Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN dạy “giải toán về tỉ số phần trăm” theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.82 KB, 14 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng góp phần hình thành
cho học sinh những cơ sở ban đầu cần thiết đối với sự phát
triển đúng đắn lâu dài về nhiều mặt: tình cảm, trí tuệ, thể
chất và nhân cách. Môn Toán góp phần rèn luyện phương
pháp tư duy, suy luận, sáng tạo của học sinh, không những
thế môn Toán lại rất gắn bó và gần gũi với cuộc sống con
người. Môn toán góp phần kích thích học sinh suy nghĩ độc
lập, linh hoạt và biết sáng tạo tính toán những bài toán thực
tế. Học toán ở Tiểu học không những trang bị những kiến
thức cơ bản giúp các em học tiếp ở THCS mà còn cung cấp
những kiến thức giúp học sinh sử dụng trong cuộc sống hàng
ngày. Vì vậy giúp học sinh nắm được những kiến thức, kĩ
năng cơ bản ban đầu về Toán học không phải đơn giản bởi:
Toán học rất đa dạng, phong phú, có nhiều loại bài toán ở
nhiều dạng khác nhau với những mạch kiến thức khác nhau.
Trong chương trình môn Toán lớp 5, một trong những
nội dung khá mới và quan trọng đối với học sinh đó là bài
toán về “ Tỉ số phần trăm”. Mảng kiến thức về “Tỉ số phần
trăm” là một dạng toán khó, trừu tượng. Thế nhưng thời
lượng dành cho phần này lại quá ít, chỉ với 8 tiết vừa hình
thành kiến thức mới, vừa luyện tập. Qua xem xét chương
trình và từ thực tế chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng
và những ứng dụng của việc tính giá trị phần trăm trong
công việc và đời sống hàng ngày.
Thực tế việc dạy học giải toán về tỉ số phần trăm gặp
không ít khó khăn, bởi đây là loại toán khó, xuất hiện những
khái niện mới lạ và trừu tượng như tỉ số phần trăm, giá trị tỉ
số phần trăm, thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt
mức một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền lãi, tiền bán,


số phần trăm lãi…Mặt khác các em đã được làm quen với các
dạng toán cơ bản như: dạng toán tìm hai số khi biết tổng và
hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ với các dạng toán này học sinh chỉ
cần vẽ sơ đồ là các em có thể dễ dàng tìm ra lời giải. Tuy
nhiên với dạng toán tìm tỉ số phần trăm thì không dễ dàng
như vậy, mặc dù đã biết cách tìm tỉ số phần trăm nhưng


những bài toán áp dụng trong đời sống hàng ngày về tỉ số
phần trăm vẫn là điều khó với một số học sinh.
Chúng ta biết rằng đa số các dạng toán mới đều có
nhiều cách dắt dẫn, khai thác bài học khác nhau. Người giáo
viên cần phải biết lựa chọn phương án nào hay nhất, phù
hợp với trình độ học sinh của lớp phụ trách để tổ chức cho
học sinh tích cực học tập chủ động nắm bắt kiến thức bài học
một cách say mê, có sáng tạo, để tiết học diễn ra không đơn
điệu, học sinh không nhàm chán và hứng thú với giờ học,
đồng thời phát huy triệt để tính tích cực sáng tạo của học
sinh dẫn đến chất lượng dạy và học đạt kết quả tốt.
Với thực tế nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 5; bản
thân tôi đã nghiên cứu chương trình, tham khảo thêm một số
tài liệu, tạp chí giáo dục kết hợp dự giờ các giáo viên dạy lớp
5, từ đó tôi đã mạnh dạn nêu ra, đóng góp ý kiến cho đội ngũ
giáo viên giảng dạy khối 5 của trường tôi trong năm học vừa
qua; và tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để đưa ra
phương án: Dạy “Giải toán về tỉ số phần trăm” theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh lớp
5.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .

Việc dạy - học bài toán Tỉ số phần trăm không chỉ củng
cố kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn
học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động
và sản xuất của xã hội. Qua việc học các bài toán về Tỉ số
phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng
được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần
trăm học sinh theo giới hoặc theo xếp loại học lực của lớp,
của trường, Tính tỉ số phần trăm tiền vốn hoặc tiền lãi khi
mua bán, khi gửi tiết kiệm, tính sản phẩm làm được theo kế
hoạch dự định...Nhưng Việc dạy học bài toán Tỉ số phần trăm
không dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học. Để tìm ra
phương pháp dạy học - bài toán Tỉ số phần trăm sao cho phù
hợp, không lúng túng, không đơn điệu, nhàm chán, hiểu kiến
thức cơ bản và biết vận dụng để giải toán về tỉ số phần trăm
là một vấn đề đặt ra cho người giáo viên. Yêu cầu người giáo
viên phải xác định rõ yêu cầu về nội dung, mức độ cũng như
phương pháp dạy học nội dung này. Từ đó nhằm tạo ra


phương pháp dạy học phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ
PHẦN TRĂM.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5 ở trường Tiểu
học, tôi thấy việc dạy - học “Giải toán về tỉ số phần trăm”
còn hạn chế hơn so với các dạng toán khác như: Không phân
loại được dạng toán, chưa hiểu đề còn nhầm lẫn giữa cách
giải các dạng toán … Nguyên nhân của hạn chế trên là vì
dạng toán “Giải toán về tỉ số phần trăm” là dạng toán mới,
khó và trừu tượng. Học sinh thường lúng túng trong việc

phân tích mối quan hệ của các dữ kiện để tìm ra cách giải,
chưa nắm được phương pháp giải. Chính vì thế kết quả học
tập của học sinh còn chưa cao, số lượng học sinh khá, giỏi
còn thấp, số lượng học sinh trung bình và yếu còn nhiều.
Năm học 2013 - 2014 sau khi học xong phần “Giải toán về tỉ số phần trăm” tôi
đã cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Luận Thành 1 làm bài kiểm tra và đạt kết quả
như sau:

Lớ
Sĩ số
p

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5B
22

2
9
4
18
14
64
2
9
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả “Giải toán về tỉ số
phần trăm” của học sinh chưa cao học sinh trung bình còn
nhiều và có cả học sinh yếu. Từ kết quả trên tôi tìm hiểu
nguyên nhân của thực trạng trên như sau:
1.Về phía giáo viên:
Với những bài toán giải nói chung, giáo viên đã cố gắng
khai thác bài dạy để học sinh hiểu bài. Thường xuyên chú
trọng khai thác triệt để việc tìm hiểu đề, đặc biệt là các bài
toán khó, sau đó học sinh tự tóm tắt tự giải.
Trên thực tế khi dạy “Giải toán về tỉ số phần trăm” giáo
viên đã giúp học sinh nhận dạng toán, biết vận dụng để giải
các bài toán đơn giản dạng này. Đó là ba dạng cụ thể:
Dạng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Dạng tìm một số phần trăm của một số.
Dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó.
2. Về phía học sinh


Trong giờ học các em sôi nổi phát biểu ý kiến, tiếp thu
bài nhanh, làm được các bài toán ở dạng cơ bản nhưng chưa
hiểu được bản chất của dạng toán dẫn đến chóng quên.
Các em chưa nắm kĩ phương pháp giải từng loại toán,

chưa xác lập phép tính và câu lời giải phù hợp.Việc “Giải toán
về tỉ số phần trăm” đối với các em còn gặp rất nhiều khó
khăn, các em chưa tìm tòi các phương pháp giải và cách giải
khác nhau.
Qua nhiều năm là giáo viên trực tiếp dạy lớp 5. với nỗi
trăn trở về những vướng mắc chưa tìm ra cách gỡ, tôi mạnh
dạn áp dụng một số biện pháp sau:
2.3.
BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Năm học 2014 – 2015 tôi được chuyển công tác về
trường Tiểu học Thị Trấn đây là một trường trung tâm của
huyện nên điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân trí, sự quan
tâm của các ban ngành, của phụ huynh đối với giáo dục hơn
hẳn so với các trường khác trên địa bàn huyện. Trình độ học
sinh, chất lượng học sinh và phong cách học tập của học sinh
của trường cũng có phần khác biệt. Trường là một trong ba
trường đang áp dụng Mô hình Trường học mới tại Việt Nam.
Phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm giáo viên là
người tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá chiếm
lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới để từ đó năng lực học tập
của học sinh được hình thành và phát triển. Tuy nhiên với
kinh nghiệm và kiến thức phong phú giáo viên trở thành
người gợi mở, nêu vấn đề để học sinh tự tìm ra tri thức.
Chính vì vậy tôi đã đề xuất và được sự đồng ý của Ban giám
hiệu và tổ chuyên môn tôi đã mạnh dạn đưa raphương án:
Dạy “Giải toán về tỉ số phần trăm” theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh lớp 5 như sau:
1. Trước hết giáo viên hiểu rằng “Giải toán về tỉ số phần
trăm” có cấu trúc riêng và phương pháp giải riêng. Các bài
toán dạng “Giải toán về tỉ số phần trăm” đều khó và phức

