Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.64 KB, 21 trang )

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn đồng nghiệp thân mến !
Môn Toán là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, nó đã xuất hiện
từ rất xa xưa và đã được vận dụng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày
của con người, góp phần tạo ra những con người đủ đức, đủ tài, có trí tuệ trong mọi
lĩnh vực. Vì vậy việc dạy Toán trong nhà trường phải được đặc biệt quan tâm.
Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là
“Lấy học sinh làm trung tâm”, “Thầy thiết kế, trò thi công” với những dẫn dắt để
trò tìm ra tri thức và tự chiếm lĩnh tri thức, đòi hỏi học sinh phải nổ lực tư duy,
chính vì vậy mà việc kích thích hứng thú học toán cho học sinh, đặc biệt là học sinh
lớp 5 là hết sức cần thiết, giúp các em thêm hào hứng, tự tin trong việc học toán. Từ
đó các em sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức.
Trong khi nghiên cứu đề tài này tôi luôn nhận được sự quan tâm tạo điều
kiện của Ban giám hiệu trường Tiểu học Lý Thường Kiệt – huyện CưM’gar và bạn
bè đồng nghiệp đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài này.
Khi thực hiện đề tài này, mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc sưu tầm,
tham khảo các tài liệu có liên quan nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót. tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà quản lý giáo dục
và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được đưa vào vận dụng trong giảng dạy đạt
hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 2

V. MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................... Trang 1


I. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………. Trang 3
I.1. Lý do chọn đề tài …………………………………... Trang 3
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ……………………… Trang 4
I.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………... . Trang 4
I.4.Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ……………………. . Trang 4
I.5. Phương pháp nghiên cứu …………………………. . Trang 4
II. PHẦN NỘI DUNG ………………………….. …… Trang 5
II.1.Cơ sở lý luận ………………………………… …… Trang 5
II.2.Thực trạng …………………………………… …… Trang 6
a. Thuận lợi- khó khăn ………………………………… Trang 6
b. Thành công- hạn chế ………………………………… Trang 6
c. Mặt mạnh- mặt yếu …………………………………

Trang 7

d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động…………………… Trang 8
II.3. Các giải pháp, biện pháp …………………… ……. Trang 9
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………… Trang 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện..…………………… Trang 10
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp..…………… Trang 15
d. Mối quan hệ giữa ác giải pháp, biện pháp…………… Trang 16
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học…

………… Trang 16

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm…

…… ……. Trang 16

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ………………. . Trang 17

III.1. Kết luận ………………………….………… ……. Trang 17
III.2. Kiến nghị………………………….……… …….

Trang 19

IV. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……Trang 21

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 3

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm vị trí
rất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách học
sinh. Phát triển trí tuệ và nhân cách cho học sinh tiểu học là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc cha mẹ học
sinh và của các thầy cô giáo. Đi đôi với việc thực hiện mục tiêu dạy học Toán,
chúng ta cũng cần chú ý đến tâm lý của trẻ. Tâm lý học hiện đại đã khẳng định, trẻ
ở lứa tuổi Tiểu học (từ 6 – 11 tuổi) có hoạt động học là chủ đạo, việc chuyển từ
hoạt động vui chơi sang hoạt động học là chủ đạo ở Tiểu học làm cho các em gặp
phải những khó khăn nhất định về mặt tâm lý khi tiếp thu những kiến thức toán học
khô khan.
Hiện nay trong tiết dạy mặc dù giáo viên đã có nhiều đầu tư đổi mới phương
pháp, tổ chức nhiều hình thức dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
nhưng trong trong mỗi tiết dạy- học toán giáo viên vẫn còn thường dành nhiều thời
gian vào việc cung cấp kiến thức, lo dạy cho hết nội dung bài mà ít chú ý đến việc
tạo các hứng thú học tập toán cho học sinh. Mặc khác lượng kiến thức môn toán
lớp 5 với lượng kiến thức tương đối nhiều và khô khan, học sinh ít tập trung, từ đó

làm cho tiết học toán thường trở nên nặng nề hơn các tiết học khác. Bởi vậy làm thế
nào để dạy tốt cả các tiết toán mà không bị khô khan, nhàm chán đối với học sinh là
một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học toán ngày một đạt hiệu quả
hơn, góp thêm hành trang cho các em vào đời, cũng như mang lại niềm vui cho các
em trong việc học toán. Vì thế tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp
kích thích hứng thú học Toán cho học sinh lớp 5” Trường Tiểu học Lý Thường
Kiệt – Huyện Cư M’gar – ĐăkLăk.
Đó cũng là những lí do mà bấy lâu bản thân tôi đã có nhiều trăn trở. Đề tài
này đã giúp tôi phần nào thỏa nguyện với những băn khoăn trong suốt nhiều tháng
ngày tìm tòi học hỏi.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
I.2.1. Mục tiêu:
Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 5 nói chung
và lớp 5D nói riêng ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt – Huyện Cư M’gar –
ĐăkLăk. Đồng thời đề xuất các biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho học
sinh lớp 5, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp 5. Nhằm thực
hiện mục tiêu dạy học môn Toán nói riêng và mục tiêu giáo dục Tiểu học nói
chung.
Hy vọng sản phẩm này sẽ là tư liệu tham khảo cho các bạn là giáo viên Tiểu
học và những ai quan tâm đến việc học Toán của con em mình.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 4

