Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn các tỉnh tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ
RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ
RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS PHẠM VĂN TỈNH



HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

TÊN TÁC GIẢ

TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VI
PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ
QUẢN LÝ LÂM SẢN

6

1.1. Những vấn đề lý luận về Tội vi phạm các quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

6


1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội vi phạm các quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

19

Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ
RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
TỈNH TÂY NGUYÊN

30

2.1. Định tội danh đối với Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản

30

2.2. Quyết định hình phạt đối với Tội vi phạm các quy định về khai
thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

40

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ
KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

51

3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự


51

3.2. Hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự

57

3.3. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự

58

3.4. Nâng cao năng lực của cán bộ áp dụng pháp luật hình sự

59

3.5. Quy định thống nhất giữa xử lý vi phạm hành chính và truy cứu
trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy định khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản

60

3.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tội vi phạm
các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
3.7. Các giải pháp khác

62
63

KẾT LUẬN

65


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CTKGG:

Cải tạo không giam giữ

CTTP:

Cấu thành tội phạm

QĐHP:

Quyết định hình phạt

QHXH:


Quan hệ xã hội

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

So sánh Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội hủy hoại
tài sản, tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên


Bảng 2.1.

17

Tình hình xét xử Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn
2012 – 2016

Bảng 2.2.

34

Tỷ lệ xét xử sơ thẩm các vụ án và bị cáo phạm Tội vi phạm các quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản so với các tội
phạm liên quan đến rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn
2012 – 2016

Bảng 2.3.

35

Tổng số vụ, số bị cáo bị Tòa án nhân dân trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên đã xét xử về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản từ năm 2012 – 2016

Bảng 2.4.

36

Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm Tội vi phạm

các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản giai đoạn
2012 – 2016

Bảng 2.5.

45

Nhân thân của các bị cáo bị Tòa án nhân dân trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên xét xử về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng thường được ví là lá phổi của Trái đất, Rừng có vai trò đặc biệt trong
việc duy trì cân bằng hệ sinh thái. Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là
thành phần chủ yếu, là một thể tổng hợp phức tạp các mối quan hệ qua lại giữa các
cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất trong
hoàn cảnh rừng. Rừng có tính ổn định, khả năng tự phục hồi, tự điều hòa để chống
lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Ý nghĩa
và tầm quan trọng của rừng đối với sự tồn tại của trái đất nói ở tầm vĩ mô và đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội nói ở tầm vi mô là một sự vật, hiện tượng được xem là
hiển nhiên và đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh cho ý nghĩa và tầm
quan trọng này.
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, có địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu gió mùa nhiệt đới, đã tạo nên sự đa
dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật, bao gồm có rất
nhiều loại rừng như: rừng lá kim, rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng cây lá rộng

thường xanh… Trước đây, phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ
khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều
vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng các loại cây có giá trị kinh tế
ngắn ngày. Những năm tháng chiến tranh tiếp theo, diện tích rừng Việt Nam bị thu
hẹp khá nhanh do hậu quả nặng nề của chiến tranh.
Địa bàn Tây Nguyên có diện tích rừng rộng lớn, đa dạng. Nhưng với sự tàn
phá rừng nghiêm trọng của con người đã làm diện tích rừng ở đây giám nhanh
chóng. Hoạt động khai thác rừng trái phép, vấn nạn “phá rừng” không chỉ là vấn đề
của Việt Nam mà đó còn là một vấn nạn lớn mang tính toàn cầu. Các quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam ưu tiên khai thác rừng một cách bền vững đi đôi với
việc bảo vệ và phát triển rừng và trong điều kiện môi trường - kinh tế - xã hội Việt
Nam hiện nay, vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Giá trị kinh tế của rừng trở thành miếng mồi ngon cho các đối tượng “lâm

