 : Kết quả hồi qui của mô hình

53

Bảng 4.15 : Bảng phân tích phương sai ANOVA

53


Bảng 4.16 : Bảng tóm tắt các hệ hố hồi qui

53

Bảng 4.17 : Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết

55

Bảng 4.18 : Bảng đánh giá mức độ hài lòng chung

57

Bảng 4.19 : Thống kê những chỉ tiêu liên quan cơ sở vật chất
của trạm khuyến nông

58

Bảng 4.20 : Thống kê những chỉ tiêu liên quan đến nhân viên khuyến nông

xii

59


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia ở Châu Á có hoạt động sản xuất nông
nghiệp rất lớn và rất quan trọng, với khoảng 70% lao động tham gia trực tiếp sản

xuất và hơn 80% dân số sống ở nông thôn, giá trị sản lượng nông nghiệp đóng góp
khoảng 18% GDP của cả nước. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO (ngày 7/11/2006) thì hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính chất là sản
xuất hàng hóa ngày càng rõ rệt. WTO mở ra cho nền nông nghiệp Việt Nam nhiều
cơ hội hơn để liên kết, hợp tác và tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiến bộ, xuất khẩu
nhiều hơn sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.v.v… Bên cạnh đó, WTO cũng ngăn cản
sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp của Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Chẵng hạn như Chính phủ Việt Nam không được trợ cấp, hỗ trợ trực tiếp cho nông
dân sản xuất nông nghiệp như trợ cấp đầu vào, đầu ra.v.v…mà chỉ có sự giúp đỡ
gián tiếp thông qua việc: tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người nông dân sử
dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật.v.v... Do đó, hoạt động khuyến nông thực sự là rất
cần thiết và là một trong những hoạt động đắc lực của Nhà nước để hỗ trợ, giúp đỡ
người nông dân cả nước nói chung và nông dân ở tỉnh Trà Vinh nói riêng. Khuyến
nông là một loại hình dịch vụ công do Nhà nước tổ chức nhằm mục đích giúp người
nông dân càng ngày càng trở thành người nông dân hiện đại, nâng cao năng lực cho
người nông dân, gia tăng hiệu quả sản xuất để cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần cho người nông dân.v.v…Từ đó, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam ngày càng
vững bền, làm nền tảng vững chắc góp phần thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất khác
ngày càng vững mạnh, đất nước ngày càng phát triển. Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên
Cứu Các yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Sử Dụng Dịch Vụ Khuyến
Nông Tại Huyện Tiểu Cần” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người
sử dụng dịch vụ khuyến nông tại huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Khám phá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người nông dân

khi sử dụng dịch vụ khuyến nông công.
- Xây dựng thang đo, mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu
tố trên với sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ khuyến nông công và kiểm định
chúng.
- Đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông công.
1.3 Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Đây là một đề tài nghiên cứu cơ bản mang tính thực tiễn cao. Vì dựa vào kết
quả nghiên cứu định lượng này sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho các đối tượng sau
đây:
* Nhân viên khuyến nông, trạm khuyến nông
Kết quả nghiên cứu giúp các khuyến nông viên xác định rõ chiến lược phục
vụ người nông dân. Từ đó, các trung tâm, trạm khuyến nông sẽ có cách nhìn toàn
diện hơn về chất lượng dịch vụ, tập trung tốt hơn trong việc cải thiện dịch vụ và
phân phối nguồn lực cũng như khuyến khích nhân viên để cải thiện khả năng phục
vụ của mình. Từng bước tạo lòng tin đối với người nông dân, tiến đến việc thu phí
sử dụng dịch vụ khuyến nông. Có như thế khuyến nông mới thực sự là người bạn
cần thiết đối với người nông dân.
* Sinh viên học sinh
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên
chuyên ngành khuyến nông.
* Người nông dân sử dụng dịch vụ khuyến nông
Người nông dân ngày càng được phục vụ và hỗ trợ tốt hơn trong sản xuất
nông nghiệp vì các khuyến nông viên đã xác định rõ chiến lược phục vụ.

