Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4B, trường Tiểuhọc Thị trấn Hương Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.23 KB, 33 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên tác giả :

Lê Nga

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức danh:

Giáo viên

Chức vụ:

Tổ phó tổ chuyên môn 4 + 5

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn
Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn Tiểu học ( Môn Tiếng Việt).). Áp
dụng trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4B – Trường Tiểu học Thị trấn
Hương Sơn, nhằm giúp học sinh lớp 4B có khả năng đọc đúng, từ đó hiểu và
đọc diễn cảm được văn bản. Đáp ứng yêu cầu cơ bản của phân môn Tiếng Việt,
góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt chung. Khi các em học sinh đọc
thông được tất cả các văn bản thì đó cũng là tiền đề để các em nhận biết, chiếm
lĩnh và tiếp thu kiến thức ở tất cả các môn học khác trong nhà trường và nâng
cao cả sự hiểu biết xã hội.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.


2.1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến.
Chúng ta đang bước vào những năm đầu thế kỉ XXI. Trong giai đoạn hiện
nay Giáo dục – Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc
dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng
nhất được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con

1


người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu giáo dục
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài” đồng thời đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước theo hướng “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” thì trước tiên phải thực hiện được mục
tiêu của bậc tiểu học “Nhằm hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt
Nam”.
Ở cấp Tiểu học môn học nào cũng có một vị trí, tầm quan trọng riêng của
nó. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua 4 đạng dạng hoạt
động, tương ứng với chúng ta là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc ,viết .Tập đọc là một
phân môn của chương trình Tiếng Việt Bậc Tiểu học. Đây là một trong những
phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở trường Tiểu học.Vì nó đảm nhiệm việc
hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc thông - viết thạo, một kĩ năng
quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học.
Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những
tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và của cả những người đương thời
phần lớn đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người
không thể tiếp thu nền văn minh, tri thức của loài người, không thể sống một
cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của nó trong xã hội.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây, con
người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống,biết nhận thức các mối quan hệ tự nhiên,

xã hội, biết tư duy.Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện
văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới nội tâm của người khác,
thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác.Đặc biệt thông qua các tác phẩm
văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn có rung
động về tình cảm, từ đó nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành
động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc,
2


con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ,
không thể hình thành được một nhân cách hoàn thiện. Đặc diệt trong thời đại
bùng nổ thông tin thì " Đọc " càng quan trọng, vì nó giúp chúng ta tiếp nhận,
phân tích và sử dụng các nguồn thông tin. Vì vậy, việc rèn cho học sinh đọc
đúng, rành mạch, đọc hay và hiểu được nội dung của một văn bản là là một
nhiệm vụ cấp bách và thực tế cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay đối với học
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng để góp phần đào tạo thế hệ
học sinh tương lai có đầy đủ các kĩ năng cần thiết để tồn tại trong xã hội hiện
đại.
Tuy nhiên, thực tế lớp 4B - Trường Tiểu học TT Hương Sơn do tôi chủ
nhiệm còn có nhiều em học sinh đọc chưa tốt, chưa hay, thậm chí đọc còn yếu,
còn ngấp ngứ, ê a , đặc biệt là đọc ngọng, đọc sai dẫn đến kết quả đọc của các
em chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc hình thành kĩ năng đọc ở Tiểu
học. Như vậy có nghĩa là các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh
hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được
đọc. Điều đó khiến tôi không tránh những nỗi băn khoăn. Làm thế nào để nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh? Làm thế nào để cho những gì các em đọc được
tác động vào chính cuộc sống của các em ...? Đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi
suốt quá trình giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do, trên tôi nhận thấy cần thiết phải tiến hành thực
hiện sáng kiến " Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4B, trường Tiểu

học Thị trấn Hương Sơn".
2.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
Năm học 2013 – 2014, với những trăn trở về chất lượng đọc của học sinh
lớp 4B – Trường Tiểu học Hương Sơn. Tôi tiến hành làm sáng kiến kinh nghiệm
với mục đích như sau:

3


- Tìm hiểu nhiệm vụ, yêu cầu của môn Tập đọc và các kĩ năng cần có để
đọc được tốt.
- Tìm hiểu thực trạng việc rèn đọc của học sinh lớp 4B, những nguyên nhân
gây nên tình trạng học sinh lớp 4B đọc chậm, đọc sai từ, sai vần,...
- Tìm và đề xuất những biện pháp khắc phục thực trạng để việc rèn đọc cho
học sinh lớp 4B đạt hiệu quả cao nhất.
3. Mô tả nội dung của sáng kiến.
3.1. Tính mới.
Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, tôi luôn nghiêm túc tự
rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Bởi vậy, tôi
đã tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy. Thực tế giảng dạy
cho thấy rằng, các giáo viên thường chỉ rèn đọc cho học sinh chủ yếu trong giờ
Tập đọc là chính, phần lớn giáo viên đều áp dụng các biện pháp rèn đọc trong
quy trình của giờ Tập đọc đó là: rèn đọc từ, rèn đọc câu, rèn đọc đoạn, cả bài.
Khi học sinh đọc sai từ, giáo viên thường cho học sinh đọc đi đọc lại từ đó cho
đến khi học sinh đọc được chứ chưa chú ý tìm nguyên nhân học sinh đọc sai từ
là gì?. Với những biện pháp này thì đa số các em học sinh khá, giỏi tiếp thu và
sửa lỗi được nhưng với những học sinh trung bình và yếu thì các em gặp nhiều
khó khăn. Như vậy việc rèn đọc mà giáo viên đang làm hàng ngày mặc dù có tác
dụng song hiệu quả chưa cao, vì chưa giúp cho mọi đối tượng học sinh trong lớp
khắc phục và sửa lỗi để đọc tốt được.