1


tặc” trong các hoạt động khai thác rừng trái phép. Ngoài ra, nhóm đối tượng thứ hai
là người dân tàn phá rừng để làm nương rẫy cũng nghiêm trọng không kém. Đây
thực sự là vấn nạn nhức nhối của xã hội và là thách thức lớn đối với Đảng và Nhà
nước ta. Trong điều kiện đó, sự điều chỉnh bằng một hệ thống pháp luật hình sự đủ
răn đe, trừng phạt tương xứng đối với hành vi gây thiệt hại về rừng đã được Nhà
nước ta luật hóa thành quy định trong Bộ luật hình sự - “Tội vi phạm các quy định
về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Bên cạnh Bộ luật hình sự năm 1999
được Quốc Hội thông qua 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009
còn có một số văn bản pháp luật khác như: Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đất
đai; Luật xử lý vi phạm hành chính… Điều chỉnh những vấn đề liên quan đến bảo
vệ, phát triển, công tác quản lý rừng. Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều bất
cập, thiếu sự thống nhất, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội hiện
nay, cần nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh loại

tội phạm liên quan đến vấn đề khai thác và bảo vệ rừng. Một điều đặc biệt, là quản
lý lỏng lẻo, sự tha hoá biến chất của những người cán bộ mang trọng trách giữ rừng
đã làm cho việc thi hành những quy định trên của pháp luật không hiệu quả.
Tác giả thực hiện đề tài về tội “Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh
Tây nguyên” như một chuyên đề nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá trên cơ sở
nhận thức về quy định của pháp luật cũng như góp phần nhỏ trong việc kiện toàn
các quy định pháp luật hình sự về loại tội phạm này. So với BLHS 1999 thì BLHS
2015 có quy định nhiều điểm mới, trong đó tên tội danh được thay đổi từ Tội vi
phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thành tội vi phạm
các quy định về khai thác, bảo vệ rừng va quản lý lâm sản. Tuy nhiên, vì một số lý
do khách quan, Quốc hội ban hành nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu
lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13, BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số
94/2015/QH13 và bổ sung dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số
100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Do vậy

2


xuyên suốt luận văn, tác giả xin đề cập các nội dung có liên quan với tên tội là tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ lâm sản.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khai thác và bảo vệ rừng là một vấn đề đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã
hội; ở từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, sự nhìn nhận về tầm
quan trọng của việc khai thác và bảo vệ rừng phù hợp và được pháp luật cho phép là
khác nhau, mà biểu hiện và gắn liền là các công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến loại tội phạm này của các chuyên gia, luật gia, luật sư... Tuy nhiên, số
lượng nghiên cứu khoa học liên quan đến loại tội phạm này không nhiều, đơn cử là
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội năm 2008; bình luận

khoa học hình sự năm 2006 - phần các tội phạm, các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế của tác giả Đinh Văn Quế;... Các công trình nghiên cứu khoa học kể trên đã
khái quát về loại tội phạm này, đồng thời phân tích từng khía cạnh, từng vấn đề và
đi sâu vào hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung. Với đề tài “Tội vi
phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Tây nguyên”, tác giả thực hiện trên cơ sở
kế thừa, bổ sung những điểm mới nhằm làm phong phú về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đối với loại tội phạm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Do tính chất quan trọng của rừng và thực trạng công tác phòng chống loại tội
phạm này trong thực tiễn không hiệu quả, rừng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến
khí hậu, kinh tế xã hội... nên việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác trên.
- Đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trên cơ sở tìm hiểu,
phân tích các khía cạnh pháp lý, dấu hiệu của tội “Vi phạm các quy định về khai
thác và bảo vệ rừng”.
- Đánh giá về sự phù hợp giữa quy định pháp luật trong mối tương quan với
sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, thực tiễn thi hành quy định này trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên để đưa ra những ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện quy định

