Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty tnhh kiểm toán sao việt – chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 138 trang )

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3
1.4.1. Không gian ............................................................................................3
1.4.2. Thời gian ...............................................................................................3
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................3
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................3
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................5
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................5
2.1.1. Khái quát về kiểm toán và các vấn đề có liên quan ..............................5
2.1.2. Khái quát về khoản mục doanh thu ......................................................7
2.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu ...........................................9
2.1.4. Quy trình kiểm toán doanh thu .............................................................9
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................15
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................15
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................15
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...........................................16
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT ...........17
3.3. CÁC DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ..................................................................19
3.3.1. Dịch vụ kiểm toán ...............................................................................19


3.3.2. Dịch vụ tƣ vấn.....................................................................................20
3.3.3. Dịch vụ khác .......................................................................................20

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-I-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT20
3.4.1. Đặc điểm khách hàng..........................................................................20
3.4.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2009-2011) và 6
tháng đầu năm 2012 ......................................................................................21
3.4.3. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn của công ty............................23
3.5. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI .....................25
3.5.1. Về khách hàng ....................................................................................25
3.5.2. Về dịch vụ ...........................................................................................25
3.5.3. Tuyển dụng .........................................................................................25
3.6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY SVC .................................26
3.6.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán .............................................................26
3.6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................30
3.6.3. Hoàn thành kiểm toán .........................................................................31
CHƢƠNG 4: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT VÀO THỰC TẾ
...............................................................................................................................33
4.1. ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN THÁI THANH (TTC).........................33

4.1.1. Chuẩn bị kiểm toán .............................................................................33
4.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................50
4.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán .........................................................65
4.2. ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN HOÀNG GIA (HGC)
...........................................................................................................................67
4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán .............................................................................67
4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................81
4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán .........................................................95
4.3. NHẬN XÉT CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐƢỢC THỰC HIỆN Ở HAI
CÔNG TY .........................................................................................................98
4.4. NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ SO VỚI QUY
TRÌNH MẪU CỦA CÔNG TY ........................................................................99

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- II -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

4.5. NHẬN XÉT CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU THỰC TẾ
SO VỚI CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU CỦA CÔNG TY ..............100
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ ..........................................................102
5.1. ƢU ĐIỂM ................................................................................................102
5.2. NHƢỢC ĐIỂM ........................................................................................104

5.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT ................107
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................111
6.1. KẾT LUẬN..............................................................................................111
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................112
6.2.1. Đối với công ty đƣợc kiểm toán .......................................................112
6.2.2. Đối với các cơ quan có liên quan......................................................112
6.2.3. Đối với Hội doanh nghiệp kiểm toán viên hành nghề (VACPA) .....113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................114
PHỤ LỤC...........................................................................................................114

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- III -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty kiểm toán Sao Việt 3
năm (2009 – 2011) ................................................................................................21
Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng
đầu năm 2012 ........................................................................................................22
Bảng 3: Bảng ma trận rủi ro phát hiện ..................................................................28
Bảng 4: Bảng căn cứ để xác lập mức trọng yếu ...................................................29
Bảng 5 : Bảng vốn điều lệ công ty hải sản TTC do các thành viên góp vốn........33
Bảng 6: Bảng phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TTC qua 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 ..................................37

Bảng 7: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................41
Bảng 8: Bảng phân tích biến động doanh thu .......................................................56
Bảng 9: Bảng phân tích doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 ...................................59
Bảng 10: Bảng so sánh doanh thu trên sổ cái, sổ chi tiết và kết quả hoạt động
kinh doanh .............................................................................................................61
Bảng 11: Bảng đối chiếu doanh thu từng tháng trên sổ sách và tờ khai thuế
GTGT ............................................................................................................................. 61
Bảng 12: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng .......................................................63
Bảng 13: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính theo tài khoản đối ứng .63
Bảng 14: Bảng tổng hợp kết quả sau kiểm toán ...................................................66
Bảng 15: Bảng phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
HGC qua 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 .................................71
Bảng 16: Bảng danh mục kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh ...................... 73
Bảng 17: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ .................................75
Bảng 18: Bảng phân tích biến động doanh thu .....................................................87
Bảng 19: Bảng phân tích doanh thu theo từng tháng............................................88
Bảng 20: Bảng so sánh doanh thu trên số cái, sổ chi tiết và kết quả hoạt động
kinh doanh .............................................................................................................90
Bảng 21: Bảng tổng hợp doanh thu theo tờ khai tháng ........................................91
Bảng 22: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng theo tài khoản đối ứng..................92

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- IV -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt


Bảng 23: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính theo tài khoản đối ứng .....
...............................................................................................................................92
Bảng 24: Bảng tổng hợp thu nhập khác theo tài khoản đối ứng...........................93
Bảng 25: Bảng tổng hợp các sai sót ......................................................................95
Bảng 26: Bảng tổng hợp kết quả sau kiểm toán ...................................................97

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-V-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty kiểm toán Sao Việt ..............................................18

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- VI -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCKT


Báo cáo kiểm toán

BCTC

Báo cáo tài chính

BH& CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CĐKT

Cân đối kế toán

Công ty SVC

Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt

DT

Doanh thu

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

GTGT

Giá trị gia tăng


HGC

Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hoàng Gia

HĐTC

Hoạt động tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

HTK

Hàng tồn kho

NL

Nguyên liệu

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KTV


Kiểm toán viên

PM

Mức trọng yếu tổng thể

LNKT

Lợi nhuận kế toán

SDĐK

Số dƣ đầu kì

TE

Mức trọng yếu khoản mục

TK

Tài khoản

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TTC

Công ty cổ phần hải sản Thái Thanh

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VND

Đồng Việt Nam

VT

Vật tƣ

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- VII -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hồi chuông cảnh báo từ sự sụp đổ và phá sản của hàng loạt tập đoàn lớn
tầm cỡ thế giới nhƣ: Enron, Worldcom, Vivendi, Qwest,…mà nguyên nhân đằng
sau của sự sụp đổ đó là những vụ gian lận tài chính với qui mô lớn. Những sự
kiện trên đã làm thiệt hại nền kinh tế thế giới lên đến hàng trăm tỷ USD, sự phá
sản của những công ty về sau càng có qui mô lớn hơn và thủ đoạn gian lận càng
tinh vi hơn những công ty trƣớc đó. Liệu rằng trên thực tế còn bao nhiêu vụ gian
lận tài chính tiềm ẩn nhƣng vẫn chƣa đƣợc phát hiện? Đó chính là điều quan tâm
của ngành kiểm toán hiện nay, làm thế nào để giúp kiểm toán viên khi đƣa ra ý
kiến phù hợp với báo cáo tài chính.
Một trong những gian lận mà các công ty thƣờng làm đó là thổi phồng lợi
nhuận bằng cách đã khai khống doanh thu, giảm chi phí của mình xuống, nhƣ thế
sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên mục đích để làm đẹp báo cáo tài chính. Doanh thu
tăng sẽ làm tăng lợi nhuận. Ngoài ra doanh thu là yếu tố quyết định đến sự tồn tại
hay giải thể của công ty. Tuy nhiên, doanh thu tăng mà chi phí cũng tăng theo thì
sẽ không có lợi cho doanh nghiệp. Hơn nữa làm đẹp doanh thu sẽ làm cho các
nhà đầu tƣ có cái nhìn không đúng về lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến họ có
thể đầu tƣ không mang lại hiệu quả, và nhƣ vậy thì sẽ làm cho nhà đầu tƣ bị thua
lỗ nếu không tìm hiểu thật kỹ trƣớc khi đầu tƣ, còn Nhà nƣớc thì cũng khó quản
lý và cứ tiếp tục tình trạng nhƣ vậy thì tình hình kinh tế Việt Nam sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Vì vậy, doanh thu là một trong những khoản mục trọng yếu trên
báo cáo tài chính cụ thể là báo cáo kết quả kinh doanh. Ngƣời sử dụng thông tin
tài chính quan tâm đến vì khoản mục này giúp họ có thể đƣa ra quyết định về
kinh doanh, đầu tƣ vào công ty và đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận.

Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu luôn đƣợc các bên liên
quan quan tâm đặc biệt, bởi doanh thu là một trong những khoản mục trọng yếu
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, doanh thu còn là cở sở để
xác định lãi, lỗ trong kỳ và là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-1-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

nộp thuế đối với Nhà nƣớc, doanh nghiệp có thể thổi phồng lợi nhuận để chạy
theo thành tích hoặc hạ thấp để trốn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc. Và doanh
thu đƣợc xem là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót vì vậy kiểm toán khoản
mục doanh thu thì không thể thiếu trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Từ những lý do quan trọng nhƣ trên và qua quá trình thực tập tại công ty
TNHH kiểm toán Sao Việt (gọi tắt là công ty SVC), tôi đã tham khảo tìm hiểu
nhiều hồ sơ kiểm toán và cũng đã tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh
thu của công ty SVC. Và khi thực tế tiếp xúc công việc kiểm toán thì tôi thấy quy
trình kiểm toán còn có những ƣu điểm cần phát huy và có những nhƣợc điểm cần
khắc phục. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH
kiểm toán Sao Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH
kiểm toán Sao Việt, từ đó đánh giá ƣu và nhƣợc điểm quy trình kiểm toán khoản

mục doanh thu của công ty, đồng thời đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện cho quy
trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty TNHH kiểm toán Sao Việt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty kiểm toán
Sao Việt.
- Đánh giá ƣu và nhƣợc điểm quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của
công ty kiểm toán Sao Việt.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu của công ty kiểm toán Sao Việt.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty TNHH
kiểm toán Sao Việt đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Có đúng với chuẩn mực, hƣớng
dẫn của Bộ tài chính hay không?
- Khi tiến hành thực tế kiểm toán có những thuận lợi và khó khăn gì? Quy
trình còn có nhƣợc điểm nào cần khắc phục và ƣu điểm nào cần phát huy?

