Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tác động từ việc gia nhập TPP với kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.85 KB, 4 trang )

THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ:
“ TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC GIA NHẬP TPP ĐỐI
VỚI KINH TẾ VIỆT NAM”
Nhóm: Đặng Hương Thảo, Phạm Quỳnh Châu, Trần Thị Mỹ Duyên.

PHẦN I: Tìm hiểu về TPP
TPP là gì?
- TPP ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement ) là một hiệp định
thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương
- Hiệp định TPP bao gồm 29 chương trong đó trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên
quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan
đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính,
thực phẩm và thuốc men…
- TPP sẽ chính thức được kí kết vào ngày 4/2/2016 và bắt đầu có hiệu lực hai năm sau đó.
Mục tiêu của TPP?
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất
nhập khẩu giữa các nước thành viên
Những thay đổi mà TPP mang lại?
-

Về tiêu chuẩn và môi trường lao động:

+ Các quốc gia TPP sẽ phải chứng minh họ tuân theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế.
+

Các quốc gia TPP sẽ bị đòi hỏi có một mức lương tối thiểu; cấm tình trạng bắt buộc lao

động bằng cách giữ hộ chiếu của các công nhân ngoại quốc; cấm việc đòi tiền đặc biệt để công
nhân được nhận vào làm.
+ Ở Việt Nam, chính quyền phải cho phép nhân viên tự do thành lập công đoàn và cho phép hình


thành công đoàn độc lập với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
-

Về tòa án đặc biệt của TPP:

+ Các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế có khả năng mang chính phủ của các quốc gia
thành viên ra toàn án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi
ngược lại với chỉ tiêu của TPP
+ Tòa án này có toàn quyền bắt chính phủ phải đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra,
mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.


PHẦN II: Việt Nam với việc gia nhập TPP
Tháng 9/2008, Mỹ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó (tháng 11/2008),
các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Tháng 10/2010,
Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. Ngày 13/11/2010, Việt Nam
tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Việt Nam đã kết thúc đàm phán tham
gia vào TPP ngày 5/10/2015 và đang chờ ký kết.
Những ảnh hưởng của TPP đối với Việt Nam: (Trong số các FTA mà Việt Nam đang theo
đuổi, TPP có tầm đặc biệt quan trọng bởi vì so với các hiệp định mà Việt Nam đã kí kết trước
đây thì TPP là một hiệp định thế hệ mới với mức cam kết sâu rộng hơn, lên đến 100% số dòng
thuế với lộ trình khác nhau)
Việt Nam chưa tham gia vào bất kỳ hiệp định thương mại tự do song phương nào với Hoa Kỳ
nên TPP sẽ là một giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
Nhập khẩu tăng, xuất khẩu có xu hướng giảm do thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành
viên dần được xóa bỏ
Khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu về thuế giảm.
Việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà
còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập
khẩu...

Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao
động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước, mà cả giữa
các nước.
Các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo vệ các ngành sản
xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt Nam chưa cao, điều
này sẽ hạn chế xuất khẩu.
Với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn hơn có thể là một tác động tích
cực của TPP đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa và dịch vụ:
Dệt may nói chung được coi là ngành được hưởng lợi lớn nhất do vị trí vững vàng của
ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí lao động tương đối thấp của Việt Nam. Các quan
chức của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ước tính rằng một khi TPP có hiệu lực, kim
ngạch xuất khẩu của ngành này có thể tăng gấp đôi (Viet Nam News, 2015).Do cứ 1 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng thêm sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại (Bộ Công
Thương, 2015, tr. 10), TPP sẽ là một công cụ cần thiết cho Việt Nam để giải quyết vấn đề thất


nghiệp, từ đó tránh được bất ổn xã hội. Ngành da giày nhiều khả năng sẽ đóng vai trò tương tự
do cũng được kỳ vọng là sẽ được hưởng lợi đáng kể từ TPP. Các công ty đa quốc gia và các
doanh nghiệp trong nước đều được hưởng lợi từ việc mở rộng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Tuy nhiên, do ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế sẽ đầu tư vào ngành này để tận dụng lợi thế
của TPP nên cung ứng lao động có thể sẽ bắt đầu cạn kiệt, từ đó khiến chi phí lao động gia tăng
trong những năm tới.
 Về đầu tư: TPP cũng yêu cầu các thành viên phải áp dụng chính sách và bảo hộ đầu tư
không phân biệt, trong khi cho phép các chính phủ thành viên có dư địa để theo đuổi các mục
tiêu chính sách công chính đáng. Với những nỗ lực của nhà nước Việt Nam và tiềm năng của
TPP trong việc giúp mở rộng xuất khẩu, nhiều khả năng hiệp định thương mại này sẽ tạo ra một
dòng vốn FDI lớn chảy vào trong nước một khi nó có hiệu lực.
 Các doanh nghiệp nhà nước: TPP quy định rằng doanh nghiệp nhà nước hay đơn vị độc