3


của Bộ luật hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:
- Nghiên cứu các quy định về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Phân tích các dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định này trên địa bàn các tỉnh Tây
nguyên từ 2012 đến nay.
- Đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế của luật cũng
nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm mang lại hiệu quả cao cho công tác phòng
chống tội phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật liên quan đến tội “ Tội vi phạm
các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.
- Thực tiễn áp dụng những quy định trên thuộc địa bàn các tỉnh Tây nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ trên quy định của Bộ luật hình sự về tội “Vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng” kết hợp với việc áp dụng, thi hành các quy định pháp luật
về loại tội phạm này trên thực tế; tác giả trình bày, nghiên cứu những quy định của
pháp luật về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” trong pháp luật
hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về khai
thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng quy định này trong thực tiễn các tỉnh
tây nguyên từ 2011 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống
tội Vi phạm các quy định về khai thác , bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp và phương pháp so sánh…tác giả sử dụng như những công cụ hỗ trợ, phục vụ
cho quá trình nghiên cứu đề tài; đây là những phương pháp phổ biến, tích cực trong

hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và của ngành luật học nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Nghiên cứu lý luận, chỉ rõ các dấu hiệu pháp lý, đặc trưng của tội Vi phạm
các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Đánh giá, nghiên cứu một cách hệ thống quá trình xây dựng các quy định
của Pháp luật về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Chỉ rõ những bất cập trong việc áp dụng quy định của Pháp luật vào thực
tiễn, góp phần vào công cuộc phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội vi phạm các quy định
về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về Tội vi phạm các quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Chương 3: Các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội vi
phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG
VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
1.1. Những vấn đề lý luận về Tội vi phạm các quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về
khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

1.1.1.1. Khái niệm Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản
Việt Nam được coi là một trong số các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, vì vậy
Nhà nước đã có nhiều chính sách, quy định nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Trong
đó, chính sách hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu, giúp ngăn chặn các tội
phạm xâm phạm nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Các tội phạm này đã được cụ
thể hóa trong các BLHS 1985, BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 – chương
XVI, chương XVII và mới nhất là BLHS năm 2015 sắp có hiệu lực thi hành tại
chương XVIII, chương XIX – Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội
phạm về môi trường.
Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nằm
trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. “Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây
thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua
việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế” [32 - tr. 255]. Hiện nay,
tên tội phạm này trong BLHS 1999 là Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, tuy nhiên trong BLHS năm 2015 thì được sửa đổi thành tội
vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ và quản lý lâm sản. Như vậy, nhà làm
luật đã mở rộng nội hàm của tội phạm đối với những hành vi vi phạm quản lý lâm
sản. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu của công tác

6


đấu tranh phòng, ngừa và chống tội phạm.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thống nào về Tội vi phạm các quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, một số nhà nghiên
cứu đã đưa ra các định nghĩa về tội phạm này theo tên gọi tội phạm trong BLHS cũ
như sau: “Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi

khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Nhà nước
về khai thác và bảo vệ rừng hoặc vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép” [20 - tr. 321];
“Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi khai thác trái phép cây
rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của
Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng (nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các
Điều 153, Điều 154 và Điều 189 BLHS) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm”; Theo TSKH. Lê Cảm: “Khi đưa ra khái niệm về một tội phạm phải thể hiện
ba bình diện với năm đặc điểm của nó, đó là: a/ bình diện khách quan – tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội; b/ bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp
luật hình sự; c/ bình diện chủ quan – tội phạm là hành vi do người có năng lực
TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi” [9 - tr. 112]. Đối chiếu
với hai định nghĩa nêu trên, có thể nhận thấy các tác giả đã nêu ra được nội hàm cơ
bản của tội phạm, mỗi định nghĩa nhấn mạnh ở các phương diện khác nhau. Nhưng
điểm chung nhất là vẫn nhấn mạnh ở các mặt khách quan của tội phạm mà chưa chú
trọng đến các mặt khác như nhận định của TSKH. Lê Cảm.
Căn cứ vào định nghĩa tội phạm tại Điều 8 BLHS và Điều 175 BLHS quy định
về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tác giả
xin đưa ra định nghĩa về tội phạm này như sau: “Tội vi phạm các qui định về khai
thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự có các
hành vi như khai thác trái phép rừng, thực vật rừng, tàng trữ, vận chuyển, chế biến,
mua bán gỗ, các loài thực vật hoang dã trái phép được liệt kê tại Điều 175 gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về
tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có năng lực TNHS và đủ độ

