Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.27 KB, 45 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đã và đang trở thành hiện tượng toàn cầu.Theo báo cáo của
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), giai đoạn 2010-2015, tuổi thọ trung bình ở
các nước phát triển là 78 tuổi và ở các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến giai
đoạn năm 2045-2050, dự báo tuổi thọ trung bình sẽ tăng tới 83 tuổi ở các nước phát
triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển[19].
Có thể thấy quá trình già hóa đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.Theo tổng điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình (01/04/2012), tỷ trọng người cao tuổi -tính từ 60 tuổi trở lên- trong dân số đã
tăng nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9% vào năm 2011 và
10,2% vào năm 2012. Dự báo có thể sẽ tăng đột biến và đạt 16,8% vào năm 2029 và
22% vào năm 2050[6].Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, giữa năm 2015 và năm 2050, tỷ
lệ dân số trên 60 tuổi trên thế giới sẽ tăng gấp đôi, từ 12% đến 22%[34].
Đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc, Việt Nam đang ở trong thời điểm
dân số vàng nhưng cùng lúc đó, nước ta cũng đã bước vào giai đoạn già hóa bắt đầu
từ năm 2011.Việt Nam là một trong số những quốc giagià hóa dân sốnhanh nhất
trong khu vực, trong năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi đã lên tới 10,5% tổng dân số.
Với tỷ lệ này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước có tốc độgià hóa dân
sốnhanh nhất thế giới[13].
Mặc dù tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều nước có cùng thu
nhập nhưng chất lượng dân số còn ở mức trung bình. Chỉ số phát triển con người
của người Việt Nam năm 2015 là 0,666 xếp thứ 116 trên tổng 185 nước[31]. Theo
Tổng cục thống kê, trong tổng số người cao tuổi ở Việt Nam chỉ có 5% có tình trạng
sức khỏe tốt, còn lại hơn 80% người cao tuổi đang nằm trong tình trạng sức khỏe
trung bình hoặc kém và 15% là bệnh tật[11].Vì vậy nước ta đang phải đối mặt với
rất nhiều thách thức liên quan đến tốc độ già hóa dân số.


2



Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống đã được khá nhiều tác giả quan tâm:
Dương Huy Lương (2010) nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người cao tuổi và
thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; nghiên cứu của
Lê Đức Thịnh (2012) về chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế; tại Quảng Ngãi có nghiên cứu của Tô Kỳ Nam (2013); Lê Thị
Hoàn và cộng sự (2014) cũng đã nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam,… Để góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một
số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2015” với 2 mục tiêu sau:
1) Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao
tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm người cao tuổi và một số vấn đềliên quan
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT), ngay trong đời
sống xã hội cũng có một số danh từ như tuổi thọ, tuổi lão, ở mỗi nơi đều có những
quy định riêng.Việc phân chia già, trẻ không phản ánh chính xác quá trình sinh học,
có những người nhiều tuổi nhưng vẫn trẻ, khỏe mạnh; trái lại có người tuổi chưa
cao nhưng đã có biểu hiện của sự già.
Theo các nhà dân số học, những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt

nam, nữ được gọi là NCT.Trong lịch sử Việt Nam, tuổi 60 là hạ thọ, tuổi 70 là trung
thọ, tuổi 80 là thượng thọ, tuổi 90 là đại thọ, các cụ trên 100 tuổi gọi là quốc lão.
Năm 1970, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã thống nhất qui định rằng
những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT, trong đó người 60-74 tuổi gọi là
người có tuổi, từ 75-89 tuổi gọi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người sống rất già
(sống lâu, đại lão)[10].
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
23/11/2009, luậtNCTsố 39/2009/QH12 qui định rằng NCT là công dân Việt nam từ
đủ 60 tuổi trở lên[12].
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý, xã hội và các biến đổi sinh học ởngười cao tuổi
Con người khi già, cơ thể dần suy yếu, khả năng thích nghi với hoàn cảnh
xung quanh giảm đi. Đây là thời kỳ cần phải duy trì sự cân bằng về mặt tâm lý, đặc
biệt là trong thời đại hiện nay do sự đổi mới về quan niệm có thể gây ra những ảnh
hưởng mạnh mẽ về mặt tư tưởng, hoạt động, sinh hoạt đối với NCT.
Một số thay đổi tâm lý NCT như năng lực cảm nhận thấp, làm cho NCT có
cảm giác già nua. Mặt khác do sự thay đổi về xã hội và môi trường xung quanh làm
cho tinh thần NCT luôn ở trạng thái kích động. Sự thay đổi về địa vị xã hội làm cho
NCT cảm thấy mình là người vô dụng dẫn đến những mặc cảm, tự ti. Điều kiện
kinh tế thay đổi, bạn bè thân thích qua đời, mâu thuẫn gia đình…làm cho NCT dễ


4

sinh ra những phản ứng tâm lý không lành mạnh. Đặc biệt là lòng tự trọng của NCT
luôn tổn thương ở các mức độ khác nhau do chưa quen với môi trường sống mới,
NCT thường có suy nghĩ rằng họ là thế hệ đi trước, có nhiều kinh nghiệm và tri
thức uyên bác nên thường độc đoán, chuyên quyền,..Các hiện tượng tâm lý của
NCT chủ yếu là thuộc về tâm lý tiêu cực[10].
ỞNCT các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng
sinh lý.Trong quá trình hóa già, khả năng thích nghi với mọi biến đổi của môi