tạp. Để giải tốt được dạng toán này, trước tiên giáo viên cần
phải có phương pháp dẫn dắt giúp học sinh xác định đúng và
nắm chắc các dạng toán cơ bản về “Tỉ số phần trăm”.
Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Dạng 2: Tìm một số phần trăm của một số.


Dạng 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của số
đó.
Các em cần đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu của đề
bài để tránh lẫn lộn giữa các dạng toán trên. “Giải toán về tỉ
số phần trăm” cách giải đơn giản, phần lí thuyết để ghi nhớ
cách giải ngắn gọn. Song các ngôn ngữ trong bài toán
thường trừu tượng gây tâm lí ngại suy nghĩ, thậm chí sợ khi
nhắc đến “Giải toán về tỉ số phần trăm” chính vì vậy giáo
viên cần cho học sinh làm quen với các ngôn ngữ trong bài
toán.
2. Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng các phương pháp,
thủ thuật thích hợp với từng loại toán.
Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trong quá trình dạy
học “Giải toán về tỉ số phần trăm”giáo viên cần giúp học sinh
phân biệt rõ được từng loại toán. Thực chất việc “Giải toán
về tỉ số phần trăm” là thiết lập mối quan hệ giữa cái đã biết
và cái chưa biết. Nói tóm lại học sinh phải thiết lập được
phép tính – đây là mục đích quan trọng nhất rồi mới mới đến
thực hành tính toán.
Trong dạy học “ Giải toán về tỉ số phần trăm” là thiết
lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Nói tóm lại
học sinh phải thiết lập được phép tính- đây là mục đích quan
trọng nhất rồi mới đến thực hành tính toán.

Bước 1: Tìm hiểu bài:
- Học sinh cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của
bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài.
- Cho học sinh nhắc lại nội dung của đề bài theo cách
diễn đạt của mình.
Giúp học sinh hiểu rõ đề bài là tìm và phân tích rõ ràng
3 yếu tố cơ bản: cái đã cho, cái phải tìm, quan hệ với cái đã
cho với cái phải tìm.
-Giúp học sinh tóm tắt bài toán bằng cách đàm thoại
“Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?” và dựa vào câu trả
lời để tóm tắt bài toán rồi dựa vào tóm tắt để nêu đề toán …
Bước 2: Lập kế hoạch bài giải:
Khi giải toán về tỉ số phần trăm, học sinh rất khó xác
định cách giải, để học sinh nắm được cách giải, giáo viên
phải giúp học sinh nhận dạng được từng loại toán. Phải xác


định đó là loại toán gì để khi giải không bị lẫn lộn. Cụ thể,
phải biết được đó là:
+ Dạng tìm tỉ số phần trăm của hai số;
+ Dạng tìm một số phần trăm của một số.
+ Dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó.
Để giải được các bài toán dạng nói trên, học sinh phải
tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Giáo
viên phải hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải bài toán thông
qua các bước như:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Làm thế nào em tìm được đáp số của bài toán đó.
Như vậy, giáo viên phải giúp học sinh dựa trên cái đã

biết và yêu cầu của bài toán để tìm cách giải theo từng loại
toán như sau:
* Trường hợp 1: Dạng toán “ Tìm tỉ số phần trăm của hai
số”
Tôi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và giải theo các
bước sau:
- Tìm thương của hai số đó.
- Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên
phải của tích tìm được.
* Trường hợp 2 : Dạng toán “ Tìm số phần trăm của một số”
Tôi hướng dẫn học sinh làm theo các trình tự sau:
- Tìm 1 % của số đó.
- Lấy giá trị của một phần trăm nhân với số phần trăm.
* Trường hợp 3: Dạng toán “ Tìm một số khi biết số phần
trăm của số đó”
Tôi đã hướng dẫn cho học sinh giải theo các bước:
- Tìm % của số đó.
- Lấy giá trị của % nhân với 100.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải.
Thực tế giảng dạy cho thấy việc trình bày bài giải phù
hợp là bước quan trọng và khó khăn vì đây là dạng toán mới.
Khi dạy “ Giải toán về tỉ số phần trăm” tôi hướng dẫn trình
bày bài giải theo từng đối tượng học sinh trong lớp.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
Thông thường học sinh Tiểu học khi giải ra đáp số thì
cho rằng đã xong. Vì vậy giáo viên phải giúp các em có lòng