Chính vì vậy, khi lựa chọn sáng kiến trên, tôi đã tìm hiểu và theo dõi kĩ
hoạt động " đọc " của học sinh lớp 4B trong tất cả các giờ học để phát hiện
những mặt còn hạn chế, từ đó đào sâu nghiên cứu để cải tiến những biện pháp
đang sử dụng trong một số năm gần đây nhưng chưa triệt để và chưa có kết quả
cao cho có hiệu quả hơn, đồng thời tôi xây dựng và đưa vào áp dụng những biện

4


pháp mới, khác biệt mà trước đây chưa từng được áp dụng tại lớp tôi và trường
tôi như:
- Tìm và phân loại nhỏ ra những lỗi sai phổ biến của từng học sinh như
( lỗi phát âm sai chữ cái, sai phụ âm đầu, sai vần, sai âm cuối, sai từ, ngắt nghỉ
hơi sai vị trí, đọc bỏ dấu, nhầm dấu, đọc chậm, đọc không diễn cảm,...). Với mỗi
loại lỗi, tôi đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục triệt để lỗi đó.
- Bên cạnh những biện pháp sửa lỗi chung cho tất cả các học sinh trong
lớp, tôi còn áp dụng những biện pháp sửa lỗi riêng đối với từng học sinh.Ngoài
việc rèn đọc trong giờ Tập đọc, tôi còn chú trọng sửa lỗi và rèn đọc cho học sinh
trong tất cả các môn học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong tất cả các giờ Tập
đọc, đặc biệt ở phần luyện đọc, với những em đọc sai các âm, tôi cho học sinh
quan sát khẩu hình trên bảng để các em điều chỉnh khẩu hình mà phát âm đúng.
Các biện pháp mà tôi nghiên cứu và áp dụng đều vừa sức và phù hợp với
mỗi đối tượng nên các em hứng thú, không ngại rèn đọc, bởi thế nên chất lương
đọc của lớp tôi ngày càng được cải thiện một cách đáng kể.
3.2. Tính khoa học.
Chúng ta đều biết đọc là một quá trình tương tác giữa vật mang tin (sách,
báo, tạp trí) và người nhận thông tin (người học, người đọc) trong đó vật mang
tin chứa các loại ký hiệu khác nhau, con người nhận thông tin tiếp nhận các ký
hiệu và giải mã chúng để tiếp nhận nội dung thông báo. Như vậy quá trình đọc

xảy ra giữa 2 đối tượng nhưng lại gồm 3 yếu tố cơ bản.
+ Đặc điểm cơ bản của một thông báo.
+ Đặc trưng cơ bản của cơ chế đọc.
+ Khả năng đọc của mỗi người.
Nếu mỗi người đều hiểu rõ đầy đủ, chính xác 3 yếu tố trên đây có nghĩa là
họ đã có văn hóa đọc vững chắc. Việc nhận biết và rèn luyện các khả năng,

5


cách thức đọc của mỗi người chính là nền tảng đảm bảo cho họ những kỹ năng
cơ bản để tiếp nhận đầy đủ, chính xác thông tin trí thức. Đó cũng là hành vi ứng
xử văn hoá của thời đại thông tin.
Đọc là một trong bốn kỹ năng thuộc môn Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói)
được rèn luyện cho học sinh tiểu học. Kỹ năng đọc được rèn luyện tập trung
trong tiết tập đọc.
+ Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy bài văn, bài thơ, bài hội thoại, bảng thông
báo... đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu
phẩy giữa các cụm từ; biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật, biết đọc theo thể
loại thơ, tốc độ đọc vừa phải không ê - a, ngắc ngứ.
+ Đọc hiểu: Đọc thầm; hiểu các từ ngữ khó trong bài; hiểu nội dung ý nghĩa
của câu chuyện, bài văn, bài thơ...
Phân môn Tập đọc cùng với Tập viết, Chính tả là một nhóm khởi đầu giúp
cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới, một năng lực mới đó là đọc thông,
viết thạo. Từ biết đọc, biết viết các em có thể tiếp nhận dược kho tàng tri thức
văn hoá xã hội và khoa học mà con người để lại qua sách vở.
Mặt khác muốn học tốt các môn học khác thì kỹ năng đọc của các em phải
thành thạo có như vậy các em mới có thể tự khám phá tiếp thu tri thức được. Đối
với học sinh đọc đúng và rành mạch một văn bản sẽ giúp các em hiểu được nội
dung văn bản đó đồng thời sẽ giúp các em có điều kiện sử dụng khả năng để

học tập và trong giao tiếp với mọi người.
Phân môn Tập đọc không chỉ rèn kỹ năng đọc cho học sinh mà còn thông
qua môn học này học sinh có hiểu biết hơn về thiên nhiên, con người và các mối
quan hệ xã hội; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt trong giao tiếp đồng thời góp phần hình thành nhân
cách cho học sinh.