trường xung quanh ngày càng bị rối loạn, không phù hợp và không thích nghi kịp
thời.Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát
triển.NCT ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường mắc nhiều bệnh đồng thời, nhất là
bệnh mãn tính.Bệnh NCT thường kém khả năng hồi phục vì vậy chữa bệnh ở NCT
phải hết sức chú trọng công tác phục hồi chức năng.
NCT là những người được xã hội và gia đình tôn trọng, về mặt xã hội NCT
là một đối tượng đặc biệt, họ là người có công xây dựng và bảo vệ đất nước, do vậy
cần có các chính sách đãi ngộ cho họ một cách chính đáng. Tuy nhiên, NCT có
những nhu cầu riêng khác hẳn so với những người trẻ do tuổi tác, vị trí trong xã hội.
Chính vì vậy, người thân, gia đình và xã hội cần biết để có thể chăm sóc NCT một
cách tốt nhất[10].
1.1.3. Những vấn đề sức khỏe (SK) người cao tuổi
1.1.3.1. Sức khỏe thể chất
- Các giác quan: Thị giác (rối loạn điều tiết, bệnh cườm mắt và thoái hóa
điểm vàng do tuổi già), thính giác (chóng mặt do tai, nghe kém và điếc), tiêu hóa và
biến dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu máu, táo bón, tiểu đường và rối loạn
chuyển hóa mỡ).
- Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu.
- Hô hấp: Viêm phổi, tâm phế mãn, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD).
- Tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiều khó và bí tiểu, phì đại tuyến tiền
liệt.


5

- Vận động: Run, bệnh Parkinson, đau khớp, đau do nhiễm trùng, đau do chấn
thương, đau khớp thoái hóa cấu trúc, đau khớp do miễn dịch và rối loạn chuyển hóa,
liệt.
- U tân sinh ác tính: Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi, từ 55 tuổi trở lên tăng nhanh,
hay gặp là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng và

ung thư tụy tạng[10].
1.1.3.2. Sức khỏe tinh thần
- Trầm cảm: Đây là bệnh rất thường gặp ở người già, nguyên nhân cơ bản là
do quá trình lão hóa, thể tích não và năng lực trí tuệ bị giảm, khả năng thích ứng
kém cộng với biến đổi trong cuộc sống.
- Sa sút trí tuệ: là sự suy giảm trí tuệ so với thời kỳ còn trẻ biểu hiện bằng suy
giảm trí nhớ nặng dần, suy giảm nhận thức và năng lực tư duy, bệnh tiến triển vài
năm đến vài chục năm, cuối cùng mất khả năng sinh hoạt bình thường, phải sống
phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Đây là hiện tượng phổ biến ở NCT, tuổi càng
cao tỷ lệ mắc càng nhiều, lứa tuổi trên 85 có khoảng 45% người mắc bệnh. Một vài
bệnh sa sút trí tuệ điển hình như bệnh Alzheimer, bệnh Pick, bệnh sa sút trí tuệ thể
Lewy, bệnh sa sút trí tuệ mạch máu[10].
1.1.3.3. Xã hội
Những vấn đề nan giải về xã hội mà NCT gặp phải như phân biệt đối xử, vô
gia cư, cô đơn, lạm dụng người già và bạo lực chống lại người già. Để nâng cao
cuộc sống của NCT cần phải triệt để loại bỏ và đề phòng những vấn đề này.
1.1.3. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Một số mô hình chăm sóc SKNCT như:Mô hình chăm sóc SK tại nhà, NCT tự
chăm sóc, chăm sóc của các thành viên trong gia đình, chăm sóc sức khỏeNCT tại
viện dưỡng lão, chăm sóc SKNCT tại cộng đồng.
1.1.4. Vấn đề chính sách cho người cao tuổi ở Việt Nam
Vấn đề chính sách cho NCT ở Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm,
Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách cho NCT:


6

Sau khi Hội NCT Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bí thư Trung
ương đã ban hành Chỉ thị 59/CT-TW “Về chăm sóc NCT”, quy định: “Việc chăm
sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và

toàn xã hội”.
Điều 14 của Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những công dân già cả hoặc
tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ:
“Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
sức khoẻ và cứu trợ xã hội…”. Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ
có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc
ông bà, cha mẹ… ”.
Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có trách
nhiệm quan tâm chăm sóc SK người lao động cao tuổi, không được sử dụng người
lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởng SK”.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP “Về chăm sóc
NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT Việt Nam”.
Năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh NCT. Pháp
lệnh NCT đã dành chương 2: Phụng dưỡng, chăm sóc NCT (14 Điều) tập trung đề
cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng
dưỡng chăm sóc NCT trong đó chính sách chăm sóc sức khoẻ được quan tâm khá
toàn diện.
NCT từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định
tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ.
Ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6Quốc hội khóa XII đã ban hành
LuậtNCTsố: 39/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Luật gồm 6 Chương với


7

31 Điều quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể và Nhà
nước trong việc phụng dưỡng, phát huy vai trò của NCT.
Tuy nhiên, các chính sách NCT dù đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần vẫn
chưa thể đáp ứng với thực trạng và nhu cầu của NCT hiện nay. Vì vậy vẫn cần có

những chính sách toàn diện hơn trong công tác chăm sóc SKNCT[1].