7


tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, vi phạm những quy định của Nhà
nước về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nói riêng cũng như xâm phạm các

quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung”
1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản
Các yếu tố CTTP được hiểu là các bộ phận cấu thành tội phạm. Một người
thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong một tội phạm cụ thể của
BLHS, tuy nhiên nó phải đảm bảo được các yếu tố còn lại thì mới có thể trở thành
tội phạm. Về mặt lý luận, các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể của tội
phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội
phạm. Bốn yếu tố này có ý nghĩa quan trọng và liên quan mật thiết với nhau, thể
hiện được bản chất tội phạm, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Do đó, để
xác định một người có phạm Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản phải đảm bảo các yếu tố trên, cụ thể như sau:
a. Khách thể của Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản
Về mặt lý luận, khi xã hội phát triển và hình thành giai cấp, Nhà nước và
pháp luật ra đời là công cụ hữu hiểu để giai cấp thống trị quản lý xã hội. Tùy theo
cách đánh giá, định hướng tầm quan trọng của mỗi chế độ đối với các quan hệ xã
hội mà có các biện pháp bảo vệ, phát triển khác nhau. Pháp luật hình sự xác định
những hành vi nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến những quan hệ xã hội
nhất định được quy định cụ thể tại Điều 8 BLHS và thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm
còn lại trong các tội cụ thể thì được coi là tội phạm.
Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập
và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Khách thể được chia ra làm ba loại:
 Khách thể chung: là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại.
 Khách thể loại: Là một nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được
một nhóm quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội xâm hại.

8



 Khách thể trực tiếp: Là quan hệ xã hội cụ thể hoặc một nhóm quan hệ xã
hội cụ thể được một quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một tội phạm trực tiếp
xâm hại.
Đối với Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản thì khách thể loại là các QHXH bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế quốc dân, tội phạm gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân khi thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước
trong quản lý kinh tế. Khách thể trực tiếp của tội phạm này đó là sự xâm phạm các
quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ rừng.
Khi thực hiện một hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ nói chung và xâm phạm đến các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực
khai thác, bảo vệ rừng nói riêng. Tội phạm này đã trực tiếp tác động làm biến đổi
trạng thái bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội: chủ thể, hoạt
động, trạng thái của các chủ thể trong quan hệ xã hội; các vật, hiện tượng của thế
giới khách quan có liên quan đến hoạt động của chủ thể quan hệ xã hội. Các bộ
phận đó gọi là đối tượng tác động của khách thể.
Theo đó, đối với Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản thì đối tượng tác động là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ và các lâm thổ
sản khác: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng.” - Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Khi nghiên cứu đối tượng tác động của loại tội này cũng cần phải chú ý đến
một số vấn đề như:
 Thứ nhất, cây rừng bị khai thác trái phép chỉ trở thành đối tượng tác động
của tội phạm theo Điều 175 nếu không thuộc Điều 189 BLHS năm 1999.
 Thứ hai, gỗ bị buôn bán, vận chuyển trái phép chỉ trở thành đối tượng tác động
của tội phạm theo Điều 175 BLHS nếu không thuộc Điều 153 hoặc Điều 154 BLHS.


9


b. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản
Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan như: hành vi nguy
hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả [33 - tr. 158].
Về mặt lý luận, dựa theo đặc điểm về cấu trúc của CTTP thì CTTP của một
tội phạm được chia ra làm hai loại là: CTTP hình thức – là cấu thành tội phạm mà
nội dung mặt khách quan của nó luật chỉ quy định dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho
xã hội; CTTP vật chất – là cấu thành tội phạm mà nội dung mặt khách quan của nó
luật quy định các dấu hiệu hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả. Đối chiếu quy định của Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản thì tội phạm này có CTTP vật chất. Dưới đây, tác giả sẽ
phân tích lần lượt các yếu tố như sau:
 Thứ nhất, hành vi khách quan là “xử sự cụ thể của con người được thể hiện
ra ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây ra thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [33 - tr. 160].
Hành vi khách quan quy định tại Điều 175 BLHS bao gồm các hành vi: Khai thác
trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về
khai thác và bảo vệ rừng; vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép.
Cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về
khai thác và bảo vệ rừng là Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản
quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy
định về việc bảo vệ, quản lý lâm sản và phát triển rừng. Cụ thể, đó là Nghị định
157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Do trong các hành vi