6


3.3. Tính thực tiễn.
3.3.1. Thực trạng chất lượng đọc của học sinh lớp 4B đầu năm học
2013 – 2014.
Ngay từ đầu năm, khi lựa chọn sáng kiến này, để nắm bắt được tình trạng
chất lượng đọc của học sinh lớp 4B, tôi đã lập kế hoạch và bắt tay vào điều tra
chất lượng đọc của học sinh bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên 27 em học sinh trong
lớp thông qua 3 bài tập đọc. Kết quả thu được như sau:
Bài Tập đọc số 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Dạy ngày 9 / 9 / 2013
HS đọc
Số HS

HS đọc

điều tra

diễn cảm

Tỉ lệ


trôi chảy
chưa diễn

HS đọc
Tỉ lệ

chậm,

cảm
27

2

7,4%

7

Tỉ lệ

ngấp ngứ,
sai

25,9%

18

66,7%

Bảng thống kê số lỗi đọc học sinh mắc phải trong 15 em khảo sát.
Số học

sinh
mắc lỗi

Tỉ lệ

- Đọc sai phụ âm l/n (đọc n thành l, đọc l thành n)

11

40,7%

- Đọc sai phụ âm ch/tr (đọc ch thành tr, đọc tr thành ch)

4

14,8%

- Đọc sai phụ âm s/x (đọc s thành x, đọc x thành s)

4

14,8%

- Đọc sai phụ âm d/r/gi

4

14,8%

- Đọc chậm, ngắc ngứ


5

33%

- Đọc ngắt, nghỉ sai

15

55,6%

- Đọc chưa đúng ngữ điệu biểu cảm

25

92,6%

Các lỗi đọc

Bài tập số 2: Truyện cổ nước mình
7


Dạy ngày 11 / 9 / 2013
Số HS

HS đọc

điều tra


diễn cảm

27

HS đọc

HS đọc trôi

2

Tỉ lệ

chảy chưa

Tỉ lệ

diễn cảm
7,4%

7

chậm,
ngấp ngứ,

Tỉ lệ

sai
25,9%

18


66,7%

Bảng thống kê số lỗi đọc mà học sinh mắc phải
Số học sinh

Các lỗi đọc

mắc lỗi

Tỉ lệ

- Đọc sai phụ âm l/n

11

40,7%

- Đọc sai phụ âm ch/tr

6

22,2%

- Đọc sai phụ âm r/d/gi

4

14,8%


- Đọc sai phụ âm s/x

4

14,8%

- Đọc chậm, ngắc ngứ

5

31%

- Đọc ngắt, nghỉ sai

13

48,1%

- Đọc chưa đúng ngữ điệu biểu cảm

24

88,9%

Bài tập đọc số 3: Người ăn xin
Dạy ngày 18 / 9 / 2013
Số HS

HS đọc


điều tra

diễn cảm

27

2

HS đọc

HS đọc trôi
Tỉ lệ

chảy chưa

Tỉ lệ

diễn cảm
7,4%

8

chậm,
ngấp ngứ,

Tỉ lệ

sai
29,6%


17

63,%

Bảng thống kê số lỗi về đọc mà học sinh mắc phải
Các lỗi đọc

Số học

8

Tỉ lệ


sinh
mắc lỗi
- Đọc sai phụ âm l/n

12

44,4%

- Đọc sai phụ âm ch/tr

5

18,5%

- Đọc sai phụ âm d/r/gi


4

14,8%

- Đọc chậm, ngắc ngứ, không đúng tốc độ

7

25,9%

- Đọc ngắt, nghỉ sai

13

48,1%

- Không thể hiện được lời của nhân vật, ngữ điệu của bài

24

88,9%

Ngoài ra để nắm bắt được thực trạng đọc của học sinh, tôi còn trao đổi
với các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các lớp khối 4 trong trường, gặp phụ
huynh học sinh để tìm hiểu tình hình học ở nhà của các em. Đồng thời thăm lớp,
dự giờ để bổ sung thêm những lỗi về đọc và kinh nghiệm dạy học. Qua kết quả 3
bài khảo sát trên, qua thực tế dạy các bài tập đọc trong chương trình ,qua trò
chuyện, trao đổi, thăm lớp, dự giờ, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh lớp tôi
cũng như các lớp khối 4 ở trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn chưa cao. Các
lỗi phổ biến mà các em thường mắc cụ thể là :

* Phát âm sai chữ cái
Ví dụ:
Âm "ch" phát âm thành "tr"
"l" phát âm thành "n"
"r" phát âm thành "d ; gi"
*Đọc sai các phụ âm đầu
Ví dụ
“lâu đời” đọc thành “nâu đời”.
"nườm nượp" đọc thành " lườm lượp"

9


"rõ ràng" đọc thành "dõ dàng."
* Đọc sai vần
Ví dụ:
"an" đọc thànhh "am"
"nơ"đọc thành "na"
*Đọc chậm, không đúng tốc độ.
*Đọc ngắt nghỉ sai
Ví dụ:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
* Đọc nhầm dấu, bỏ dấu, ngọng về dấu
Ví dụ:
" Ngữ pháp" đọc thành " ngứ pháp"
" dễ dàng" đọc thành "dế đàng"
*Đọc sai các âm cuối
Ví dụ:
"ngạt mũi" đọc thành "ngạc mũi"

"đeo tai" đọc thành " đeo tay"
*Đọc sai hẳn từ
Ví dụ

"Dây chun" đọc thành " dây giun"

*Đọc không diễn cảm, không thể hiện được lời nhân vật và ngữ điệu của
bài
+) Kết quả thi khảo sát đọc thành tiếng và đọc hiểu giữa học kì 1:
Tổng số học sinh: 27 em
Điểm giỏi: 4 em = 14,8%
Điểm khá: 7 em = 25,9%
Điểm trung bình: 11 em = 40,8%

