Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Thiết kế hệ thống sản xuất nước đóng chai cho quận 6 công suất 4 m3h từ nguồn nước thủy cục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 114 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân càng được nâng cao.Do đó,
con người càng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Trong đó, nước uống là một trong những
vấn đề được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã làm giảm chất
lượng các nguồn nước khiến cho người tiêu dùng lo lắng, hoang man. Vì vậy, họ rất e ngại khi
sử dụng nước cấp từ vòi để uống, mà thay vào đó là sự chọn lựa các sản phẩm nước đóng chai.
Nước uống đóng chai không có mùi hôi chlorine như nước máy, có vẻ tinh khiết và an toàn cho
sức khỏe con người. Bên cạnh đó, chai nhãn đẹp mắt, tiện lợi, dễ mang theo cũng là những lý
do khiến cho mặt hàng nước uống đóng chai càng được người dân ưa chuộng.
Chính sự gia tăng nhu cầu sử dụng mà các cơ sở sản xuất nước đóng chai ngày một tăng
dẫn đến tình trạng khó kiểm soát. Sản phẩm thì phong phú cả về số lượng, chất lượng cũng như
giá thành. Hàng thật, hàng nhái, hàng chất lượng, hàng kém chất lượng vẫn đang song song tồn
tại trên thị trường. Chính những điều này làm cho thị trường nước uống đóng chai ngày một sôi
động.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nước sạch hiện nay trên trái đất ngày càng cạn kiệt cho nên việc sử dụng nguồn
nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh dễ bị nhiễm khuẩn cao. Vì vậy tỉ lệ nhiễm khuẩn đường ruột
của người dân tăng cao với mức báo động. Do đó, nhu cầu có được nguồn nước sạch của người
dân đang cấp bách và cần thiết. nhiều công ty, cơ sở sản xuất nuốc uống đóng chai đã ra đời,
nhưng cũng khá phức tạp, nảy sinh nhiều vấn đề xung quanh chất lượng nước đóng chai. Ngoài
những đơn vị làm ăn chân chính, quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, còn không ít cơ sở
chạy theo lợi nhuận, không tuân theo những tiêu chuẩn, quy trình sản xuất, chưa kể những cơ
sở hoạt động sản xuất không đảm bảo, sản phẩm chưa qua khâu kiểm nghiệm, hàng nhái, hàng
giả…
Hằng ngày, chúng ta vẫn bỏ tiền ra để mua các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình
vì cho rằng điều này tốt cho sức khỏe của gia đình chúng ta. Nhưng loại nước đóng chai mà




Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

chúng ta đang sử dụng liệu có thực an toàn như chúng ta vẫn tin tưởng hay không? Chính câu
hỏi này đã đặt ra sự cấp thiết của đề tài là thiết kế một phân xưởng nước uống đóng chai tiêu
chuẩn cho những phân xưởng sản xuất có quy mô nhỏ.
1.3 Nhiệm vụ của luận văn
- Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế.
- Xác định các yêu cầu và các tiêu chuẩn cho hệ thống xử lý.
- Lựa chọn công nghệ xử lý cho hệ thống.
- Tính toán thiết kế các thông số kĩ thuật của các công trình đơn vị trong hệ thống.
- Tính toán giá thành đầu tư cho hệ thống và cho 1 m3 nước đóng chai.
- Thực hiện các bản vẽ kĩ thuật cho các công trình đơn vị trong hệ thống.
- Hướng dẫn vận hành và đưa ra một số biện pháp khắc phục sự cố.
1.4 Nội dung của đề tài
Thiết kế hệ thống sản xuất nước đóng chai cho quận 6 công suất 4 m 3/h từ nguồn nước thủy
cục.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về khu vực thiết kế


Luận văn tốt nghiệp

2.1.1

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng


Điều kiện tự nhiên của quận
Quận 6 là quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, gồm 14

phường (74 khu phố, 1293 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km 2, chiếm 0,34%
tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của Thành
phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm bán buôn lớn của cả nước. Do đó
thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi
sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có
đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh
về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp.
2.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số

Dân số hiện nay của quận là 247.212 người, mật độ bình quân 346 người/ha, trong đó nữ
chiếm 53%. Về thành phần dân tộc thì đa số là người Kinh (chiếm 71,54%), kế đến là người
Hoa chiếm 27,31%, ngoài ra còn một số khác như người Chăm, Khơme, Tày, Nùng…
b) Kinh tế
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ VIII (2000 - 2005) đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm đạt trên 14%; riêng trong năm 2006 tăng 14,9% so với năm 2005. Bên cạnh đó,
Quận đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các
thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh tế tư nhân mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động ổn định.
c) Cơ sở hạ tầng
 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật:



Đường giao thông: 41.694 mét


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng



Cống thoát nước: 25.738 mét



Cấp điện: Tổng công suất 5.850 KVA



Cấp nước: 4 trạm cấp nước 10m3/giờ và mạng đường ống cung cấp nước cho các
khu vực trong khu Bình Phú.