1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển,
quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
Trong các tác phẩm của C.Mác, và các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như
A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill v.v… người ta thấy tư tưởng mở rộng và
đề cao các giá trị về CLCS của con người, như là mục đích giúp con người có một
cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.
Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn.
Theo Ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: An toàn thể chất cá nhân, sung túc
về kinh tế, công bằng trong khuôn khổ pháp luật, an ninh quốc gia, bảo hiểm lúc già
yếu và đau ốm, hạnh phúc tinh thần, sự tham gia vào đời sống xã hội, bình đẳng về
giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi, chất lượng đời sống văn hóa, quyền tự do công dân, chất
lượng môi trường kỹ thuật, chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô
nhiễm.Trong đó, ông đã nhấn mạnh nội dung "an toàn" và đã khẳng định CLCS
được đặc trưng bằng sự an toàn của môi trường (nhân tạo) trong môi trường tự
nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. Tuy nhiên, vai trò của môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa rõ nét[17].
Theo Nguyễn Kim Thoa, nói tới CLCS là phải nói tới sự tổng hợp của cả bốn
nhân tố: kinh tế (GDP - tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người); giáo dục
thông qua các tiêu chí về xóa nạn mù chữ và số năm học bình quân; SK con người
thông qua tuổi thọ bình quân và môi trường (bao gồm, môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường kỹ thuật).Mặt khác, khái niệm CLCS còn được mở
rộng hơn.Nó chính là "Điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch


8

vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này dễ

làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏemạnh về vật chất và
tinh thần"[17].
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa CLCS là “Sự hiểu biết của cá nhân về vị trí
xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà họ thuộc về, và
trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của
họ”[23]. CLCS là một thuật ngữ đa chiều [24], vì vậy việc phân tích các chỉ số đo
lường CLCS được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu với các tiêu chí khác
nhau. Trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khái niệm SK
nói chung (bao gồm cả sự khỏe mạnh về thể chất, tâm lý, xã hội) được xem là
những khía cạnh quan trọng nhất của CLCS, đặc biệt đối với NCT[5].
1.3. Các thang đo chất lượng cuộc sống và bộ câu hỏi SF - 36
1.3.1. Các thang đo chất lượng cuộc sống
Có rất nhiều bộ công cụ để đo lường và đánh giá CLCS như SF – 36 Health
Survey, EUROQOL EQ – 5D, WHO-8: EUROHIS Quality of Life Scale, AQOL
Instrument, WHOQOL-100 và WHOQOL-BREF[9].
Tại Việt Nam cũng đã có các bộ công cụ đo lường CLCS dành riêng cho
NCT. Năm 2010 Dương Huy Lương xây dựng bộ công cụ gồm 25 câu hỏi, tuy bộ
công cụ này cũng bao gồm 6 khía cạnh của CLCS nhưng chỉ với 25 câu hỏi thì khó
đánh giá một cách toàn diện về CLCS[7]. Đại học Y tế công cộng Hà Nội cũng đã
xây dựng một bộ công cụ đo CLCSNCT gồm có 65 câu hỏi, trong đó có 36 câu lấy
nguyên bản từ WHOQOL-100, 29 câu được xây dựng trên kết quả nghiên cứu định
tính[4].
1.3.2. Giới thiệu về bộ câu hỏi SF-36
Đây là bộ công cụ đo CLCS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đã được
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã được dịch ra 40 thứ tiếng (trong đó có
Tiếng Việt), là bảng câu hỏi gồm có 36 câu đánh giá CLCS được chia làm 8 lĩnh
vực SK: hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá SK,
cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và đánh giá tinh thần. Chia
thành hai tình trạng SK thể chất và tinh thần, cụ thể:



9

- Tình trạng SK thể chất bao gồm 5 lĩnh vực SK: hoạt động chức năng, giới hạn
chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá SK, cảm nhận sức sống.
- Tình trạng SK tinh thần bao gồm 5 lĩnh vực SK: đánh giá SK, cảm nhận sức sống,
hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và đánh giá tinh thần[16]. Cách tính điểm cụ thể
sẽ được nêu rõ trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

1.4. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Khảo sát mô tả cắt ngang với 209 người từ 60 tuổi trở lên ở quận Einme, bộ
phận Irrawaddy, Myanmar (2010) với bộ câu hỏi CLCS soạn sẵn cho kết quả: Phần
lớn NCT có CLCS cao và trung bình với tỷ lệ 80,9% và 17,2%; CLCS kém chỉ
chiếm 1,9%; có sự khác biệt CLCS ở nhóm có trình độ học vấn thấp (THCS trở
xuống) so với nhóm có trình độ học vấn cao (p<0,05); nhóm đang mắc bệnh với
nhóm hiện không mắc bệnh (p<0,001), lòng tự trọng và quan hệ gia đình cũng ảnh
hưởng đến CLCS [28].
Một nghiên cứu ở Đài Loan (2011) về ảnh hưởng của khí công đến CLCS
bằng bộ câu hỏi SF-36 cho thấy tập thể dục bằng phương pháp Waitankung có liên
quan đáng kể với CLCS, có thể là một sự lựa chọn tập thể dục cho tuổi trung niên
và người già để cải thiện CLCS nói chung[22].
Một nghiên cứu các yếu tố liên quan đến CLCS trong hoạt động người già
được thực hiện tại thành phố São Paulo và São José dos Campos (Đông Nam
Brazil) từ giữa tháng 5 năm 2005 đến tháng Tư năm 2006 trên 120 NCT bằng bộ
câu hỏi WHOQOL-BREF, cho thấy tình trạng chức năng không có ảnh hưởng đến
chất lượng của biến cuộc sống trong các mô hình phân tích hoạt động NCT. Ngược
lại, các yếu tố tâm lý và đặc điểm sự khủng hoảng, chẳng hạn như các hoạt động
tình trạng hôn nhân, thu nhập và giải trí có tác động đến CLCS[20].
Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện trên 1958 NCT sống ở 4 khu