2


1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung vào các nội dung
chính sau: (1) tìm hiểu và xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người

nông dân sử dụng dịch vụ khuyến nông công – khuyến nông của nhà nước; (2) bổ
sung vào thang đo và mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
người sử dụng;(3) xác định sự hài lòng của người sử dụng;(4) từ đó đề xuất các giải
pháp cải thiện chất lượng dịch vụ khuyến nông công.
Đề tài được thực hiện tại huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được nghiên cứu và trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề, mục tiêu, ý nghĩa thực tiển, phạm vi và cấu
trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan: trình bày tổng quan địa bàn nghiên cứu và tổng
quan về tài liệu nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày các cơ
sở lý luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: trình bày các kết quả nghiên cứu
định lượng, kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết cùng các giả thiết đã đặt ra; xác
định mức độ hài lòng của người sử dụng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết quả chính của
đề tài. Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ khuyến nông và
cũng trình bày các hạn chế của đề tài để định hướng cho những nghiên cứu tiếp
theo.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh
Huyện Tiểu Cần là một trong 8 huyện thị của tỉnh Trà Vinh. Toàn huyện có 9
xã và 2 thị trấn, gồm Thị trấn Tiểu Cần, Thị trấn Cầu Quan, các xã Phú Cần, Long
Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hòa, Hùng Hòa, Hiếu Tử, Hiếu Trung và Tân

Hùng.
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu của huyện, với 90% quỹ đất và
77% lao động trong huyện dành cho nông nghiệp. Hơn nữa điều kiện tự nhiên: khí
hậu, chế độ thủy văn.v.v.. rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, chẵng hạn như
mạng lưới sông ngòi dầy, rất nhiều sông lớn và rạch bao quanh như sông Hậu, sông
Cần Chông, rạch Lọp, rạch Tiểu Cần.v.v.. Thêm vào đó, huyện Tiểu Cần có địa
hình tương đối bằng phẳng và có hướng thấp dần về phía đông, ngoài những giồng
cát có địa hình cao đặc trưng > 1,6m và khu vực ven sông Hậu, Cần Chông cao
1,0m còn lại phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ biến từ
0,4 – 1,0 m. Thực tế những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng ở
mức cao, diện tích, năng suất, sản lượng các mặt hàng lương thực thực phẩm trong
huyện không ngừng gia tăng. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng đã góp phần thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Ngoài ra, huyện Tiểu Cần được nhà nước đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ
tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, điện lưới,
nước sinh hoạt…đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân
được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực.
Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì huyện Tiểu Cần vẫn còn nghèo, bởi vì sản
xuất nông nghiệp còn nặng tính độc canh cây lúa, các mô hình tiến bộ kỹ thuật
chậm nhân rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, nên giá

4


trị và hiệu quả sản xuất thấp. Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 ha canh tác và thu
nhập nông hộ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Mặt khác, huyện
Tiểu Cần có 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Trình độ dân cư không đồng
đều, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, cho nên còn một bộ
phận nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất.v.v..kinh tế còn nặng về nông
nghiệp. Chính vì vậy người nông dân huyện Tiểu Cần rất cần đến sự giúp đỡ và sự

hỗ trợ đắc lực từ các nhân viên khuyến nông, các trạm khuyến nông để cải thiện và
nâng cao cuộc sống của người dân.
2.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về khuyến nông
2.2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam
Khuyến nông xuất hiện ở Việt Nam từ thời kỳ xã hội nguyên thủy nhưng chỉ
là sự truyền đạt kinh nghiệm về săn bắt, hái lượm và dự trữ thức ăn từ người này
sang người khác. Đây chỉ là hình thức sơ khai của khuyến nông (Nguyễn Thị Lan,
1994). Đến thời kỳ sản xuất theo kiểu truyền thống: người nông dân đã biết chọn
giống cây trồng, tích trữ hạt giống, biện pháp gieo trồng.v.v.. thông qua các câu ca
dao, tục ngữ. Cho đến tháng 11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị “phải làm tốt
công tác khuyến nông” (Nguyễn Thị Lan, 1994). Năm 1960 ở miền nam thành lập
nha khuyến nông trực thuộc bộ Nông nghiệp cải cách điền địa Nông Ngư mục
(Nguyễn Thị Lan, 1994). Từ năm 1964 Bộ Nông nghiệp chính thức lập các đoàn chỉ
đạo sản xuất, đưa các sinh viên mới tốt nghiệp xuống các cơ sở: hợp tác xã, nông
trường xây dựng mô hình, mở lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của hợp tác xã,
nông trường.
Thời kỳ nông nghiệp hiện đại: đến năm 1988 tổ chức khuyến nông đầu tiên
được thành lập là An Giang, sau đó là Bắc Thái (1991). Năm 1992, Bộ nông nghiệp
thành lập Ban điều phối khuyến nông và đến ngày 31/3/1993 tổ chức khuyến nông
được thành lập. Hoạt động khuyến nông cả nước đã nhanh chóng hình thành hệ
thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ khuyến nông đã
nhanh chóng tăng về số lượng và chất lượng. Hoạt động khuyến nông đã bám sát

