Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA BỌ PHẤN (Bemisia tabaci Gennadius) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI CHÚNG TRÊN CÂY THUỐC LÁ VÀNG SẤY TẠI TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

ĐOÀN NGUYỄN KIẾN TRÚC

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA BỌ PHẤN (Bemisia tabaci
Gennadius) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU ĐỐI VỚI CHÚNG TRÊN
CÂY THUỐC LÁ VÀNG SẤY
TẠI TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

ĐOÀN NGUYỄN KIẾN TRÚC

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA BỌ PHẤN (Bemisia tabaci
Gennadius) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU ĐỐI VỚI CHÚNG TRÊN
CÂY THUỐC LÁ VÀNG SẤY
TẠI TÂY NINH
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN TẤN VIỆT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Đoàn Nguyễn Kiến Trúc sinh ngày 26 tháng 4 năm 1974 tại tỉnh Bến
Tre, con ông Đoàn Ngọc Xàng và bà Nguyễn Minh Thành.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường trung học phổ thông Cao Lãnh I, tỉnh Đồng Tháp,
năm 1991.
Tốt nghiệp Đại học ngành nông học tại Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1996.
Sau đó làm việc tại Chi nhánh công ty TNHH một thành viên Viện KTKT thuốc
lá TPHCM, chức vụ: từ tháng 8/1996 đến tháng 12/2008 là cán bộ kỹ thuật tại Trạm
thực nghiệm thuốc lá Gò Dầu, từ tháng 1/2009 đến 10/2009 là nghiên cứu viên tại
phòng sinh học.
Tháng 9 năm 2007 theo học cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: có gia đình, vợ: Nguyễn Thị Giáng Kiều, năm kết hôn 2003,
con Đoàn Nguyễn Nhã Nguyệt, sinh năm 2005.
Địa chỉ liên lạc: Ấp 4 - Bàu Đồn – Gò Dầu – Tây Ninh
Điện thoại: 0663.857601 – 0937615193
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
Chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Đoàn Nguyễn Kiến Trúc

iii


CHÂN THÀNH CẢM TẠ
-

Ba, mẹ đã sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ con cho đến ngày hôm nay.

-

Cám ơn em, người vợ yêu quí của tôi, đã cực khổ nuôi nấng con tôi và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn tất luận văn tốt nghiệp này.

-

Hai em tôi đã động viên và giúp đỡ tài chính cho tôi trong suốt quá trình học
tập.

-

Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau Đại Học, khoa Nông Học, quí thầy cô
trường đại học Nông Lâm TPHCM.


-

TS. Trần Tấn Việt, trưởng khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.

-

Thầy Trần Quí Tuần, giám đốc chi nhánh Cty TNHH một thành viên Viện
KTKT thuốc lá TPHCM đã tận tình giúp đở, động viên tôi trong suốt quá
trình làm việc và học tập.

-

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc khoa sinh học trường ĐH Cần Thơ và cô Võ Thị
Thu Oanh bộ môn BVTV khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM đã giúp đỡ định danh các mẫu côn trùng và nấm ký sinh bọ phấn.

-

Bạn bè đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tây Ninh ngày

tháng

năm 2009

Đoàn Nguyễn Kiến Trúc


iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu sự gây hại của bọ phấn (Bemisia tabaci Gennadius) và đánh
giá hiệu lực của một số thuốc trừ sâu đối với chúng trên cây thuốc lá vàng sấy tại Tây
Ninh” được tiến hành tại tỉnh Tây Ninh từ tháng 11/2007 - 4/2009. Đề tài có 6 nội dung
được nghiên cứu nhằm mục đích ngăn chặn bọ phấn là môi giới truyền bệnh virus trên
cây thuốc lá vàng sấy tại tỉnh Tây Ninh. Qua điều tra 150 hộ nông dân, đa số người sản
xuất (60 - 90 %) ít hiểu biết về bọ phấn. Nông dân sử dụng chủ yếu thuốc hóa học để
phòng trừ bọ phấn (>90%), hoạt chất được sử dụng nhiều nhất là imidacloprid (70%) và
đều sử dụng quá liều khuyến cáo (> 85%). Bọ phấn xuất hiện trên cây thuốc lá khoảng 7
ngày sau trồng và mật số đạt đỉnh cao lúc 35 ngày sau trồng. Bên cạnh đó, phổ ký chủ
của bọ phấn được ghi nhận là 12 loài cỏ dại thuộc 9 họ và 16 loài cây trồng thuộc 8 họ.
Trong đó, họ Cucurbitaceae và Solanaceae là loài ký chủ ưa thích nhất của bọ phấn.
Thành phần thiên địch của bọ phấn được xác định là 4 loài săn mồi: Ruồi săn mồi (Họ:
Sciomyzidae), chuồn chuồn cỏ (Suarius sp.), bọ xít thuốc lá (Macrolophus sp.), nhện
(Argiope sp.); một loài ong ký sinh (Encasia bimaculata.) và một loài nấm ký sinh
(Paecilomyces sp.). Khảo sát 5 giống thuốc lá nhằm tìm ra một giống tương đối ít mẫn
cảm với bọ phấn và bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt. Kết quả cho thấy giống NC17 ít
mẫn cảm với bọ phấn và bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt. 5 loại hoạt chất được đánh giá
để phòng trừ bọ phấn là: thiamethoxam, emamectin benzoate, cypermetrin, abamectin,
Bacillus thuringiensis. Tất cả các hoạt chất trên đều có hiệu lực phòng trừ bọ phấn với
nhiều mức độ ý nghĩa khác nhau so với nghiệm thức đối chứng (không phun).
Thiamethoxam cho hiệu quả phòng trừ bọ phấn cao nhất đạt 79,54% ở 1 ngày sau phun,
sau đó hiệu lực của thuốc giảm dần còn 16,29% ở 10 ngày sau phun.