2.1.3

Cơ sở hạ tầng xã hội:


Trường tiểu học Phù Đổng: 39 phòng học




Trường mẫu giáo Rạng Đông Quận 6



Trưởng tiểu học Trần Văn Kiểu



Trường phổ thông trung học Bình Phú



Câu lạc bộ quần vợt Bình Phú



Trung tâm thể dục thể thao phường 10, Quận 6



Chợ Hồ Trọng Quý



Chợ Bình Phú




Chợ An Dương Vương



Siêu thị Metro Bình Phú



Công viên Bình Phú



Chung cư Bình Phú 1
Tình hình sản xuất và tiêu thụ nước uống đóng chai

a) Tình hình sản xuất và tiêu thụ nước uống đóng chai ở thành phố Hồ Chí Minh
Ở các nước tiên tiến, giá các loại nước tinh khiết nạp từ nguồn nước máy chỉ bằng 1/3 giá nước
khoáng thiên nhiên (NKTN). Ở VN, tốc độ tăng trưởng của thị trường nước uống đóng chai
(NUĐC) ước tính không dưới 25% mỗi năm. Do người tiêu dùng thiếu thông tin, các nhà sản


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

xuất đang bán các loại NUĐC với giá bằng với NKTN trong khi chi phí sản xuất thấp hơn rất
nhiều.
Chỉ có 4/152 cơ sở sản xuất NUĐC được kiểm tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Theo kết quả kiểm tra
152 cơ sở sản xuất NUĐC quy mô nhỏ trên địa bàn TP HCM của Trung tâm Y tế dự phòng thành

phố, chỉ có 4 cơ sở (2,5%) đảm bảo điều kiện vệ sinh. Trong số các cơ sở còn lại, 70% cơ sở rửa
bình (loại bình tái sử dụng) bằng phương pháp thủ công không đảm bảo vệ sinh, 60% có quy
trình sản xuất và thực hiện dán nhãn mác không đúng với công bố trước đó, 40% không khám
sức khỏe cho công nhân - những người trực tiếp sản xuất...
Phần lớn các cơ sở tận dụng nơi ở làm nơi sản xuất, diện tích chật hẹp. Có nơi vô chai, đóng
thùng cạnh nhà vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh... Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng cho biết rất
nhiều cơ sở sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất nước uống đóng chai nhưng chưa được sự cho
phép của Sở Tài nguyên -Môi trường, chưa có các cơ quan chức năng đánh giá nguồn nước đó có
đảm bảo hay không. Thậm chí có cơ sở lấy nguồn nước ngầm cạnh nghĩa trang, bãi rác.
Theo khảo sát của Thanh Niên, vào đầu tháng 10, trong khi giá NKTN của Công ty Vĩnh Hảo là
2.300 đồng/chai loại 500 ml, Thạch Bích: 2.300 đồng/chai, Lavie: 3.100 đồng/chai loại 500 ml...
thì giá các loại NUĐC loại 500 ml bình quân từ 2.500 đồng đến 3.300 đồng. Giá các loại NUĐC
có thương hiệu như Aquafina: 3.300 đồng/chai, Joy: 2.700 đồng/chai, Sapuwa: 2.800 đồng/chai,
Dapha: 2.800 đồng/chai... Chỉ có Tribeco bán với giá 1.900 đồng/chai.
Riêng giá các loại NUĐC bình 20l - lĩnh vực mà các cơ sở nhỏ, sản xuất kiểu gia đình hầu như
chiếm giữ thì vô cùng hỗn loạn: giá cao nhất là Evitan, Hello 12.000 đồng/bình; kế đến là Alive,
Aquaguada 10.000 đồng/bình. Những loại giá rất rẻ gồm: I Love 7.500 đồng/bình, Lave 6.000
đồng/bình. Nhãn hiệu lạ hoắc là 079 có giá bán thấp hơn, chỉ 5.500 đồng/bình 20l. Giá tối thiểu
các loại nước bình 20l của các công ty có thương hiệu cũng 24.000 đồng/bình, bằng giá với
NKTN bình 20l của Vĩnh Hảo.
Ngành kinh doanh NUĐC đang đạt đến sự siêu lợi nhuận. Một chuyên gia trong lĩnh vực này tính
toán: với các cơ sở sản xuất NUĐC nhỏ, trong khi giá bán loại nước chai 500 ml cũng tương
đương với các loại NUĐC nói trên thì chi phí sản xuất chỉ ở mức: chai PET: 300 đồng, nắp chai:
70 đồng, nhãn: 80 đồng... nếu tính cả tiền nước, nhân công thì giá thành chỉ khoảng 600


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng


đồng/chai. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế TP HCM, thành phố hiện có 276 cơ sở
NUĐC sản xuất với quy mô gia đình.
Để sản xuất NUĐC, nhà sản xuất phải có thiết bị công nghệ RO (màng lọc thẩm thấu ngược) để
lọc các khoáng chất có hại ra khỏi phân tử nước. Hệ thống này trong nước không sản xuất được
nên phải nhập về với giá rất cao (khoảng 1 tỷ đồng), vì vậy hầu hết các cơ sở nhỏ đều không có.
Thay vào đó, họ lọc bằng than hay sỏi rồi đưa qua hệ thống máy UV (loại máy dùng tia cực tím
tạo ozone khử trùng) rồi đóng chai đem bán. Còn nước? Đó chính là nước thủy cục hay nước
giếng đóng.
Nếu những nhà sản xuất các loại NKTN phải tốn thêm chi phí cho việc thăm dò, phát hiện mỏ
nước, xử lý nước, vận chuyển sản phẩm từ nguồn nước thiên nhiên đạt chuẩn đến các nơi thì các
công ty sản xuất NUĐC hầu như có thể mở cơ sở ở mọi nơi và chỉ tốn chi phí cho các khâu tiếp
thị, quảng cáo. Đặc biệt, hầu hết các công ty lớn đều hết sức o bế các đại lý với mức hoa hồng
cực cao: từ 20-40% giá bán.
Việc định ra tỷ lệ hoa hồng này cho thấy lợi nhuận của các công ty kinh doanh NUĐC lớn như thế nào và
tạo ra sự bất công trong phân phối sản phẩm so với các sản phẩm đồng dạng khác trên thị trường. Giảm
giá bán NUĐC là đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng hiện nay, đòi hỏi này cũng là cơ sở để các loại
NKTN giảm giá theo vì cắt giảm được những chi phí cạnh tranh không cần thiết.

