Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích mức độ hành vi mua hàng ngẫu hứng của nam giới và phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.42 KB, 11 trang )

Phân tích mức độ hành vi mua hàng ngẫu hứng của Nam giới và phụ nữ

I. VẤN ĐỀ
Hành vi mua hàng ngẫu hứng là hành vi mua hàng một cách bộc phát không
có kế hoạch mua, không có chủ định và thích lên thì mua đem lại cảm giác
thích thú tuyệt vời vì sản phẩm định mua sẽ thỏa mãn ngay ý thích của người
mua. Điều tuyệt vời hơn cả là mua hàng ngẫu hứng còn là một thú vui, có thể
là một hình thức để thư giãn, cũng có thể là một cuộc chơi "cân não" để thử
tài thông thái hay là một đam mê sau giờ làm việc. Dù với bất kỳ khuynh
hướng nào, hành vi mua sắm cũng làm bộc lộ cá tính hay bộc lộ những thói
quen hoặc thể hiện một phong cách sống, một quan niệm sống. Đáp án


"chuẩn không cần chỉnh" là xuất phát từ nhu cầu của con người, nói như các
chuyên gia maketing là không có cầu sao có cung.

So sánh về sự khác biệt khi mua sắm chung giữa nam và nữ, nhà triết
học người Pháp - Henri Bergson viết: “Người đàn ông sẽ trả 2 đồng cho một
món hàng đáng giá 1 đồng mà anh ta cần. Người phụ nữ sẽ trả 1 đồng cho
món hàng đáng giá 2 đồng mà cô ta không cần dùng tới”. Phải chăng qua
nhận xét của nhà triết học một góc độ nào đó thì việc mua ngẫu hứng ở nam
mạnh hơn?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mức độ mua ngẫu hứng
* Mức độ mua ngẫu hứng của nam giới:
Người đàn ông khi mua hàng sẽ thể hiện mình ra sao? Phải chăng khi
khách hàng là đàn ông, người bán hàng phải hết sức cảnh giác hay hoàn toàn
thoải mái với vẻ “hào phóng” vốn có của họ? Mua nhanh là một hình thức
chứng tỏ sự sành điệu của người đàn ông thời nay, nhất là đối với các mặt



hàng kỹ thuật cao, những mặt hàng cần có sự hiểu biết nhất định về tính năng

hay hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên, ít khi có ý định mua sắm bởi họ sẽ phải đối diện với hàng
hoá, đối diện với người bán hàng khả ái hay với những món hàng đắt giá.
Người đàn ông mua ngẫu hứng trong trường hợp mua sắm là cơ hội để thể
hiện sự tháo vát, năng khiếu thẩm mỹ hay tài ngoại giao trước người bán
hàng và tin mua được hàng rẻ, đàn ông thường tự hào và xem đó là một thành
tích đáng nể, xem đó là sự khởi đầu của may mắn để tiếp tục thành công. Khi
mua sắm, đàn ông không tìm kiếm điều gì cố định mà thả hồn theo những
"giấc mơ lãng mạn" của mình nên mức độ mua ngẫu hứng là rất cao.
* Mức độ mua ngẫu hứng của nữ giới:


Cái thú mua sắm của phụ nữ dường như được “phát tiết” trong bất kỳ
hoàn cảnh nào. Cuối tuần mua sắm, để tham dự một sự kiện nào đó cũng cần
mua sắm, đi chơi, đi du lịch họ cũng không quên mua sắm...Thực ra, mua
sắm là nhu cầu không thể thiếu dù là nam hay nữ. Nhưng trước khi quyết
định mua sắm cái gì, người ta đều cần phải đắn đo xem thực sự mình hay gia
đình có cần đồ dùng đó không và túi tiền của mình phù hợp với loại hàng
nào? Tuy nhiên việc mua săm ngẫu hứng ở phụ nữ thường ít và có thuuwongf
rơi vào những quý bà nhiều tiền thích thể hiện đẳng cấp….
- Theo kết quả từ một cuộc khảo sát do công ty OnePoll thực hiện,
trung bình một người phụ nữ dành khoảng 25184 giờ 53 phút (gần 3 năm)
trong đời cho việc mua sắm. Với khoảng 84 cửa hàng tạp hoá mỗi năm, thời
gian mua sắm những mặt hàng thiết yếu cho gia đình là 94 giờ 55 phút. Tuy
nhiên, khi tính cả thời gian mua sắm giầy và các phụ kiện (đó là chưa kể thời
gian xem hàng chứ không mua), tổng thời gian mà phụ nữ tiêu tốn vì mua
sắm trong suốt cuộc đời là khoảng 25184 giờ 53 phút. Trung bình, trong 1
năm, có 90 lần phụ nữ mua sắm những thứ liên quan đến làm đẹp: 30 lần mua