v



SUMMARY
Thesis were carried at Tay Ninh province, from November 2007 to April 2009,
aiming at preventing virus transmitted by whitefly. 150 farm households were
interviewed on their knowledge of whitefly pest. Result showed that 60 – 90 % of them
didn’t know about whitefly. More 80% farmers used insecticides to control whitefly,
with high dosage, in which imidaclopid was common used. Whitefly occurred at 7 days
after planting and they reached the peak at 35 days after planting. Whitefly was found in
12 plant species which was growed in the area. Natural enemies of whitefly found in
field were four predator species: fly (family: Sciomyzidae), lacewing (Suarius sp.),
tobacco mirid (Macrolophus sp.), spider (Argiope sp.); one parasitoid wasp species
Encasia bimaculata. and a parasitic fungus species (Paecilomyces sp.) Five tobacco
verieties were screened to test for their resistance to whitefly and bud malformation
disease. The result showed that NC17 variety was less sensitive to whitefly than other
varieties do. Two synthetic insecticides (thiamethoxam and cypermetrin) and three
bioinsecticides (emamectin benzoate, abamectin, Bacillus thuringiensis) were tested
their efficacy to whitefly. All of these insecticides caused mortality of whitefly at
various degrees of significance over the untreated control, except for Bacillus
thuringiensis. Efficacy of thiamethoxam was 79,54% and 16,29% at 1 and 10 days after
treatment. The efficacy of this insecticide was highest among insecticides tested.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa -------------------------------------------------------------------------------------- i
Trang chuẩn y ------------------------------------------------------------------------------- ii
Lý lịch cá nhân ------------------------------------------------------------------------------ iii
Lời cam đoan -------------------------------------------------------------------------------- iv

Lời cảm tạ ------------------------------------------------------------------------------------- v
Tóm Tắt -------------------------------------------------------------------------------------- vi
Summary ------------------------------------------------------------------------------------ vii
Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------- viii
Danh sách các chử viết tắt ---------------------------------------------------------------- xii
Một số thuật ngữ ------------------------------------------------------------------------- xiii
Danh sách các bảng ----------------------------------------------------------------------- xiv
Danh sách các đồ thị ----------------------------------------------------------------------- xv
Danh sách các hình ----------------------------------------------------------------------- xvi
Chương 1. Mở dầu --------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề-------------------------------------------------------------------------------- 1
1.3. Mục đích yêu cầu ---------------------------------------------------------------------- 2
1.3.1. Mục đích ------------------------------------------------------------------------------ 2
1.2.3. Giới hạn nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 2
Chương 2. Tổng quan tài liệu -------------------------------------------------------------- 3
2.1. Giới thiệu về cây thuốc lá ------------------------------------------------------------- 3
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử ------------------------------------------------------------------- 3
2.1.2. Phân loại ------------------------------------------------------------------------------ 5
2.1.3. Giá trị kinh tế và sử dụng ----------------------------------------------------------- 5

vii


2.1.4. Giống ---------------------------------------------------------------------------------- 6
2.1.5. Thời vụ -------------------------------------------------------------------------------- 7
2.1.6. Dịch hại chính trên cây thuốc lá --------------------------------------------------- 7
2.1.6.1. Bệnh hại ----------------------------------------------------------------------------- 8
2.1.6.2. Côn trùng gây hại ------------------------------------------------------------------ 8
2.2. Bọ phấn (Bemisia tabaci Gennadius) ----------------------------------------------- 9
2.2.1. Giới thiệu ----------------------------------------------------------------------------- 9

2.2.2. Thiệt hại kinh tế----------------------------------------------------------------------- 9
2.2.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ phấn ----------------------------------- 11
2.2.3.1. Trong nước ----------------------------------------------------------------------- 11
2.2.3.2. Ngoài nước ----------------------------------------------------------------------- 12
2.2.4. Phòng trừ ---------------------------------------------------------------------------- 15
2.2.4.1. Trong nước ----------------------------------------------------------------------- 15
2.2.4.2. Ngoài nước ----------------------------------------------------------------------- 15
2.3. Tỉnh Tây Ninh ------------------------------------------------------------------------ 23
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ------------------------------------ 26
3.1. Nội dung ------------------------------------------------------------------------------- 26
3.2. Địa điểm và thời gian ---------------------------------------------------------------- 26
3.2.1. Địa điểm ---------------------------------------------------------------------------- 26
3.2.2. Thời gian thực hiện ---------------------------------------------------------------- 26
3.3. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ---------------------------------------------- 26
3.4. Phương tiện và Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------- 28
3.4.1. Phương tiện nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 29
3.4.2.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây thuốc lá vàng sấy và tập quán phòng trừ
bọ phấn của người nông dân tại Tây Ninh ----------------------------------- 29
3.4.2.2. Nghiên cứu diễn biến mật số của bọ phấn trên cây thuốc lá, thiên địch và