I.2.2. Nhiệm vụ:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này tôi chỉ tập trung hướng tới giải
quyết các nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 5 nói chung và lớp 5D nói

riêng.
+ Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu phát hiện những nguyên nhân ảnh
hưởng đến việc dạy và học Toán của giáo viên và học sinh.
+ Đề xuất một số giải pháp, biện pháp khắc phục tồn tại và kích thích hứng
thú học toán cho học sinh lớp 5.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Một số biện pháp kích thích hứng
thú học toán cho học sinh lớp 5D” – Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
I.3. 2. Khách thể nghiên cứu.
Đề tài này tôi nghiên cứu trên 28 học sinh lớp 5D – Trường Tiểu học Lý
Thường Kiệt – huyện Cư M’gar – ĐăkLăk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu thực trạng dạy và học toán ở lớp 5, cụ thể là lớp
5D và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Những đề xuất các giải pháp áp
dụng để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn toán ở lớp 5 trường
Tiểu học Lý Thường Kiệt - huyện Cư M’gar.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
• Phương pháp trò chuyện
• Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê
• Phương pháp đọc sách và tài liệu
• Phương pháp thực nghiệm.
• Phương pháp xử lý thông tin.

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 5

II. PHẦN NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lý luận.
 Cơ sở khoa học :
Như chúng ta đã biết toán học là một bộ môn khoa học, xuất hiện từ rất xa xưa
và đã được vận dụng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày của con
người. Dạy học Toán ở trường Tiểu học là nhằm góp phần phát triển trí tuệ cho học
sinh Tiểu học. Có thể nói Toán học đóng vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện
cho các em không đơn thuần là những tính toán mà chủ yếu là năng lực tư duy.
Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhạy bén trong nhiều môn học
khác. Kích thích hứng thú học Toán cho học sinh là nhằm rèn luyện tư duy để các
em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những kiến thức Toán học khô khan. Mặc
khác tâm lý học hiện đại khẳng định trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học có hoạt động học là
chủ đạo. Việc chuyển từ hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mầm non sang hoạt động học
là chủ đạo ở Tiểu học làm cho các em gặp phải những khó khăn nhất định về mặt
tâm lý khi tiếp thu các kiến thức Toán học. Hệ thần kinh cấp cao của các em đang
dần hoàn thiện về chức năng, do tư duy của các em đang chuyển dần từ trực quan
hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú
với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... Mặc dù các em đã
học đến lớp 5 nhưng tâm lý chủ động học tập ở các em chưa có, việc “Học mà chơi,
chơi mà học” vẫn còn nhiều khát vọng trong các em.
 Cơ sở thực tiễn:
Chương trình kiến thức môn toán lớp 5 tương đối nhiều và còn nặng nề đối
với học sinh, điều đó được thể hiện qua các bài như: Ôn luyện bổ sung về giải toán;
phép nhân và chia số thập phân; giải toán về tỉ số phần trăm; các bài toán về tính
diện tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình; giải toán về
chuyển động đều,.... Các kiến thức này vẫn còn khó đối với học sinh, nhất là các
em học trung bình và yếu. Trong thực tế các giờ dạy và học Toán ở lớp 5 nói chung
và lớp 5D nói riêng, khi giáo viên dạy bình thường không chú ý áp dụng các biện
pháp kích thích hứng thú học Toán cho học sinh thì tiết dạy rất khô khan, nhàm
chán, học sinh rất thụ động, thiếu tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, từ đó chất
lượng học tập đạt hiệu quả thấp và không đồng đều. Ngược lại trong các tiết dạy

khi giáo viên sử dụng nhiều hình thức dạy học vào môn Toán, tôi nhận thấy vốn
hiểu biết của trẻ phong phú hơn, kích thích được hứng thú và rèn luyện khả năng tư
duy tốt hơn cho học sinh lớp 5, giúp các em “Tích cực hoá” việc học tập bộ môn
này.
* Vì vậy nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho
học sinh lớp 5 là một việc làm cần thiết, có cơ sở khoa học, có tính kinh nghiệm
thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán cho học sinh lớp 5.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 6

II.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi- khó khăn


Thuận lợi:

Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt được thành lập từ năm 1997, nằm ở trung
tâm xã Ea M’nang, thuộc huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk. Số lượng học sinh khá
đông, hiện có 571 em, 100% số học sinh của trường được học 8 buổi/tuần, trong đó
học sinh lớp 5 là 132 em. Hầu hết các em là người kinh, có truyền thống hiếu học.
Trường được các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh
quan tâm sâu sắc. Đội ngũ thầy cô giáo đạt chuẩn về trình độ, giàu tâm huyết. Bản
thân là một giáo viên đã có nhiều năm công tác giảng dạy, đạt chuẩn về trình độ
đào tạo, nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tỉnh, luôn yêu nghề,
mến trẻ, tích cực học hỏi kinh nghiệm và đổi mới phương pháp dạy học. Nhà
trường là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I của huyện nhà. Đó
là thành quả của sự nổ lực phấn đấu của quý bậc phụ huynh học sinh, Ban giám
hiệu nhà trường, tập thể Hội đồng sư phạm, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành

chức năng. Đây cũng là niềm vinh dự của nhiều người.