b) Tình hình sản xuất nước uống đóng chai ở quận 6
Một đoàn thanh tra khác của Sở Y tế đã kiểm tra đột xuất hai cơ sở sản xuất nước đóng chai tại
quận 6. Mỗi bình nước 21 lít chỉ có giá 5.000 đồng với các công nghệ "Mỹ - Drinking Water USA
Technology".
Theo giới thiệu, cả hai cơ sở đều sử dụng công nghệ sản xuất cơ bản như sau: nước "thô" được
lọc qua hệ thống lọc trao đổi ion, tinh chế bằng màng thẩm thấu ngược - RO, rồi khử trùng bằng
tia cực tím và Ozone.
Trước đó, vào tháng 3/2008, doanh nghiệp tư nhân Thành Tín (Bình Phú - phường 10, quận 6)
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và các giấy kiểm nghiệm nước
giếng và nước thành phẩm đạt yêu cầu. Nhưng thực tế, khi kiểm tra cơ sở với sản phẩm Uitasan
21 lít, thanh tra ghi nhận, nước đóng chai được "tinh lọc" từ những bồn inox ố vàng vì phèn. Việc



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

súc rửa vỏ bình được thực hiện trực tiếp dưới đất, không có kệ cao theo quy định. Tường nhà ẩm
ướt, ố mốc. Nước đóng chai hoàn chỉnh không có khu vực để riêng biệt.
Hơn thế nữa, nước rửa bình được cơ sở này mua ở chợ "hóa chất" Kim Biên, không nhãn mác.
Vật dụng để bừa bãi, trong phòng lọc và chiết rót, đoàn thanh tra tìm thấy những chai xà phòng
tẩy rửa.
Còn tại thời điểm kiểm tra doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn (Bình Phú - phường 10, quận 6)
với sản phẩm “Nước uống đóng chai Dolphin”, đoàn ghi nhận, hệ thống súc rửa bình sơ sài,
không có bồn ngâm bình, bình sau khi rửa để dưới đất, không có kệ cao. Khu sản xuất nằm chung
với sinh hoạt gia đình nên trong phòng đặt hệ thống lọc nước có một nhà vệ sinh đang sử dụng.
Trong khi đó, tại khu vực hệ thống lọc thanh tra còn phát hiện có nhiều chai nước mang nhãn
mác của các hãng nước khác. Bình được rửa bằng xà bông, sau đó tráng lại bằng nước sạch tức là
nước thành phẩm tại phòng chiết rót, rồi chiết rót và đóng nắp bình là xong.
Theo báo cáo kết quả thanh tra Sở Y tế TP.HCM số 20/BC-Ttra ngày 11/8/2008, trong 16 cơ sở
sản xuất nước uống đóng chai, sản xuất nước đá, đến 66,7% trong mẫu nước đóng bình xét
nghiệm vi sinh, hóa lý không đạt (bị nhiễm Coliforms, không đạt chỉ tiêu PH, Crom).
2.2 Tổng quan về công nghệ xử lý
2.2.1

Một số vấn đề về nước thủy cục

 Cặn thô: các loại cặn, gỉ sét tích tụ trong đường ống
 Độ cứng: do các kim loại nặng như Canxi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong
các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt... Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại
nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn.
 Chì: một kim loại độc hại cho sức khỏe nhưng được sử dụng rộng rãi trong ngành công

nghiệp nhựa, chế tạo ống nước. Chì đặc biệt độc hại cho trẻ nhỏ.
 Hợp chất hữu cơ (VOCs): thường thấy nhất là các hợp chất có nguồn gốc dầu mỏ (benzene,
trichloethylene và chlordane).
 Trihalomethanes (THMs): THMs là những hợp chất hữu cơ độc hại nhất hình thành trong
quá trình khử trùng bằng Clo, do Clo phản ứng với các hợp chất có sẵn trong nguồn nước.
Đây là nguồn gây ung thư.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

 Ký sinh trùng: một số vi khuẩn coliform, Crytosporidium và Giardia Lamblia có thể tồn tại
trong môi trường Clo
 Mùi hôi do Clo: để khử trùng tận cuối nguồn, các nhà máy nước có xu hướng tăng thêm
lượng Clo cần thiết, tạo mùi khó chịu và tạo hợp chất THMs.
2.2.2

Phân biệt nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

- Nước khoáng thiên nhiên (NKTN): Theo TCVN 6213: 2004, NKTN có thể phân biệt rõ
với nước uống thông thường do đặc trưng có hàm lượng một số muối khoáng nhất định, các
nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác. NKTN đóng chai được lấy trực tiếp từ nguồn
thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước khoáng ngầm được bảo vệ thích hợp để
không bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của NKTN, được đóng chai gần nguồn với
các hệ thống đường dẫn khép kín đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nghiêm ngặt.
Nghiêm cấm vận chuyển NKTN trong các vật chứa rời để đóng chai hoặc để tiến hành bất
cứ một quá trình nào khác trước khi đóng chai. Trong quá trình tiêu thụ, NKTN đóng chai
phải đảm bảo chất lượng, không gây rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng (không được có các
vi sinh vật gây bệnh).