viii


ký chủ ----------------------------------------------------------------------------- 29
3.4.2.3. Khảo sát tính chống chịu với bọ phấn của một số giống thuốc lá nhập nội
và chọn tạo trong nước --------------------------------------------------------- 32
3.4.2.4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và sinh học phòng trừ
bọ phấn --------------------------------------------------------------------------- 34
Chương 4. Kết quả thảo luận ------------------------------------------------------------- 37

4.1. Điều tra hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ bọ phấn của người nông
dân --------------------------------------------------------------------------------- 37
4.2. Diễn biến mật số của bọ phấn trên cây thuốc lá tại Tây Ninh, thiên địch và
ký chủ ----------------------------------------------------------------------------- 46
4.2.1. Đặc điểm hình thái của bọ phấn trên cây thuốc lá ở Tây Ninh -------------- 46
4.2.2. Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá ------------------------------------ 47
4.2.2.1. Vụ 2006-2007 -------------------------------------------------------------------- 47
4.2.2.2. Vụ 2007-2008 -------------------------------------------------------------------- 48
4.2.2.3. Vụ 2008-2009 -------------------------------------------------------------------- 52
4.2.3. Diễn biến bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt trên cây thuốc lá ------------------ 54

4.2.4. Thiên địch của bọ phấn trên cây thuốc lá --------------------------------------- 58
4.2.4.1. Thành phần thiên địch ---------------------------------------------------------- 58
4.2.4.2. Diễn biến của thiên địch bọ phấn trên cây thuốc lá ------------------------- 63
4.2.5. Phổ ký chủ của bọ phấn gây hại cây thuốc lá tại Tây Ninh ------------------- 65
4.3. Khảo sát tính chống chịu với bọ phấn của một số giống thuốc lá nhập nội và
chọn tạo trong nước ----------------------------------------------------------------- 70
4.4.Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học và sinh học phòng trừ bọ phấn ----- 75
Chương 5: Kết luận và đề nghị ---------------------------------------------------------- 81
5.1.Kết luận -------------------------------------------------------------------------------- 81
5.2.Đề nghị --------------------------------------------------------------------------------- 82
Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------ 83

ix


Phụ lục -------------------------------------------------------------------------------------- 95

x



DANH SÁCH CHỬ VIẾT TẮT
ACMV: african cassava mosaic virus
BGYV: bean golden yellow virus
BGMV: bean golden mosaic virus
BVTV: bảo vệ thực vật
CBSD: cassava brown streak disease
CLCuV, CoLCV: cotton leaf curl virus
CMV: cucumber mosaic virus
DTtb: diện tích trung bình
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
IPM: integrated pest management
KTKT: kinh tế kỹ thuật
NST: ngày sau trồng
NStb: năng suất trung bình
RT-PCR: reverse transcription-polymerase chain reaction
RAPD: random amplified polymorphic DNA
SLCV: squash leaf curl virus
PVY: potato virus Y
USDA: United State Development of Agriculture
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
TbLCV, TLCV: tobacco leaf curl virus
TYLCV: tomato yellow leaf curl virus
TSWV: tobacco spotted wilt virus
TBVTV: thuốc bảo vệ thực vật
TP HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

xi



TMV: tomato mosaic virus
WRSV: wheat rosette stunt virus
WCSV: watermelon chlorotic stunt virus
YVMV: yellow vein mosaic virus

MỘT SỐ THUẬT NGỮ
- Lá gốc: là nhóm lá mọc ở vị trí thấp nhất của thân cây. Lá mỏng (0,03 – 0,035mm),
mặt lá phẳng, đầu lá tù, cấu trúc lá xốp, gân lá nhỏ, gốc độ giữa gân phụ và gân chính
rộng, dễ bị tổn thương do bệnh, dính đất cát do gần mặt đất. Màu sắc lá sau khi sấy
thường có màu vàng nhạt, vàng chanh. Chiều dài lá từ 25 – 35 cm.
- Lá trung châu: là nhóm lá mọc giữa thân cây thuốc lá (khoảng 4 – 6 lá). Lá có độ dày
trung bình (0,04 – 0,06mm). Những lá đã sấy ở vị trí này có xu hướng cuộn tròn và
quăn đầu dưới của mép lá, gốc độ gân phụ với gân chính giữa lá trung bình. Phiến lá
rộng, lá dài, ít bị tổn thương sâu bệnh. Màu sắc lá sau khi sấy: vàng cam, vàng cam
sáng, vàng chanh; bề mặt lá mịn, độ dầu dẻo cao. Chiều dài lá > 40cm.
- Lá ngọn: là nhóm lá mọc trên cùng của thân cây (2 – 3 lá). Lá có độ dày cao nhất trên
cây (0,065 – 0,075mm) . Những lá đã sấy ở vị trí này có xu hướng cuộn tròn vào phía
trong lộ gân chính và lưng lá, gốc tạo bởi gân chính và gân phụ hẹp. Phiến lá hẹp
thường bị tổn thương do sâu bệnh. Màu sắc lá sau khi sấy: vàng cam đỏ, vàng cam sậm,
thường xuất hiện màu sắc pha tạp, bề mặt lá thô ráp, độ dầu dẻo kém, chiều dài lá từ 25
– 38cm.