10


Điểm yếu : 5 em = 18,5%
3.3.2. Nguyên nhân học sinh lớp 4B đọc chậm, đọc sai, đọc chưa diễn
cảm.
Qua quan sát, điều tra, tôi đã tìm hiểu được những nguyên nhân gây nên
những lỗi sai mà học sinh thường mắc như sau:
* Lỗi phát âm sai chữ cái
- Do một số học sinh bị tật bẩm sinh như đầy lưỡi, ngắn lưỡi dẫn đến phát
âm sai.
-Do nhiều học sinh chỉ phát âm theo kiểu đại khái, không chú ý đến việc
phát âm mẫu của giáo viên, miễn sao khi hơi bật ra na ná giống như mẫu là được
nên dẫn đến phát âm sai.
*Lỗi đọc sai phụ âm đầu
- Do các em chưa nắm chưa phân biệt được các phụ âm, chưa nắm chắc

cách phát âm phụ âm l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi nên đã đọc sai các tiếng có phụ âm đó.
*Lỗi đọc sai vần
- Do các em chưa xác định được vị trí của từng âm trong vần, chưa nhận
được mặt âm trong cấu tạo vần nên dẫn đến đọc sai.
*Lỗi đọc chậm không đúng tốc độ.
- Do một số em đọc yếu, đánh vần chậm dẫn đến đọc chậm, ngắc ngứ,
không lưu loát dẫn đến tốc độ đọc chưa đảm bảo.
*Lỗi đọc ngắt nghỉ sai
- Do khi đọc các câu dài hoặc câu thơ các em không biết đến khi nào thì
ngắt, khi nào thì nghỉ nên dẫn đến đọc không hay.
* Lỗi đọc nhầm dấu, bỏ dấu, ngọng về dấu
-Do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên các em đọc hay ngọng
và nhầm dấu, thậm chí bỏ dấu, đọc sai từ.
*Lỗi đọc sai các âm cuối

11


- Do một số em hiểu sai nghĩa hoặc không xác định được nghĩa của từ nên
dẫn đến đọc sai.
* Lỗi đọc sai từ ,thêm hoặc bớt từ
- Do các em không được luyện đọc thường xuyên do vậy mà khả năng đọc
chậm, bên cạnh đó một số từ ngữ các em ít được nghe, được đọc nên đọc sai.
- Do các em đọc quá nhanh, quá hấp tấp nên dẫn đến đọc sai từ, thậm chí
có những lúc đọc thêm từ, có những lúc bỏ bớt từ.
*Đọc không diễn cảm, không thể hiện được lời nhân vật và ngữ điệu của
bài
- Do các em chưa biết phân biệt ngữ điệu và phân biệt lời của nhân vật để
đọc đúng nên dẫn đến kết quả đọc chưa hay, chưa diễn cảm.
Bên cạnh cạnh các nguyên nhân chủ quan trên thì còn có một số những nguyên

nhân khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đọc của học sinh như:
- Do một số gia đình chưa thật sự quan tâm và chú trọng đến việc rèn đọc
cho học sinh, một số phụ huynh thường coi trọng việc học Toán và làm văn hơn
là việc rèn đọc.
- Do giáo viên chưa có phương pháp tốt, phù hợp với từng bài dạy, chưa
thật sự chú ý đến việc sửa sai cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, chưa hướng dẫn
tỉ mỉ, cụ thể để các em tự phát hiện lỗi sai và sửa chữa. Việc động viên uốn nắn
chưa kịp thời dẫn đến các em còn mắc nhiều lỗi khi đọc.
3.3.3. Các biện pháp đã áp dụng để rèn đọc cho học sinh lớp 4B.
Sau khi đã xác định được những nguyên nhân học sinh đọc chậm, đọc sai,
đọc không lưu loát, diễn cảm tôi đã tiến hành một số biện pháp chung và riêng
với mỗi đối tượng, nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học
Thị trấn Hương Sơn cụ thể như sau:
3.3.3.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh

12


Có nhiều hình thức để giúp học sinh say mê hứng thú trong học tập. Vì
vậy tôi luôn tìm tòi các hình thức để thay đổi trong mỗi giờ tập đọc, tạo cho học
sinh những cảm hứng bất ngờ từ đó học sinh hứng thú hơn với bài đọc. Những
hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụng là:
* Giới thiệu bài hấp dẫn: Giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có
nhiều hứng thú hơn trong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu. Để
tránh sự đơn điệu trong giới thiệu bài, mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu khác
nhau.
* Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp điệu bộ một cách hấp dẫn :
Ví dụ: Khi học bài “ Bốn anh tài” (Tiếng Việt 4 tập 2) tôi có thể giới thiệu bài
như sau: “ Các em ạ ! trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết cuộc đọ
sức giữa 4 thiếu niên và một con yêu tinh hung dữ, nhiều phép thuật. Họ đã làm

như thế nào để thắng được con yêu tinh hung dữ kia? Cô mời các em theo dõi
nội dung bài tập đọc: “ Bốn anh tài”.
* Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan
như tranh ảnh, bài hát .
Ví dụ : Khi dạy bài “ Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh (Tiếng
việt lớp 4 tập 1) tôi cho học sinh hát bài “ Cánh diều ước mơ” sau đó giới thiệu:
Tuổi thơ thường gắn với biết bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Trò chơi thả diều
đem lại niềm vui cho lũ trẻ mục đồng như thế nào ? Chúng ta cùng theo dõi, tìm
hiểu điều đó qua bài tập đọc : "Cánh diều tuổi thơ" .
• Đọc mẫu của giáo viên:
Cách đọc mẫu diễn cảm hấp dẫn của giáo viên cũng khiến học sinh rất
hứng thú với bài tập đọc vì vậy tôi luôn luôn cố gắng đọc mẫu sao cho thật
hay để lôi cuốn các em đến với bài đọc một cách tự nhiên.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh ( Tiếng việt 4 tập 1 ) tôi
gợi cho học sinh tưởng tượng mình là cậu bé trong bài được ngội trên lưng ngựa

