Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Tuần 22. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 16 trang )

Luyện tập thao tác
lập luận bác bỏ

Người soạn: Bùi Thị Thủy


A. Củng cố kiến thức
Qua bài “Thao tác lập luận bác bỏ” mà
các em đã được học ở tiết trước một
em hãy nêu lại những kiến thức cơ bản
cần nắm vững khi thực hiện một thao
tác lập luận bác bỏ?


- Khái niệm: Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ
những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,
… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục
người nghe, người đọc.
- Các cách bác bỏ: có thể chỉ ra nguyên nhân, nêu tác
hại hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính
xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận cần bác bỏ.
- Những yêu cầu khi thực hiện thao tác lập luận bác
bỏ:
+ Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên( trái với quy luật
tự nhiên, quy luật xã hội…) của các chủ thể phát ngôn.
+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ
các ý kiến, nhận định sai trái.
+ Thái độ bác bỏ phải thẳng thắn, phải có sự tôn trọng
người đối thoại, tôn trọng bạn đọc…



B. Luyện tập
1.

Bài tập 1( trang 31
SGK):

1a: Nghệ thuật bác bỏ trong

đoạn văn của Ghéc-xen:

_ Nội dung bác bỏ:
Trong đoạn trích trên Ghecxen muốn bác bỏ một quan
niệm sống sai lầm – sống bó
hẹp trong ngưỡng cửa nhà
mình.

Theo em trong đoạn
trích 1a, Ghéc-xen
muốn bác bỏ điều gi?




Cách bác bỏ:
- Dùng lí lẽ bác bỏ trực tiếp:
dùng các câu khẳng định “
Cuộc sống riêng…là một cuộc
sống nghèo nàn”, “con người
không thể hạnh phúc với một
hạnh phúc mỏng manh như

thế”,
- Kết hợp so sánh bằng hình
ảnh sinh động, cụ thể (mảnh
vườn rào kín, đại dương mênh
mông bị bão táp làm nổi sóng)
để vừa bác bỏ ý kiến sai, vừa
nêu lên ý đúng, động viên
người đọc làm theo

Ở đây tác giả đã dùng
cách nào để có thể
bác bỏ thành công lối
sống sai lầm đó?


Qua đoạn văn trên em
có nhận xét gì về cách
sử dụng từ ngữ để thực
hiện mục đích bác bỏ
của tác giả?

Cách diễn đạt:
dùng từ ngữ giản dị, có
mức độ, phối hợp câu
tường thuật và câu
miêu tả khi đối chiếu,
so sánh khiến đoạn văn
sinh động, thân mật, có
sức thuyết phục cao,có
sức tác động mạnh mẽ

đến tư duy người đọc


1b. Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của Ngô
Thì Nhậm

• Nội dung bác bỏ:
Vua Quang
Trung(trẫm) bác bỏ
thái độ e ngại, né
tránh của những hiền
tài (người học rộng tài
cao) không chịu ra
giúp nước trong buổi
đầu nhà vua dựng
nghiệp

Vấn đề bị
bác bỏ trong đoạn
trích trên là gì?


Cách bác bỏ của tác giả
ở đây có gì đáng chú ý?

• Cách bác bỏ:
Không phê phán trực tiếp
mà phân tích những khó
khăn trong sự nghiệp
chung, nỗi lo lắng và lòng

mong đợi người tài của
nhà vua, đồng thời khẳng
định trên dải đất văn hiến
của nước ta không hiếm
người tài để bác bỏ thái
độ sai làm nói trên, động
viên người hiền tài ra
giúp nước.


Em có nhận xét
gì về cách diễn
đạt trong đoạn
trích trên?