Khó khăn:

Thực trạng dạy và học môn Toán lớp 5 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt –
huyện Cư M’gar chất lượng vẫn chưa được cao. Tiết dạy và học Toán đôi lúc vẫn
còn khô khan, máy móc chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Nguyên
nhân dẫn đến từ nhiều phía, trong đó có việc giáo viên còn ít chú ý đến việc kích
thích hứng thú học tập toán cho học sinh. Mặc dù các em đã học đến lớp cuối cấp
tiểu học nhưng phần lớn các em vẫn còn ham chơi, tâm lý chủ động học tập ở các
em chưa có. Việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn còn nhiều ham muốn ở các em.
Học sinh lớp 5D mà tôi chủ nhiệm có tổng số 28 em (1 em thuộc diện khuyết
tật). Trong đó học sinh nữ là 10 em, học sinh dân tộc thiểu số là 7 em, phần lớn các
em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đa số các phụ huynh đều làm nông, suốt ngày
tay lấm chân bùn ngoài đồng, ngoài rẫy. Tối đến trông chờ cơm nước xong là nghỉ
lưng, ít quan tâm nhắc nhở, khích lệ các em học tập. Việc khích lệ học hành của cha
mẹ đối với con cái cũng không lấy gì làm hưng phấn cho các em. Ngày đến lớp nếu
giáo viên chỉ tập trung nhồi nhét kiến thức cho các em một cách trực tiếp thì có lẽ
tâm hồn trong trắng ngây thơ của các em bị dồn nén lại và trong việc tiếp thu kiến
thức sẽ cho chúng ta kết quả không đồng đều, hiệu quả thấp.
b. Thành công- hạn chế
* Thành công:
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu và công tác thực tiễn thành công lớn nhất
của đề tài là tiết dạy và học toán ở lớp 5D hàng ngày trở nên sôi nổi hơn, quan hệ
giữa thầy và trò thêm phần gũi thân thiện hơn. Phần lớn các em cá biệt, thụ động đã
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 7


phần nào sôi nổi hẳn lên, không còn cảm giác lo sợ khi đến giờ học toán nữa. Từ đó
đã khích lệ sự ham học phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, giữ gìn được tâm hồn
ngây thơ trong sáng của học sinh lứa tuổi Tiểu học. Góp phần làm cho vốn hiểu biết
của các em học sinh trở nên phong phú hơn, đam mê học toán hơn, giúp các em
tích cực hóa bộ môn này. Nhờ vậy mà chất lượng môn toán qua các kì kiểm tra
được nâng lên rõ rệt.
* Hạn chế:
Vấn đề kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5 vừa đơn giản lại vừa
phức tạp. Đơn giản bởi tâm lý lứa tuổi các em vẫn còn ngây thơ, rất thích thú tham
gia vào các hoạt động trò chơi, nghe kể chuyện hay đố vui để học một cách sôi nổi.
Nhưng để tiết dạy- học thành công đạt hiệu quả như mong đợi như mục tiêu đề ra
thì đòi hỏi người giáo viên phải làm sao kết hợp được hài hòa giữa hai hoạt động
học mà chơi- chơi mà học là một việc làm không hề đơn giản.
Do thời gian nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tiễn có hạn và năng lực của
bản thân cũng còn nhiều hạn chế nên đề tài vẫn chưa được đi sâu, nghiên cứu kĩ
đưa ra được nhiều biện pháp thích hợp cho các loại bài học để giúp người dạy tăng
cường thêm nhiều hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy.
c. Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh:
Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp kích thích hứng thú học toán cho học
sinh lớp 5D” là một việc làm cần thiết, dựa trên cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn,
góp phần vào việc tích cực hóa việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm và phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong
dạy- học hiện nay. Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp, biện pháp cụ thể để tạo
bầu không khí nhẹ nhàng trong các giờ dạy- học toán, góp phần cải thiện mối quan
hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò trở nên gần gũi thân thiện hơn. Học sinh tự mình
rút ra cách học, cách làm của mình, tự điều chỉnh sửa chữa những thiếu sót của bản
thân. Tập cho các em thói quen tự đánh giá kết quả học tập thực hành và giúp các
em ôn tập tổng hợp hệ thống hoá, chuẩn bị vốn kiến thức để học tiếp bậc Trung học