Về bao bì đóng gói, TCVN về NKTN đóng chai cũng quy định: NKTN được đóng trong
các chai, bình chuyên dùng cho thực phẩm, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không bị rò rỉ ở bất cứ
tư thế nào, không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của NKTN trong quá trình bảo
quản và vận chuyển. Trên nhãn của sản phẩm phải được ghi rõ "Nước khoáng thiên nhiên"
kết hợp với tên gọi thương mại hoặc địa danh của nguồn nước.
Ngoài ra, tùy theo bản chất của từng loại nước khoáng mà ghi rõ NKTN có CO 2 hay
không. Trên nhãn sản phẩm phải được ghi rõ hàm lượng tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng
các thành phần đặc trưng của NKTN như: natri, canxi, kali, magiê, iôt, florua và HCO 3. Khi
sản phẩm chứa nhiều hơn 2,0 mg/l florua thì phải ghi trên nhãn là "Sản phẩm không thích hợp
cho trẻ dưới 7 tuổi".
Nước uống đóng chai (NUĐC): Theo TCVN 6096: 2004, NUĐC có thể có chứa khoáng
chất và CO2 tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là NKTN đóng chai và không được chứa
đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Tiêu chuẩn
về đóng gói của nước uống đóng chai cũng được quy định giống như NKTN đóng chai, nhưng


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

nhãn mác sản phẩm phải ghi rõ tên gọi là "Nước uống" kết hợp với tên gọi thương mại hoặc địa
danh của nguồn nước.
Về mặt cảm quan, khó có thể phân biệt được NKTN và nước uống bình thường, vì cả hai đều
trong vắt như nhau. NKTN có hàm lượng khoáng cao thì còn có mùi, có vị, sủi tăm để phân
biệt, nhưng với những loại NKTN có hàm lượng khoáng nhẹ - loại nước tốt nhất được các bác
sĩ khuyên dùng cho giải khát bình thường, thì nó cũng chẳng khác gì loại nước tinh khiết.
Chính vì vậy, trước khi mua, người tiêu dùng cần xem kỹ trên nhãn của sản phẩm có ghi dòng
chữ "nước khoáng thiên nhiên" hay không.
2.2.3


Một số thiết bị dùng trong xử lý nước uống đóng chai

a) Bồn lọc cát áp lực

Hình 2.1: Cấu tạo bể lọc áp lực


Nhiệm vụ: loại các hạt cặn bẩn lơ lửng có trong nước.



Ưu điểm:

- Gọn, có thể chế tạo tại công xưởng, lắp ráp nhanh, tiết kiệm đất xây dựng, thích hợp cho
những nơi chật hẹp.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

- Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân không trong lớp lọc.
- Có thể tăng chiều dày lớp lọc để tăng vận tốc lọc.


Khuyết điểm:

- Hiệu quả kém khi xử lý nước đã qua keo tụ tạo bông (do phải dùng bơm, bơm nước vào bể
lọc áp lực, dẫn đến cánh bơm làm phá vỡ bông cặn).
- Do bể lọc kín, khi rửa không quan sát được nên không khống chế được lượng cát mất đi, bể

lọc làm việc kém hiệu quả dần.
- Không theo dõi được hiệu quả quá trình rửa lọc.
- Khi mất điện đột ngột, nếu van một chiều bị hỏng hay rò nước loặc xảy ra tình trạng rửa
ngược thì cát lọc sẽ bị đưa về bơm


Cấu tạo và vận hành:

- Vật liệu: thép hoặc composite
- Đường kính lớn nhất: 4 – 5 m
- Tổn thất áp lực lớn nhất: 6 – 8 m
- Rửa lọc có thể dùng nước thuần túy hoặc gió trước, nước sau
b) Cột lọc than hoạt tính (hấp phụ)

 Nhiệm vụ: xử lý bổ sung (loại clor dư có trong nước thủy cục, bảo vệ nhựa và màng RO
không bị lão hóa, do clor là chất oxy hóa mạnh).

 Nguyên tắc hấp phụ:

Hình 2.2: Nguyên tắc hấp phụ của than hoạt tính
- Hiện tượng chuyển hóa khối lượng: chất bẩn lỏng hoặc rắn được giữ lại trên bề mặt chất rắn
(than hoạt tính).
- Một số chất nào đó có khả năng cố định trên bề mặt của chất rắn (than hoạt tính).


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

- Khả năng hấp phụ phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố sau:

 Tính chất vật lý của than hoạt tính: như kết cấu, kích thước, mật độ lỗ, diện tích tiếp xúc.
 Tính chất lý hóa của các tạp chất cần loại bỏ.
 Thời gian tiếp xúc của nước với than hoạt tính càng lâu, việc hấp thụ càng tốt.

 Than hoạt tính:
- Là loại than được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của vỏ lạc, than gáo dừa hoặc than đá.
Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ ở nhiệt độ khoảng 600 0C trong môi trường chân
không, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có tính oxy hóa (như hơi nước, CO 2 hoặc O2) ở
nhiệt độ cao 800 – 9000C. quá trình này tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp phụ và giữ các
tạp chất.
- Diện tích tiếp xúc của than hoạt tính rất lớn, khoảng 1000 – 1500 m2/g.

Hình 2.3: GAC
- Các dạng kết cấu của than hoạt tính:
 Dạng bột cám (powdered - PAC): đây là loại được chế tạo theo công nghệ cũ, nay
thường được sử dụng trong sản xuất pin, acquy.
 Dạng hạt (granulated - GAC): là những hạt than nhỏ, rẻ tiền, thích hợp cho việc khử mùi.
Tuy nhiên, nước thường có xu hướng chảy xuyên qua những khoảng trống giữa các hạt
than thay vì phải chui qua những lỗ nhỏ.
 Dạng khối đặc (extruded solid block - SB): là loại hiệu quả nhất để lọc cặn, khuẩn
coliform, chì, độc tố, khử màu và khử mùi clorine. Loại này được làm từ nguyên một thỏi
than, được ép định dạng dưới áp suất tới 800 tấn nên rất chắc
- Than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng nước nhất định. Sau khi lọc được một khối lượng
nước theo chỉ định của nhà sản xuất, than sẽ không còn khả năng hấp phụ nữa. Khi đó cần phải
tái sinh than hoặc thay lớp than mới.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng


 Các thông số kiểm soát
- Nồng độ lớn nhất của chất hấp phụ có thể chấp nhận được ở đầu ra.
- Chiều sâu của lớp than hoạt động so với toàn bộ chiều sâu.
- Thời gian hoạt động của than hoạt tính trong thiết bị xử lý.
c) Cột trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được sử dụng rộng rãi trong các quá trình xử lý nước thải cũng như
nước cấp
Trong xử lý nước cấp, phương pháp trao đổi ion thường được sử dụng để khử các muối, khử
cứng, khử khoáng, khử nitrat, khử màu, khử kim loại và các ion kim loại nặng và các ion kim
loại khác có trong nước.
Trong xử lý nước thải, phương pháp trao đổi ion được sử dụng để loại ra khỏi nước các kim
loại (kẽm, đồng, crom, nikel, chì, thuỷ ngân, cadimi, vanadi, mangan,…),các hợp chất của asen,
photpho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị với
độ làm sạch nước cao
Nhược điểm chính của phương pháp này là chi phí đầu tư và vận hành khá cao nên ít được sử
dụng cho các công trình lớn và thường sử dụng cho các trường hợp đòi hỏi chất lượng xử lý
cao.
Ưu điểm của phương pháp là rất triệt để và xử lý có chọn lựa đối tượng.


Nhựa trao đổi ion

Nhựa trao đổi ion còn gọi là ionit ,các ionit có khả năng hấp thu các ion dương gọi là cationit,
ngược lại các ionit có khả năng hấp thu các ion âm gọi là anionit. Còn các ionit vừa có khả năng
hấp thu cation ,vừa có khả năng hấp thu anion thì được gọi là ionit lưỡng tính .
Về cấu tạo : trong cấu tạo của chất trao đổi ion, có thể phân ra hai phần .Một phần gọi là gốc
của chất trao đổi ion, một phần khác gọi là nhóm ion có thể trao đổi (nhóm hoạt tính ). Chúng hoá
hợp trên cốt cao phân tử.
Dùng phương pháp tổng hợp hoá học ,người ta chế tạo được chất trao đổi ion hữu cơ gọi là nhựa

trao đổi ion (resin) .Resin được tạo ra bởi sự trùng ngưng từ styren vàdivinylbenzen(DVB). Phân
tử styren tạo nên cấu trúc cơ bản của Resin. DVB là những cầu nối giữa các polime có tính không
hoà tan và giai bền. Cầu nối trong Resin là cầu nối 3 chiều. Trong Resin có cấu trúc rỗng .


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Phân loại : có 4 loại Resin
- Resin Cation acid mạnh
- Resin Cation acid yếu
- Resin Anion bazơ mạnh
- Resin Anion bazơ yếu
 Tính chất vật lý:
o Màu sắc : vàng, nâu, đen, thẫm. Trong quá trình sử dụng nhựa , màu sắc của nhựa mất hiệu lực
thường thâm hơn một chút.
o Hình thái : nhựa trao đổi ion thường ở dạng tròn
o Độ nở : khi đem nhựa dạng keo ngâm vào trong nước ,thể tích của nó biến đổi lớn.
o Độ ẩm : là % khối lượng nước trên khối lượng nhựa ở dạng khô (độ ẩm khô) , hoặc ở dạng ướt
(độ ẩm ướt).
o Tính chịu nhiệt : các loại nhựa bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đều có giới hạn nhất định , vượt quá
giới hạn này nhựa bị nhiệt phân giải không sử dụng được . Nhiệt độ hoạt động tốt từ 20-50o C.
o Tính dẩn điện : chất trao đổi ion ẩm dẩn điện tốt, tính dẫn điện của nó phụ thuộc vào dạng ion.
o Kích thước hạt : Resin có dạng hình cầu d= 0,04-1,00 mm.
o Tính chịu mài mòn : trong vận hành các chất trao đổi ion cọ sát lẫn nhau và nở ngót , có khả
năng dể vỡ vụn . Đây là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính năng thực dụng của nó.
o Tính chịu oxy hoá: chất oxy hoá mạnh có thể làm cho nhựa bị lão hoá (trơ)
 Tính năng hoá học:
Dung lượng trao đổi:

Dung lượng trao đổi là biểu thị mức độ nhiều ít của lượng ion có thể trao đổi trong một loại chất
trao đổi ion. Có 2 phuơng pháp biểu thị dung lượng trao đổi .Theo thể tích đlg/m3; theo khối
lượng mgđl/g.
-Tổng dung lượng trao đổi : chỉ tiêu này biểu thị lượng gốc hoạt tính có trong chất trao đổi .
- Dung lượng trao đổi cân bằng : biểu thị dung lượng trao đổi lớn nhất của chất trao đổi ion trong
một loại dung dịch nào đó đã định ,nên không phải là hằng số
- Dung lượng trao đổi làm việc : Dung lượng trao đổi được xác định dưới điều kiện vận hành
thực tế.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Tính năng thuận nghịch của phản ứng trao đổi ion:
Phản ứng trao đổi ion là phản ứng thuận nghịch . Dựa trên tính chất này người ta dùng dung dịch
chất hoàn nguyên , thông qua chất trao đổi ion đã mất hiệu lực để khôi phục lại năng lực trao đổi
của nó .
CaR2 + 2H + ( nhựaThí dụ : 2HR + Ca2+ trao đổi)
2HR + Ca2+ (hoàn nguyên)CaR2 + 2H+
Tính acid , kiềm : tính năng của chất Cationit RH và chất Anionit ROH ,giống chất điện giải acid,
kiềm.
Tính trung hoà và thuỷ phân : tính năng trung hoà và thuỷ phân của chất trao đổi ion giống chất
điện giải thông thường .
Tính chọn lựa của chất trao đổi ion:
- Ở hàm lượng ion thấp trong dung dịch , nhiệt độ bình thường, khả năng trao đổi tăng khi hoá trị
của ion trao đổi tăng.
 Nhựa cation axit mạnh:
-