khách quan được liệt kê trong điều 175 BLHS không quy định cụ thể các hành vi
nên rất khó xác định, cần phải dựa vào các văn bản chuyên ngành mới có thể xác
định chính xác bản chất của các hành vi đó. Để xác định chính xác một chủ thể, có

10


thực hiện một trong các hành vi liệt kê của Điều 175 BLHS hay không, tác giả xin
viện dẫn các hành vi nêu trên được hướng dẫn cụ thể trong điểm 1.1 Mục 1 Phần IV
Thông tư liên tịch số 19/2007/BNNPTNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày
08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (TTLT số 19/2007) như sau:
1. “Khai thác trái phép cây rừng” là một trong các hành vi sau đây:
- Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật
quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép
còn trong thời hạn;
- Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường
hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);
- Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối lượng).
2. “Hành vi khác vi phạm quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ
rừng” là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm
các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Căn cứ theo NĐ 157/2013
hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, bao gồm các hành vi sau đây: Lấn, chiếm rừng; khai thác
trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp; vi phạm quy định về
thiết kế khai thác gỗ; vi phạm các quy định khai thác gỗ; khai thác rừng trái phép; vi
phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích
khác; vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng; vi phạm các quy định chung
của Nhà nước về bảo vệ rừng; vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy,

chữa cháy rừng gây cháy rừng; chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy
định cấm; vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng; phá hủy các công trình
phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng; phá rừng trái pháp luật.
3. “Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép” là hành vi vận chuyển, mua bán gỗ
không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán
gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...).

11


Các hành vi nói trên chỉ cấu thành Tội vi phạm các quy định về khai thác,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nếu: Hành vi khai thác trái phép cây rừng hoặc có
hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng không
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 189 BLHS – tội hủy hoại rừng; hành vi vận
chuyển, mua bán gỗ trái phép nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153
BLHS – Tội buôn lậu và Điều 154 – Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới.
Thứ hai, hậu quả của tội phạm là thiệt hại (sự thay đổi nguy hiểm) do hành
vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hậu quả của việc
thực hiện hành vi nêu trên là thiệt hại về vật chất với những thiệt hại khác như làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với
hệ cân bằng sinh thái, là nguyên nhân của các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở…
Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và đời sống con
người nói riêng. Chủ thể thực hiện hành vi của tội phạm tại Điều 175 BLHS bắt
buộc phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án
về tội danh này chưa được xóa án tích.
Theo hướng dẫn tại TTLT số 19/2007 thì hậu quả nghiêm trọng thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên mức tối đa bị xử phạt
vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định

cho mỗi hành vi vi phạm;
Ví dụ: Mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện
hành đối với hành vi khai thác trái phép gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm
VIII ở rừng sản xuất là 20m3. Nếu khai thác trái phép từ trên 20m3 đến 40m3 là gây
hậu quả nghiêm trọng.
b) Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông
thường nhóm I - III với gỗ thông thường nhóm IV - VIII; gỗ thông thường với gỗ quý,
hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử
phạt vi phạm hành chính nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt quá

12


mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm
hành chính quy định đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy
định cho hành vi tương ứng đó;
Ví dụ 1: Phạm Minh H khai thác trái phép ở rừng sản xuất 13m3 gỗ tròn
thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII và 9m3 gỗ tròn thông thường thuộc
nhóm I đến nhóm III. Tổng cộng H đã khai thác trái phép 22m3. Theo quy định hiện
hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với hành vi khai thác
gỗ tròn thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII ở rừng sản xuất là 20m3; do đó,
hành vi của Phạm Minh H thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ 2: Trần Văn C khai thác trái phép ở rừng sản xuất 11m3 gỗ tròn thông
thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII, 7m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm I đến
nhóm III và 5m3 gỗ tròn quý, hiếm thuộc nhóm IIA. Tổng cộng C đã khai thác trái
phép 23m3. Theo quy định hiện hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy
định đối với hành vi khai thác gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII ở
rừng sản xuất là 20m3; do đó, hành vi của Trần Văn C thuộc trường hợp gây hậu
quả nghiêm trọng.
Ví dụ 3: Trần Đức P vận chuyển trái phép 13m3 gỗ tròn thông thường thuộc