quần áo, 15 lần mua giầy, 18 lần mua phụ kiện và 27 lần mua các dụng cụ
thiết yếu cho nhà tắm. Cuộc khảo sát đối với 2000 phụ nữ cho thấy họ có 301
lần đi mua sắm một mình, chiếm 399 giờ 46 phút mỗi năm. Như vậy nếu tính
trong 63 năm, phụ nữ sẽ mất khoảng 2 năm 10 tháng cho việc mua sắm.
Người phát ngôn của công ty OnePoll, nơi thực hiện cuộc khảo sát, cho biết:
“Không ít đàn ông nghĩ rằng phụ nữ chỉ shopping khi mua quần áo cho mình.


Nhưng thực tế, phụ nữ thường xuyên mua sắm cho cả gia đình, và đó là công
việc tương đối nặng nề”. Vì luôn phải cân đối tài chính nên mua ngẫu hứng
cũng là ít với đại đa số phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ ở nông thôn
Việt Nam nói riêng.
(Theo:
html)
2. Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng; khách
hàng thường mua ngẫu hứng ở đâu?

Là nam hay nữ cũng có những lúc mua ngẫu hứng và những sản phẩm
mua ngẫu hứng là những sản phẩm hình thức dễ “bắt mắt” khác hàng; Những
sản phẩm có quảng cáo trực tiếp ngay tới khách hàng và gây ấn tượng tốt;


Những sản phẩm đã nghe quảng cáo thấy hợp lý và chưa nhìn thấy bao giờ
bất chợt gặp; Những sản phẩm đáp ứng như cầu, sở thích; những sản phẩm
được nhìn thấy khi tâm trạng vui;…

Khách hàng thường mua ngẫu hứng khi dạo phố; đi du lịch; đi siêu thị
hoặc các trung tâm thương mại đôi khi chỉ là quán cóc vỉ hè; …
Tại cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Kinh tế (KORCHAM)
kết hợp với công ty khảo sát trực tuyến Rankey.com được thực hiện với

60.000 khách hàng tại12,000 cửa hàng bán hàng trực tuyến lớn ở Hàn Quốc
bao gồm hệ thống của G-Market và Auction. Theo thống kê của 6 tháng đầu
năm của những cửa hàng này, 64% lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ
mua hàng trực tuyến là nam giới. Nữ giới chỉ chiếm 36%. Đồng thời, theo
cuộc khảo sát này, nam giới cũng dành nhiều thời gian để mua hàng trực
tuyến hơn so với phụ nữ. Những khách hàng nam dành trung bình 28 phút 1
giây tại một cửa hàng online trong khi khách hàng nữ chỉ cần 27 phút 50 giây.
Qua cuộc khảo sát thì thấy nam giới mua hàng qua mạng nhiều hơn nữ
giới và qua mạng thì rất dễ hứng phấn nên việc mua hàng qua mạng cũng tạo
cho nam mua hàng ngẫu hứng nhiều hơn nữ.

3. Những yếu tố chính thường tác động tới việc mua ngẫu hứng


- Văn hóa, môi trường, hoàn cảnh, tâm trạng …đều có ảnh hưởng đến
việc mua ngẫu hướng cả ở nam và nữ.
- Trong nhiều trường hợp, người đàn ông thường đi mua sắm cùng vợ
con trong các dịp được nghỉ ngơi với tư cách là một "tài xế", thậm chí là một
"nô tài" để mang vác và… giữ con. Đó là những người chồng mẫu mực,
những người bố đáng kính đi theo cho "có tụ" và nhìn vợ con làm thượng đế.
Tuy nhiên, khi có ý định mua sắm thực sự, cho dù cùng với vợ con hay đi
một mình, người đàn ông luôn tạo ra những nét riêng của mình khi đối diện
với hàng hoá, đối diện với người bán hàng khả ái hay với những món hàng
đắt giá.
Ngoài ra, còn rất nhiều người đàn ông mua ngẫu hứng do sự tác động
của: Cô bán hàng; mặt hàng ấn tượng… đàn ông bị mua ngẫu hứng khi có tác
động của tâm trạng (vui, buồn); Mua ngẫu hứng khi một hoặc các giác quan
của họ “bắt nhịp” được với mặt hàng. Khi bên cạnh người đàn ông là những
người phụ nữ "đáng kính", có thể là bạn, là người yêu, là đồng nghiệp hoặc là
chị em nhưng thường... hạn chế hơn nếu người đó là vợ của họ. Khi có vợ đi