5


các chương trình nông nghiệp trọng điểm của quốc gia, hỗ trợ và cung cấp thông tin
đầy đủ và kịp thời cho người nông dân về chủ trương, đường lối và chính sách của
Đảng, Nhà nước, khoa học kỹ thuật tiến bộ, các loại giống, các điển hình trong thực

tế đã góp phần nâng cao dân trí, trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất của nông dân,
thúc đẩy quá trình hình thành tầng lớp nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi.
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Cơ cấu tổ chức khuyến nông ở Việt Nam hiện nay có thể được biểu diễn qua
sơ đồ sau:

6


Chính phủ

Bộ NN&PTNT
* Xây dựng chính sách KN.
* Xây dựng và quản lý việc thực hiện các
chương trình KN quốc gia.
* Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật cho
các chương trình KN quốc gia.
* Tổ chức điều hành chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, thông tin thị trường cho nông dân.
* Tổ chức đào tạo cán bộ KN.
* Cung cấp tài liệu KN.

TT KN QG

Cấp tỉnh
Sở NN & PTNT

Trung tâm KN

* Xây dựng chương trình KN cấp tỉnh.

* Hướng dẫn thực hiện các chương trình KN
tại tỉnh.
* Tổ chức chuyển giao kỹ thuật cho nông
dân.
* Kết hợp với cục KN xây dựng các điểm
trình diễn thuộc chương trình quốc gia.
* Đánh giá kết quả các chương trình KN.

Cấp
h
Phòng NN &
PTNT

Trạm KN
* Trực tiếp tiến hành chuyển giao kỹ thuật
cho nông dân.
* Hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật mới.
* Cùng với nông dân xây dựng các điểm
trình trình diễn.
* Phối hợp và báo cáo với cấp trên về các
hoạt động KN cấp huyện.

Khuyến Nông viên hợp đồng hoặc
cán bộ NN kiêm cán bộ KN
Cấp Xã

Hộ nông dân/ Nhóm hộ sở thích về SX nông nghiệp

* Làm việc theo chức năng nhiệm vụ đưa ra
trong hợp đồng.

* Phối hợp với cán bộ KN huyện chuyển
giao kỹ thuật, thông tin đến nông dân.
* Báo cáo kết quả làm việc với cấp huyện.

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức khuyến nông Việt Nam
- Cấp trung ương thành lập Cục khuyến nông trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Cấp tỉnh và thành phố thành lập Trung tâm khuyến nông trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7


- Cấp huyện thành lập Trạm khuyến nông, một số Trạm trực thuộc Trung
tâm khuyến nông tỉnh, một số Trạm trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân huyện về mặt tổ
chức, quan hệ với Trung tâm khuyến nông về mặt chuyên môn.
- Cấp xã có cán bộ khuyến nông hợp đồng hoặc cán bộ nông nghiệp kiêm
cán bộ khuyến nông.
2.2.1.3 Đặc trưng của hàng hóa và dịch vụ khuyến nông
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, hoạt động khuyến nông cung cấp dịch
vụ cho nông dân. Theo mối quan hệ cung cầu, nhà nước là đơn vị cung cấp dịch vụ
và nông dân là người tiếp nhận dịch vụ khuyến nông. Do vậy, khuyến nông cũng
được xem như một loại hàng hóa và dịch vụ đặc biệt. Hàng hóa và dịch vụ đặc biệt
ở chỗ chủ thể cung cấp là Nhà nước nên có các tính chất khác với hàng hóa thông
thường do tư nhân cung cấp. Nhóm hàng hóa và dịch vụ này gọi là hàng hóa và dịch
vụ công. Hệ thống hàng hóa và dịch vụ công cũng khá phức tạp trong cơ cấu dịch
vụ công của Việt Nam. Để rõ ràng hơn, dịch vụ khuyến nông cần xem xét dưới hai
góc độ sau:
- Chương trình khuyến nông thuộc nhóm hàng hóa và dịch vụ công cộng.
- Chương trình khuyến nông thuộc nhóm dịch vụ phát triển kinh tế của Việt Nam.