tự tin vào kết quả bài làm của mình bằng cách nêu ra
phương pháp tự kiểm tra lại kết quả của bài toán. Giúp học

sinh soát lại cách thực hiện phép tính khi trình bầy bài giải,
ngoài ra kiểm tra và đánh giá còn là động lực giúp các em
tìm ra cách giải khác.
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
Muốn học sinh giải toán có lời văn nói chung và Giải
toán về tỉ số phần trăm nói riêng được tốt thì giáo viên phải
chú trọng đến tìm hiểu đề bài để học sinh nhận ra dạng toán.
Phải tạo cho học sinh thói quen khi gặp bài toán giải phải
đọc đề bài nhiều lần để hiểu được các mối liên hệ trong bài
toán đó. Do đó muốn giải được “Bài toán về tỉ số phần trăm”
thì trước tiên phải giúp học sinh hiểu rõ về các đại lượng và
về các phép tính, các mối quan hệ giữa các yếu tố nằm ngay
trong bài toán đó.
Học sinh sau khi đọc đề, thay vì dùng ngay phương
pháp đàm thoại: “Bài toán cho biết gì ?” “Bài toán yêu cầu gì
?”, tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc bằng nhiều cách.
Chẳng hạn: Em hãy gạch một gạch dưới những điều đã cho
biết gạch hai gạch dưới những điều cần tìm. Trong khi thực
hiện, tôi có thể bao quát lớp để nhắc nhở, giúp đỡ học sinh.
Nhờ có lệnh hoạt động nên học sinh tập trung làm việc.
Ví dụ 1: Bài toán - Trang 77 - Sách hướng dẫn học Toán
5.
Một người bỏ ra 800 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau
khi bán hết số rau, người đó lãi được 30%. Hỏi số tiến lãi là
bao nhiêu?
Đối với bài toán này, trước tiên, học sinh đọc đề bài
toán trong nhóm. Rồi tôi giúp học sinh tìm hiểu, khai thác đề
bài như sau:

Em hãy gạch một gạch dưới những điều đã cho biết và
gạch một gạch dưới những điều cần tìm. Như vậy nhanh
chóng cho học sinh thực hiện như sau:
+ 800 000 đồng tiền vốn, lãi 30%
+ Tính số tiền lãi.
Khi học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu đề bài và ghi tóm
tắt lên bảng nhóm như sau:
Tóm tắt:


Tiền vốn: 800 000 đồng
Tiền lãi chiếm : 30%
Tiền lãi:…. Đồng ?
Và yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt nêu lại đề bài, để
xác định được bài toán này thuộc dạng toán “Tìm một số
phần trăm của một số”. Nếu một bài toán được tóm tắt chính
xác, rõ ràng tức là việc tìm hiểu đề sẽ kĩ hơn, từ đó dễ tìm ra
cách giải hơn.
Đối với dạng toán “Tìm một số khi biết một số phần
trăm của số đó” và “Tìm một số phần trăm của một số” học
sinh rất dễ lẫn lộn cách giải. Do đó giáo viên phải giúp học
sinh tìm hiểu kĩ đề để các em phân biệt từng dạng toán. Giáo
viên phải chỉ cho học sinh thấy được điểm giống nhau và
khác nhau của từng dạng toán.
Ví dụ 2: Bài 6 (trang 85) – Sách hướng dẫn học toán 5.
Bác Lan bán hoa quả bị lỗ 65 000 đồng. Bác nói tính ra
bị lỗ mất 5% tiền vốn. Hỏi số vốn ban đầu Bác Lan bỏ ra để
mua hoa quả là bao nhiêu tiền?
Học sinh phảidựa vào các yếu tố ngay trong bài để
phân biệt được dạng toán: Tiền lỗ 65 000 đồng chiếm 5%.