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Khí hậu thời tiết trung bình của tỉnh Tây Ninh trong 3 vụ 2006 – 2007, 2007
– 2008 và 2008 – 2009 ---------------------------------------------------------- 27
Bảng 4.1: Kết quả điều tra về nguồn lao động và canh tác ----------------------------- 40

Bảng 4.2: Nhận thức của nông dân về thành phần côn trùng chích hút, bệnh virus ne
ngọn & xoăn đọt trên ruộng thuốc lá và tập quán phòng trừ bọ phấn ----- 43
Bảng 4.3: Các loại thuốc thường được nông dân sử dụng để phòng trừ bọ phấn ---- 44
Bảng 4.4: Thành phần côn trùng chích hút và thời điểm hiện diện trên ruộng thuốc
lá ở huyện Bến Cầu, Châu Thành và Gò Dầu (vụ 2007 – 2008) ---------- 45
Bảng 4.5: Diễn tiến bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt (%) ở ba huyện Bến Cầu, Châu
Thành và Gò Dầu (vụ 2007 – 2008) ------------------------------------------- 55
Bảng 4.6: Thành phần thiên địch của bọ phấn trên ruộng thuốc lá -------------------- 60
Bảng 4.7: Các loài cỏ dại là ký chủ của bọ phấn ----------------------------------------- 67
Bảng 4.8: Các cây trồng là cây ký chủ của bọ phấn ------------------------------------- 68
Bảng 4.9: Diễn tiến mật số bọ phấn trên 6 giống thí nghiệm (con/lá) ----------------- 71
Bảng 4.10: Diễn tiến bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt trên 6 giống thí nghiệm (%) - 74
Bảng 4.11: Hiệu lực của thuốc (%) đối với bọ phấn ------------------------------------- 76
Bảng 4.12: Diễn tiến bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt sau khi sử lý thuốc ------------ 79
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thuốc đến năng suất và hiệu quả kinh tế------------------ 80

xiii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Đồ thị 4.1: Diễn biến mật số bọ phấn và bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt trên cây
thuốc lá vụ 2006 – 2007. ----------------------------------------------------------48
Biểu đồ 4.1: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá trong vườn ươm vụ 2007 –
2008.----------------------------------------------------------------------------------49
Biểu đồ 4.2: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá trong vườn bầu vụ 2007 – 2008
----------------------------------------------------------------------------------------50
Đồ thị 4.3: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá ngoài ruộng trồng 2007 – 2008
----------------------------------------------------------------------------------------51
Biểu đồ 4.3: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá trong vườn ươm vụ 2008 –

2009 ----------------------------------------------------------------------------------52
Biểu đồ 4.4: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá trong vườn bầu vụ 2008 – 2009
----------------------------------------------------------------------------------------53
Đồ thị 4.4: Diễn biến mật số bọ phấn trên cây thuốc lá ngoài ruộng trồng 2008 – 2009
----------------------------------------------------------------------------------------54
Đồ thị 4.5: Diễn biến bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt 2008-2009 -------------------------56
Biểu đồ 4.5: Tổng hợp mật số bọ phấn (35 NST) qua 3 vụ theo dõi ----------------------57
Biểu đồ 4.6: Tổng hợp mật số bọ phấn (35 NST) qua 3 vụ theo dõi ----------------------57
Đồ thị 4.1: Sự liên quan giữa bọ phấn và bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt. ---------------58
Đồ thị 4.6: Diễn biến thiên địch của bọ phấn ở ruộng trồng vụ 2008 – 2009. -----------63
Đồ thị 4.7: Mối liên quan giữa mật số lông tơ / lá và mật số bọ phấn/ lá -----------------72

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các pha phát triển khác nhau của bọ phấn (B. tabaci) (USDA, 2007). - 13
Hình 2.2: Một số phương pháp canh tác khác nhau để quản lý bọ phấn (Charles và ctv,
2005; Graeme và ctv, 2003; Francisco và ctv, 2008). ---------------------- 16
Hình 2.3: Sử dụng giống kháng virus do môi giới là bọ phấn truyền (Francisco và ctv,
2008).------------------------------------------------------------------------------ 18
Hình 2. 4: Một số tác nhân phòng trừ sinh học (Susan và ctv 2001). ---------------- 22
Hình 3.1: Một số vật liệu tham gia trong quá trình thực hiện đề tài. ----------------- 28
Hình 3.2: Một số hình ảnh thí nghiệm khảo sát giống. --------------------------------- 34
Hình 3.3: Một số hình ảnh thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc. ----------------- 36
Hình 4.1: Các loại côn trùng chích hút trên ruộng thuốc lá vụ 2007 - 2008--------- 39
Hình 4.2: Vòng đời bọ phấn thuốc lá (Bemisia tabaci) -------------------------------- 46
Hình 4.3: Nấm Paecilomyces sp. ký sinh bọ phấn -------------------------------------- 59
Hình 4.4: Nhộng bọ phấn bị ong ký sinh ------------------------------------------------- 61