2.2.1.4 Hàng hóa và dịch vụ công
Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tư nhân không thể cung cấp
chủ yếu nhà nước hay cộng đồng đảm trách. Những loại hàng hóa này gọi là hàng
hóa công. Ví dụ: quốc phòng đảm bảo an toàn, giáo dục.v.v.. Để xem xét khuyến
nông có đầy đủ tính chất của hàng hóa và dịch công cần tìm hiều về khái niệm hàng
hóa và dịch vụ công.
Hàng hóa và dịch vụ công là những loại hàng hóa và dịch vụ mà việc cá nhân
này thụ hưởng do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng
thời hưởng thụ lợi ích của nó. Do vậy hàng hóa và dịch vụ công có hai thuộc tính:
- Hàng hóa và dịch vụ công không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.
- Hàng hóa và dịch vụ công không có tính loại trừ .

8


Chương trình khuyến nông là hàng hóa và dịch vụ do nhà nước cung cấp.
Nhà nước triển khai các chương trình khuyến nông để thay đổi quan niệm, cách
thức sản xuất nhằm thúc đẩy tăng năng suất và phát triển kinh tế. Chương trình
khuyến nông cung cấp miễn phí để nông dân có thể tiếp cận kiến thức và kỹ năng
mới dễ dàng tại trạm khuyến nông hay ngoài thực tế. Do vậy, chương trình khuyến
nông có đầy đủ tính chất của hàng hóa và dịch vụ công.
Theo kinh tế học, nguyên nhân xuất hiện của hoạt động khuyến nông như là
hàng hóa dịch vụ có ngoại tác lên thị trường sản xuất nông nghiệp. Ngoại tác của
dịch vụ khuyến nông có tính tích cực. Nhà nước đóng vai trò người bán, cung cấp
các chương trình khuyến nông đến người nông dân tiêu dùng dịch vụ này. Trong
trao đổi này chỉ người tiêu dùng (nông dân) có lợi trực tiếp nhờ ứng dụng kỹ thuật
mới với sản xuất. Người cung cấp (nhà nước) không thu lợi trực tiếp (dịch vụ trợ
cấp) nên nhà nước chịu thiệt. Nhưng xét góc độ tổng thể, xã hội được lợi từ sản
lượng gia tăng và ứng dụng kỹ thuật lan truyền từ nông dân này đến nông dân khác
trong cộng đồng. Do vậy, chi phí Nhà nước bỏ ra cân xứng với lợi ích xã hội mang

lại đồng thời gia tăng sản lượng.
2.2.2 Tổng quan tài liệu
Những nghiên cứu về khuyến nông chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh giá ở
dạng tổng quát về tác động của khuyến nông, chẵng hạn như các nghiên cứu sau
đây:
- Khuyến nông đã khuyến khích thay đổi kỹ thuật trong trồng trọt và chăn
nuôi, từ đó làm thay đổi thị trường lao động ở nông thôn, góp phần thay đổi thu
nhập của người dân ở nông thôn và tiến đến tác động đến sinh kế của người dân
sống ở nông thôn (Farrington, 2002).
- Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu mùa vụ triển khai ở hầu hết
các tỉnh trong cả nước đã góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích, chuyển đổi trên
600.000 ha từ cây, con giống kém hiệu quả, chế độ canh tác cũ sang cây, con giống
mới, chế độ canh tác mới hiệu quả cao, làm tăng thu nhập trên mỗi ha từ 1,3 đến 5
lần, thậm chí có nơi trên 100 lần với giá trị tương đương từ 5 đến 200 triệu đồng.

9


- Chương trình khuyến nông đã mang lại hiệu quả cao trong việc giúp người
nông dân đạt được năng suất cây trồng, vật nuôi cao. Tuy nhiên, cũng có những
chương trình khuyến nông không mang lại hiệu quả cho người nông dân. Những
chương trình khuyến nông không hiệu quả là do thiếu sự quản lý, sự linh động và sự
sáng tạo khi áp dụng cho từng điều kiện cụ thể (Evenson, 1997).
- Nghiên cứu đánh giá chất lượng khuyến nông thông qua hiệu quả sản xuất.
Cụ thể, chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm hộ: nhóm hộ có tham gia khuyến
nông và nhóm hộ không tham gia khuyến nông trong sản xuất. Trên cơ sở đó, tính
toán và so sánh hiệu quả sản xuất giữa hai nhóm hộ, từ đó rút ra kết luận về chất
lượng công tác hoạt động khuyến nông. Ví dụ đề tài thạc sĩ kinh tế nông nghiệp
năm 2005 của tác giả Phạm Thị Nhiên. Đối với phương pháp này có ưu điểm là kết
luận được chất lượng của hoạt động khuyến nông nhưng chưa chỉ cụ thể yếu tố nào