cơ sở.
* Mặt yếu:
Hiện nay trong các tiết dạy- học toán phần lớn giáo viên có đầu tư đổi mới
phương pháp nhưng vẫn còn dành nhiều thời gian vào việc cung cấp kiến thức, lo
chuyển tải cho hết nội dung bài học mà ít chú ý đến việc tạo các hứng thú học tập,
hứng thú tham gia giải toán cho học sinh, điều đó đã dẫn đến các tiết học toán vẫn
thường trở nên khô khan, nặng nề.
Một số học sinh còn thụ động, thiếu kiên trì trong quá trình thực hành, chưa
chủ động tích cực trong việc tìm tòi, khám phá các kiến thức toán học và hợp tác
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 8

cùng bạn bè để cùng nhau tiến bộ nên chất lượng học tập của các em không được
cao và đồng đều. Để phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành theo dõi
hoạt động học của học sinh, trong tiết dạy bài mới tôi không đưa ra thêm các câu
hỏi để tạo hứng thú, giúp học sinh tích cực tư duy khám phá kiến thức bài, bên
cạnh đó tôi quan sát để thu thập số liệu, kết quả như sau:
+ Số học sinh chăm chú theo dõi bài học: 9 em (Tỉ lệ: 33,3%).
+ Số học sinh tích cực phát biểu: 7 em (Tỉ lệ: 25,9%).
+ Số học sinh nắm chắc kiến thức bài mới: 8 em (Tỉ lệ: 29,6%).
Từ kết quả trên, vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng môn toán lớp 5D. Kết quả khảo sát ở 28 em học sinh cho kết quả cụ thể như
sau: (Trừ 1 em khuyết tật)
Giỏi

Khá

Số

lượng

Tỉ

2

Trung bình
Tỉ

lệ

Số
lượng

Tỉ

lệ

Số
lượng

7,4%

6

22,2%

12

yếu

Tỉ

lệ

Số
lượng

44,5%

7

25,9%

lệ

Qua kết quả khảo sát ở 28 em học sinh lớp 5D cho thấy chất lượng môn toán
không đồng đều, học sinh giỏi, khá còn ít, học sinh yếu còn tương đối nhiều (8 em).
Chủ yếu tập trung vào các em có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, những em
có kiểu khí chất ưu tư, trầm tính, ít sôi nổi, luôn thụ động trong mọi công việc, đặc
biệt là gia đình ít quan tâm, động viên khích lệ các em học tập.
d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động
* Nguyên nhân từ giáo viên:
- Tâm lí chung của giáo viên khi lên lớp là “gồng mình” truyền tải cho hết
nội dung, yêu cầu của mỗi tiết Toán, vừa dạy vừa lo hết giờ. Do đó quên để ý xem
học sinh của mình có hưng phấn hay không? có đam mê, hứng thú khi tiếp thu
những kiến thức mà mình đang giảng ?
- Một tồn tại nữa là mỗi khi có người dự giờ, người dạy thường tạo ra những
động tác, việc làm mang tính hình thức, chăm gọi những học sinh khá, giỏi trả lời
cho lưu loát nhanh gọn để rồi quên đi đối tượng học sinh trung bình và yếu. Nhưng
chính các em này mới cần được quan tâm giúp đỡ nhiều nhất. Làm như vậy, vô tình

chúng ta đã đi lệch hướng mục đích giáo dục và tổn thương đến các em, tạo tư
tưởng ỷ lại, tự ti.
- Chưa phát huy hết vai trò trung tâm của học sinh, ngại đổi mới phương
pháp dạy học, chưa là người bạn, người thầy ở bên trò khi chúng gặp khó khăn hay
có những niềm vui nho nhỏ, chưa tạo được môi trường học tập hứng thú.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 9

* Nguyên nhân từ phụ huynh, học sinh:
- Một nguyên nhân khá quan trọng cần nhắc đến là hầu hết gia đình các em
làm nông, suốt ngày ba mẹ “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “một nắng hai
sương” lam lủ tìm kế mưu sinh cho nên việc quan tâm kèm cặp cho con cái đôi lúc
còn hời hợt.
- Hiện nay, phần lớn các em được học thêm nhiều môn hơn như: Tin học,
Anh văn, tiếp thu được nhiều kiến thức của các môn tự chọn nhưng điều này cũng
làm chi phối ảnh hưởng đến kết quả của việc học môn Toán.
- Một bộ phận ít học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, còn
lơ là, chây lười, thụ động.
Từ những yếu tố trên, qua nhiều năm tìm tòi trải nghiệm, trao đổi với lãnh
đạo nhà trường và bạn đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp mà có thể
khắc phục những tồn tại nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán,
bằng các hình thức dạy học mà chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả xin được trình bày
như sau.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là "
Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh", " Thầy thiết kế, trò thi công" có tác dụng rất lớn đối với học sinh, tạo điều

