I- NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA
NGUYỄN DU:
1.Nguồn gốc
- Truyện Kiều của Nguyễn Du là kết tinh rực rỡ của văn học Việt
Nam, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của ngôn ngữ văn
học tiếng Việt.
Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện Kim
Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Tác phẩm được sáng tác trong một quá trình dài, bắt đầu từ
năm 1789 cho đến khi Nguyễn Du ra làm quan dưới triều
Nguyễn.
-
Hình ảnh về đại thi hào Nguyễn Du
Hình ảnh về tác phẩm Truyện Kiều
Click to edit Master text styles
Second level
Third level
Fourth level
Fifth level
Kim Vân Kiều truyện-Thanh
Tâm Tài Nhân
2.Sự sáng tạo của Nguyễn Du:
-
Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn về nhiều
mặt. Về nội dung, ông đã biến cốt truyện thành khúc ca đau lòng thương người bạc
mệnh, nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Lê –
đầu Nguyễn.
- Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã lược bỏ một số chi tiết, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo
thêm một số chi tiết mới so với bản gốc để tạo ra một thế giới nhân vật sống động
như thật, biểu hiện nội tâm nhân vật sâu sắc hơn. Tác phẩm trở thành một bách
khoa thư của muôn vàn tâm trạng, tác phẩm mang tên Đoạn trường tân thanh hay
còn gọi là Truyện Kiều.
II.Tóm tắt tác phẩm:
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu
lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màn che” bên cạnh cha mẹ và 2
em
Trong buổi du xuân tiết Thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng. Giữa hai người chớm nở
mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp
Kiều bày tỏ tâm tình, đính ước.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia
đình Kiều bị mắc oan. Kiều phải
bán mình chuộc cha. Nàng lại bị
bọn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở
Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh
Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng Kiều lại bị Hoạn Thư-vợ cả
của Thúc Sinh ghen ghét. Nàng phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi
nàng cho Bạc Bà- một kẻ buôn người. Nàng rơi vào lầu xanh lần 2.
Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy nàng làm vợ. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết,
Thúy Kiều phải hầu đàn, rượu ông ta rồi bị ép gả cho Viên thổ quan
Đau đớn, Kiều trẫm mình ở
sông Tiền Đường. Lần thứ
hai, nàng được sư Giác
Duyên cứu và nương nhờ
cửa Phật
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin, chàng đau đớn vô cùng. Chàng lặn lội đi tìm nàng. Nhờ gặp được sư giác
Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau. Gia đình ép họ nối duyên nhưng cả hai nguyện ước nguyện “duyên đôi
lứa cũng là duyên bạn bầy”
III. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều.
1. Giá trị tư tưởng:
a) Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí
-Tình yêu Kim - Kiều vượt lên trên mọi quy định của lễ giáo phong kiến để cho đôi trai gái được tự do đính
ước
- Ước mơ và khát vọng công lí:
+ Xây dựng nhân vật Từ Hải là hiện than của một anh hùng xuất chúng, có hoài bão lớn lao.
“Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn vũ, rạch đôi sơn hà.”
Khinh thường những kẻ vào luồn ra cúi.
+ Gửi gắm vào nhân vật Từ Hải khát vọng làm chủ cuộc đời, trả ân, báo oán.
Kim - Kiều vượt lên trên mọi quy định của lễ giáo phong kiến để cho đôi trai gái được tự do
đính ước
Hình ảnh người
anh hùng Từ Hải
“đầu đội trời,
chân đạp đất”
b) “Truyện Kiều”- tiếng khóc cho số phận con người
- Truyện Kiều là tiếng khóc đứt ruột cho số phận con người. Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm là Đoạn
trường tân thanh vì các nhân vật mà ông yêu quý nhất, dù tài hoa bậc nào, dù cố gắng đến đâu, đều
không thể thoát khỏi số phận bị hủy hoại.
- Truyện Kiều là tiếng khóc đau đớn nhất cho số phận con người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân
thành bị tan vỡ
+Mối tình đầu đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng
“Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?”
+Tình yêu mặn nồng, đắng cay của Thúy Kiều và Thúc Sinh
“Khi hương sớm khi trà trưa,
Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn...”
+Mối tình tri kỉ của Thúy Kiều và Từ Hải:
“Nàng rằng:"phận gái chữ tòng“
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi“
Từ rằng:“Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình..."
Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan: suốt 15 năm lưu lạc không khi nào Kiều nguôi
lòng nhớ thương cha mẹ và các em:
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”