Hình 4.5: Vỏ nhộng bọ phấn còn lại sau khi ong vũ hóa------------------------------- 61
Hình 4.6: Ong ký sinh bọ phấn (Encasia bimaculata) --------------------------------- 61
Hình 4.7: Thành trùng bọ xít thuốc lá (Macropholus sp.) ----------------------------- 62
Hình 4.8: Cánh trước bọ xít thuốc lá ------------------------------------------------------ 62
Hình 4.9: Trưởng thành ruồi săn mồi ----------------------------------------------------- 62
Hình 4.10: Cánh trưởng thành ruồi săn mồi --------------------------------------------- 62
Hình 4.11: Ấu trùng chuồng chuồng cỏ -------------------------------------------------- 62
Hình 4.12: Đầu ấu trùng chuồn chuồn cỏ ------------------------------------------------ 62
Hình 4.13: Nhện bắt mồi ------------------------------------------------------------------- 63

xv


Hình 4.14: Một số hình ảnh cây ký chủ của bọ phấn (cây trồng) --------------------- 66
Hình 4.15: Một số hình ảnh cây ký chủ của bọ phấn (cỏ dại) ------------------------- 69
Hình 4.16: Bọ phấn chết do thuốc -------------------------------------------------------- 75

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, cây thuốc lá là một trong những cây đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người nông dân. Vì thế các địa phương đã xem thuốc lá là cây xóa
đói, giảm nghèo cho người nông dân, góp phần phát triển địa phương.
Cùng với sự phát triển của cây thuốc lá, dịch hại do virus gây bệnh ne ngọn
& xoăn đọt đã tàn phá nặng nề các vùng trồng thuốc lá ở phía Nam, đặc biệt là Tây
Ninh - nơi mà một thời được xem là thủ đô của cây thuốc lá. Thiệt hại do bệnh này
gây ra có thể lên đến 100%, thiệt hại này dẫn đến trong vụ mùa 2006 – 2007 diện

tích gieo trồng thuốc lá tại Tây Ninh giảm đáng kể, toàn tỉnh diện tích đầu tư của các
doanh nghiệp khoảng 2.500 ha, giảm gần 60% diện tích trồng (so với vụ 2000 –
2001). Mặc dù có nhiều cố gắng để cải thiện tình hình nhưng mức độ và diện tích bị
gây hại vẫn không giảm (Nguyễn Ngọc Bích, 2007). Tổn thất được ước tính khoảng
10 tỉ đồng/năm, chỉ riêng tại Tây Ninh (Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam, 2006).
Bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt do vector truyền bệnh chủ yếu là các loại côn
trùng chích hút (Dodds và ctv, 1984; 1986), trong đó bọ phấn là một trong những
vector quan trọng. Bọ phấn có phạm vi ký chủ rất rộng, là vector của 17 loại
germinivirus khác nhau (Brown và ctv, 1995). Một khi cây thuốc lá đã bị nhiễm
bệnh virus thì mọi biện pháp điều trị đều không có hiệu quả.
Để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh virus, việc kiểm soát bọ phấn môi giới là
cần thiết (Lapidot và ctv, 2002). Đề tài “Nghiên cứu sự gây hại của bọ phấn
(Bemisia tabaci Gennadius) và đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ sâu đối
với chúng trên cây thuốc lá vàng sấy tại Tây Ninh” nhằm tìm kiếm các giải pháp
khả thi để kiểm soát bọ phấn tại địa phương.

-1-


1.3. Mục đích yêu cầu
1.3.1. Mục đích
Ngăn chặn bọ phấn-môi giới truyền bệnh virus trên cây thuốc lá vàng sấy của
tỉnh Tây Ninh.
1.3.2. Yêu cầu
¾ Nắm bắt được hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ bọ phấn trên cây
thuốc lá của người nông dân.
¾ Nắm được diễn biến của bọ phấn trên cây thuốc lá, thiên địch và ký chủ của
chúng.
¾ Tìm ra được một giống thuốc lá tương đối kháng với bọ phấn.
¾ Xác định được loại thuốc hóa học hoặc sinh học thích hợp để phòng trừ bọ