13


bay qua những miền trung du bạt ngàn, những thảo nguyên xanh mênh mông,
những cánh đồng đầy hoa thơm, quả ngọt.... để học sinh có sự hứng thú, cảm
giác lâng lâng khi được bay đến những vùng đất lạ. Từ đó học sinh hào hứng với
bài tập đọc và tìm hiểu nội dung của bài.
3.3.3.2. Luyện đọc đúng
Mặc dù đã lên tới lớp 4 nhưng vẫn không tránh khỏi có những em đọc ấp
úng, đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt là do ảnh hưởng của phương
ngữ nên các em còn phát âm sai, nhất là hay lẫn giữa phụ âm đầu và phụ âm
cuối: r - g; n - nh; t - c; i - y; các âm chính, nguyên âm: ê - iê; ơ - ô; các tiếng có
chứa thanh hỏi, thanh ngã. Một số em đọc ê a, có những em lại rụt rè, nhút nhát,
thiếu tự tin nên dẫn đến đọc quá nhỏ và không trôi chảy. Đối với những đối

tượng trên tôi luôn kiên trì, không nôn nóng trong việc rèn cho các em đọc. Với
từng đối tượng cụ thể tôi đề ra những biện pháp phù hợp để giúp các em đọc
đúng như sau:
*Đối với những em phát âm sai chữ cái
-Tôi luôn chú ý lắng nghe học sinh đọc để kịp thời phát hiện những từ đọc
lướt, đọc na ná giống mẫu và yêu cầu học sinh dừng lại để sửa và phát âm đi
phát âm lại cho đúng.
* Đối với những em đọc sai phụ âm đầu
- Đối với em đọc sai phụ âm l/n, s/x, r/d/gi, ch/tr nên khi dạy tập đọc tôi
thường xoáy sâu vào rèn đọc những từ, những tiếng có phụ âm đó. Đặc biệt là
phụ âm l/n, tôi rèn thường xuyên, liên tục kể cả những giờ không phải là tiết tập
đọc .Cứ học sinh phát âm sai là tôi dừng lại để học sinh sửa lại. Nếu không tự
sửa được tôi hướng dẫn học sinh phát âm từng phụ âm.
Ví dụ: Khi gặp tiếng, từ có phụ âm l thì ta đọc đẩy lưỡi chạm hàm răng trên
hoặc uốn cong lưỡi. Khi gặp tiếng có phụ âm n thì hạ lưỡi xuống hàm răng dưới.

14


Ưu tiên những em hay đọc sai những tiếng có phụ âm này được đọc nhiều hơn
để các em có điều kiện để sửa lỗi.
*Đối với những em đọc sai vần
- Do các em chưa xác định được vị trí của từng âm trong vần, chưa nhận
được mặt âm trong cấu tạo vần nên dẫn đến đọc sai. Bởi vậy khi phát hiệu học
sinh đọc sai vần tôi yêu cầu học sinh dừng lại cho học sinh nhận diện lại vần,
nếu học sinh vẫn chưa đọc được đúng thì tôi cho học sinh phân tích lại cấu tạo
của vần để đọc đúng được vần đó rồi ghép với âm để đọc được tiếng đúng.
* Đối với những em đọc chậm, đọc yếu, đọc không đúng tốc độ.
- Đối với những em đọc chậm, đọc yếu thì tiết học nào tôi cũng gọi em đó
đứng lên đọc, đến gần em đó, khi em đó đọc sai vần nào, từ nào là tôi cho học

sinh dừng lại sửa ngay, đọc đi, đọc lại những từ đó cho thật thành thạo rồi đọc
tiếp. Giao bài về nhà cho em đó đọc mỗi tuần 2 lần vào thứ 2, thứ 4 hàng tuần,
kiểm tra thật chặt chẽ. Đồng thời sắp xếp cho em đó chỗ ngồi gần bàn giáo viên
để dễ kiểm tra và nắm bắt tình hình. Phân học sinh giỏi kèm em đó đọc trong
giờ ra chơi và giờ truy bài.
*Đối với những em đọc ngắt nghỉ sai hoặc chưa hợp lí
- Đối với em ngắt nghỉ không đúng thì tôi hướng dẫn kỹ cách ngắt nghỉ của
từng đoạn, từng bài, từng loại bài, từng thể loại, hướng dẫn cho các em nắm bắt
được cách ngắt. Cụ thể như sau:
+)Đối với văn xuôi: Ngắt theo cấu trúc ngữ pháp, theo cụm từ, theo sự
biểu cảm, ngắt ở dấu phẩy, nghỉ có dấu chấm, chẳng hạn bài "Những hạt thóc
giống":
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng / và
giao hẹn:/ ai thu được nhiều thóc nhất / sẽ được truyền ngôi,/ ai không có
thóc nộp / sẽ bị trừng phạt.//
+) Đối với thơ thì ngắt theo ngữ điệu, cấu trúc của bài thơ:

15


Chẳng hạn bài Gà Trống và Cáo:
Nhác trông / vắt vẻo trên cành
Một anh Gà Trống / tinh ranh lõi đời,/
Cáo kia,/ đon đả ngỏ lời:/
Kìa / anh bạn quý / xin mời xuống đây.//
Hay bài Nếu chúng mình có phép lạ:
Nếu chúng mình có phép lạ /
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh /
Chớp mắt / thành cây đầy quả /
Tha hồ / hái chén ngọt lành.//

Với bài thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4, 4/2, 3/5, 2/6, 2/2/3 chẳng
hạn với bài " Truyện cổ nước mình "
“ Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say lòng người
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày ”
*Đối với những em đọc nhầm dấu, bỏ dấu, ngọng về dấu
- Khi học sinh đọc nhầm dấu, bỏ dấu tôi yêu cầu các em dừng lại, chỉ ra từ
mà các em vừa đọc nhầm dấu,bỏ dấu, cho học sinh tự nhận biết từ đó có dấu hay
không có dấu? có dấu thanh gì? rồi cho học sinh đọc lại nhiều lần cho đúng. Đặc
biệt đối với những em đọc ngọng về dấu rất khó sửa được ngay tại lớp, với
những trường hợp này cần phải sửa lâu dài, bởi vậy tôi ghi lại những dấu mà các
em bị ngọng, viết các từ có những dấu đó vào vở, mỗi ngày viết khoảng 10 từ,
giờ ra chơi tôi hướng dẫn học sinh đọc sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập đọc
cho đúng, có kiểm tra lại vào giờ truy bài của sáng hôm sau.

16


*Đối với những em đọc sai các âm cuối
- Các em đọc sai âm cuối do hiểu sai nghĩa hoặc không xác định được
nghĩa của từ. Vì vậy khi dạy tập đọc tôi luôn xác định trước các từ khó và tiến
hành hướng dẫn các em nắm nghĩa của các từ đó để các em có thể đọc đúng.
Nếu học sinh đọc sai âm cuối ở các từ mà tôi không giải nghĩa thì tôi cho học
sinh dừng lại và cho học sinh nêu cách hiểu của mình về từ đó như thế nào? Nếu
học sinh hiểu đúng thì tôi yêu cầu học sinh đọc lại từ cho đúng, nếu học sinh
hiểu sai tôi giúp học sinh hiểu nghĩa đúng của từ rồi yêu cầu học sinh đọc lại từ
cho đúng.

* Đối với những em đọc sai từ ,thêm hoặc bớt từ
Đối với những em không được luyện đọc thường xuyên do vậy mà khả
năng đọc chậm, bên cạnh đó một số từ ngữ các em ít được nghe, được đọc nên
đọc sai. Tôi thường xuyên giúp các em được rèn luyện khả năng đọc trong tất cả
các tiết học, chú trọng gọi những học sinh đó nhiều hơn. Bên cạnh đó hàng ngày
tôi giao thêm bài đọc ở nhà cho học sinh.
Đối với những học sinh đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc
bớt từ, tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ
ngữ khi đọc cho chính xác hơn.
3.3.3.3. Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong
giờ tập đọc.
* Trong bước kiểm tra bài cũ:
Tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc bài văn, bài thơ khi lên trả bài đối với
những học sinh đạt được yêu cầu của việc đọc và những học sinh có cố gắng
hơn trong việc đọc tôi cho điểm và khen ngợi kịp thời. Đối với những học sinh
chưa đạt yêu cầu và chưa có cố gắng trong việc đọc thì tôi giúp đỡ, động viên
rồi sửa cách đọc cho học sinh đó bằng cách: Tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt
đọc cho bạn nghe hoặc chính bản thân tôi đọc mẫu lại cho học sinh nghe rồi cho

17


em đó đọc luyện lại, đồng thời động viên em cố gắng hơn và sẽ cho điểm nếu
em có sự cố gắng .
* Trong bước luyện đọc đúng:
Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ Tập đọc và
đây chính là cơ sở để đọc tốt. Trong quá trình luyện đọc đúng tôi đặc biệt chú ý
hơn tới những đối tượng học sinh còn mắc lỗi về ngữ âm, về dấu thanh ,cho các
em đọc bài theo cách đọc nối tiếp, đọc cá nhân có thể cho học sinh phát hiện
tiếng khó đọc hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc sai tiếng nào thì giáo viên

tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó. Với yêu cầu nội dung và phương
pháp phù hợp cụ thể cho từng đối tượng thì mọi học sinh đều có thể đọc được.
Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm để học sinh có sự phát hiện
và sửa cách đọc cho nhau.
* Trong bước tìm hiểu bài:
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì vậy
để học sinh có thể đọc tốt được trước hết học sinh phải cảm thụ được văn bản.
Muốn học sinh cảm thụ được văn bản thì học sinh phải được bồi dưỡng vững
chắc về kiến thức văn học. Chính vì vậy ngay trong khi dạy các phân môn Tập
làm văn, Luyện từ và câu, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức Tiếng
Việt để từ đó học sinh có cơ sở cảm thụ được văn bản. Khi dạy các bài tập đọc
có nội dung miêu tả hoặc theo kết cấu truyện kể tôi thường cho học sinh dựa vào
kiến thức đã học trong môn Luyện từ và câu, Tập làm văn để soi vào bài đọc
phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả cũng như xây dựng
tính cách nhân vật từ đó đề ra cách đọc sáng tạo phù hợp.
Từ việc hiểu nội dung nghệ thuật của học sinh có thể đọc tốt hơn. Để tạo
cơ sở cho việc đọc tốt, tôi đã khéo léo lồng ghép việc rèn đọc trong bước tìm
hiểu bài khi có điều kiện.