vực thuộc bang São Paulo, đông nam Brazil từ năm 2001 đến 2002 bằng bộ câu hỏi


10

SF-36, kết quả cho thấy hoạt động thể chất, uống rượu vừa phải và không hút thuốc
lá cho một CLCS tốt hơn ở người già[26].
Một điều tra cắt ngang trên 400 người từ 65 tuổi trở lên ở Tehran, Iran bằng
bộ câu hỏi SF-36 cho kết quả: Có sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và phụ nữ,
phụ nữ lớn tuổi nghèo hơn đáng kể so với nam giới (p<0,0001). Những NCT sống
với những người khác có CLCS trên tất cả các phương diện so với những người
sống một mình (p<0,0001). Những NCT kết hôn với người bạn đời của họ có điểm
CLCS cao hơn so với những người không kết hôn (p<0.000). Hơn nữa, NCT có tình
trạng kinh tế cao trong cộng đồng có điểm CLCS cao hơn (p<0,0001).Kết quả còn
cho thấy những NCT trong nghiên cứu này đã có một tình trạng SK tâm thần tốt
hơn so với SK thể chất của họ[30].
Nghiên cứu trên 1.034 đối tượng tại Thượng Hải bằng bộ câu hỏi SF-36 cho
thấy CLCS trong dân số Thượng Hải là khá tốt so với những người trong các quần
thể khác của Trung Quốc, điểm trung bình CLCS trên 80. Các yếu tố ảnh hưởng
chính đến CLCS là khu vực địa lý, các bệnh mãn tính và tuổi tác.Tuổi càng cao
CLCS càng thấp, nữ giới có điểm CLCS thấp hơn so với nam giới trong gần như tất
cả các phân nhóm, nhưng trong một số phân nhóm phụ nữ lại có SK tâm thần tốt
hơn[33].
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Dương Huy Lương về thực trạng CLCSNCT và thử nghiệm
giải pháp can thiệp trên 870 NCT ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy:
CLCS của NCT chưa cao, điểm CLCS trung bình là 6,8/10 điểm. Đa số NCT có
CLCS trung bình (chiếm tỷ lệ 68,1%), tỷ lệ NCT có CLCS tốt chiếm 24,8%. Điểm
của sáu khía cạnh CLCS theo thứ tự tăng dần là: SK (6,2/10), tín ngưỡng (6,3/10),
môi trường (6,4/10), tâm lý(6,6/10), tài chính (7/10) và xã hội (8,1/10). Một số yếu

tố ảnh hưởng đến CLCS là SK, tuổi, giới tính, lối sống, trình độ học vấn, thu nhập,
việc làm, các yếu tố gia đình và xã hội[7].
Lê Đức Thịnh nghiên cứu trên 586 NCT tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế (2012)bằng bộ câu hỏi SF-36 cho kết quả: Điểm trung bình CLCS chung
là 62,16 16,74 điểm, tỷ lệ NCT có CLCS tốt chiếm tỷ lệ 24%, 54,8% có CLCS


11

trung bình khá và còn có tỷ lệ 18,1% và 3,1% NCT có CLCS trung bình và kém.
Đánh giá CLCS NCT theo mức độ tốt và không tốt, nghiên cứu cho thấy có 21,2%
NCT có CLCS không tốt, có liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn,
kinh tế và việc làm, tình trạng hôn nhân, tình hình SK bệnh tật, thói quen tập thể
dục, tìm hiểu các vấn đềSK và sinh hoạt tình dục[16].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Thị Hoàn và cộng sự (2014) thực hiện
trên 229 người từ 60-70 tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
bằng bộ câu hỏi WHOQOL – BREF của WHO cho thấy CLCS chung và bốn khía
cạnh CLCS đều có điểm đạt ở mức trung bình so với thang điểm của WHO (từ 0100 điểm). Trong đó, điểm trung bình về lĩnh vực xã hội là cao nhất (62,111,2
điểm), SK thể chất có điểm trung bình thấp nhất (50,1 10,1 điểm). Nghiên cứu cho
thấy các yếu tố giới, tình trạng gia đình, nguồn thu nhập, kinh tế hộ gia đình và tình
trạng SK của NCT có sự liên quan với CLCS[3].
Nghiên cứu khác của Tô Kỳ Nam (2013) trên 559 NCT ở 10 xã, phường
thuộc thành phố Quảng Ngãi bằng bộ câu hỏi đo lường CLCS ở Việt Nam do
trường Đại học Y tế Công cộng xây dựng cho thấy CLCS của NCT ở thành phố
Quảng Ngãi không cao, điểm trung bình CLCS ở các khía cạnh và điểm trung bình
chung đều ở mức trung bình khá, điểm cao nhất là khía cạnh môi trường và thấp
nhất là khía cạnh kinh tế và SK, thể chất. Điểm trung bình chung là 3,36 điểm. Số
NCT có điểm CLCS ở mức trung bình khá chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,7%. Các yếu
tố liên quan đến CLCS được tìm thấy là tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,
số thế hệ trong gia đình, kinh tế, bệnh tật, thói quen sinh hoạt và hoạt động xã

hội[9].
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hà và cộng sự về các yếu tố tinh thần – xã
hội ảnh hưởng tới CLCSNCT (2013), nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 NCT tại
phường Đồng Quốc Bình bằng bộ công cụ đo lường CLCS NCT ở Việt Nam cho
thấy: những NCT có vợ/có chồng có điểm CLCS cao hơn những người góa vợ/góa
chồng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001); Những người có tham gia
sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ có điểm trung bình CLCS cao hơn nhóm không
tham gia (p<0,05); Các yếu tố: sự quan tâm của con cháu, sự hài lòng về vai trò của