cùng, cho dù đó là một người đàn ông gia trưởng hoặc đầy quyền uy, việc
quyết định lựa chọn thường do vợ đảm nhận.
- Đối với phụ nữ họ luôn chứng tỏ trách nhiệm của mình với gia đình,
để chứng minh khả năng thích ứng của mình trước sự biến đổi nhanh chóng
các giá trị xã hội. Người phụ nữ mua ngẫu hứng hay bị những ảnh hưởng bở
vốn phụ nữ là “yêu bằng tai” nên bị ảnh hưởng tài ngoại giao trước người bán


hàng; Hàng giảm giá; đôi khi bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh của một cuộc số
con người cần giúp đỡ như mua để làm từ thiện, ửng hộ mà không hề có tính
toán hay kế hoạch trước; …
- Khi có quảng cáo, khán giả vẫn cứ háo hức, tròn xoe mắt, thậm chí
ngẩn ngơ xem đấy thôi. Cứ như quảng cáo có "bùa mê, thuốc lú" khiến người
ta

buộc

phải

chăm

chú

dõi

theo.

Mà quảng cáo đánh vào đâu? Đánh vào tâm lý con người. Mà tâm lý con
người là cái gì? Là tò mò, chờ đợi, háo hức, không xem sao biết, thử chứ sao
không?

4. Hậu quả của mua ngẫu hứng (về tài chính, cảm giác áy náy,
thỏa mãn/không thỏa mãn với SP đã mua, sự phản đối của người khác,
…)

Dù là nam hay nữ đều có những lúc mua hàng ngẫu hứng, mua hàng đó
dù sau đó có thể không thể dùng được hoạch “bỏ thì thương vương thì tội”
những vẫn hay xuất hiện ở trong cuộc sống hàng ngày.
Do mua hàng ngẫu hứng mà nhiều người đã "ngậm đắng nuốt cay" khi
gặp phải những "quả lừa" thứ thiệt. Họ đã quá tự tin vào khả năng chinh phục
của mình, quá tin cậy vào vẻ "nai vàng ngơ ngác" của người bán hàng nên
mất cảnh giác trước nguyên tắc "hàng mua rồi không trả lại", hoặc nếu có cho
đổi thì cũng rất ngán ngại vì điều đó chứng tỏ mình quá kém cỏi và vô
duyên...(theo cẩm nang tiêu dùng)


Ở nước ta, khi sự thông thái của người tiêu dùng chưa đạt đến mức có
thể lường trước được các rủi ro cơ bản có thể phát sinh khi mua ngẫu hứng
thì hầu hết phải gánh thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.


III. KẾT LUẬN
Có lẽ gần như ai cũng cho là mua ngẫu hứng là không tốt và là điều
đáng tránh, tuy nhiên trong cuộc sống đời thường muôn hình muôn vẻ cả nam
và nữ đều cũng có nhưng lúc nguồn cảm hứng dâng cao và chuyện mua ngẫu
hứng là khó tránh. Cũng chính hiểu được tâm lý của khách hàng mà các nhà
marketing của một số đơn vị đã áp dụng hệ thống nhân viên, bố trí gian hàng,
hình thức sản phẩm, âm điệu…để gây sự chú ý của khách hàng làm cho
khách hàng thỏa mái có cảm hứng mua hàng. Khi có cảm hứng mua hàng
khách hàng rất hang có hành vi mua hàng ngẫu hứng, sẽ không nghĩ về giá
trị, mục đich mua hàng của mình và sẵn sang thanh toán trong cảm giác thỏa

mái xung sướng nhất. Cho dù, ngày mai sản phẩm đã mua không còn có chút
ý nghĩa gì, nhưng cũng đã đem lại một cảm giác tuyệt vời. Tuy nhiên, tôi sẽ
không khuyến khích việc mua ngẫu hứng dễ dẫn đến lãng phí và tồi tệ hơn là
sau phút ngẫu hứng tinh thần lại thấy khó chịu, bực bội…


Tài liệu tham khảo:
-

Giáo trình Maketing - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh

doanh quốc tế, Griggs University;
- />- Kinh-doanh;
- /> html



×