18


Trong bước tìm hiểu bài tôi tập trung chú ý nhiều hơn tới các đối tượng có
năng lực cảm thụ văn học hạn chế xếp những em này vào cùng nhóm với những
em có cảm thụ văn học tốt để các em cùng nhau tham gia trao đổi thảo luận với
nhau về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó học sinh có thể rút ra được
ý đoạn, ý bài và dẫn đến việc học sinh phát hiện được cách đọc phù hợp với
đoạn với bài.
3.3.3.4. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Tôi luôn tâm niệm là tất cả học sinh trong lớp đều có thể đọc diễn cảm

nếu giáo viên biết dựa vào năng lực của từng em để tạo cơ hội tốt cho các em thể
hiện được giọng đọc diễn cảm .
Với những em có năng lực đọc diễn cảm chưa tốt tôi luôn tạo điều kiện để
các em có thể đọc diễn cảm bằng cách tôi chọn những câu, những đoạn phù hợp
với khả năng của các em để rèn các em đọc.
Khả năng, mức độ cảm thụ của từng người là khác nhau nên dẫn đến việc
mỗi người có thể thể hiện cách đọc sáng tạo.Với những em có năng lực đọc diễn
cảm tốt, tôi khuyến khích để các em có thể tự chọn đoạn mình thích để thể hiện
cách đọc sáng tạo (nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật
của bài).
- Đối với em không biết thể hiện biểu cảm theo ngữ điệu của bài thì tôi
hướng dẫn các em cách nhấn giọng, lướt giọng, lên cao giọng …đọc theo ngữ
điệu của bài văn, bài thơ.
Ví dụ:
Bài thơ "Cửa Sông ": Đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng vào
những từ ngữ gợi tả gợi cảm như: Cửa, không then chốt, không khép lại,
mênh mông, nỗi đợi chờ…
- Lên cao giọng ở những câu hỏi, câu cảm.
-Văn bản kịch đọc thể hiện giọng điệu theo tính cách của từng nhân vật.

19


*Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
Dựa vào mục tiêu của từng bài cụ thể, dựa vào khả năng của từng đối
tượng trong lớp tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm theo một số tiêu chí
sau:
*Ngắt giọng:
Hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh biết

cách ngắt giọng theo một số quy tắc sau:
-Ngắt giọng theo ngữ pháp:
Trong mỗi bài Tập đọc cụ thể tôi chú ý cho học sinh tập phát hiện những
chỗ cần ngắt, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút chì
gạch một gạch (/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ nghỉ
hơi dựa trên những vốn kiến thức đã có từ việc học phân môn Luyện từ và câu
về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm , ngắt hơi
giữa trạng ngữ và thành phần chính, giữa chủ ngữ và vị ngữ...
Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tập phát hiện những chỗ cần ngắt giọng
theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo xanh
bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi diều
ơi// Bay đi// Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/mang theo nỗi khát khao của tôi.//”
(Cánh diều tuổi thơ- Tạ Duy Anh)
-Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Đây là việc
làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách tôi đọc mẫu để cho học
sinh phát hiện ra chỗ ngắt, nghỉ hơi.

20


Ví dụ: Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác
bồng bềnh huyền ảo.//
<Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách>
Tôi đã đọc mẫu để học sinh phát hiện chỗ câu ngắt hơi là sau từ “ô tô”.
-Ngắt theo nhịp thơ:Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca.
Muốn vậy ngay từ bước đâù giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết
thể thơ tìm ra nhịp thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp.
Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4 vì vậy khi đọc bài –
Mẹ ốm- của “Trần Đăng Khoa” học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp

thơ ở mỗi dòng trong hai khổ thơ sau:
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.//
Nắng mưa/ từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.//
Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3.
Chẳng hạn trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá'của nhà thơ “ Huy Cận”.
Từ việc nắm vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt đúng
từng dòng thơ như sau:

Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa
Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.//
Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi
Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.//

Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp
của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm
ra nhịp thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
Tôi đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và cách ngắt hơi khi
đọc thơ sao cho có cách ngắt nhịp mà vẫn có ngữ điệu mượt mà tự nhiên. Đoạn
thơ tuy có nhiều câu thơ, dòng thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ đầu đến

21


cuối không bị gián đoạn. Như vậy phải đọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý thơ vẫn
liền một mạch theo cảm xúc.
Lưu ý học sinh cách đọc thơ với giọng chậm rãi thong thả, tự nhiên và có
sức rung động từ bên trong.
-Ngắt giọng biểu cảm :thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài sâu sắc giáo

viên hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng biểu cảm tạo cho người nghe sự tập
trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho đọc văn bản.
Ví dụ: Câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của con".//
Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào,
lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc biệt
đối với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm bật hình ảnh
người “Mẹ”và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”.
*Ngữ điệu đọc: Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn
chú ý bồi dưỡng học sinh cách thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn
Luyện từ và câu.
-Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi (Ví dụ:
Trăng ơi... từ đâu đến?).
-Khi đọc câu kể thì giọng đọc chậm rãi, câu cảm, câu khiến thì thể hiện theo
từng cảm xúc vui, buồn.... Ví dụ: “Bay đi diều ơi! Bay đi”.
Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc
và nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như
thế nào.
* Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng
dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng
vui tươi trong sáng ,có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương ,có
bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư, có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc

22


với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng thiết tha tự hào,...
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể
loại truyện : học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời nhân
vật.