nhóm IV đến nhóm VIII, 5m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm I đến nhóm III và
3m3 gỗ tròn quý, hiếm nhóm IIA. Tổng cộng P đã vận chuyển trái phép 21m3. Theo
quy định hiện hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với hành
vi vận chuyển lâm sản trái phép gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII là
20m3; do đó, hành vi của Trần Đức P thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
c) Khai thác gỗ quý, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất đến 2m3; ở rừng phòng
hộ đến 1,5m3; ở rừng đặc dụng đến 1m3;
d) Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất có
giá trị đến ba triệu đồng; ở rừng phòng hộ đến hai triệu đồng; ở rừng đặc dụng đến
một triệu đồng;
đ) Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA đến 2m3.
Trường hợp một người thực hiện hành vi phạm tội ở điều 175 BLHS nếu

13


chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê tại
khoản 1 Điều 175, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một
trong các hành vi quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đó. Hoặc người
phạm tội đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích – Nếu trước đó đã bị kết
án về tội phạm quy định tại Điều 175 BLHS, nhưng chưa được xoá án tích mà lại
thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều này.
 Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
“Mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự là mối quan hệ khách quan giữa
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả đã xảy ra, trong đó hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xét về mặt thời gian xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội, chuẩn bị và
xác định khả năng thực tế bên trong làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và
là nguyên nhân chính và trực tiếp tất yếu gây ra hậu quả đó.” [33 - tr. 175]

Đối với Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản bắt buộc phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội đã phân tích ở trên. Nếu không có mối quan hệ nhân quả này
thì một người không được coi là tội phạm của tội này. Điểm hạn chế đối với quy
định tại Điều 175 BLHS là hành vi khách quan không được liệt kê cụ thể tại điều
luật, bắt buộc phải viện dẫn các quy định của pháp luật có liên quan, gây khó khăn
trong công tác áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Do vậy, trong
BLHS 2015 đã khắc phục theo hướng liệt kê cụ thể các hành vi cũng như định
lượng tài sản phạm tội. Tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
c. Chủ thể của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Chủ thể của tội phạm được định nghĩa là “con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm trong
tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do luật quy định

14


và trong một số trường hợp khác có các dấu hiệu đặc biệt được chỉ ra trong một điều
luật tương ứng” [33 - tr. 180]. Theo đó, tác giả xin đưa ra định nghĩa về chủ thể đối
với Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là con
người cụ thể đã cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được liệt kê tại Điều 175
BLHS trong tình trạng có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
Đối chiếu Điều 175 BLHS, khung hình phạt ở khoản 1 thuộc nhóm tội ít
nghiêm trọng; khung hình phạt ở khoản 2 thuộc nhóm tội nghiêm trọng. Như vậy,
căn cứ Điều 8, Điều 12 BLHS: Nếu cá nhân đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 175 thì không phải chịu TNHS do đây là
loại tội ít nghiêm trọng; nếu chủ thể này thực hiện hành vi thuộc khoản 2 thì phải
chịu TNHS; nếu cá nhân đó trên 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định
tại Điều 175 BLHS thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Thêm vào đó, cá nhân này