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-2-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

- Từ những vấn đề còn tồn tại công ty cần có những giải pháp nào cần thực
hiện đề hoàn thiện quy trình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại

Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài từ 27/08/2012 đến 05/11/2012.
Số liệu thực hiện kiểm toán tại Công ty cổ phần hải sản Thái Thanh (TTC)
và Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hoàng Gia (HGC) cho kì kế toán giữa
niên độ bắt đầu từ ngày 01/01/2012 kết thúc vào ngày 30/06/2012.
Số liệu đƣợc thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,
năm 2010, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 của công ty TNHH kiểm toán Sao
Việt – chi nhánh Cần Thơ.
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Do thời gian thực tập tại công ty là có hạn nên đề tài chỉ tập trung đi sâu
vào phân tích quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu.
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua một số luận văn
của khóa trƣớc:
(1) Lâm Trƣờng Thọ (2009). “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu tại công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK”, Đại Học Cần
Thơ. Đề tài nêu rõ những nội dung và đặc điểm của khoản mục doanh thu cách
ghi nhận và xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu
và những mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu cũng đƣợc trình bày rõ ràng,
ngắn gọn và đầy đủ.
Về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng và kiểm toán báo
cáo tài chính nói chung thì đề tài cũng đã trình bày đầy đủ các bƣớc khi tiến hành
cuộc kiểm toán. Đề tài cũng đã vận dụng chƣơng trình kiểm toán đƣợc thiết kế
sẵn ở công ty để tiến hành kiểm toán tại một công ty cụ thể làm ví dụ minh họa
để làm rõ hơn vấn đề. Đề tài cũng đƣa ra nhiều nhận xét cũng nhƣ đánh giá về
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-3-


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

quy trình kiểm toán doanh thu. Qua đó giúp ngƣời viết rút kết đƣợc nhiều kiến
thức bổ ích cho bài làm của mình và hiểu thêm về cách thức cũng nhƣ quy trình
kiểm toán ở công ty TDK. Về mặt hạn chế của đề tài là chƣa so sánh quy trình
kiểm toán mẫu với thực tế mà công ty đã thực hiện.
(2) Trần Thị Tú Trinh (2010). “Đánh giá quy trình kiểm toán doanh thu &
nợ phải thu tại công ty TNHH BDO Việt Nam”, Đại Học Cần Thơ. Đây là luận
văn viết về quá trình kiểm toán Doanh thu và nợ phải thu tại công ty TNHH
BDO Việt Nam. Nội dung bài tập trung tìm hiểu về quy trình kiểm toán doanh
thu và nợ phải thu của công ty, để đƣa ra những nhận định về ƣu, nhƣợc điểm
của quy trình và đồng thời đƣa ra những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện quy
trình trên. Do nghiên cứu cùng lúc hai khoản mục nên mặt hạn chế của đề tài là
chƣa đi sâu tìm hiểu kỹ, chỉ tập trung dựa trên lý thuyết nhƣng chƣa tập trung sâu
vào thực tế.
Qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trƣớc đây chỉ tập trung vào
đánh giá quy trình thông qua việc kiểm toán thực tế tại một công ty khách hàng.
Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm toán thực tế tại nhiều công ty
khách hàng và nhận xét giữa các thủ tục mà công ty khi thực tế kiểm toán áp
dụng, thêm vào đó các đề tài trƣớc chỉ so sánh quy trình kiểm toán với lý thuyết
đã học nhƣng chƣa so sánh quy trình kiểm toán với các công ty khác cùng lĩnh
vực. Vì vậy, để hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán doanh thu ngƣời viết sẽ
đi sâu tìm hiểu nhiều khách hàng cùng lúc và việc áp dụng từng thủ tục mà công
ty SVC áp dụng đối với từng loại khách hàng khác nhau, từ đó đƣa ra nhận xét để
hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu cho công ty SVC.


GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-4-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về kiểm toán và các vấn đề có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm kiểm toán
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nhƣng định nghĩa đƣợc
chấp nhận rộng rãi đó là:
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông
tin đƣợc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó
với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải đƣợc thực hiện
bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”.
2.1.1.2. Các vấn đề liên quan
- Mức trọng yếu: là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận đƣợc của thông
tin, nghĩa là nếu sai lệch vƣợt khỏi số tiền đó sẽ làm ngƣời đọc hiểu sai về thông
tin. Mức trọng yếu cần đƣợc xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính (PM)
và mức độ từng khoản mục (TE).
- Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do kiểm toán viên (KTV) và công ty kiểm
toán đƣa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính (BCTC) đã
đƣợc kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.
- Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế

toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) không ngăn ngừa hết hoặc không
phát hiện và sửa chữa kịp thời.
- Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà
trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã không phát
hiện đƣợc.
- Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ
hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-5-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

- Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, xuyên tạt sự thật với mục đích tƣ lợi.
- Sai sót là lỗi không cố ý, thƣờng đƣợc hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hoặc do
yếu kém về mặt năng lực gây nên.
- Bằng chứng kiểm toán: là những thông tin, tài liệu đƣợc kiểm toán viên
thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho ý kiến, nhận xét của mình
trên báo cáo kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán: là văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để trình
bày ý kiến của mình về sự phù hợp giữa thông tin đƣợc kiểm tra và chuẩn mực
đã đƣợc thiết lập. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm rất quan trọng của cuộc kiểm
toán và có vai trò rất quan trọng với ngƣời sử dụng.
- Thử nghiệm kiểm soát: là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng

kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Thử nghiệm cơ bản: là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những
sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Thử nghiệm cơ bản bao gồm hai loại
thử nghiệm là: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.
- Thủ tục phân tích: là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ
lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trƣờng hợp bất thƣờng. Thủ tục phân tích
bao gồm:
+ So sánh thông tin tài chính giữa các kì, các niên độ, hoặc so sánh thông
tin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành tƣơng tự.
+ Nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính,
giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
+ Tính toán tỷ số lãi gộp, các giá trị chênh lệch tuyệt đối, tƣơng đối.
- Thử nghiệm chi tiết: là việc kiểm tra các nghiệp vụ hay các số dƣ, gồm có:
+ Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh
để xem xét về mức độ trung thực của các khoản mục. Loại kiểm tra này đƣợc sử
dụng khi số phát sinh của tài khoản ít, các tài khoản không có số dƣ hay trong
trƣờng hợp bất thƣờng.
+ Kiểm tra số dƣ: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dƣ
các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này đƣợc thực hiện nhƣ
sau: đầu tiên kiểm toán viên phân chia số dƣ ra thành từng bộ phận, hay theo
từng đối tƣợng, sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng phƣơng pháp thích hợp.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-6-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt


2.1.2. Khái quát về khoản mục doanh thu
2.1.2.1. Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ
kế toán, phát sinh từ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng
giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc.
 Doanh thu gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): Là giá trị hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp đã bán ra hay cung cấp trong kỳ. Doanh thu phát sinh
từ giao dịch, sự kiện đƣợc xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên
mua hoặc bên sử dụng.
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): doanh thu từ tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức lợi nhuận đƣợc chia, chênh lệch lãi do bán ngọa tệ, khoản chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ…
- Thu nhập khác (TK 711): theo chuẩn mực kế toán số 14 ban hành và công
bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ
trƣởng Bộ Tài chính. Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các
khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên, ngoài các hoạt động tạo
ra doanh thu. Khoản mục doanh thu không có số dƣ cuối kì.

 Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thƣơng mại (TK 521) là khoản doanh nghiệp bán giảm giá
niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. Tài khoản này không có
số dƣ cuối kỳ.
- Hàng bán bị trả lại (TK 531) là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là
tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân sau: vi
phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất và kém phẩm chất, không
đúng chủng loại, quy cách… Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả
lại cần ghi giảm tƣơng ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Tài khoản này không
có số dƣ cuối kỳ.

- Giảm giá hàng bán (TK 532) là khoản trừ do ngƣời mua toàn bộ hay một
phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hay lạc hậu thị hiếu. Tài khoản này
không có số dƣ cuối kỳ.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-7-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

2.1.2.2. Đặc điểm
Doanh thu là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để
ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, khoản mục này là đối tƣợng của nhiều rủi
ro dẫn đến sai lệch trọng yếu vì những lí do:
- Tại Việt Nam doanh thu có quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu
ra nên cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế để né tránh thuế. Tài khoản này
không có số dƣ cuối kỳ.
- Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận. Những sai lệch trong doanh
thu thƣờng dẫn đến lợi nhuận không trung thực và hợp lí.
- Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc thành tích
kinh doanh nên có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế.