12

NCT trong các công việc gia đình, mức độ hài lòng về vai trò của NCT trong cộng
đồng cũng như sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng, hàng xóm … là
những yếu tố về tinh thần - xã hội ảnh hưởng rõ rệt đến điểm đánh giá CLCS của
NCT. Ngoài ra niềm tin vào vấn đề tâm linh (chùa chiền, tôn giáo, thờ cúng, giỗ
chạp…) cũng mang lại sự khác biệt về điểm đánh giá CLCS của NCT phường Đồng
Quốc Bình[2].
Một nghiên cứu của Trương Tấn Minh (2009) thực hiện trên 2.170 NCT ở
toàn tỉnh Khánh Hòa về một số hành vi SKNCT cho kết quả: Tỷ lệ hút thuốc lá của
NCT là trên 50% và uống rượu bia trên 40% chủ yếu ở nam giới, tỷ lệ tập thể dục
của NCT là không cao (52.6%) với hình thức chủ yếu là đi bộ, tỷ lệ NCT thường
xuyên tìm hiểu về SK còn thấp (30%), trong khi có 10% NCT tự ghi nhận không
bao giờ tự tìm hiểu về lĩnh vực SK[8].
1.5. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của xã Thủy Vân
Thuỷ Vân là một xã đồng bằng thuộc thị xã Hương Thuỷ cách trung tâm thị
xã khoảng 15km, cách thành phố Huế khoảng 2km. Phía Đông giáp xã Thuỷ Thanh,
phía Tây giáp Thành phố Huế, phía Bắc giáp xã Phú Mỹ, phía Nam giáp phường An
Đông và phường Xuân Phú.Cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng ít bị chia cắt.
Là một xã có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mất cân đối giữa các vùng.

Nhưng y tế được chính quyền địa phương quan tâm và có sự phối hợp khá tốt giữa
các ban ngành trong xã. Xã có 4 thôn: Thôn Dạ Lê, thôn Vân Dương, thôn Xuân
Hoà, thôn Công Lương. Dân số có 1514 hộ, 6262 nhân khẩu trong đó nam 3033
chiếm 48.4%, nữ 3249 chiếm 51.6%.
Trạm Y tế xã đã được xây mới năm 2008 và đưa vào sử dụng năm 2009,
được tầng hoá kiên cố khang trang, đầy đủ các phòng, có vườn thuốc nam theo tiêu
chuẩn của bộ Y Tế. Trạm đạt chuẩn quốc gia từ năm 2006 và đạt 10 tiêu chí về y tế
năm 2013. Về biên chế: 7 cán bộ: 1 bác sỹ đa khoa, 1 y sỹ đa khoa, 1 nữ hộ sinh
trung học, 1 dược sỹ trung học, 1 y sỹ y học cổ truyền, 1 điều dưỡng trung học và 1
chuyên trách dân số. Đồng thời 4 thôn có 4 y tế thôn và 10 cộng tác viên dân số, 8
cộng tác viên dinh dưỡng.


13

Trong những năm qua hoạt động chuyên môn của trạm luôn được nâng cao,
nhận thức về công tác khám chữa bệnh bằng YHCT được tiến bộ rõ rệt.Trạm Y tế
đã triển khai tốt các chương trình y tế Quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng
cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 100%.Công tác phòng chống dịch và các chương trình y tế
Quốc gia đạt kết quả tốt.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn chọn mẫu: NCT (từ 60 tuổi trở lên) có hộ khẩu thường trú tại xã
Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tại thời điểm nghiên cứu và

đồng ý tham gia phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, đến
nhà 3 lần không gặp, có bệnh về tâm thần hoặc các bệnh sa sút trí tuệ, mất trí nhớ
không thể tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nghiên cứu.
Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với mức ý nghĩa thống kê α. Ở đây ta chọn
α = 0,05 ta có Z1- α /2 = 1,96.
p = 0,212 (tỷ lệ NCT có CLCS không tốt trong nghiên cứu CLCSNCT tại thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế của Lê Đức Thịnh năm 2012 bằng bộ câu hỏi
SF-36).
d = 0,05 (độ chính xác mong ước).
Cỡ mẫu tính được là:

n=

= 257.


15

Để tránh thiếu mẫu nghiên cứu vì nhiều nguyên nhân, chúng tôi dự phòng
trên 10% cỡ mẫu tối thiểu.Thực tế cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 350 người.

2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng tỷ lệ
Các bước chọn mẫu:
Bước 1: Tiếp xúc địa bàn
Bước 2: Lập danh sách NCT 4 thôn trong địa bàn xã Thủy Vân
Bước 3: Chọn số mẫu của 1 thôn bằng phương pháp phân tầng tỷ lệ, chọn
ngẫu nhiên NCT của một thôn để nghiên cứu. Cụ thể:
Bảng 2.1. Số NCT được chọn vào mẫu nghiên cứu theokích thước
của từng thôn trong xã Thủy Vân
Thôn
Dạ Lê
Công Lương
Xuân Hòa
Vân Dương
Tổng

Số NCT
152
107
157
107
523

Mẫu
102
71
105
72
350

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu

theo bộ câu hỏi có sẵn sử dụng thang đo tự đánh giá CLCS SF-36.
2.2.4. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
- Thời gian thu thập số liệu từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015.
2.3. Các biến số và cách lượng hóa
- Thông tin chung:
+ Tuổi: Năm điều tra (2015) trừ năm sinh, trong nghiên cứu này NCT có thể
được chia thành 3 nhóm theo khuyến cáo của WHO là người có tuổi (từ 60-74),
người già (từ 75-90) và người già sống lâu (trên 90).
+ Giới: Nam và nữ
+ Dân tộc: Kinh và các dân tộc khác
+ Nghề nghiệp hiện tại: là công việc hiện tại NCT đang làm.
+ Trình độ học vấn: tính năm học cao nhất mà NCT đã học.Chia thành 3 nhóm
để đánh giá gồm: mù chữ, tiểu học và trung học cơ sở trở lên.