Tiền vốn của người đó phải là 100%.
( Đây chính là đi tìm một số khi biết một số phần trăm
của số đó )
Như vậy trong ví dụ trên, giáo viên phải giúp học sinh
so sánh được sự khác nhau, phân biệt được dạng toán dựa
vào các yếu tố ngay trong bài đó.
2.
Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải.
Dựa trên tóm tắt bài toán, học sinh nhận dạng toán,
giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ bước giải của dạng toán và
ghi tóm tắt các bước thực hiện theo gợi ý. Chẳng hạn: Ví dụ
1: Bài toán trang 77 - Sách hướng dẫn học Toán 5.
Coi số tiền vốn là 100% có nghĩa là:
100% số tiền vốn là: 800 000 đồng
1% số tiền vốn là… đồng ?
30% số tiền vốn là … đồng.
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán dựa trên
xác định cái đã cho và cái cần tìm thì giáo viên giúp học sinh
lựa chọn phép tính thích hợp.


Để giải đươc bài toán trên, học sinh phải tìm được mối
liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Cần giúp học sinh suy
nghĩ giải bài toán thông qua các bước sau:
Tìm 1 % của 800 000 đồng.
Tìm số tiền lãi ( tìm xem 1 % được bao nhiêu tiền, sau đó
lấy số tiền đó nhân với số phần trăm ( tức là nhân với 30).
3.
Hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch giải:
Thực tế giảng dạy cho thấy việc trình bày bài giải phù

hợp là quan trọng và khó khăn vì đây là dạng toán mới. Với
dạng toán này tôi chú ý khắc sâu cho học sinh 3 cách trình
bày bài giải đối với 3 loại toán như sau:
3.1. Dạng toán “ Tìm tỉ số phần trăm của hai số”
Ví dụ: Bài 4 - Trang 75- Sách hướng dẫn học Toán 5.
Đội văn nghệ Trường Tiểu học Thành Công có 50 học
sinh, trong đó có 17 bạn tham gia nhóm múa . Hỏi số bạn ở
nhóm múa chiếm bao nhiêu phần trăm số bạn trong đội văn
nghệ?
Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch giải dựa
vào gợi ý:
+ Bài toán cho biết gì ? (Đội văn nghệ Trường Tiểu học
Thành Công có 50 học sinh, trong đó có 17 bạn tham gia
nhóm múa )
+ Bài toán yêu cầu gì ? (Tỉ số phần trăm của số bạn ở
nhóm múa so với số bạn trong đội văn nghệ)
+ Muốn biết số bạn ở nhóm múa chiếm bao nhiêu phần
trăm số bạn trong đội văn nghệ ta phải làm như thế nào? (Đi
tìm tỉ số phần trăm của hai số 17 và 50)
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số bạn ở nhóm múa so với số bạn trong
đội văn nghệ là :
17 : 50 = 0,34
0,34 = 34%
Đáp số: 34%
Thông qua việc thực hiện giải tôi đã củng cố cho học
sinh cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
3. 2. Dạng tìm số phần trăm của một số.
Ví dụ: Bài 3 - Trang 78 - Sách hướng dẫn học Toán 5.



Bác Vân gửi tiết kiệm 5 000 000 đồng với lãi xuất 0,6%
một tháng. Hỏi sau một tháng bác Vân được bao nhiêu tiền
lãi?
Tóm tắt
Tiền vốn: 5 000 000 đồng
Lãi xuất một tháng: 0,6%
Tiền lãi một tháng: … đồng
Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện kế hoạch giải dựa
vào gợi ý:
+ Bài toán cho biết gì ? (Bác Vân gửi tiết kiệm 5 000
000 đồng với lãi xuất 0,6% một tháng)
+ Bài toán yêu cầu gì ? (Tính số tiền lãi bác Vân có sau
một tháng)
+ Muốn biết số tiền lãi bác Vân có sau một tháng ta
phải làm như thế nào? (Đi tìm giá trị 1% của số đó, sau đó
nhân với số phần trăm lãi xuất.)
Bài giải
Cách 1:
1% số tiền bác Vân gửi tiết kiệm là
5 000 000 : 100 = 50 000(đồng)
Số tiền lãi của của bác Vân sau một tháng là:
50 000 x 0,6= 30 000(đồng )
Đáp số: 30 000 đồng
Bài giải
Cách 2:
Số tiền lãi của của bác Vân sau một tháng là:
5 000 000: 100 x 0,6 = 30 000(đồng)
Hoặc 5 000 000 x 0,6 : 100 = 30 000(đồng )
Đáp số: 30 000 đồng