Nhóm chức: HSO 3 , H 2 PO3 , nhóm chức phenolic OH 

-

Dung dịch hoàn nguyên:
R – H: HCl hoặc H2SO4
R – Na: NaCl

Strong Acidic Cation Exchanger Structure (Styrene-Divinylbenzene Matrix)
Hình 2.4: Cấu trúc của một loại nhựa cation axit mạnh
 Nhựa cation axit yếu:


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng



2

Trao đổi với muối kiềm (HCO 3 , CO 3 ) thành axit yếu tương ứng nhưng không trao đổi

-

với muối không kiềm (NaCl, CaSO4)
-


Nhóm chức:carboxylic

-

Dung dịch hoàn nguyên: HCl hoặc H2SO4

Weakly Acidic Cation Exchanger Structure(Acrylic Divinylbenzene Matrix)
Hình 2.5: Cấu trúc của một loại nhựa cation axit yếu
 Tính lựa chọn ion theo thứ tự:
Nhựa cation axit mạnh:
2
2
2






Fe 3 > Al 3 > Ra 2  Ba  Ca  Mg  Cs  Rb  K  Na  H  Li

Nhựa cation axit yếu:
2
2



H   Fe 3 > Al 3  Ca  Mg  K  Na  Li




Vị trí:

Thường được bố trí ở phía sau bể lọc cát trong qui trình công nghệ xử lý nước cấp hoặc ở phía
đầu trong qui trình công nghệ xử lý nước tinh.


Chức năng:

Khử cứng nước cấp bởi việc loại ra khỏi nước các ion Ca 2+, Mg2+ và khử khoáng nước cấp bởi
việc loại gần hết các ion trong nước. Ngoài ra, chúng còn sử dụng để loại các ion Fe 2+, Mn2+,
nitrate, sulfate, phosphate, fluoride, arsenic, selenium, silica…


Luận văn tốt nghiệp


-

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Cơ chế:

Quá trình trao đổi ion dựa trên sự tương tác hoá học giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha
rắn. Trao đổi ion là một quá trình gồm các phản ứng hoá học đổi chỗ (phản ứng thế ) giữa các
ion trong pha lỏng và các ion trong pha rắn (là nhựa trao đổi). Sự ưu tiên hấp thu của nhựa trao
đổi dành cho các ion trong pha lỏng nhờ đó các ion trong pha lỏng dễ dàng thế chổ các ion có
trên khung mang của nhựa trao đổi. Quá trình này phụ thuộc vào từng loại nhựa trao đổi và các
loại ion khác nhau .


-

Có hai phương pháp sử dụng trao đổi ion là trao đổi ion với lớp nhựa chuyển động, vận hành
và tái sinh liên tục, và trao đổi ion với lớp nhựa trao đổi đứng yên, vận hành và tái sinh gián
đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa tĩnh là phổ biến.

-

Chọn phương pháp làm mềm nước bằng cationit phải dựa vào các yêu cầu đối với chất lượng
nước sau xử lý, thành phần muối hòa tan trong nước nguồn. Trong tất cả các trường hợp, khi
chỉ cần giảm độ cứng của nước thì phương pháp làm mềm rẻ nhất là Na – cationit:
2RNa + CaSO4 ↔ R2Ca + Na2SO4
2RNa + MgSO4 ↔ R2Mg + Na2SO4

-

Để khôi phục lại khả năng trao đổi của cationit, ta tái sinh bằng muối NaCl:
R2Ca + 2NaCl ↔ 2RNa + CaCl2
R2Mg + 2NaCl ↔ 2RNa + MgCl2

Sau khi hoàn nguyên lại tiến hành lọc nước để làm mềm tiếp tục. Quá trình làm mềm bằng Na –
cationit có thể giảm được hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước đến trị số rất bé. Độ kiềm tổng của
nước không đổi, cặn sấy khô tăng lên một chút vì đã thay thế một ion Ca 2+ hòa tan trong nước có
trọng lượng nguyên tử 40.08 bằng 2 ion Na+ trọng lượng nguyên tử : 2 22.99 45.98


Các thông số kiểm soát

-


Nồng độ lớn nhất của ion bị trao đổi có thể chấp nhận được ở đầu ra.

-

Chiều sâu của lớp nhựa hoạt động so với toàn bộ chiều sâu.

-

Thời gian hoạt động của nhựa trao đổi trong thiết bị xử lý


Các yếu tố ảnh hưởng

-

Bản chất của ion bị trao đổi

-

Bản chất của chất trao đổi ion


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

-

Giá trị pH


-

Nhiệt độ của nước

-

Nồng độ của các ion khác có trong nước

-

Mức độ tái sinh

-

Khử cứng (Ca2+, Mg2+…) cho nước ăn uống, nước cấp nồi hơi (ảnh hưởng do đóng cặn) thường
sử dụng R – Na (nhựa cation axit mạnh chu trình Na). Tuy nhiên cần phải cân nhắc lượng Na
(Na > 200 mg/l ảnh hưởng sức khỏe) sinh ra có ảnh hưởng đến sức khỏe không để quyết định
có dùng trao đổi ion để khử cứng không.

-

Hàm lượng Fe > 0.3 mg/l : không nên sử dụng trao đổi ion vì trong điều kiện có O 2, Fe2+ sẽ bị
oxy hóa thành Fe3+ (kết tủa bám trên bề mặt nhựa) làm giảm khả năng trao đổi ion.

-

TDS > 1000mg/l : không nên sử dụng trao đổi ion vì hiệu quả trao đổi kém do phản ứng trao
đổi ion là phản ứng thuận nghịch và chi phí hóa chất cao (do nhựa có dung lượng trao đổi giới
hạn nên phải hoàn nguyên nhiều).


-

Nếu nước lấy từ mạng lưới nước cấp (nước thủy cục) thì trong nước có chứa một lượng clor dư
(là chất oxy hóa mạnh) sẽ oxy hóa nhựa, do đó cần khử clor dư rồi mới trao đổi ion.