kiện tối đa để phát huy vai trò chủ thể của người học. Vì thế mà việc xây dựng một
số biện pháp tổ chức dạy học nhằm kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 5
là một công việc cần thiết nhất hiện nay của người giáo viên, với những dẫn dắt
nhằm mục đích để học trò chủ động tìm ra tri thức và chiếm lĩnh tri thức, nhằm góp
phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo
dục, giúp cho học sinh chủ động tìm hiểu phương pháp giải các bài toán chính xác,
khoa học, hiểu nội dung kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Trong các tiết dạy- học ở lớp 5D nói riêng, đặc biệt là các biện pháp tổ chức,
khi giáo viên dạy bình thường không chú trọng vào việc xây dựng các biện pháp
kích thích hứng thú cho học sinh thì tiết dạy luôn bị gò bó, khô khan, ít sôi nổi, hào
hứng, học sinh thiếu tích cực trong việc tham gia lĩnh hội kiến thức, từ đó chất
lượng học tập đạt hiệu quả thấp và không đồng đều. Ngược lại trong các tiết dạy
khi giáo viên có chú trọng xây dựng biện pháp kích thích hứng thú học toán cho
học sinh thì nội dung của bài học được giáo viên chuyển tải tới học sinh sẽ nhẹ
nhàng, tiết dạy không còn rời rạc, học sinh tích cực hơn, hứng thú hơn, hiệu quả tiết
dạy đạt cao hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 10

Từ thực tế trên cho thấy trong thời gian giảng dạy với tâm huyết làm sao cho
học trò của mình đến trường với tư thế “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và
ham thích đến giờ học toán, đồng thời để nâng cao chất lượng dạy và học môn
Toán. Trong quá trình dạy học ngoài vịêc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
giảng dạy như: Phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thực
hành… Tôi còn chú trọng việc kết hợp nhiều hình thức dạy học như : Trò chơi toán
học, đố vui để học, chuyện kể toán học, toán chạy....

Giải pháp 1: Hình thức trò chơi
Để đổi mới phương pháp học tập, ở mỗi bài học tôi đều tổ chức trò chơi
nhằm củng cố được kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, mà còn tạo ra được
không khí vui tươi phấn khởi trong giờ học. Nói đến trò chơi thì những cánh tay
của các em đưa lên có thể trên 100% (Vì có em đưa cả hai tay để được thầy giáo
gọi lên tham gia trò chơi). Vì vậy trò chơi là một hình thức dạy học hấp dẫn thoải
mái giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, nó rất cần thiết cho
tương lai của các em khi các em bước vào đời. Nó góp phần tạo nên những con
người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.
Để thực hiện hình thức dạy học này vào giờ học, tôi đã hình thành một số trò
chơi như: Trò chơi: “Tiếp sức”, “Ai nhanh hơn”, “Bông hoa thầy giáo”…
* Trò chơi “Tiếp sức”
Ví dụ: Cũng trò chơi tiếp sức, khi dạy các bài về các phép tính (cộng, trừ,
nhân, chia) tôi cho các em lên hái hoa (trong hoa tôi ghi sẵn các phép tính), lần lượt
học sinh lên hái hoa, ghi ra bảng và tính kết quả phép tính.
+ Khi dạy bài: Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, tôi cho các em tiếp
sức bằng cách tự tìm những số chia hết cho (2, 3, 5, 9), đội nào tìm ra nhiều đội đó
thắng.
+ Đến các bài: Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo thể tích… dưới
dạng số thập phân. Tôi cho các em tiếp sức bằng cách xếp đúng thứ tự các đơn vị
đo từ lớn đến bé hoặc ngược lại.
Nói chung đến với trò chơi “Tiếp sức” tôi áp dụng nhiều trong các bài học và
luôn luôn thay đổi hình thức trò chơi để kích thích hứng thú các em.
* Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Để hình thành và phát triển các đức tính cần thiết như trung thực, có kỷ luật,
có kỹ thuật, tính độc lập tự chủ và sáng tạo cao, tôi cho các em chơi trò chơi “Ai
nhanh hơn”.
Đối với trò chơi này tôi thường ứng dụng khi học toán hình như: Hình tam
giác, hình thang…


Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 11

Chẳng hạn: Cùng một bài toán tôi gọi 02 em đại diện cho hai đội lên thi
nhau vẽ và tính số hình tam giác trong hình sau: Nối trung điểm các cạnh hình
vuông thứ nhất ta được hình vuông thứ hai. Nối trung điểm các cạnh hình vuông
thứ hai ta được hình vuông thứ ba và cứ như thế tiếp tục ta vẽ đến hình vuông thứ
mười. Hỏi sau khi vẽ đến hình vuông thứ mười em đã vẽ được mấy hình tam giác.
Đối với bài này các em phải thông minh, sáng tạo, có thể chỉ vẽ 3 hoặc 4
hình vuông thôi các em cũng tính được tam giác khi vẽ đến hình thứ 10 bằng cách
tính sau:
Số hình vuông