16

+ Tình trạng hôn nhân: là tình trạng hôn nhân hiện tại của NCT, trong nghiên
cứu chia thành 2 nhóm chính đó là có đủ vợ chồng và khác.
+ Số thế hệ trong gia đình: trong gia đình có bao nhiêu thế hệ cùng chung sống
với nhau, gồm 3 nhóm: 1 thế hệ, 2 thế hệ và ≥ 3 thế hệ.
+ Tình trạng kinh tế gia đình: trong nghiên cứu chia thành 3 nhóm, nghèo, cận
nghèo (có sổ hoặc chứng nhận của địa phương) và hộ bình thường.Thời gian nghiên
cứu là vào năm 2015 nên chúng tôi vẫn áp dụng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai
đoạn 2011 - 2015: hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo là hộ có
mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng [18].Trong
phân tích yếu tố liên quan, chia thành 2 nhóm là nghèo và không nghèo.
+ Tình trạng gia đình: sống một mình hay sống với người thân.

-

Tình hình bệnh tật: chia thành 2 nhóm là có mắc hoặc không mắc.
+ Bệnh cấp tính: quy ước bệnh cấp tính là bệnh mới mắc trong 2 tuần vừa qua
tính từ ngày điều tra, loại trừ các bệnh mới mắc nhưng thuộc nhóm bệnh mãn tính.
+ Bệnh mãn tính:Bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bệnh từ 3
tháng trở lênhoặc được bác sĩ xác nhận,bệnh không thể ngừa bằng vắc xin, không
thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất, phần lớn không do vi khuẩn, vi
rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mãn tính không lây nhiễm. Các nhóm bệnh
mãn tính gồm: bệnh hô hấp mãn tính (bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính, viêm phế quản
mạn, hen, khí phế thủng…), bệnh nội tiết (đái tháo đường, béo phì…), bệnh lý tâm
thần kinh (sa sút trí tuệ, trầm cảm…), bệnh tim mạch, bệnh tự miễn (viêm loét đại
tràng, lupus ban đỏ…), bệnh xương khớp mạn tính, hội chứng mệt mỏi mạn tính,
suy thận mạn, ung thư, viêm gan mạn.

-

Lối sống và xã hội:
+ Sự quan tâm tìm hiểu thông tin SK: có hay không tìm hiểu các thông tin SK.
+ Khám SK định kỳ: NCT có kiểm tra SK tổng quát ít nhất một lần mỗi năm,
có bao gồm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm, X Quang…
+ Sử dụng bảo hiểm: Có hay không sử dụng bảo hiểm y tế.


17

+ Vai trò trong gia đình: vai trò của NCT trong gia đình khi có những vấn đề
quan trọng cần giải quyết (tự quyết định, con cháu quyết định, góp ý…).Trong phân
tích yếu tố liên quan chia thành 2 nhóm là được quyết định và không được quyết
định.

+ Thói quen sinh hoạt: các thói quen hiện tại của NCT như tập thể dục, hút
thuốc lá, chăm sóc cây trồng vật nuôi, uống rượu bia, cà phê tính từ thời điểm cách
thời gian nghiên cứu 6 tháng. Sử dụng thang đo likert 5 mức độ để đánh giá, chia
thành các mức như sau: rất thường xuyên (hằng ngày), thường xuyên (2-3 lần/tuần),
thỉnh thoảng (1 lần/tuần), hiếm khi (< 4 lần/tháng) và không bao giờ. Cách tính
điểm và đánh giá theo thang đo likert 5 mức độ:
Bảng 2.2. Cách tính điểm theo thang đo likert 5 mức độ
Mức độ
Điểm

Rất thường
xuyên
5

Thường
xuyên
4

Thỉnh
thoảng
3

Hiếm khi
2

Không bao
giờ
1

Lấy điểm cắt là 3, NCT có điểm ≥ 3 là có, ngược lại là không có các thói quen

trên, tính điểm cho từng thói quen.
+ Quan hệ xã hội và tư tưởng bản thân: Gặp gỡ gia đình, họ hàng; nhận sự
giúp đỡ của con cái; gặp gỡ nói chuyện quan hệ tốt với hàng xóm; nhận sự giúp đỡ
của hàng xóm; tình nguyện giúp đỡ người khác; tham gia các hoạt động văn hóa
văn nghệ và các câu lạc bộ NCT tại địa phương; giữ vững độc lập; suy nghĩ theo
hướng tích cực; suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Sử dụng thang đo likert 5 mức độ để
đánh giá, chia thành các mức như sau: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh
thoảng, hiếm khi và không bao giờ. Cho điểm tương tự bảng 2.2 (từ câu 19.1 đến
19.10): lấy điểm cắt là 30, nếu tổng điểm >= 30 thì có quan hệ xã hội và tư tưởng
tốt và ngược lại là chưa tốt.
-

Thông tin về CLCS theo bộ câu hỏi SF-36
Bộ câu hỏi CLCS gồm 11 câu hỏi lớn, chứa 36 câu hỏi nhỏ, chia làm 8 lĩnh
vực (hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá SK,


18

cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý, đánh giá tâm thần) và hai
tình trạng chính (SK tinh thần và SK thể chất):
+ SK thể chất là trung bình cộng của 5 lĩnh vực: hoạt động chức năng, giới hạn
chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá SK, cảm nhận sức sống.
+ SK tinh thần là trung bình cộng của 5 lĩnh vực: đánh giá SK, cảm nhận sức
sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý, đánh giá tâm thần.
+ Tổng điểm CLCS của NCT sẽ là trung bình cộng của 8 lĩnh vực trên.
Cách tính điểm theo bộ câu hỏi SF-36
Các câu trả lời được ghi điểm từ 1 đến 100, mức điểm 100 đại diện cho CLCS
tốt nhất của NCT. Tính điểm khác nhau cho từng câu hỏi, cụ thể:
+ Các câu trả lời có 5 mức độ (từ 1-5 với CLCS tăng dần) thì điểm được tính

