Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skknMột số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.86 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phố lu, ngày 02 tháng 12.năm 2016.
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
Họ tên tác giả: Vũ Thị Bích Hường.
Sinh ngày 02 tháng 06 năm 1991
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa thị trấn Phố Lu
Trình độ chuyên môn: Đại Học sư phạm mầm non
Đề nghị công nhận sáng kiến, kinh nghiệm:
"Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
làm quen với toán"

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

NGƯỜI VIẾT

Vũ Thị Bích Hường.


I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
"Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm
quen với toán’’
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành các biểu tượng sơ
đẳng về toán học cho giáo dục Mầm non là 1 nội dung quan trọng
không thể thiếu được trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
Mầm non mà trong đó Toán học là 1 môn khoa học, cung cấp những kỹ
năng cơ bản nhất để cho trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Cho
trẻ làm quen với toán là trẻ được tiếp xúc tìm hiểu, quan sát sự vật


hiện tượng xung quanh 1 cách có mục đích, hình thành ở trẻ các biểu
tượng và phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá ham
hiểu biết, rèn các thao tác tư duy như: Khái quát, tổng hợp, so sánh,
phân loại 1 cách có hệ thống đầy đủ và chính xác. Từ đó trẻ sẽ hiểu
thêm về thiên nhiên xã hội, trẻ thêm yêu cuộc sống xung quanh,
ngoài ra giúp trẻ giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong cuộc sống
và trong học tập, cung cấp cho trẻ một số kiến thức toán sơ đẳng góp
phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật hiện
tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều
ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái
niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi,
khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các
số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng
trong không gian. Ví dụ: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật
này lăn được nhưng vật kia lại không lăn được. Hình dạng, kích thước
và chất liệu của chúng khác nhau nhươ thế nào? Hoặc trẻ muốn biết
từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sách các nhóm với


nhau. Trẻ muốn biết từng nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm
kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho 2 nhóm được bằng
nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nãy sinh khái niệm thêm bớt một
một cách đơn giản nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát
từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là
nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường
mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái
niệm về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học
toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn
đề là làm thế nào để dạy những khái niệm về toán học mang tính chất

trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu
giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số
khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt
do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm tổ hợp
phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước định hướng không gian
bằng các định nghĩa mà phải chính xác dựa trên tâm lý của trẻ và khái
niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp dạy cụ thể, phối hợp với
đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng
thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội một ấn
tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán
học sơ đẳng cho trẻ.
Đầu năm học 2016- 2017 qua khảo sát trên trẻ 33 cháu 5-6
tuổi ở ngay tại lớp tôi phụ trách tôi đã rút ra một số vấn đề sau:
- Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán
hào hứng và tập trung 55%.
- Số trẻ có biểu hiện thiếu tập trung phân tán chú ý không hững thú
học tập là 45%


-Có khoảng 55% các cháu yêu thích học toán như các cháu biết xác
định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được
khá tốt.
-Còn lại 35% trung bình 10% cháu yếu kém không phân biệt được
hình khối.
Từ những vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành
những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi một cách chính xác,
bến vững, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách
và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay, bản thân tôi đã đề
ra một số các hệ thống các biện pháp tổ chức thực hiện để “ Sử dụng
đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán ”

Biện pháp thứ nhất:Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện
Tôi đã sử dụng mô hình, sa bàn hoặc câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt trẻ
tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán. với bài làm quen với biểu tượng
về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ. Ví dụ: Bài số 6 ( tiết
1 ) chủ đề nghề nghiệp. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ : “ Bé làm bao nhiêu nghề ”, sau đó
tôi hỏi trẻ : Trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời Nói về bé làm bao nhiêu nghề ! Tôi đã
chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ gióng nhau là 2 nhóm: và số lượng 6 tôi
nói: Vậy chúng mình cùng nhau xếp tương ứng nghề và dụng cụ nghề để tạo nhóm mới
nào ..!. Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những
tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ
dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
Biện pháp thứ hai: Việc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng
lúc, đúng chỗ.
Xuất phát từ đặc diểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi là tư duy trực
quan hình tượng . Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa
vật thật, tranh ảnh với mô hình với nhau . Đồ dùng trực quan phải đủ,
đẹp hấp dẫn, phù hợp với tiét học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng


trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp
nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ
không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng
trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc. Các đồ dùng trực
quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phác tạp dần. Khi trẻ sử dụng
thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ còn lúng túng chưa
thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai
sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt sử dụng câu
đố để đưa trực quan ra hỏi trẻ. Để liên kết các nội dung trong một tiết
học được liêm hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt,
đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác thừa hay các câu

hỏi lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu chuyện sáng
tạo. Ví dụ: Có một bạn Sóc rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn
Sóc gặp cô, và bnạ Sóc đã nói thầm vào tai cô đấy.!Chúng mình có
muốn biết bạn Sóc đã nói gì không ? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn
được biết điều mà Sóc nói với cô giáo ) Tôi lại nói tiếp : Bạn Sóc nhờ cô
hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 20/10 là ngày gì không nào?
( Trẻ trả lời đúng ). Tôi nói tiếp: Bạn Sóc cảm ơn các bạn lớp mình đã
giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 20/10 nên đã tặng lớp mình một
món quà ( Món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước ).
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp cảu các môn học khác, vào hoạt
động làm quen với biểu tượng tóan bằng câu hỏi nhiều ngành, hợp lý
điều đó đã phát huy được tình tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi
tham gia các hoạt động. Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về khối cầ, khối
trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi? Bạn nào thích chơi khối
cầu và khối trụ? Bạn nào thích chơi khối vuong và khối chữ nhật? Trẻ
tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm. + Nhóm thích chơi khối cầu,
khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ. + Nhóm thích chơi khối
vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu tương ứng để


dán các mặt khối, điều này trẻ hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham
gia vào các hoạt động. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan
hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá
trình trẻ tham gia các hoạt đọng “ Làm quen với biểu tượng toán ”
giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác và bền vững.
Biện pháp thứ ba: Sưu tầm một số đồ chơi mới.
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng
trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán, trẻ được “ Học mà chơi
– Chơi mà học ”. Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông qua
các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ

nhàng khong căng thẳng không gò ép. Trẻ hào hứng chơi khi trong trò
chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. Ví dụ: Như trò chơi
“Chiếc túi kỳ lạ ” Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng
một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia
hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần
chơi thì mới phát huy tính sáng tạo, tính tích cực của trẻ, chính vì vậy
tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù
hợp, tùy từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá
nhân và tập thể. Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi
thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trongnhiều trò chơi học
tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp. Ví dụ: Trò chơi “ Về đúng nhà
” Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, pháp
đếm. Ví dụ: : Hình dạng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn
luyện và nhận biết chữ số. Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm
quen với biểu tượng toán, tiết học trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia
hoạt động một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên có thể không bị
mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say
trong quá trình tham gia hoạt động học tập.


Biện pháp thứ tư: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài
lớp.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng
ngày đến trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng cảnh quan môi trường xung
quanh được tôi đặc biệt quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học, phòng
học hài hòa hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào
giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài. Tùy vào
nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giỏ đồ chơi,
tranh treo tường chô hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ: Chủ điểm gia đình. + Treo tranh về gia đình ít con để trẻ đếm số

lượng người và giáo dục trẻ + Đồ dùng gia
Biện pháp thứ năm: Kết hợp với nhà trường- Hội cha mẹ học
sinh để cùng thực hiện.
Để thực hiện tốt hơn nữa giờ “ Làm quen với toán” cho trẻ , một
việc làm không thể thiếu được đó là kết hợp cùng với nhà trường, với
hội cha mẹ học sinh.
Kết hợp với nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả năm
học theo từng chủ đề cụ thể để nắm bắt được nội dung hoạt động,
mục tiêu mà trẻ cần đạt trong từng chủ đề và cuối độ tuổi.Từ đó, xây
dựng nội dung hoạt động cho trẻ cụ thể, bám sát mục tiêu.
Không những thế, tôi còn tham mưu với nhà trường cho phép thu
một số khoản thu để phục vụ cho việc tổ chức “ Làm quen với tóan”
cho trẻ tại lớp.
Xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường về việc xây dựng chuyên đề “
Làm quen với toán” tại khối 5 tuổi mà chính bản thân sẽ tham gia 1giờ
để đồng nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm.