phải có năng lực TNHS, tức là phải có khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành
vi do mình thực hiện và khả năng điều khiển hành vi của mình theo những đòi hỏi
và chuẩn mực của xã hội.
Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này, xác định một chủ thể khi
thực hiện hành vi phải đủ định lượng tài sản bị thiệt hại quy định tài điều luật, hoặc
không đủ nhưng “đã bị xử phạt hành chính” hoặc là “đã bị kết án và chưa được xóa
án tích”. Do đó, đặc điểm nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa
trong việc định tội danh.
Trong BLHS 2015 sắp có hiệu lực thi hành, chủ thể của tội phạm này còn có
đối tượng là pháp nhận thương mại. Với quy định liên quan đến chủ thể pháp nhân
thương mại trong BLHS đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử lập pháp của
nước ta; hoạt động này phù hợp với nội dung “cần thiết phải quy định trách nhiệm
hình sự đối với các pháp nhân kinh tế trên cơ sở nghiên cứu, xác định rõ những vấn
đề cụ thể có liên quan, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nước ta và tính khả thi” – đã
được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 22/3/2014 về phiên
họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2014. Ngoài ra, nội dung này cũng
nhận được sự đồng thuận của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (Thông báo

15


số 21-TB/BCĐCCTPTW ngày 19/09/2014 về kết quả Phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ
đạo cải cách tư pháp Trung ương và Báo cáo số 41-BC/BCĐCCTPTW ngày
19/09/2014 về ý kiến của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương về một số nội
dung cơ bản của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự).
d. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý
của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và với
hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó

[33 - tr197]. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục
đích. Các yếu tố này có mối tương quan với nhau, thể hiện hình thức tâm lý của
người phạm tội. Tuy nhiên, không phải tội phạm nào được quy định trong BLHS
cũng đòi hỏi phải có đầy đủ các dấu hiệu này của mặt chủ quan, chỉ có yếu tố lỗi là
bắt buộc trong mọi CTTP. Yếu tố lỗi bao gồm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp) và lỗi vô ý (vô ý cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự tin).
Mặt chủ quan của Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với các hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định cụ thể trong điều luật do họ thực hiện và với hậu quả do
hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được bảo vệ liên
quan. Đối với tội phạm này, không đòi hỏi chủ thể phải có đầy đủ các dấu hiệu của
mặt chủ quan, tuy nhiên đòi hỏi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải có lỗi, còn
động cơ, mục đích phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội danh.
Lỗi của người phạm tội đối với tội danh này là lỗi cố ý. Khi một người thực
hiện hành vi khai thác trái phép cây rừng hoặc hành vi khác vi phạm các quy định
của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng; vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép theo
quy định tại Điều 175 BLHS thì họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của
Nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho
lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhưng họ vẫn cố tình

16


thực hiện hành vi phạm tội của mình và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc có ý
thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của Tội vi phạm các
quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
1.1.2. Phân biệt Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản với các tội phạm khác

Trên thực tế, hành vi khách quan của tội phạm do chủ thể thực hiện được
biểu hiện dưới nhiều dạng thức, do đó gây không ít khó khăn cho các cá nhân, cơ
quan tiến hành tố tụng đối với hoạt động định tội danh. Với các quy định của pháp
luật hình sự hiện nay, nếu không nắm bắt được các nguyên tắc định tội và tư duy,
kỹ năng pháp lý thì rất dễ đánh giá không chính xác về bản chất hành vi phạm tội và
tội phạm tương ứng, gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Quy định về Tội vi phạm các
quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo Điều 175 BLHS có một
số dấu hiệu khá giống với một số tội danh khác như: Tội vi phạm các quy định về
quản lý rừng (Điều 176 BLHS); tội hủy hoại tài sản (Điều 189 BLHS); tội vi phạm
các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS). Dưới đây, tác
giả xin đưa ra nhận định phân biệt giữa Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản với các tội phạm trên thông qua bảng so sánh dưới đây:
Bảng 1.1. So sánh Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội hủy hoại tài sản,
tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Tiêu chí
so sánh
Khách thể