phấn.
1.2.3. Giới hạn nghiên cứu
¾ Địa điểm nghiên cứu: tại các vùng trồng thuốc lá Tây Ninh.
¾ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2006 - 4/2009.
¾ Đối tượng nghiên cứu: bọ phấn trên cây thuốc lá.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây thuốc lá
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4000 năm, trùng với nền văn
minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất
thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12-10-1942 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ
của Christoph Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa
nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là tobaccos (Vinataba, 2006). Sau đó các
nhà thám hiểm đã phát hiện ra rằng việc sử dụng thuốc lá là hoàn toàn phổ biến ở thế
giới mới này (Collins và ctv, 1993).
Cây thuốc lá được trồng ở ít nhất 117 quốc gia và thu hút khoảng 33 triệu
nông dân tham gia (Campell, 1995). Ngày nay thuốc lá được trồng rộng rãi ở các
điều kiện tự nhiên khác nhau, khác hẳn nơi nguyên thủy của nó. Phạm vi phân bố
của cây thuốc lá từ 30 vĩ độ Nam đến 45 vĩ độ Bắc (Steinberg và ctv 1958).
Thuốc lá đem lại lợi ít kinh tế cho nhiều quốc gia. Nhiều tổ chức thuốc lá độc
quyền, cũng như các hãng độc quyền sản xuất thuốc điếu, nguyên liệu chế biến,
thương mại, dịch vụ …được hình thành, nhằm khai thác triệt để lợi ít của cây thuốc
lá (Lê Đình Thụy và ctv, 1996).
Tổng sản lượng các loại thuốc lá hàng năm trên thế giới khoảng 6,44 triệu tấn,
chiếm diện tích khoảng 5,14 triệu ha (0,5% tổng diện tích trồng trọt trên thế giới),

trong đó gần 5,39 triệu tấn (64%) là thuốc lá vàng sấy. Tập trung lớn ở những quốc
gia sau: Thuốc lá vàng: Trung Quốc 2.800.000 tấn, Mỹ 575,389 tấn, Brazil 398.000
tấn, Zimbabwe 209.042 tấn, Ấn Độ 524.500 tấn, ngoài ra phải kể đến các quốc gia

-3-


khác có sản lượng thuốc lá cao là Indonesia 171.400 tấn, Greece 131.875,
Malawi 130.686 tấn, Italy 130.400 tấn (Vinataba, 2006).
Ở Việt Nam, một số tài liệu cho rằng cây thuốc lá được trồng từ thời vua Lê
Thần Tông, do các thương nhân Tây ban Nha đem tới. Nghề trồng thuốc lá chính
thức phát triển vào năm 1876 tại Gia định, 1899 tại Tuyên Quang và đã sản xuất
thuốc điếu ở Hà nội. Thuốc Virginia được trồng ở nước ta tương đối muộn: năm
1935 trồng thử ở An Khê, năm 1940 trồng ở các tỉnh miền Bắc với giống ban đầu là
Virginia Blond Cash (Phạm Kiến Nghiệp và ctv, 1996).
• Trước năm 1954 việc sản xuất thuốc lá chỉ mang tính tự cấp tự túc (Phạm
kiến Nghiệp, 1983).
• Từ năm 1954-1975:
-

Miền Bắc: sản lượng mỗi năm khoảng 10.000-12.000 tấn chủ yếu tập
trung ở một số vùng chuyên canh như Cao bằng, Lạng Sơn và giống là
Virginia đã bị thoái hóa nghiêm trọng.

-

Miền Nam: do không được quan tâm nên việc sản xuất thuốc lá chỉ
mang tính tự cung, tự cấp trong nông thôn. Các nhà máy thuốc điếu
như MIC (nay là nhà máy thuốc lá Sài Gòn ), BASTOS ( nay là nhà
máy thuốc lá Vĩnh Hội) phải nhập 7.000 tấn thuốc lá nguyên liệu /năm

(trong đó có 3.500 tấn là thuốc Virginia từ Zimbabwe, Mỹ …(Lê Đình
Thụy và ctv, 1996).

• Sau năm 1975: Việc trồng và chế biến nguyên liệu được chú ý, vì thế sản
lượng thu mua hàng năm được trên 20.000 tấn. Vụ 2004 - 2005, diện tích gieo
trồng cả nước khoảng 11.941ha, trong đó thuốc lá vàng sấy là 11.681ha, sản
lượng chế biến đạt 39.000 tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam,
hiện có khoảng 160.000 lao động tham gia vào ngành trồng thuốc lá, và hơn
20.000 người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.
Ngành công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau dầu khí về
thành tích đóng thuế hàng năm. Năm 2004, ngành thuốc lá nộp vào ngân sách

-4-


nhà nước khoảng 6.300 tỷ đồng tiền thuế. Kết thúc quí I/2006 cả nước gieo
trồng được khoảng 13.378ha, trong đó thuốc lá vàng sấy khoảng 11.0876ha
(Tổng Cty Thuốc Lá VN, 2006).
2.1.2. Phân loại
Theo Hawks (1993), Cây thuốc lá thuộc họ Solanacae L., giống Nicotiana.
Người ta phát hiện khoảng 70 - 100 loài thuốc lá. Phần lớn là dạng cây cỏ, còn lại
một số ít loại hình thân đứng, sống từ 1 - 2 năm. Tuy nhiên loài được trồng, sử dụng
phổ biến và có giá trị kinh tế cao nhất là N. tabacum L.
Việc phân loại dựa vào các đặc điểm hình thái, kiểu và chất lượng lá thuốc,
nguồn gốc phát sinh…Viện giống cây trồng Vavilov căn cứ vào kiểu và chất lượng
lá, giá trị kinh tế, và sinh thái của cây đã phân chia loài N. tabacum thành 5 loài phụ:
Oriental, American, Southern, Island, Asian (Nguyễn Hữu Dũng, 1992).
2.1.3. Giá trị kinh tế và sử dụng
Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, sản phẩm thu được từ cây thuốc lá có
giá trị kinh tế cao và là nguồn thu ngân sách đáng kể của nhiều quốc gia trên thế giới