tăng dần từ 0, 25, 50, 75, 100. Tương ứng với các câu hỏi số 13, 14, 15, 16, 17, 18,
19, 24, 25, 28, 29, 31, 32, 33, 35.
+ Các câu trả lời có 5 mức độ (từ 1-5 với CLCS giảm dần) thì điểm được tính
giảm dần từ 100, 75, 50, 25, 0. Tương ứng với các câu hỏi số 1, 2, 20, 22, 23, 26,
27, 30, 34, 36.
+ Các câu trả lời có 3 mức độ (từ 1-3 với CLCS tăng dần) thì điểm được tính
tăng dần từ 0, 50, 100. Tương ứng với câu hỏi số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
+ Các câu trả lời có 6 mức độ (từ 1-6 với CLCS giảm dần) thì điểm được tính
giảm dần từ 100, 80, 60, 40, 20, 0. Tương ứng với các câu hỏi số 21.
Trong đó điểm của các lĩnh vực được tính như sau:
+ Hoạt động chức năng: trung bình cộng của các câu hỏi từ câu 3-12.


19

+ Giới hạn chức năng: trung bình cộng của các câu hỏi từ câu 13-16.
+ Cảm nhận đau đớn: trung bình cộng của câu hỏi 21, 22.
+ Đánh giá SK: trung bình cộng của các câu hỏi 1, 2, 33, 34, 35, 36.
+ Cảm nhận sức sống: trung bình cộng của các câu hỏi 23, 27, 29, 31.
+ Hoạt động xã hội: trung bình cộng của các câu hỏi 20, 32.
+ Giới hạn tâm lý: trung bình cộng của các câu hỏi từ 17-19.
+ Đánh giá tinh thần: trung bình cộng của các câu hỏi 24, 25, 26, 28, 30.
Cách đánh giá mức độ được qui định như sau:Quy ước điểm CLCS từ 1 đến
100, điểm CLCS được chia thành 4 mức độ:


CLCS kém: từ 0-25 điểm




CLCS trung bình: >25-50 điểm



CLCS trung bình khá: >50-75 điểm



CLCS tốt: >75 điểm
Để giúp cho việc phân tích các yếu tố liên quan, chúng tôi chia CLCS thành 2
mức độ chung đó là:



CLCS tốt: gồm CLCS trung bình khá và tốt



CLCS không tốt: gồm CLCS trung bình và kém
2.4. Phương pháp xử lý số liệu:


20

Số liệu đã thu thập được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1, xử lý bằng 2
phần mềm thống kê cơ bản là SPSS 16.0 và Excel 2010. Kiểm định mối liên quan
giữa các biến bằng phép kiểm định Chi bình phương (χ ) với độ tin cậy 95%.
2.5. Đạo đức nghiên cứu:
Điều tra CLCS NCT không gây tổn hại SK nào cho đối tượng tham gia
nghiên cứu, được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và không bắt buộc.Tất cả các

thông tin của NCT đều được giữ bí mật và trình bày dưới dạng số liệu.Kết thúc
nghiên cứu, kết quả được gửi về địa phương vớimục tiêu là để góp phần nâng cao
CLCS của NCT tại địa bàn.
2.6. Hạn chế nghiên cứu:
Việc thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi in sẵn
nên có thể có các sai sót trong quá trình thu nhập về kỹ năng phỏng vấn, quan sát
của điều tra viên và thiếu hợp tác của đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi SF-36 tuy
đã được dịch sang tiếng Việt và áp dụng tại Việt Nam nhưng vẫn có nhiều khó khăn
vì nội dung chưa hoàn toàn phù hợp và bao quát với nét văn hóa của người Việt
Nam, một số câu còn gây khó hiểu cho đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ sử
dụng phân tích đơn biến nên chưa thể loại trừ được những yếu tố nhiễu, vì thế có
thể gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.


21

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1. Đặc điểmtheo giới

Biểu đồ 3.1.Đặc điểm theo giới của người cao tuổi
Nhận xét: NCT nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 54,6%.
3.1.1.2. Đặc điểm theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp theo giới

Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp theo giới
Đặc điểm
Nhóm

tuổi
Trình độ
học vấn

Nghề
nghiệp
hiện tại

60-74
75-90
>90
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
trở lên
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Buôn bán
Công nhân
Nội trợ, ở nhà,
khác
Tổng

Nam

Nữ

Tổng

n

95
57
7
9
77

%
59,7
35,8
4,4
5,7
48,4

n
108
78
5
58
116

%
56,5
40,8
2,6
30,4
60,7

n
203
135

12
67
193

%
58
38,6
3,4
19,1
55,1

73

45,9

17

8,9

90

25,8

62
8
0
3

39
5

0
1,9

34
14
10
1

17,8
7,3
5,2
0.6

96
22
10
4

27,4
6,3
2,9
1,1

86

54,1

132

69,1


218

62,3

159

100

191

100

350

100

Nhận xét:Tuổi trung bình của NCT là 72,54 ± 9,13; tuổi cao nhất là 95, trong
đó nhóm tuổi từ 60-74 chiếm tỷ lệ cao nhất (58%). NCT có trình độ tiểu học chiếm


22

tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu (55,1%), tỷ lệ NCT mù chữ khá cao (19,1%), trong
đó tỷ lệ mù chữ ở nữ giới cao hơn nam giới với tỷ lệ lần lượt là 30,4% và 5,7%.
Nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ, ở nhà (62,3%) hoặc làm ruộng (27,4%).
3.1.1.3. Đặc điểm mô tả theotình trạng gia đình, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn
nhân theo giới

Tình trạng gia đình


Tình trạng kinh tế

Tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tình trạng gia đình, tình trạng kinh tế,
tình trạng hôn nhân theo giới
Nhận xét: 90% NCT sống với người thân trong gia đình, tỷ lệ NCT sống 1
mình ở nữ (13,1%) nhiều hơn nam giới (6,3%). Có 9,4% NCT thuộc hộ nghèo,
trong đó tỷ lệ NCT nữ thuộc hộ nghèo (12%) cao hơn nam (6,3%). Tỷ lệ NCT góa
chồng là 42,4% khá cao so với tỷ lệ NCT góa vợ là 18,9%.