3.3. Dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó.
Ví dụ: Bài toán
Bác Vân gửi tiết kiệm một tháng bác thu được 30 000
đồng tiền lãi chiếm 0,6% số tiền vốn. Hỏi số tiền bác Vân đã
gửi tiết kiệm là bao nhiêu.
Tóm tắt
Tiền lãi một tháng: 30 000 đồng
Lãi xuất một tháng: 0,6%
Tiền vốn: … đồng
Đối với bài toán này, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu
đề, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải bằng hệ
thống câu hỏi:


- Số tiền vốn bác Vân đã gửi tiết kiệm được coi là bao
nhiêu phần trăm? (100%).
- 30 000 đồng tiền lãi tương ứng với bao nhiêu phần
trăm ? (0,6%).
Từ đó, tôi đã giúp học sinh nhận ra số tiền vốn bác Vân
đã gửi tiết kiệm được coi là 100% và 30 000 đồng tiền lãi
tương ứng với 0,6% số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm.
Để tính được số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm ta làm thế
nào ? ( Tính xem 1% số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm là bao
nhiêu, sau đó nhân 100). Học sinh trình bày bài giải.
Bài giải
1% số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm là:
30 000 : 0,6 = 50 000 (đồng)
Số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm là:
50 000 x 100 = 5 000 000 (đồng)
Đáp số: 5 000 000 (đồng)

Song đến loại toán này học sinh đã có kĩ năng giải toán
tỉ số phần trăm do đó giáo viên nên hướng dẫn để các em
hiểu làm thế nào để khi thực hiện kế hoạch giải nhanh hơn,
gọn hơn, khoa học hơn. Tức là nên đưa gộp lại như sau:
Bài giải
Số tiền bác Vân đã gửi tiết kiệm là:
30 000 : 0,6 x 100 = 5 000 000 (đồng)
Đáp số: 5 000 000 (đồng)
Hai cách trình bày trên bản chất chỉ là một. Song đối với
học sinh các thuật ngữ phần trăm đối với các em còn mới và
trừu tượng. Do đó bằng mẹo chia nhỏ lời giải để học sinh
hiểu và tìm được 1%, từ đó các em xác định được loại toán,
phép tính cho lời giải, tránh dược sự nhầm lẫn giữa hai dạng
toán. Rồi dần dần các em sẽ hình thành được bước giải và sẽ
thành thục “ Giải toán về tỉ số phần trăm” hơn khi phát hiện
được từng loại toán cụ thể trong khi làm bài.
4. Hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải:
Trong “ Giải toán về tỉ số phần trăm” xác định câu lời
giải cho phép tính cũng là một điều đáng chú ý bởi lẽ học
sinh có thể nêu được phép tính nhưng câu lời giải chưa chính
xác, dài dòng. Một số học sinh có thể giải được bài toán
nhưng trình bày câu lời giải chưa chính xác. Vì vậy, để giúp


học sinh lựa chọn câu lời giải đúng, giáo viên nên yêu cầu
học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán
( tức là cái cần tìm của bài toán ). Trên cơ sở đó tìm câu lời
giải phù hợp. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa câu lời giải và phép
tính sẽ làm cho việc giải toán được lô gic hơn. Có như vậy
việc giải toán mới hoàn thiện hơn.

Ví dụ: Bài 4- Trang 78 - Sách hướng dẫn học Toán 5.
Số dân của một xã cuối năm 2013 là 7000 người, tỉ lệ
tăng dân số hàng năm của xã là 1,5%. Hỏi đến cuối năm
2014 số dân của xã đó là bao nhiêu người?
Đối với bài toán này, giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề
bài, học sinh nêu yêu cầu của bài toán là:
+ Hỏi đến cuối năm 2014 số dân của xã đó là bao nhiêu
người?
Giáo viên dẫn dắt học sinh bằng các câu hỏi gợi ý:
Muốn biết đến cuối năm 2014 số dân của xã đó là bao
nhiêu người ta phải làm như thế nào? (Tính số dân tăng thêm
từ cuối năm 2013 đến cuối năm 2014. Lấy số dân tăng thêm
cộng với số dân cuối năm 2013)
Học sinh dựa vào gợi ý để đặt câu lời giải cho từng phép
tính và trình bày bài giải.
Bài giải
Từ cuối năm 2013 đến cuối năm 2014 số dân tăng thêm
là:
7000 : 100 x 1,5 = 105 ( người )
Đến cuối năm 2014 số dân của xã đó là:
7000 + 105 = 7105 ( người )
Đáp số: 7105 người
5. Khích lệ học sinh học tạo hứng thú học tập.
Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý
rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn
quan tâm chú ý đến việc khuyến khích học sinh tạo hứng thú
học tập.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong dạy
học mà tôi đã thu được kết quả caco trong việc dạy học “Giải