(Nguyễn Ngọc Bích, 2007) . Ở Bungari, lợi nhuận cho người trồng thuốc đạt từ 29 –
35%, Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô củ cũng cho thấy lợi nhuận đạt từ 20 – 47%
cho nghề trồng thuốc lá. So với một số cây trồng khác ở Zimbabwe, Malawi, và
Brazil, tổng thu nhập của cây thuốc lá đạt ở mức độ rất cao (Lê Đình Thụy và ctv,
1996).
Sản phẩm chính của cây thuốc lá là sản xuất ra các loại thuốc hút, nhai ngửi.
Nhưng giá trị sử dụng của cây thuốc lá ngày nay không chỉ hạn trong việc hút thuốc
mà còn được sử dụng ở một số lĩnh vực khác.
Theo Hawks và ctv (1993), Loại hình thuốc lá thuộc nhóm giống N. rustica L
thường có hàm lượng Nicotin rất cao (4 - 5%), hoặc là tận dụng các loại phế thải như
thân cây thuốc lá để sản xuất ra Sulfat Nicotin, có tác dụng tốt trong việc phòng trừ
sâu bệnh trên đồng ruộng. Từ thân và lá thuốc lá, giáo sư R.L.Wain (Anh) đã chiết
xuất được sclareol và 13-epi sclareol có tác dụng phòng trừ được bệnh rỉ sắt trên cây
họ đậu (Lê Đình Thụy và ctv, 1996).

-5-


Kovsen (1971) cho rằng trong công nghiệp hóa, dược, thực phẩm cũng đã sử
dụng nhiều hóa chất thu được từ cây thuốc lá: sản xuất nước hoa từ hoa thuốc lá, axit
nicotinic, axit xitơric lấy từ cây thuốc lá nhiều hơn gấp 2 – 3 lần so với cam, chanh
để sử dụng vào công nghiệp thực phẩm. Từ hạt thuốc lá người ta cũng chiết xuất
được 35 – 40% dầu sử dụng trong công nghiệp (Trích dẫn bởi Lê Đình Thụy và ctv,
1996).
Cũng Lê Đình Thụy và ctv (1996) ghi nhận ở Liên bang Nga, Modavi đã tận
dụng thân cây thuốc lá để chế biến thành thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao.
Các nước thuộc khối Nam Tư củ, Hy Lạp thu được 12 – 15% protein cao cấp trong
cây thuốc lá để sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ra, các phế thải của cây thuốc lá,
trong quá trình chế biến gồm có vụn, bụi đã được tận dụng làm thuốc lá Folio và còn
chế biến được thành phân hữu cơ.

Về mặt nghiên cứu, cây thuốc lá được coi là đối tượng để thể nghiệm các
nghiên cứu sinh học. Các nghiên cứu về nuôi cấy mô (công nghệ sinh học ở cấp độ
thấp), về sinh học phân tử đã thành công ở cây thuốc lá. Ngày nay ở các nước Mỹ,
Pháp, Canada đã mở rộng việc cấy chuyển gen thuốc lá để thu hoạch năng suất cao
và chống lại các độc hại của các loại hóa chất trừ cỏ, trừ sâu bệnh. Chắc chắn cây
thuốc lá còn nhiều công dụng khác để phục vụ cho nhu cầu xã hội.
2.1.4. Giống
Giống thuốc lá vàng sấy hiện có ở Việt Nam gồm rất nhiều giống: các giống
địa phương, các giống nhập nội và các giống đã được khu vực hóa. Do có khá nhiều
giống được sử dụng qua nhiều năm liên tục nên công tác chọn giống, phục tráng
giống chưa tiến hành tốt, nhất là các giống địa phương. Điều này dẫn đến một số
giống bị thoái hóa, mất đi các đặc tính tốt như: kháng bệnh, năng suất cao, phẩm chất
tốt …
Từ năm 1989 đến nay Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã nhập nội và trồng
khảo nghiệm hàng trăm giống như: K51E, KE1, Coker 176, Coker 411, NC95,
K326, K346, K399, RG8, MS1….

-6-


Nhưng trong những năm gần đây các vùng trồng thuốc lá của Việt Nam chỉ
trồng chủ yếu là 2 giống C176, và K326. Và hiện 2 giống này bị nhiễm bệnh virus ne
ngọn & xoăn đọt rất nặng.
2.1.5. Thời vụ
Cây thuốc lá ở Tây Ninh chủ yếu được trồng trong vụ đông xuân, gieo từ
tháng 10 đến tháng12, thu hoạch và sơ chế vào cuối tháng 12 đến tháng 5. Theo
nguyên tắc là tranh thủ các tháng cuối mùa mưa, khi lượng mưa giảm dần, ẩm độ
trong đất còn cao có thể đưa cây thuốc ra trồng. Từ vụ 2002 trở về trước, thời vụ này
được chia làm ba đợt trồng:
- Đợt 1: Gieo cây con vào giữa đến cuối tháng 9, trồng từ đầu tháng 11 đến giữa