* Cách đọc nhấn giọng: Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ
trung tâm để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ để từ đó học sinh biết
nhấn giọng các từ, cụm từ đó khi đọc bài.
* Tốc độ đọc: Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa
phải. Tốc độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm
rãi, có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
* Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nét mặt, cử chỉ,ánh
mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ
điệu đọc . Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung
của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng.
Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể
hiện ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ cũng giúp cho văn bản đọc hấp dẫn, lôi cuốn người
nghe hơn.
3.3.3.5. Một số biện pháp khác
-Ngoài ra để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong mỗi giờ dạy tôi gây
hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học tập, những hình thức thi đua cá
nhân, nhóm tổ. Trong các tiết học Tập đọc, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện cho tất
cả học sinh đều được tham gia đọc thành tiếng với nhiều hình thức như: đọc tiếp
nối đoạn, đọc trong nhóm 2, nhóm 4, đọc phân vai, đọc trước lớp,…để học sinh
tham gia hoạt động học tập một cách sôi nổi, hào hứng. Bên cạnh đó tôi tổ chức
phong trào thi đua đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cuối
mỗi đợt có nhận xét, tuyên dương rõ ràng. Đồng thời giao về nhà cho các em

23


luyện đọc, kiểm tra chặt chẽ việc tự học, tự đọc ở nhà của các em, có khuyến
khích , động viên kịp thời để các em cố gắng hơn.
-Gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở nhà. Phân tích
cho phụ huynh học sinh thấy sự cần thiết của việc rèn đọc để hỗ trợ và tạo đà

cho học sinh học tốt các môn học khác.Từ đó phụ huynh sẽ nhận thức đúng và
coi trọng việc rèn đọc cho học sinh cả khi ở nhà.
-Đối với mỗi bài dạy tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi,lựa chọn phương pháp tối
ưu, phù hợp nhất để đưa học sinh đến cái "đích " của bài học.Trong mỗi tiết dạy
không chỉ riêng trong phân môn Tập đọc tôi luon chú trọng đến việc sửa sai mọi
lỗi mà học sinh mắc phải khi đọc, dù đó là lỗi rất nhỏ.
3.4. Tính hiệu quả
Như đã nói ở trên, hoạt động “ đọc” là một trong 4 kĩ năng cơ bản cần đạt
được của học sinh ngay từ bước vào trường Tiểu học. Để nhận biết, chiếm lĩnh
tri thức,... trước hết phải bắt đầu từ việc “ đọc”. Bởi vậy rèn kĩ năng đọc cho học
sinh chính là cơ sở giúp học sinh học tốt tất cả các môn học. Nhận thức vai trò
và tầm quan trọng của việc rèn đọc cho học sinh nên tôi đã không ngừng nghiên
cứu để cải tiến những biện pháp mà giáo viên chúng tôi đang thực hiện hàng
ngày đồng thời tìm tòi, sáng tạo đưa vào áp dụng tại lớp tôi một số biện pháp
riêng biệt để việc rèn đọc đạt được hiệu quả cao nhất. Sau một thời gian áp dụng
các biện pháp đã nghiên cứu tôi nhận thấy những biện pháp của tôi thực hiện
đều rất vừa sức và phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh trong lớp. Vì
vậy hoạt động “ đọc” của học sinh lớp 4B đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể
như sau:
- Các bài học đều đạt được mục tiêu cơ bản.
- Học sinh hứng thú, sôi nổi, mạnh dạn hơn trong giờ Tập đọc và tất cả các
giờ học khác.

24


- Một số học sinh yếu, đọc ngọng, đọc sai,... giờ đã không còn ngại rèn đọc
mà chủ động, tích cực sửa sai và rèn để đọc được rõ ràng, lưu loát.
- Hầu hết những học sinh khá , giỏi ngoài đọc đúng, các em đều đã đọc
diễn cảm được tốt đồng thời biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt rất tốt, nhờ vậy

mà không khí lớp học trở nên hào hứng hơn, tạo động lựa cho những học sinh
còn lại mạnh dạn thử sức để được bằng các bạn. Nhờ vậy mà phong trào rèn đọc
đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ở lớp 4B diễn ra rất sôi nổi.
- Các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học được phối hợp
nhịp nhàng hơn nên đã phát huy trí tuệ, tính sáng tạo, niềm đam mê và niềm tin
học tập ở mỗi học sinh.
- Chất lượng đọc của học sinh lớp 4B được nâng lên so với đầu năm học.
4. Phạm vi áp dụng
Các biện pháp rèn đọc mà tôi nghiên cứu trong năm học 2013 - 2014, mới
được đưa vào áp dụng trong phạm vi hẹp ( Lớp 4B – trường Tiểu học Thị trấn
Hương Sơn và các lớp trong khối 4 của nhà trường)
5. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Qua nghiên cứu và áp dụng biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4B Trường
học Thị trấn Hương Sơn, tôi thấy số học sinh đọc tốt được nâng lên, học sinh
đọc chưa tốt giảm xuống một cách rõ rệt. Kết quả thu được sau khi khảo sát để
kiểm chứng tác dụng của các biện pháp đã thực hiện qua 3 bài Tập đọc cuối năm
như sau:
Bài tập đọc số 1: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Số HS

HS đọc

được

hay, diễn

đọc

cảm


27

10

HS đọc
Tỷ lệ
37%

trôi chảy
chưa diễn
cảm
14

25

Tỷ lệ
51,9%

HS đọc chậm,
sai, ngắc ngứ
3

Tỷ lệ
11,1%


×