 Thời điểm xác nhận doanh thu:
- Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là thời điểm công ty
đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch
vụ cho ngƣời mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng.
- Đối với hoạt động tài chính thời điểm xác định doanh thu theo quy định

sau:
+ Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả
chậm, trả góp, tiền bản quyền,... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay,
cho thuê, bán hàng hoặc kỳ nhận lãi.
+ Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.
+ Lãi chuyển nhƣợng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh
trong kỳ của hoạt động xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ đã hoàn thành.
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Doanh thu này không gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của đơn vị mà
chỉ phát sinh trong một số tình huống nhất định. Do đó, luôn tồn tại khả năng
việc ghi chép các khoản Doanh thu này không phù hợp với yêu cầu của chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, hoặc chúng bị phân loại sai.
- Thu nhập khác: quy định bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra

không thƣờng xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh
nghiệp, gồm:
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-8-

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhƣợng bán TSCĐ.
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.
+ Thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng.
+ Thu đƣợc các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trƣớc.
+ Thu các khoản thuế đƣợc giảm, đƣợc hoàn lại; các khoản thu khác.

+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ.
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản.
+ Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền và hiện vật.
+ Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
- Khoản thu nhập này có tính đa dạng, không thƣờng xuyên và khó dự đoán
trƣớc đƣợc. Vì vậy, nhiều đơn vị không phản ảnh các khoản thu nhập này khi
nghiệp vụ phát sinh mà chỉ ghi nhận khi thực thu tiền. Sai sót này không gây ảnh
hƣởng trọng yếu nếu số tiền nhỏ và các nghiệp vụ ít xảy ra. Tuy nhiên, nếu số
tiền lớn thì vấn đề trở nên nghiêm trọng, vì vậy KTV cần chú ý kiểm tra.
2.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu
- Phát sinh: các nghiệp vụ doanh thu đƣợc ghi nhận thì phát sinh trong thực
tế và thuộc về đơn vị.
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ doanh thu đều đƣợc ghi nhận.
- Ghi chép chính xác: doanh thu đƣợc tính toán chính xác và thống nhất
giữa sổ chi tiết và sổ cái.
- Đánh giá: doanh thu đƣợc phản ánh đúng số tiền.
- Trình bày và công bố: doanh thu đƣợc trình bày đúng và khai báo đầy đủ.
2.1.4. Quy trình kiểm toán doanh thu
2.1.4.1. Một số trƣờng hợp gian lận và sai sót có thể xảy ra khi kiểm
toán khoản mục doanh thu
a. Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo cao hơn so với thực tế
Trƣờng hợp này đƣợc biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào
doanh thu những khoản thu chƣa đủ điều kiện xác định là doanh thu nhƣ quy
định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với
doanh thu trên các chứng từ kế toán. Ví dụ nhƣ:
- Ngƣời mua đã ứng trƣớc nhƣng doanh nghiệp chƣa xuất hàng hóa hoặc
cung cấp dịch vụ cho ngƣời mua.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

-9-


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

- Ngƣời mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ
nhƣng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chƣa hoàn thành và ngƣời mua
chƣa chấp nhận thanh toán.
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản
ánh trên chứng từ kế toán.
- Hạch toán chuyển doanh thu những mặt hàng có thuế suất thuế giá trị gia
tăng cao sang những mặt hàng có thuế suất thấp.
- Hạch toán toàn bộ doanh thu nhận trƣớc vào doanh thu kỳ nhận tiền
(không sử dụng tài khoản trung gian).
b. Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn so với thực tế.
Trƣờng hợp này đƣợc biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chƣa phản ánh vào
doanh thu những khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu, nhƣ quy
định hoặc số doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với
doanh thu trên chừng từ kế toán. Ví dụ nhƣ:
- Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán
nhƣng đơn vị chƣa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào tài khoản khác.
- Số liệu tính toán và ghi sổ sai đã làm giảm doanh thu so với số liệu phản
ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh thu bán hàng thu ngoại tệ, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng tỷ giá
thực tế thấp hơn so với quy định để làm giảm doanh thu.
Doanh nghiệp sản xuất giấu doanh thu bằng cách hạch toán doanh thu nhƣ
một doanh nghiệp nhận gia công, doanh thu chỉ là phần tiền công gia công đƣợc
hƣởng chứ không phải là giá bán. Khoản chênh lệch doanh nghiệp hạch toán nhƣ

một khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc hoặc một khoản công nợ phải trả.
- Một số doanh nghiệp khi bán hàng không hạch toán vào doanh thu mà bù
trừ thẳng vào công nợ phải trả.
- Một số trƣờng hợp trong năm doanh nghiệp gặp điều kiện thuận lợi về thị
trƣờng, bán đƣợc nhiều hàng hóa, hoàn thành tốt kế hoạch ngân sách. Các doanh
nghiệp đã giành lại một phần doanh thu (thƣờng là các lô hàng cuối năm) hạch
toán vào niên độ sau. Mục đích là làm chậm lại việc nộp thuế, dự trù rủi ro cho
niên độ sau.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 10 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