Ngoài việc kết hợp cùng nhà trường để thực hiện đề tài, tôi còn chủ
động kết hợp với cha mẹ trẻ. Trước hết là để tuyên truyền về tầm quan
trọng của việc tổ chức “ Làm quen với toán”cho trẻ; Qua đó, tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp kinh phí mua
sắm thêm một số đồ chơi bổ xung tại lớp.
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Đề tài" Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi làm quen với toán’’" Khi tổ chức cho trẻ thực hiện:
Phát huy được vai trò của cô giáo là người sáng tạo trong việc
bố trí các đồ dùng đồ chơi phù hợp với tiết học.
Không những thế, mà còn phát huy tính sáng tạo trong công tác làm
đồ chơi để phục vụ cho các giờ học.

Đưa ra những lựa chọn nội dung hợp lý với độ tuổi trẻ và số
lượng trẻ trong lớp
Tạo ra được những tình huống mới, bất ngờ giúp trẻ tích cực
tham gia vào giờ học tóan mà không gò bó áp đặt trẻ
Tạo được sự tin tưởng với nhà trường, niềm tin với phụ huynh
Điểm mới nữa của những kinh nghiệm này là tạo ra môi trường
hoạt động một cách tích cực, trẻ chơi sáng tạo cùng với nhiều đồ chơi
hấp dẫn, phong phú.
Cô giáo được tăng thêm bề dày về kinh nghiệm, khéo léo hơn
trong việc xử lý hoặc tạo ra các tình huống để trẻ tham gia vào họat
động học của trẻ.
IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:


Với đề tài " Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi làm quen với toán"đã đưa ra những kinh nghiệm hữu hiệu để
tổ chức tốt cho trẻ hoạt động làm quen với toán:
Ngôn ngữ của trẻ được phát triển rõ rệt,tiếng mẹ đẻ của trẻ thành
thạo,đây là một yêu cầu rất quan trọng vì đó là phương tiện để trẻ
giao tiếp với mọi người xung quanh,để trẻ tư duy, để tiếp thu khoa
học ở cấp học tiếp theo.
Tham gia vào hoạt động này qua những kinh nghiệm trên tình cảm trẻ
càng được biến đổi theo chiều hướng tích cực,sắc thái tình cảm của trẻ
cũng được phong phú dần lên.
Đồ dùng đồ chơi được chuẩn bị chu đáo ở các giờ, có sự thay đổi theo
nội dung chủ đề, luôn luôn mới mẻ tạo ra sự thích thú, tò mò ,mong
muốn được chơi ở trẻ.
Cô giáo lựa chọn được những nội dung chơi phù hợp chủ đề, phù hợp
độ tuổi.Tạo ra được những tình huống mới, bất ngờ giúp trẻ tham gia
chơi một cách thoải mái mà không mang tính áp đặt cho trẻ

Bên cạnh đó còn phát huy vai trò tích cực của nhà trường, của phụ
huynh tham gia nhiệt tình cùng giáo viên trong công tác tổ chức" Học
toán"cho con em mình đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
Cùng với việc đưa ra các kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế đã
đem lại cho tôi kết quả là 95%.
Tính đến thời điểm này, kết quả mà tôi nhận được sau khi áp
dụng tất cả những kinh nghiệm trên:
- Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán hào
hứng và tập trung 80%.
- Số trẻ có biểu hiện thiếu tập trung phân tán chú ý không hững thú
học tập là 20%


- Có khoảng 75% các cháu yêu thích học toán như các cháu biết xác
định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được
khá tốt.
- Còn lại 20% trung bình 5% cháu yếu kém không phân biệt được hình
khối.
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG:
Sáng kiến" " Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi làm quen với toán” đã thực hiện thành công tại các lớp mẫu giáo 5 tuổi
ở trường mầm non Hoa Sữa thị trấn Phố Lu và có thể áp dụng tại các
lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường khác trên địa bàn ví các kinh
nghiệm đưa ra đều thiết thực và cần có khi tổ chức" Làm quen với toán"
cho trẻ .
Rất mong sự đóng góp của các đồng chí để sáng kiến của tôi hoàn
chỉnh hơn.

PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM


1.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................



×