3.1.2. Đánh giá chất lượng sống của người cao tuổi
Bảng 3.2. Điểm chất lượng cuộc sống theo 8 lĩnh vực sức khỏe
Điểm CLCS/lĩnh vực SK

Điểm trung bình

±SD

Hoạt động chức năng

58,24

31,47

Giới hạn chức năng

64,14


29,25


23

Cảm nhận đau đớn

70,58

25,09

Đánh giá SK

45,30

19,80

Cảm nhận sức sống

61,98

17,51

Hoạt động xã hội

73,61

24,22

Giới hạn tâm lý


73,29

25,87

Đánh giá tinh thần

69,71

16,99

Nhận xét:Điểm CLCS ở 2 lĩnh vực hoạt động xã hội (73,61) và giới hạn tâm
lý (73,29) là cao nhất, thấp nhất là điểm CLCS trong lĩnh vực đánh giá SK (45,3).
Bảng 3.3. Điểm chất lượng cuộc sốngtheo các tình trạngsức khỏe
Điểm CLCS/lĩnh vực SK

Điểm trung bình

±SD

SK thể chất

60,05

19,67

SK tinh thần

64,78


16,29

CLCS chung

64,6

18,40

Nhận xét: Điểm trung bình của tình trạng SK thể chất là 60,05 ± 19,67; SK
tinh thần là 64,78 ± 16,29 và CLCS chung là 64,6 ± 18,4.
Bảng 3.4. Phân loại chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi
theo các tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức
khỏe
SK thể chất
SK tinh thần
Chung

Kém
n
17
10
11

%
4,9
2,9
3,2

Chất lượng cuộc sống

Trung bình
Trung bình
khá
n
%
n
%
85
24,3
162
46,3
48
13,7
189
54
60
17,1
169
48,3

Tốt
n
86
103
110

%
24,5
29,4
31,4



24

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy có 31,4% NCT có CLCS tốt, NCT có
CLCS kém, trung bình và trung bình khá lần lượt là 3,2%, 17,1% và 48,3%. Đa số
NCT có CLCS trung bình khá ở 2 tình trạng SK thể chất và SK tinh thần với tỷ lệ
lần lượt là 46,3% và 54%.
Biểu đồ 3.3. Phân loại chất lượng cuộc sống tốt hay không tốt theo các tình
trạng sức khỏe
Nhận xét: Có 20,3% NCT có CLCS không tốt ở tình trạng chung, SK thể chất
và SK tinh thần lần lượt là 29,1% và 16,6%.
Bảng 3.5: Phân bố chất lượng cuộc sống theo giới
Chất lượng cuộc sống
Trung bình
Trung bình khá
Tốt
n
%
n
%
n
%
n
%
Nam
4
2,5
15
9,4

76
47,8
64
40,3
Nữ
7
3,7
45
23,5
93
48,7
46
24,1
Nhận xét:Có 40,3% NCT nam có CLCS tốt, tỷ lệ cao hơn so với NCT nữ
Giới

Kém

(24,1%). Tỷ lệ cao nhất CLCS của nam và nữ đều ở mức trung bình khá.
Bảng 3.6: Phân bố chất lượng cuộc sống theo nhóm tuổi
Nhóm
tuổi

Kém
n
1
7
3

60-74

75-90
>90

%
0,5
5,2
25

Chất lượng cuộc sống
Trung bình
Trung bình khá
n
%
n
%
19
9,4
92
45,3
37
27,4
72
53,3
4
33,3
5
41,7

Tốt
n

91
19
0

%
44,8
14,1
0

Nhận xét:CLCS tốt giảm dần theo nhóm tuổi, từ 60-74, 75-90 và >90 với tỷ
lệ lần lượt là 44,8%;14,1% và 0% (không có NCT nào >90 tuổi có CLCS tốt). Tỷ lệ
cao nhất CLCS theo các nhóm tuổi đều ở mức trung bình khá.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố dân số, xã hội đối với chất lượng cuộc sống
3.2.1.1. Giới
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa giới và chất lượng cuộc sống
Giới

Chất lượng cuộc sống

P


25

Tốt

Không tốt

n

%
n
%
Nam
140
88,1
19
11,9
<0,05
Nữ
139
72,8
52
27,2
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa giới tính và
CLCS của người cao tuổi, trong đó nam giới có CLCS tốt hơn nữ (trong đó nam:
88,1%, nữ: 72,8%)
3.2.1.2. Nhóm tuổi
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống
Tốt
Không tốt
%
n
%
90,1
20
9,9
67,4
44

32,6
41,7
7
58,3

Nhóm tuổi
60-74
75-90
>90

n
183
91
5

P
<0,05

Nhận xét: Tỷ lệ NCT có CLCS tốt giảm dần theo nhóm tuổi từ >90, 75-90,
60-74 lần lượt là 58,3%; 32,6%; 9,9%; liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở trở
lên

n
40

154
85

Chất lượng cuộc sống
Tốt
Không tốt
%
n
%
59,7
27
40,3
79,8
39
20,2
94,4

5

P

<0,05

5,6

Nhận xét: NCT có trình độ học vấn càng cao thì CLCS tốt càng cao, CLCS
tăng dần theo trình độ học vấn từ mù chữ (59,7%) lên 79,8% ở trình độ tiểu học và
trung học cơ sở trở lên là 94,4%. Liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.1.4. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và chất lượng cuộc sống

Tình trạng hôn
nhân

n

Chất lượng cuộc sống
Tốt
Không tốt
%
n
%

P


×