Số tam giác

1

0

2

4

3

4+4

4


4+4+4=4x3



………

10

4x9

=4x2

= 36

Như vậy qua trò chơi trên tôi luỵên cho các em tính nhanh nhẹn và có sáng
tạo, kích thích hứng thú cho các em học tập.
* Trò chơi “Bông hoa thầy giáo”:
Trò chơi này được vận dụng trong các bài như cách tinh diện tích của các
hình, tính thể tích, tính vận tốc, quãng đường, thời gian…
Cách chơi: Giáo viên đưa ra một đề toán gọi học sinh lên bảng làm thầy
giáo, hướng dẫn bài để các bạn làm, bạn nào làm nhanh, đúng và trình bày đẹp thì
sẽ được giáo viên khen gợi và tặng “một bông hoa thầy giáo”. Những bông hoa này
giáo viên cắt tỉa bằng giấy màu, các em nhận được dán vào sổ tay đội viên. Cuối
tuần, cuối tháng các em tổ trưởng, lớp trưởng tổng kết báo cáo lên giáo viên chủ
nhiệm để tuyên dương. Cách làm này cũng kích thích các em cố gắng tham gia trò
chơi để nhận được nhiều bông hoa thầy tặng.
Qua cách dạy học bằng các hình thức tổ chức như trên, tôi thấy lớp học rất
sôi nổi, số học sinh tham gia trò chơi lúc nào cũng chiếm tỷ lệ từ 80 – 90%, số học
sinh tham gia cổ vũ, nhận xét có đến 100%.

Giải pháp 2: Hình thức đố vui để học
Để thực hiện hình thức dạy học này một cách phong phú, tôi say sưa sưu tầm
nhiều câu đố toán học để vận dụng vào giờ học nhằm phát triển trí thông minh, óc
tìm tòi tư duy sáng tạo của trẻ góp phần vào hiệu quả học tập của các em.
Khi dạy bài: Ôn tập về phép chia. Tôi đưa ra các ví dụ:
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 12

Ví dụ 1 : Tôi đưa vào câu đố vui: “Đố em tám chia đôi được mấy” ?
- Em thứ nhất trả lời: “Tám chia đôi bằng 4”
- Em thứ hai trả lời:”Tám chia đôi bằng hai số 3”
- Em thứ ba trả lời: “Tám chia đôi bằng hai số 0”
- Em thứ tư trả lời: “Tám chia đôi bằng 16”
Đố các em bạn nào nói đúng. Học sinh trả lời và nêu cách chia của mình.
Giáo viên kết luận: Cả 4 bạn đều nói đúng và có lý nhưng trong toán học chỉ
có phép chia 8 : 2 = 4 là đúng nhất.
Lý giải: - Em thứ nhất lấy 8 : 2 = 4
- Em thứ hai lấy 8 cắt ngang 8 thành 2 số 0
- Em thứ ba lấy 8 cắt dọc 8 thành 2 số 3
- Em thứ tư lấy 8 cái bánh bẻ làm đôi thành 16 miếng bánh.
Ví dụ 2: Đố các em hãy vẽ một đoạn thẳng chia hai mặt đồng hồ thành 2
phần, có tổng các số trên mỗi phần đều bằng nhau, hoặc vẽ hai đoạn thẳng chia mặt
đồng hồ thành 3 phần có tổng các số trên mỗi phần đều bằng nhau.
Trước khi vẽ các em phải biết vận dụng cách tính tìm ra số trung bình cộng
(tìm tổng mỗi phần), sau đó tìm tổng các cặp số bằng nhau và mới vẽ đoạn thẳng.
+ Đối với yêu cầu 1 ta tính:
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +9 + 10 +11 +12) : 2 = 78 : 2 = 39
Ta nhận thấy từ 1 đến 12 có tổng các cặp số bằng nhau là:

(1+12) = (2+11) = (3+10) = … = 13.
Vậy ta chia mặt đồng hồ như sau:

12

11

1

10

2
3

9
8

4
7

5

6

+ Đối với yêu cầu 2 ta tính:

11

12


1

(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +9 +10
10 +11 +12) : 3 = 78
: 3 = 26
2
Ta nhận thấy từ 1 đến 12 có tổng các cặp số bằng nhau là :
3

9

(1+12) = (2+11) = (3+10) = … = 13.

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý
8 Thường Kiệt- Huyện4Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk
7

6

5


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 13

Vậy ta chia mặt đồng hồ như sau:

Cách dạy toán theo hình thức đố vui này, tôi thấy rất kích thích sự chú ý và
óc tư duy của học sinh. Với bài toán bằng các câu đố các em rất dễ nhớ và dễ dàng
trao đổi cho nhau những kiến thức toán học thông qua cách đố bằng miệng với
nhau.