-

Trường hợp nước có vi sinh vật và điều kiện dinh dưỡng, vi sinh vật sẽ bám trên bề mặt nhựa
làm giảm bề mặt tiếp xúc trao đổi, vì vậy cần khử trùng trước bằng tia UV (không được sử
dụng chlorine).
d) Thiết bị lọc màng
Lọc màng là một xu hướng công nghệ mới được phát triển và ứng dụng cuối thế kỷ XX. Lọc

màng có thể được chia ra làm bốn nhóm chính: vi lọc (microfiltration - MF), với kích thước lỗ
rỗng ~ 10-7 m; siêu lọc (ultrafiltration - UF), với kích thước lỗ rỗng ~ 10 -8 m; lọc phân tử hay lọc
nano (nanofiltration - NF), với kích thước lỗ rỗng ~ 10 -9 m; thẩm thấu ngược (reverse osmosis RO), kích thước lỗ rỗng < 10-9 m).


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Hình 2.6: Dãy kích thước hạt ứng dụng màng

Hình 2.7: So sánh kích thước lỗ của các loại màng lọc


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng


Nguyên lý lọc màng dựa trên sự phân tách các phần tử trong nước qua lớp vách ngăn (màng)
nhờ lực tác dụng. Lực tác dụng có thể là chênh lệch áp suất (P), hiệu điện thế (E), nồng độ dung
dịch.
Màng lọc được chế tạo từ các vật liệu có nguồn gốc vô cơ như gốm nung chảy, các hợp chất
cacbon, silic, zicron, hoặc từ nguồn gốc hữu cơ như cao su, vải amiăng, axetat xellulo, Polyethylen, Poly-propylen. Bề dày màng từ 0,05mm - 2mm. Các lỗ nhỏ trên màng được chế tạo bằng
cách chiếu tia phóng xạ, lazer, các phản ứng hóa học... trong điều kiện nhiệt độ, áp suất thích hợp.
Để đảm bảo cường độ nước tuần hoàn trên bề mặt màng lọc, tránh hiện tượng phân cực nồng độ
gây tắc, hỏng màng lọc, đồng thời tăng tối đa diện tích bề mặt tiếp xúc với nước và giảm kích
thước thiết bị, người ta thường sản xuất các modul màng lọc và ghép chúng lại với nhau. Các
modul này có thể được sản xuất dưới dạng tấm phẳng, ống, cuộn hay sợi rỗng.



Các dạng màng RO:

 Màng xoắn:

Hình 2.8: Màng xoắn


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Chế tạo modul bằng cách: đặt tấm xốp mềm giữa 2 tấm màng phẳng, gắn kín 3 viền mép, viền
thứ 4 còn lại gắn với ống góp. Nhiều cặp như vậy xếp chồng lên nhau qua tấm đệm mềm, sau đó
cuộn lại thành ống. Nước đem đi lọc vào khe của tấm đệm với tốc độ đủ lớn, nước từ khe thấm
qua màng lọc tập trung vào tấm rỗng và thu gom về ống góp. Đường kính mỗi cuộn đến 30cm,
chiều dài đến 1.5m. Modul này gọn chắc và có tổn thất áp lực thấp hơn dạng modul dạng tấm.

 Màng sợi rỗng:
Bề lọc của sợi rỗng chính là màng lọc đường kính của sợi từ vài micro đến vài mm.Góp các
sợi lại từ vài nghìn hoặc thậm chí vài triệu sợi thành một bó. Nước lọc qua màng có thể từ trong
ra ngoài (mặt trong) hoặc từ mặt ngoài vào trong tuỳ thuộc vào cách gắn các đầu bó sợi. Cách
gắn này tạo ra bề mặt lọc rất lớn có thể là vài nghìn m2 cho 1m3 không gian.

Hình 2.9: Màng sợi rỗng
 Màng ống


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Hình 2.10: Màng ống
Màng lọc gắn vào mặt trong ống đỡ làm bằng vật liệu xốp hoặc ống khoan lỗ có đường kính
khoảng 10-40 mm sau đó xếp các ống này vào vỏ hình trụ .
 Ưu điểm: chế độ thủy động lực của dòng chảy được xác định là hoàn hảo và tốc độ lưu
thông có thể đạt tới 6m/s (khi cần một chế độ chảy rối mạnh). Kiểu này không cần thiết bị lọc bụi sơ bộ
chất lỏng và cũng rất dễ làm sạch. Chúng đặc biệt phù hợp cho việc xử lý chất lỏng có độ nhớt cao.
 Nhược điểm: là độ chặt nhỏ và giá thành cao.
 Màng dạng tấm


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Hình 2.11: Màng dạng tấm
Hình thành bằng cách gắn màng lọc vào các tấm đỡ phẳng rồi xếp chồng lên nhau với

khoảng cách từ 0.5-3mm để bảo đảm nước thấm qua màng khi chuyển động giữa các khe với tốc
độ lớn để tránh phân cực nồng độ.
 Ưu điểm: với độ xiết chặt trung bình, các module có ưu điểm là dễ tháo gỡ, cũng như thay
thế các màng và khi cần thiết có thể làm sạch toàn bộ.
 Nhược điểm: chiều dài và hình ngoằn ngoèo của máng vận chuyển làm cho tổn thất tải
tương đối lớn.



Vị trí: thường được bố trí ở phía sau trong qui trình công nghệ xử lý nước tinh dùng cho
nước uống đóng chai, chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm…



Chức năng: khử khoáng nước cấp bởi việc loại hầu hết các ion trong nước bao gồm cả
các ion hóa trị I. Ngoài ra chúng còn loại được cả các hợp chất hữu cơ tự nhiên và tổng
hợp cũng như hầu hết các vi sinh vật có trong nước mà các quá trình xử lý trước đó không
xử lý được. Nước cấp sau khi xử lý bằng RO có chất lượng rất cao, đáp ứng được các yêu
cầu khắt khe nhất trong sinh hoạt và công nghiệp.