toán về phần trăm” rút kinh nghiệm từ những năm học trước,
năm học 2014 - 2015 với sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà


trường của tổ chuyên môn tôi đã dạy theo phương án nêu
trên, kết quả đạt được như sau:
* Đối với giáo viên:
Sau tiết học tôi cảm thấy phấn khởi, tự tin và mạnh dạn
hơn trong việc thiết kế tiết dạy và thực hiện đổi mới thành
công một phương án dạy học mới mà vẫn đạt hiệu quả cao.
* Đối với học sinh:
Các em có hứng thú học tập cao dưới sự dẫn dắt gợi
mở của giáo viên, học sinh tích cực, chủ động sáng tạo tự
phát hiện vấn đề của bài học, tự huy động những kiến thức
và kinh nghiệm để tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm
tìm cách giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Kết thúc học kì I năm học 2014- 2015 sau khi học sinh
được học“Giải toán về phần trăm” kếtquả khảo sát của lớp
tôi phụ trách như sau:
Lớ
p

Sĩ số

Giỏi
SL

Khá

Trung bình


Yếu

TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5D 17
6
35,3 7
41,2 4
23,5 0
0
Rõ ràng từ kết quả trên so sánh với kết quả của những
năm học trước chúng ta thấy chất lượng học sinh tăng lên
đáng kể và điều đặc biệt giờ học của học sinh diễn ra rất
hào hứng say mê. Các em được tìm tòi, sáng tạo và chiếm
lĩnh kiến thức. Nhờ vậy không khí học tập của học sinh rất
sôi nổi mang lại hiệu quả cao.
3. KẾT LUẬN
Với phương án giảng dạy trên của cá nhân đưa ra khi
dạy “giải toán tỉ số phần trăm”, tôi không chỉ được các giáo
viên trực tiếp dạy lớp 5 ủng hộ mà ngay cả các đồng chí
trong Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên dự giờ tiết đó
đánh giá cao. Tôi cùng với chuyên môn nhà trường đưa ra
sáng kiến kinh nghiệm này phổ biến trong sinh hoạt chuyên
môn của trường. Chính hiệu quả của giờ dạy là niềm tin

khích lệ cho tôi cũng như các giáo viên trong trường, tìm tòi,
nghiên cứu, mạnh dạn đưa ra những phương án dạy học tích
cực để nâng cao chất lượng cho học sinh.
Giải bài toán “Tỉ số phần trăm” chiếm tỉ lệ không lớn
trong chương trình toán lớp 5, nhưng những dạng toán khác


có liên quan đến tính “Tỉ số phần trăm” khá nhiều trong
chương trình toán lớp 5 nói riêng và môn toán của THCS,
THPT nói chung. Đặc biệt “giải toán tỉ số phần trăm”có vai
trò quan trọng trong việc rèn các kỹ năng tính toán liên quan
mật thiết tới công việc và đời sống hàng ngày của mỗi người
.
Vì thế, chuyên môn nhà trường cần có chỉ đạo về
phương pháp dạy học bài toán này trong chương trình toán
lớp 5. Bên cạnh đó cần có sự động viên khuyến khích kịp thời
cho những giáo viên hoặc tổ chuyên môn có sáng tạo trong
thiết kế các phương án dạy học, tuy nhiên phương án dạy
học đó phải mang lại hiệu quả cao hơn.
Đối với giáo viên giảng dạy cần chú ý đổi mới phương
pháp tích cực tự học, tự bồi dưỡng tìm tòi, nghiên cứu ra
cách dẫn dắt, khai thác bài học mang lại hiệu quả phù hợp
với trình độ học sinh lớp mình giảng dạy, cần phát huy tính
sáng tạo của bản thân mình và phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
Trên đây là một phương án của cá nhân tôi đưa ra để
giúp giáo viên lớp 5 khi dạy “giải toán tỉ số phần trăm” theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh rất
mong Hội đồng khoa học của ngành xem xét và bổ sung ý
kiến để kinh nghiệm của tôi mang lại hiệu quả cao hơn.




×