• Cách diễn đạt:
- Từ ngữ trang trọng mà
giản dị
- Giọng điệu chân thành,
khiêm tốn
- Sử dụng câu tường thuật
kết hợp câu hỏi tu từ.
- Dùng lí lẽ kết hợp hình
ảnh so sánh (Một cái cột
không thể đỡ nổi một căn
nhà lớn)…
 Đoạn văn có tác dụng vừa
bác bỏ, vừa động viên,
khích lệ, thuyết phục đối
tượng (người tài danh) ra

giúp nước


2. Bài tập 2 (trang 32 SGK)

- Quan niệm a: nếu chỉ đọc
sách và thuộc nhiều thơ văn
thì mới chỉ có kiến thức sách
vở, thiếu kiến thức đời sống
nên không thể học tốt môn
văn được Đây là quan
Em có nhận xét gì
về 2 quan niệm
niệm phiến diện
học môn ngữ văn được - Quan niệm b: Nếu chỉ luyện
đưa ra trong SGK?
tư duy, luyện nói, luyện viết
thì mới chỉ có phương pháp,
biện pháp; chưa có kiến thức
về bộ môn và kiến thức về
đời sống  Đây cũng là
quan niệm phiến diện


• Quan niệm đúng đắn:
- Sống sâu sắc và sống có
trách nhiệm để tích lũy vốn
sống thực tế.
- Có động cơ và thái độ học
tập đúng đắn để có khát

vọng vượt lên những giới
hạn của bản thân.
- Có phương pháp học tập
phù hợp với bộ môn để
nắm được tri thức một
cách cơ bản và hệ thống.
- Thường xuyên đọc sách
báo, tạp chí… và có ý thức
thu thập thông tin trên các
phương tiện thông tin đại
chúng…

Em hãy đề xuất
một vài kinh
nghiệm học
ngữ văn mà em
cho là tốt nhất?


3. Bài tập 3 (Trang 32 SGK)
Em hãy đề xuất dàn ý
cho một bài viết để có
thể bác bỏ thành công quan
niệm đã đưa ra
trong Bài tập 3?


Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau (một quan
niệm trong SGK và một quan niệm khác. Chẳng hạn: cách sống của

tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, tham vọng chứng tỏ bản thân
mình).
Thân bài:
+ Thừa nhận đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện đang
tồn tại . (Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy)
+ Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:

Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là
lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.

Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
+ Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn
Kết bài: Phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai
trái, đồng thời định hướng cho mọi người một cách sống đúng đắn


C. Bài tập bổ sung
Hướng dẫn học sinh phân tích thao tác lập luận bác bỏ
trong một số văn bản đã học

Trong truyện “Chuyện chức
phán sự đền Tản Vên” trích
dẫn trong SGK ngữ Văn 10, T2
tác giả đã có những lần bác bỏ nào?


• Những lần tác giả sử dụng thao tác lập luận bác bỏ:
-

Lần 1:

+Tử Văn bác bỏ lời buộc tội của Diêm Vương
+Vấn đề bác bỏ: Hỗn láo, gây tội ác
+ Cách bác bỏ: Dùng cứ liệu là lời nói của Thổ công
+ Thái độ: cúng cỏi, không chịu nhún nhường
- Lần 2:
+ Viên tướng bại trận ở Bắc triều bác bỏ lời buộc tội của Tử văn
+ Vấn đề bác bỏ: tội “ cướp đền của Thổ công”
+ Cách bác bỏ: So sánh lời lẽ của Tử Văn trước Vương Phu với
hành động của Tử Văn Ở nơi đền miếu hiu quạnh.
- Lần 3:
+ Diêm Vương bác bỏ kết quả làm việc của thuộc hạ
+ Vấn đề bác bỏ: Tinh thần chí công khi thực thi luật pháp
+ Cách bác bỏ: Phủ nhận kết quả làm việc, buộc tội dối trá.
- Lần 4 (Bài tập đã làm ở tiết 1)


Tóm lại: Để thực hiện thành công một thao tác lập luận
bác bỏ trong văn nghị luận chúng ta cần tiến hành
theo nhưng thao tác cơ bản sau:

- Thao tác 1: Nêu ra nội dung cần bác bỏ
- Thao tác 2: Khẳng định nội dung đó là sai và
phân tích nguyên nhân dẫn đến những cách
nhìn nhận sai lầm đó.
- Thao tác 3: Chỉ ra những tác hại của quan
niệm sai trái đó.
- Thao tác 4: có thể đưa ra một vài phương
hướng suy nghĩ và hành động đúng đắn về
vấn đề đang bàn luận để định hướng cho
người đọc.




×