Cơ chế:
Hình 2.12: Lọc thẩm thấu ngược


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng


Hình 2.13: Cơ chế lọc qua màng
Reverse osmosis hay còn gọi là siêu lọc là dạng lọc cho hiệu quả lọc tốt nhất từng được biết
đến. Quá trình RO này cho phép loại trừ đi các phần tử hòa tan có trong dung dịch như các loại
ion. Ứng dụng làm tinh khiết nước hoặc sản xuất các dung môi hữu cơ như ethanol, glycol; các
dung chất này có thể đi qua màng lọc trong khi các ion các chất khác bị giữ lại trên bề mặt màng.
RO sử dụng màng bán thấm, loại màng này cho phép nước đi qua và giữ lại các chất ô nhiễm có
trong nước. RO phổ biến sử dụng phương dòng chảy ngang, phương pháp này cho phép bề mặt
màng lọc luôn được làm sạch bởi dòng nước chảy ngang bề mặt, hạn chế sự tích tụ các chất ô
nhiễm. Quá trình này đòi hỏi một động lực để chuyển nước đi qua bề mặt màng, động lực này
được tạo ra bởi các loại bơm cao áp; áp suất tạo ra càng cao thì động lực càng lớn. Tuy nhiên, khi
động lực càng lớn thì màng lọc sẽ bị nén chặt dẫn đến việc giảm độ thấm qua màng. Khi nồng độ
của dòng chất đưa vào càng cao thì đòi hỏi động lực tạo ra càng lớn. RO có khả năng loại trừ các
loại vi sinh vật, khoáng chất đường, protein, thuốc nhuộm và đặc biệt là các muối vô cơ; các hợp
chất này có phân tử lượng từ 150-250 daltons và kích thước từ 1-10 A 0. Quá trình tách các chất
bởi RO được tăng thêm hiệu quả bởi điện tích của chính các phần tử, nghĩa là các ion hòa tan
mang điện tích càng lớn càng dễ bị màng giữ lại loại trừ ra khỏi dòng thấm, chẳng hạn như các
hợp chất khoáng thì dễ bị loại trừ ra khỏi dòng chảy khi dòng đi qua màng hơn so với các hợp
chất hữu cơ không mang điện.



Hiệu xuất loại bỏ tạp chất của màng RO


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

Với cấu tạo đặc biệt, màng RO (thẩm thấu ngược) loại bỏ hiệu quả hầu như tất cả những gì không
phải là nước

Nhôm
Ammonia
Arsenic
Vi khuẩn
Bicarbonate
Bromide
Cadmium
Canxi
Chloride
Chromate
Chromium
Đồng
Cyanide
Ferrocyanide
Flouride
Sắt
Chì
Magiê
Mangan
Thủy ngân
% TDS



97-98%
85-95%
94-96%
99+%
95-96%
93-96%

96-98%
96-98%
94-95%
90-98%
96-98%
97-99%
90-95%
98-99%
94-96%
98-99%
96-98%
96-98%
96-98%
96-98%
95-99%

Nickel
Nitrate
Phosphate
Polyphosphate
Potassium
Pyrogen
Radioactivity
Radium
Selenium
Silica
Silicate
Bạc
Natri
Sulphate

Sulphite
Thiếc
Virus
Insecticides
Detergents
Herbicides

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Bản chất của nước nguồn.
- Bản chất của màng RO.
- Giá trị pH.
- Nhiệt độ của nước.
- Quá trình tiền xử lý.
- Khả năng rửa màng và mức độ đóng cặn.
e) Tiệt trùng bằng ozone:



Đặc tính của ozone:

- Công thức hóa học: O3
- Là một chất khí màu xanh, có mùi hắc đặc trưng.

97-99%
93-96%
99+%
98-99%
92%
99+%

95-98%
97%
97%
85-90%
95-97%
95-97%
92-98%
99+%
96-98%
98-99%
99+%
97%
97%
97%


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng

- Tỉ trọng: 1,65 so với không khí.
- Nhiệt độ hóa lỏng: -112 độ C.
- Nhiệt độ hóa rắn: -251 độ C.

Hình 2.14: Sự phân hủy và tạo thành ozone
- Ozone hòa tan trong nước gấp 10 lần độ hòa tan của oxy.
- Là chất khí không bền vững, nhất là khi có mặt của xúc tác, ozone nhanh chóng phân rã
thành O2 + O.
- Tác dụng oxy hóa của ozone mạnh hơn oxy nhiều. Ở nhiệt độ thường nó có thể biến: sulfit
thành sulfat, amoniac thành acide nitric, carbon thành khí carbonic.




Ưu điểm của ozone so với các phương pháp khử trùng khác:

- Có khả năng tiệt trùng tuyệt đối (vi trùng, vi khuẩn, nấm mốc…), không gây ô nhiễm vì
ozone dễ dàng phân hủy thành oxy.
- Có khả năng biến các muối kim loại nặng độc hại như: Mn, Zn, Cd, Pb, Hg…thành các oxit
vô hại, không tan, có thể lắng lọc và loại bỏ chúng dễ dàng.
- Có thể thanh trùng cho cả môi trường nước và môi trường khí, có thể thấm vào mọi ngõ
ngách, khe kẽ…
- Nước được xử lý bằng ozone sẽ trở nên tinh khiết: trong, không mùi, không màu, không độc
tố, không vi sinh và giàu oxy.
- Có khả năng phá hủy các chất độc hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, có khả năng
phân hủy các nhóm chức của các chất màu, chất mùi. Vì vậy ozone có khả năng khử màu,
khử mùi rất tốt.


×