tháng 11, chủ yếu trồng trên đất cao, thoát nước tốt, do còn những cơn mưa cuối
mùa. Ưu điểm của đợt trồng này là tranh thủ được những cơn mưa cuối vụ, và tránh
tình trạng động (dồn) lò sấy, nhưng rất khó khăn trong khâu chăm sóc.
- Đợt 2: Gieo cây con trong tháng 10 và trồng từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12.
Đây là đợt trồng chính, tương đối thuận lợi trong việc gieo trồng và thu hoạch nên có
diện tích khá lớn, phần lớn diện tích chủ yếu được trồng trên nền đất lúa (thấp).
- Đợt 3: Gieo cây con từ giữa đến cuối tháng 11 và trồng từ giữa đến cuối tháng
1, trồng trên đất tương đối cao dễ thoát nước để tránh những cơn mưa sớm đầu vụ
năm sau.
Tuy nhiên từ 2003 trở lại đây, cây thuốc lá ở Tây Ninh hầu như chỉ được
trồng trong một đợt duy nhất đó là đợt trồng trong tháng 1 và thu hoạch – sơ chế vào
khoảng tháng 3-5. Do cây thuốc lá bị dịch bệnh virus ne ngọn & xoăn đọt nặng nề
trong các đợt trồng trước. Nên chủ trương của Tổng công ty thuốc lá là né vụ.
2.1.6. Dịch hại chính trên cây thuốc lá
Giống như các loại cây trồng khác, dịch hại luôn là yếu tố hạn chế năng suất,
chất lượng của nguyên liệu thuốc lá từ lúc gieo ươm, trồng trên ruộng, trong lò sấy
và trong quá trình bảo quản. Chỉ tính riêng trong giai đoạn trồng trọt, thiệt hại hàng
năm do sâu, bệnh hại gây ra cho cây thuốc lá khoảng 20% (Shew và ctv, 2001).
Theo Lucas (1975), bệnh thối đen thân (Phytopthora nicotinae) gây thiệt hại cho

-7-


ngành thuốc lá ở Mỹ năm 1973 khoảng 7 triệu USD, và trong những thập niên 1940
– 1950 bệnh sưng rễ gây thiệt hại cho ngành thuốc lá ở North Carolina hàng năm
khoảng 5 triệu USD. Lê Đình Thụy và ctv (1996) cho rằng thiệt hại do bệnh và sâu
gây ra cho cây thuốc lá hàng năm ở Việt Nam khoảng 23 – 30%. Tương đương
khoảng 100 tỉ đồng (Nguyễn Văn Biếu, 2002).
2.1.6.1. Bệnh hại
Theo Lucas (1975), trên cây thuốc lá có mấy nhóm bệnh chính như sau: 5

bệnh do tuyến trùng gây ra, 20 bệnh do nấm, 7 bệnh do vi khuẩn, và virus là 17
bệnh.
Theo Nguyễn Văn Biếu (2002), bệnh trên cây thuốc lá thường gặp là: Bệnh
do tuyến trùng: bệnh sưng rễ do tác nhân là giống tuyến trùng Meloidogyne sp.;
Bệnh do nấm: bệnh chết rạp cây con do tập hợp nấm Rhizoctonia spp, Pythium spp
gây ra; bệnh lở cổ rễ Rhizictonia solani, bệnh đóm mắt ếch Cercospora nicotianae
Ellis et Everthart, bệnh đen thân Phytopthora parasitica Dastur var nicotinae (Breda
de Hann), bệnh héo khô Sclerotium rolfsii Sacc., bệnh héo vàng Fusarium
oxysporium Schlectend ex. Fr. F. sp. nicotianae (J. johnson) W. C Snyder & H. N.
Hans; Bệnh do vi khuẩn: Bệnh héo xanh Pseudomonas solanacearum E. F. Smith;
Nguyễn Thơ (2002) ghi nhận trên cây thuốc lá ở Tây Ninh có các bệnh virus sau:
TMV, CMV, TSWV, TLCV, PVY.
2.1.6.2. Côn trùng
John và ctv (1999) ghi nhận trên cây thuốc lá ở Virginia có khoảng 10 loài
gây hại: Myzus nicotianae, Agrotis ipsilon, Limax spp, Epitrix hirtipennis, Cotinis
nitida, Heliothis virescens, Manduca sexta, Euschistus servus, Melanoplus spp. Ở
phía BắcViệt Nam có khoảng 14 loài sâu hại cây thuốc lá: sâu xanh Helicoverpa
assulta, sâu khoang Spodoptera litura, sâu xám Agrotis ypsilon, sâu đo Anomis flara,
bọ phấn Bemisia tabaci, bọ trĩ Thrip tabaci, rệp đỏ Myzus nicotianae, rệp xanh
Myzus persicae, bọ xít xanh Nevara viridula L., dế mèn Brachytrupes spp., dế trũi
Gryllotalpa sp., bọ gạo Platymycletus sp., châu chấu Oxya spp., sâu đục thân
(Nguyễn Văn Biếu và ctv, 2005). Còn theo Nguyễn Ngọc Bích (2005), thành phần

-8-


×