Điều 175

Điều 176

Điều 189

Điều 191

Xâm phạm chế
độ quản lý của
Nhà nước về

khai thác, bảo
vệ rừng và quản

Xâm
phạm
đến chế độ
quản lý rừng
của Nhà nước

Xâm hại đến
các quy định
của Nhà nước
về bảo vệ môi
trường, qua

Xâm hại đến
các quy định
của Nhà nước
về bảo vệ môi
trường, qua

lý lâm sản

đó gây thiệt đó gây thiệt
hại cho môi hại cho môi
trường
trường

17



Tiêu chí
so sánh

Điều 175

Điều 176

Đối tượng

Rừng và các sản Chính sách,

tác động

phẩm của rừng

Chủ thể

Điều 189

Điều 191

Rừng tự nhiên Khu vực

quy định quản bao gồm rừng

Hệ sinh thái

lý về quản lý


sản xuất, rừng

Khu bảo tồn

kinh tế trong
quản lý rừng

phòng hộ,
thiên nhiên
rừng đặc dụng

Chủ thể thường

Chủ thể đặc

Chủ thể

Có NLTNHS
Đạt độ tuổi luật

biệt – là người thường
có chức vụ,
Có NLTNHS

thường
Có NLTNHS

quyền hạn
Có NLTNHS


Đạt độ tuổi
luật

Đạt độ tuổi
luật

Chủ thể

Đạt độ tuổi
luật định
Hành vi

- Khai thác trái

- Giao rừng,

- Đốt rừng trái - Vi phạm các

khách quan

phép cây rừng;
- Hành vi khác
vi phạm quy
định của Nhà
nước về khai
thác và bảo vệ
rừng;
-Vận chuyển,
buôn bán gỗ trái
phép


đất trồng
rừng, thu hồi
rừng, đất
trồng rừng trái
pháp luật
- Cho phép
chuyển mục
đích sử dụng
rừng, đất
trồng rừng trái
pháp luật
- Cho phép
khai thác, vận
chuyển lâm
sản trái pháp
luật

phép;
- Phá rừng trái
phép
-Hành vi khác
hủy hoại rừng

18

quy định về
quản lý khu
bảo tồn thiên
nhiên



1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội vi phạm các quy
định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản
1.2.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành
BLHS năm 1985
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước nhà được thông qua –
tạo ra cơ sở pháp lý cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đảm bảo các
quyền và lợi ích của nhân dân. Trên cơ sở bản Hiến pháp 1946, nhiều văn bản điều
chỉnh các lĩnh vực của đời sống được ban hành, trong đó có các văn bản pháp luật
liên quan đến bảo vệ rừng, thể hiện được định hướng quản lý của Nhà nước đối với
các tài nguyên thiên nhiên trong những ngày đầu xây dựng đất nước như: Sắc lệnh
số 26/SL ngày 25/02/1946 về các tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 142/SL ngày
21/12/1949 quy định việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; và
thể hiện rõ nhất trong nội dung Thông tư số 1303/BCN của Liên bộ Nội vụ - Công
nghiệp ban hành ngày 28/6/10946 quy định điều chỉnh những hành vi xâm hại đến
rừng. Các hành vi vi phạm được liệt kê cụ thể trong thông tư này gồm: “Những ai
chặt cây hay lấy bất cứ sản vật gì trong rừng mà không có giấy phép của Sở Lâm
chính và trốn tránh không trả những món tiền khoán (thuế kiểm lâm); những ai dù có
giấy phép mà chặt những cây không đúng phân tấc đã định; những ai chặt cây cấm;
Những ai làm than, củi, không có giấy phép hay có mà không tra tiền bán khoán;
Những ai mang lâm sản đi mà không có giấy tờ hợp lệ; những ai khai thác nhựa cây
khi cây ấy chưa đủ kích thước đã định, dù họ đã có giấy phép khai thác (giấy chỉ cho
khai thác cây đủ kích thước); những ai đặt những doanh nghiệp, hay chế tạo lâm sản,
lò than, vôi, gạch, xưởng củi…trong rừng hay cách rừng từ hai cây số trở lên mà
không có giấy phép; những ai đốt nương không có giấy phép hay đốt những miền mà
tập tục ấy bị cấm ngặt; những ai đốt rừng hay gây những vụ cháy rừng”.

Đất nước ta có địa hình đồi núi hiểm trở, với những khu rừng bạt ngàn xanh

19


×