quyền của các nước thành viên sẽ phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc thị trường, trừ khi điều
này cản trở nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công của nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ
không được phân biệt đối xử với các doanh nghiệp, đầu tư, hàng hóa, và dịch vụ của các nước
thành viên khác. Theo hiệp định, các nước thành viên cũng phải minh bạch hóa hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước bằng cách cung cấp thông tin có liên quan. Các nước thành viên cũng
không được phép cung cấp cho doanh nghiệp nhà nước các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ phi thương
mại có thể có tác động bất lợi đối với doanh nghiệp của các nước thành viên khác. Do đó, TPP
cung cấp cho Việt Nam một động lực quan trọng để đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước,
đặc biệt là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp này. Chính phủ Việt Nam đang điều chỉnh chính
sách doanh nghiệp nhà nước của mình theo hướng các cam kết TPP, điều có thể giúp cải thiện
hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước cũng như của cả nền kinh tế trong dài hạn.
 Bảo hộ sở hữu trí tuệ: TPP có tiêu chuẩn cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm quy
định phải thực hiện thủ tục tố tụng và chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ
quy mô thương mại, điều được coi là nghiêm ngặt hơn các quy định trong khuôn khổ WTO. Việc
thực thi các quy định như vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền vẫn
còn phổ biến.Tuy nhiên, trong dài hạn, việc bảo hộ tài sản trí tuệ tốt hơn được kỳ vọng là sẽ giúp
các doanh nghiệp có động lực mạnh mẽ hơn để đầu tư vào các ngành công nghiệp sáng tạo mà
Việt Nam đang tìm cách phát triển.
 Về bảo vệ môi trường: TPP có thể có một số tác động đối với một số doanh nghiệp nhất
định trong ngành đánh cá và khai thác gỗ/đồ nội thất. Một số hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và
không bền vững vốn phổ biến với các đội tàu đánh cá tư nhân nhỏ sẽ bị loại bỏ, trong khi các
doanh nghiệp đồ nội thất được khuyến cáo là nên từ bỏ các nguồn nguyên liệu gỗ và các vật liệu


liên quan tuy rẻ nhưng bất hợp pháp. Tuy nhiên, tính khả thi của điều này còn phụ thuộc vào bối
cảnh và tình trạng của những hành động này tại Việt Nam.
Tác động về chính trị: TPP có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến quỹ đạo chính trị của
Việt Nam trong dài hạn nếu một số điều kiện nhất định được đáp ứng. Việc thực hiện TPP phải
giúp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, mở rộng tầng lớp trung lưu, từ đó đặt nền móng cho một quá

trình chuyển đổi dân chủ. Bên cạnh đó, do những áp lực cạnh tranh từ TPP, bản thân ĐCSVN có
thể nhận ra sự cần thiết phải thực hiện những cải cách chính trị có ý nghĩa để giải phóng tiềm
năng kinh tế của đất nước khỏi những ràng buộc về chính trị và thể chế bắt nguồn từ chế độ độc
đảng của mình.
 Tác động đến chính sách đối ngoại: TPP là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên
ngoài khuôn khổ ASEAN mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập và tham gia vào
quá trình soạn thảo luật chơi. Do đó, TPP sẽ có vai trò là một bước ngoặt khác trong quá trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bằng cách gắn Việt Nam sâu hơn vào mạng lưới thương mại và
sản xuất khu vực, hiệp định cũng sẽ giúp Việt Nam trở thành một đối tác kinh tế và chiến lược
quan trọng đối với các nước thành viên.

KẾT LUẬN: TPP là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Sự tham gia của Việt Nam vào hiệp định được thúc đẩy bởi nhiều cân nhắc kinh tế, chính
trị và chiến lược. Về mặt kinh tế, hiệp định được kỳ vọng là sẽ giúp nước này đạt được tốc độ
tăng trưởng GDP lớn hơn, mở rộng xuất khẩu, và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn. Tuy
nhiên, do là thành viên kém phát triển nhất của TPP, Việt Nam cần giải quyết nhiều thách thức để
cải thiện khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích tiềm năng mà hiệp định mang lại



×