2.1.4.2. Kiểm toán doanh thu
a. Thử nghiệm kiểm soát

 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Đây là bƣớc đầu tiên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung
và kiểm toán doanh thu nói riêng. Kiểm toán viên sẽ tiến hành khảo sát, phỏng
vấn, thu thập thông tin về chu trình bán hàng – thu tiền của khách hàng.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu về chu trình bán hàng và thu tiền
đòi hỏi phải tách biệt các chức năng và phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ
phận khác nhau phụ trách. Tùy theo quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp
mà cách thức tổ chức cụ thể có thể khác nhau. Thƣờng trong những doanh nghiệp
có quy mô tƣơng đối lớn, chu trình bán hàng thƣờng đƣợc phân chia thành những
chức năng sau đây:

1. Lập lệnh bán hàng (phiếu xuất kho).
2. Xét duyệt bán chịu.
3. Xuất kho.
4. Gửi hàng đi.
5. Lập và kiểm tra hóa đơn.
6. Theo dõi thanh toán.
7. Xét duyệt hàng bán bị trả lại hay giảm giá.
Ở đơn vị nào có mức độ phân chia trách nhiệm càng cao thì các sai phạm
càng dễ bị phát hiện nhờ sự kiểm tra tƣơng đồng giữa những phần hành hay việc
đối chiếu tài liệu giữa các bộ phận với nhau. Do đó khả năng xảy ra gian lận và
sai sót sẽ đƣợc giảm thiểu.

 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện sai sót trọng yếu. Dựa trên sự hiểu biết
hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các kiểm toán
viên và công ty kiểm toán phải đƣa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối
với từng cơ sở dẫn liệu cho số dƣ tài khoản doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt
động tài chính, thu nhập khác.. Cần lƣu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp
hơn mức tối đa, kiểm toán viên phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm
kiểm soát.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 11 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt


 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
- Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng:
Xem xét các chứng từ có liên quan để kiểm tra sự phê duyệt có đúng
nguyên tắc hay không. Xem xét tổng cộng của từng lọai hàng, từng hóa đơn, so
sánh giá trên hóa đơn với bảng giá đƣợc xét duyệt tại mọi thời điểm. Thử nghiệm
này nhằm chứng minh rằng hóa đơn đƣợc tính giá chính xác và việc kiểm tra
chúng trƣớc khi gửi đi đƣợc thực hiện một cách hữu hiệu.
Kiểm tra đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng (chủng loại,
quy cách, số lƣợng, giá cả, ngày giao hàng, chữ ký, ngƣời xét duyệt...) nhầm thu
thập bằng chứng rằng hóa đơn đƣợc lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực
sự xảy ra.
Sau khi kiểm tra về tính chính xác, kiểm toán viên sẽ lần theo các hóa đơn
để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Trong hình thức nhật ký
chung, kiểm toán viên sẽ từ hóa đơn để kiểm tra sổ nhật ký; sau đó, tiếp tục đối
chiếu số tổng cộng trên nhật ký với tài khoản trên sổ cái. Thử nghiệm này nhầm
thu thập bằng chứng về hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc
ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán.
Kiểm toán viên cần chú ý các thủ tục kiểm soát đối với các khoản hàng ký
gửi vì chúng có thể đƣợc ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Ngoài ra, kiểm toán
viên còn cần tìm hiểu chính sách bán hàng cho hƣởng chiết khấu của đơn vị, vì
một chính sách rõ ràng sẽ là biểu hiện của kiểm soát nội bộ vững mạnh. Kiểm
toán viên có thể xem xét sổ sách có liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính
sách này.
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền
ngay và bán chịu bằng cách lần theo số tổng cộng hàng tháng từ nhật ký thu tiền
đến tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tài khoản phải thu khách hàng.
 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá mức
rủi ro kiểm soát cho mọi cơ sở dẫn liệu liên quan đến doanh thu nghiệp vụ bán
hàng. Khi đánh giá, kiểm toán viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát

nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản, và những điểm mạnh cho phép giảm
thiểu các thử nghiệm cơ bản.
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 12 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

b. Thử nghiệm cơ bản
- Áp dụng thủ tục phân tích: Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
kiểm toán viên có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau đây:
+ So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trƣớc, hoặc với doanh thu
kế hoạch, xem xét và giải thích những biến động bất thƣờng.
+ Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và
xem xét các trƣờng hợp bất thƣờng.
+ Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so
sánh với năm trƣớc. Sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về
giá cả, số lƣợng hàng bán và giá vốn hàng bán). Phát hiện và giải thích mọi thay
đổi quan trọng.
+ So sánh doanh thu của kỳ này so với kỳ trƣớc theo từng tháng. Các biến
động bất thƣờng cần đƣợc giải thích nguyên nhân.
- Áp dụng thử nghiệm chi tiết
+ Kiểm tra sự có thực của khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
đã đƣợc ghi chép. Mục tiêu: phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch
vụ không xảy ra nhƣng lại đƣợc ghi trên nhật ký bán hàng. Kiểm toán viên có thể
đạt đƣợc điều này bằng các thủ tục sau:

 Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng đƣợc ghi chép trên nhật ký bán
hàng với các chừng từ gốc có liên quan nhƣ: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế,
lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…
 Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với
các khoản đƣợc thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng
thực sự xảy ra.
 Ngoài ra, kiểm toán viên cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có
phù hợp với các điều kiện đã đƣợc quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hay không.
+ Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng. Mục tiêu
của thủ tục này là phát hiện các nghiệp vụ bán hàng không đƣợc ghi chép trên sổ
kế toán. KTV sẽ xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép trên nhật ký

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 13 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

bán hàng. Còn việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm
kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng. Trƣờng hợp doanh nghiệp
không sử dụng vận đơn, kiểm toán viên có thể tìm kiếm các tài liệu khác nhƣ: thẻ
kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ…và dựa vào đó để xác minh.
+ Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo các nghiệp vụ đƣợc tính
giá đúng. Thông thƣờng, kiểm toán viên thƣờng kiểm tra những nội dung sau
của hóa đơn:

 Đối chiếu với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…để xác định về
chủng loại và hàng hóa tiêu thụ.
 Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng,…để xác định
đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Kiểm tra lại các khoản chiết khấu thƣơng mại,
giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.
 Kiểm tra việc tính toán và ký duyệt trên hóa đơn.
 Đối với các trƣờng hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm toán viên cần kiểm
tra việc quy đổi về tiền Việt nam.
 Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ đƣợc
ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.
 Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều niên độ, doanh
thu đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu đƣợc
ghi nhận theo tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành.
Trong những trƣờng hợp trên, kiểm toán viên bắt đầu bằng việc phỏng vấn
đơn vị về phƣơng pháp kế toán áp dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành và tính nhất quán. Sau đó, kiểm toán viên cần kiểm tra
các dữ liệu sử dụng và việc tính toán chính xác của đơn vị.
+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: thử nghiệm này nhằm tránh những
trƣờng hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép hay trình bày sai
doanh thu. KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa: doanh thu bán chịu và doanh
thu thu tiền ngay, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản doanh
thu hoạt động tài chính nhƣ các khoản lãi phát sinh do bán trả góp…
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 14 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

+ Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng. Thử nghiệm này giúp
KTV phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau, ngƣợc lại.
+ Đối với mỗi hoạt động tài chính, trƣớc hết kiểm toán viên cần kiểm tra về
thời điểm ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hay không. Xác định các loại hoạt động tài chính của đơn vị trong kỳ
có khả năng mang lại doanh thu.
+ Đối với các khoản thu có tính chất định kỳ KTV cần lập bảng kê doanh
thu từng tháng để phát hiện những khoản chƣa đƣợc ghi chép. Thủ tục này thỏa
mãn mục tiêu đầy đủ của doanh thu hoạt động tài chính.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu đƣợc thu thập tại công ty TTC và công ty HGC trong quá trình tiến
hành kiểm toán thực tế báo cáo tài chính cho kỳ kế toán giữa niên độ bắt đầu từ
ngày 01/01/2012 và kết thúc ngày 30/06/2012 cho hai công ty.
Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm 2011 đƣợc lƣu trữ tại công ty TNHH
kiểm toán Sao Việt đối với công ty TTC. Và hồ sơ kiểm toán năm 2011 của công
ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học thành phố Hồ Chí Minh để xem xét số
dƣ đầu kỳ đối với công ty HGC.
Các bảng báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh và các sổ sách kế toán có liên quan.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phƣơng pháp so sánh
- So sánh số dƣ, số phát sinh tài khoản của 6 tháng đầu năm nay với 6 tháng
đầu năm trƣớc để phát hiện sự biến động bất thƣờng.
- So sánh số dƣ, số phát sinh năm nay với sổ chi tiết, sổ cái…
2.2.2.2. Phƣơng pháp phân tích
Chủ yếu dùng phƣơng pháp phân tích tỷ lệ để đƣa ra những biến động về số
tƣơng đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dƣới dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi

biểu hiện bằng con số cụ thể). Từ đó sẽ đƣa ra những định hƣớng kiểm toán, tìm
hiểu nguyên nhân của những biến động đó.