tạo nên sự hài lòng của người sử dụng để kết luận chất lượng khuyến nông. Ngoài
ra, phương pháp này chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể để phát
huy hay khắc phục.
Trên cơ sở tổng quan tài liệu này cho thấy mô hình Servqual khá phù hợp để
xác định mức độ hài lòng của người nông dân sử dụng dịch vụ khuyến nông từ đó
đánh giá chất lượng khuyến nông, nhằm mục đích khắc phục những điều chưa làm
được của phương pháp trên. Mô hình Servqual là một mô hình được sử dụng phổ
biến trong lĩnh vực đánh giá chất lượng marketing dịch vụ, kết quả mô hình sẽ chỉ
ra cụ thể chất lượng dịch vụ được tạo ra từ các yếu tố nào để làm hài lòng người sử
dụng, trong từng yếu tố có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lượng. Từ đó các nhà
quản lý có cách nhìn toàn diện hơn về chất lượng dịch vụ, tập trung tốt hơn trong
việc cải thiện dịch vụ và phân phối nguồn lực cũng như khuyến khích nhân viên cải
thiện khả năng phục vụ.
Ứng dụng mô hình Servqual trên, đề tài “ Đánh giá chất lượng dịch vụ siêu
thị ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)” của Tác giả Nguyễn Thị Mai Trang, Đại
học Quốc gia TPHCM và Nguyễn Đình Thọ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, đã
kết luận rằng chất lượng dịch vụ siêu thị ở TPHCM bao gồm năm thành phần cụ thể

10


là: (1) Chủng loại hàng hóa, (2) Nhân viên phục vụ, (3) Trưng bày siêu thị, (4) Mặt
bằng siêu thị và (5) An toàn siêu thị. Mỗi thành phần được đánh giá bằng các chỉ
tiêu cụ thể, ví dụ: thành phần thứ nhất Chủng loại hàng hóa được đo lường bằng 3
chỉ tiêu: (i) Hàng tiêu dùng hàng ngày rất đầy đủ, (ii) Có nhiều mặt hàng để lựa
chọn, (iii) Có nhiều hàng mới. Ngoài ra, còn có các tác giả khác trên thế giới cũng
ứng dụng mô hình này như: Dabholkar & ctv (1996) sử dụng mô hình Servqual và
điều chĩnh nó để kiểm định chất lượng dịch vụ bán lẻ ở Mỹ, ông kết luận chất lượng
dịch vụ bán lẻ gồm 5 thành phần và 23 chỉ tiêu; Mehta & ctv (2000) kiểm định dịch
vụ bán lẻ hàng điện tử và siêu thị tại Singapore kết luận: chất lượng dịch vụ này

cũng gồm năm thành phần nhưng chỉ có 21 chỉ tiêu đánh giá (Nguyễn Đình Thọ,
Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).
Tóm lại, sử dụng mô hình Servqual và điều chĩnh nó để đánh giá chất lượng
dịch vụ thông qua sự hài lòng của người sử dụng được cụ thể và rõ ràng hơn so với
việc đánh giá chất lượng thông qua hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, ứng dụng mô
hình Servqual và điều chĩnh nó để xác định yếu tố tạo nên sự hài lòng của người
nông dân khi sử dụng dịch vụ khuyến nông và đánh giá chất lượng dịch vụ khuyến
nông ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh là phù hợp và nhằm mục đích tìm hiểu, đánh
giá chất lượng khuyến nông một cách trực tiếp, làm cơ sở cho các nhà quản lý cải
thiện và phát huy vai trò khuyến nông ngày càng tốt hơn.
Sự hài lòng giữa dịch vụ tư (người sử dụng phải trả chi phí sử dụng) và dịch
vụ công (do nhà nước cung cấp miễn phí) có mức độ khác nhau, đề tài này muốn
chứng minh rằng khi sử dụng dịch vụ khuyến nông do Nhà nước cung cấp - người
dân không phải trả chi phí sử dụng nhưng họ cũng mong muốn đạt được một mức
độ hài lòng nhất định nào đó chứ không phải “cho không” là đạt được sự hài lòng
ngay, lập tức chấp nhận dịch vụ và ứng dụng một cách có hiệu quả ví dụ: khuyến
nông cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà khuyến nông đã hứa thực hiện, thì sự
hài lòng của người dân là cao nhất, sẽ tạo được lòng tin cho người nông dân trong
việc sử dụng và phát huy được vai trò của khuyến nông với người dân. Nhưng nếu
khuyến nông cung cấp dịch vụ không đúng vào thời điểm mà khuyến nông đã hứa

11


×