Giải pháp 3: Hình thức kể chuyện toán học
Đối với hình thức này tôi nghĩ rằng trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học giàu trí tưởng
tượng nên các câu chuyện dù là rất đơn giản cũng tác động đến các em mạnh hơn
các lời giảng giải.
Bởi vậy tôi luôn luôn lục tìm những truyện kể toán học lồng vào trong các
tiết học phù hợp để vừa thư giản đầu óc các em lúc căng thẳng, lại vừa cung cấp
những kiến thức thông minh mà các nhân vật trong truyện đã xử lí được.
Ví dụ 1: Khi dạy về Chu vi, diện tích các hình. Tôi kể câu chuyện “Thửa
ruộng rộng nhất”.
Ngày xưa có một người nông dân đi ở cày ruộng cho một địa chủ. Anh cày
ruộng cho địa chủ từ lúc con trâu còn cày sung sức cho đến lúc nó già yếu và quỵ
xuống chết. Địa chủ gọi người nông dân lại và bảo: Con trâu chết rồi và ta sẽ không
thuê anh nữa. Ta sẽ cắt ruộng và trả công cho anh. Anh hãy lấy miếng da con trâu
kia khoanh lấy một miếng sao cho vuông vức, anh khoanh được bao nhiêu thì đó là
ruộng của anh.
Mọi người lo cho người nông dân, nhưng người nông dân vui vẻ chấp nhận.
Người nông dân dùng dao cắt miếng da trâu thành một sợi dây dài rồi dùng chiếc
dây da trâu đó khoanh một thửa ruộng hình vuông.
Địa chủ sửng sốt vì thửa ruộng mà người nông dân đó khoanh được quá rộng
so với người địa chủ nghĩ lúc đầu. Nhưng biết làm thế nào được, câu nói của địa
chủ được mọi người trong làng nghe rất rõ. Nên đành phải cắt ruộng cho người
nông dân như đã hứa.
Qua câu chuyện trên cho ta thấy người nông dân có hai suy nghĩ rất thông
minh:
- Thứ nhất là anh đã cắt miếng da trâu thành một sợi dây.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 14


- Thứ hai anh đã khoanh miếng đất hình vuông (Vì trong các hình chữ nhật,
hình vuông có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất).
Ví dụ 2: Khi học ôn về rút gọn phân số tôi kể các em nghe câu chuyện “Đáp
số đúng chưa phải là tất cả”.
Ở một lớp 5 nọ có một bạn tên là Tý rất lười học và hay quên. Trong giờ học
bạn ấy thường nói chuyện, quậy phá các bạn trong lớp, không chịu chăm chú nghe
thầy giảng bài. Một hôm, thầy đang ôn về kiến thức bài “Rút gọn phân số”. Thấy
Tý đang trêu bạn ngồi cạnh, thầy ngừng giảng bài nói:
- Em Tý, em có nghe thầy giảng bài không ?
- Tý giật bắn người quay lên lúng túng trả lời:
- Thưa thầy … Có ạ !
Thầy hỏi tiếp:
- Thế thầy đang giảng về vấn đề gì ?
- Thưa thầy về rút gọn phân số ạ !
- Thế em có còn nhớ và biết cách rút gọn phân số không ?
- Thưa thầy có ạ !
- Vậy thì em hãy lên bảng. Tý miễn cưỡng đi lên bảng. Cậu ta cố tình đi thật
chậm, vừa đi vừa gắng hỏi lại các bạn quy tắc rút gọn phân số. Cũng có vài bạn
nhắc cho Tý, nhưng cậu ta nghe câu được, câu mất. Khi cậu ta lên bảng trong đầu
cậu hình thành quy tắc “ Thấy cái gì giống nhau thì gạch đi”.
Thầy ra đề: Em hãy rút gọn phân số 16/64, Tý ngập ngừng một chút rồi cầm
phấn viết : “16/64 = 1/4”. Thầy giáo ngạc nhiên quay lại hỏi lớp: “Bạn Tý làm
đúng chưa các em” ? Cả lớp trả lời: “Đúng ạ”! Điều này làm Tý tự tin hơn. Thầy lại
ra thêm bài tương tự: Em hãy rút gọn phân số 19/95. Lần này Tý làm rất nhanh:
“Thưa thầy 19/95 = 1/5”. Thầy kiểm tra thấy đúng làm Tý càng phổng mũi hơn.
“Thì ra mình cũng thông minh và nhớ dai đấy nhỉ !”. “ Cậu ta đang bay bổng với ý
nghĩ như vậy thì thầy giáo lại hỏi: Em rút gọn phân số 17/34. “Tý lúng túng”.
“Chẳng có số nào giống số nào làm sao rút gọn đây?”. Rồi cậu bỗng nhớ ra, hôm
trước thầy có giảng lại về phân số tối giản “Đúng rồi phân số này không rút gọn
được!”. Và cậu nhanh nhẫu trả lời “Thưa thầy, Phân số này không thể đơn giản

được ạ!”. “Vì sao?”. “Vì nó là phân số tối giản ạ !” “Vì nó là phân số tối giản?”
“Vì… vì tử số và mẫu số không có chữ số nào giống nhau ạ!”. Thấy thế, lúc này
thầy giáo mới vỡ lẽ “Tý nói đúng chỉ là một vài trường hợp ngẫu nhiên thôi, thực ra
Tý không hiểu bài”.
Qua câu chuyện này nhắc nhở học sinh cần phải chăm chú nghe thầy cô
giảng bài thì mới hiểu bài một cách cặn kẽ được.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 15