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 15 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi
theo cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt
Nam đã hình thành và phát triển không ngừng. Để tạo hành lang pháp lý cho sự
ra đời, phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập, Chính Phủ đã ban hành Nghị
định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 về kiểm toán độc lập và
Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 105.
Theo đó, kể từ ngày Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 có
hiệu lực, doanh nghiệp kiểm toán trong nƣớc thành lập mới theo các hình thức:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tƣ nhân và doanh
nghiệp theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nƣớc kiểm
toán, công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp từ trƣớc ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu

lực đƣợc phép chuyển đổi theo một trong các hình thức doanh nghiệp quy định
nêu trên trong thời hạn 3 năm kể từ ngày 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực.
Với xu thế phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập đáp ứng với yêu cầu
của nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, Công ty
TNHH Kiểm toán Sao Việt là công ty Kiểm toán đầu tiên của khu vực phía nam
đƣợc thành lập vào tháng 6 năm 2006 theo Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày
31/10/2005 của Chính Phủ về kiểm toán độc lập và thông tƣ số 60/2006/TT-BTC
ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính.
Trong quá trình thành lập và phát triển công ty TNHH kiểm toán Sao Việt
đã có đƣợc sự cộng tác với các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học và các
chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế,
ngân hàng, luật pháp, tin học…Để thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài của công
ty, mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu
GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 16 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

xây dựng và phát triển kinh tế trong nƣớc và hội nhập vào nền kinh tế thị trƣờng
của thế giới.
Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tạo lòng tin cho đối tƣợng sử dụng
báo cáo tài chính, công ty mong muốn mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
và hy vọng luôn đƣợc sự ủng hộ và tín nhiệm ngày càng cao của đông đảo khách
hàng, tạo đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng kiểm toán và tƣ vấn tài chính
kế toán tại Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chính của công ty:
Địa chỉ: số 386/51 Lê Văn Sỹ, Phƣờng 14, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 083.5261357 – 083.5261358 Fax: 083.5261359
Email:
Công ty TNHH kiểm toán Sao Việt còn mở thêm hai chi nhánh đó là:
- Chi nhánh số 1 đặt tại số 137, Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An Phú, Quận
Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Điện thoại: (0710) 3765 999 – 252145. Fax: (0710) 3765766.
- Chi nhánh số 2 đặt tại số 127, Chu Văn An, Phƣờng 26, Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT
Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, cập nhật
kiến thức chuyên ngành thông qua các chƣơng trình huấn luyện nội bộ, chƣơng
trình cập nhật kiến thức Kiểm toán viên hàng năm của Bộ Tài Chính, các chƣơng
trình tài trợ quốc tế.
Cán bộ công nhân viên công ty kiểm toán SVC không ngừng phấn đấu về
chất lƣợng của các cuộc kiểm toán, cũng nhƣ đảm bảo các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp: độc lập, khách quan, bí mật số liệu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của khách hàng.
Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt có đủ năng lực cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lƣợng và hiệu quả cao nhất; đáp ứng
nhanh chóng, kịp thời các vấn đề quan tâm của khách hàng.
Hiện nay, hệ thống tổ chức của công ty kiểm toán Sao Việt đƣợc thể hiện
qua sơ đồ sau:

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 17 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty kiểm toán Sao Việt

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

KIÊM GIÁM ĐỐC

NGHIỆP VỤ (TRỤ

KIÊM GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH 01

SỞ CHÍNH)

CHI NHÁNH 02

PHÒNG KẾ

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG


HOẠCH -

NGHIỆP VỤ 01

NGHIỆP VỤ 02

KINH DOANH

KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN

VIÊN CHÍNH VÀ

VIÊN CHÍNH VÀ

TRỢ LÝ KTV

TRỢ LÝ KTV

TỔNG HỢP

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty kiểm toán Sao Việt
(Nguồn: Công ty kiểm toán Sao Việt)

* Nhận xét
Qua sơ đồ tổ chức của phòng nghiệp vụ cho thấy: Khi bộ phận kinh doanh
nhận đƣợc yêu cầu của khách hàng sẽ báo trực tiếp cho Giám đốc để giám đốc
xem xét và phân công đi khảo sát yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Giám đốc kiểm toán là ngƣời trực tiếp điều hành mọi hoạt động chung của
công ty, Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ quản lý phòng nghiệp vụ, mỗi khi
thực hiện hợp đồng kiểm toán thì Giám đốc hoặc Phó giám đốc sẽ chỉ định nhân
sự, đồng thời yêu cầu nhóm trƣởng nhóm kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán
và báo cáo kết quả quá trình thực hiện kiểm toán để Giám đốc hoặc Phó Giám
đốc kiểm tra lại và ký báo cáo kiểm toán.

GVHD: Đặng Thị Ánh Dƣơng

- 18 -

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


×