Qua hình thức dạy học bằng phương pháp kể chuyện toán học tôi thấy thu
hút được 100% học sinh chú ý vào học toán, vì vốn tính của các em rất thích nghe
kể chuyện. Từ đó chất lượng học tập của lớp tôi cũng được nâng cao dần.
Giải pháp 4: Hình thức toán chạy
Đối với hình thức dạy học này tôi thường dạy thay cho bài toán miệng để
vừa kiểm tra được nhiều em lại vừa kích thích hứng thú học tập ở các em.
Với cách dạy học này, vào đầu năm nhân buổi hội nghị phụ huynh lớp, tôi
yêu cầu phụ huynh phải sắm cho mỗi em một quyển vở nháp. Trong lớp tôi phân ra
3 đối tượng học sinh.
Nhóm 1: Những học sinh khá giỏi.
Nhóm 2: Gồm những em trung bình.
Nhóm 3: Gồm những em yếu.
Để tránh tình trạng học sinh khá giỏi chạy lên trước nhiều lần, tôi xem xét
tuỳ thuộc vào bài toán khó hay dễ để tôi quy định đối tượng chạy trong lúc đó.
Ví dụ: Trong một tiết học thường làm từ 3 – 4 bài tập.
- Nếu tôi muốn các em ở nhóm 3 chạy thì thì tôi áp dụng hình thức toán chạy
ở bài tập 1 hoặc bài tập 2, vì những bài tập này thường là những bài tập áp dụng
công thức hoặc vận dụng công thức vừa học trên bài (phần lý thuyết).
- Nếu chọn nhóm 2 chạy, tôi có thể áp dụng hình thức toán chạy ở bài tập 3

hoặc bài tập 4.
- Nếu chọn nhóm 1 chạy thì tôi lại áp dụng hình thức toán chạy ở bài tập 4
hoặc nâng cao.
Trong quá trình dạy toán, với hình thức này, tôi thấy em nào ham học và có
nhiều tiến bộ lên nhiều.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong quá trình thực hiện các biện pháp kích thích hứng thú học toán cho
học sinh lớp 5 cần:
- Giáo viên phải phát huy năng lực sáng tạo chủ động trong mỗi cá nhân học
sinh mà kết hợp các hình thức dạy học phong phú đa dạng.
- Một điều kiện không thể thiếu đó là: Thầy phải tận tụy, trò chăm ngoan.
- Phải nắm vững các nội dung bài học và hình thức tổ chức dạy học nhằm
kích thích hứng thú học toán để biết cách vận dụng vào các bài học cụ thể.
- Tạo bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, thân thiện.
- Vận dụng được sự quan tâm của nhà trường, của phụ huynh và các đồng
nghiệp kết hợp với tinh thần tận tụy của bản thân.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 16

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để công tác giảng dạy nói chung và dạy- học môn toán nói riêng đạt hiệu
quả như mong muốn, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập
đạt kết quả như mong đợi, mỗi giáo viên phải biết lựa chọn từng hình thức phù hợp
và áp dụng linh hoạt giữa các hình thức với đối tượng học sinh và phù hợp với nội
dung từng bài tập nhằm tạo hứng thú tự giác, độc lập suy nghĩ trong học sinh. Mối
quan hệ giữa các biện pháp thực hiện phải chặt chẽ và khoa học.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Để khẳng định kết quả nghiên cứu của mình, khi dạy bài các bài có liên quan

đến các hình thức dạy học trên tôi có đưa ra thêm hệ thống các câu hỏi liên quan
đến việc hình thành kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh tư duy học tập, đồng thời
tôi quan sát và ghi chép cụ thể khả năng tích cực tư duy để lĩnh hội kiến thức của
học sinh, kết quả cụ thể như sau:
+ Số học sinh chú ý tiếp thu: 27 em (Tỉ lệ: 100%)
+ Số học sinh tích cực phát biểu: 23 em (Tỉ lệ: 85,2%)
+ Số học sinh trả lời đúng theo yêu cầu: 22 em (Tỉ lệ: 81,5%)
+ Số học sinh nắm chắc kiến thức bài: 21 em (Tỉ lệ: 77,8%)
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp “Kích thích hứng thú
học toán cho học sinh lớp 5D” tôi nhận thấy vốn kiến thức toán học của trẻ phong
phú hơn, tư duy sâu sắc hơn, các em từng bước đam mê học toán hơn và đã giúp
các em tích cực hóa bộ môn này. Nhờ vậy mà chất lượng môn toán được nâng lên
rõ rệt. Điều này đã được thể hiện rõ qua các lần kiểm tra định kỳ môn toán ở lớp
5D như sau :
Thời điểm
kiểm tra
Giữa kì I
Cuối kì I
Giữa kì II

Giỏi
Số
Tỷ lệ
lượng
%
3
11,1
5
18,5
7

25,9

Khá
Số
Tỷ lệ
lượng
%
7
25,9
8
29,6
11
40,8

Trung bình
Số
Tỷ lệ
lượng
%
14
51,9
14
51,9
9
33,3

Yếu
Số
Tỷ lệ
lượng

%
3
11,1
0
0
0
0

II.4: Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
Qua thời gian dạy thử nghiệm, áp dụng nhiều hình thức dạy học vào môn
toán ở lớp 5, tôi nhận thấy sự tận tâm của người thầy đã mang đến cho học sinh
niềm tin vào học tập, bởi khi đã hứng thú vào học toán học sinh ngày càng tin
tưởng vào khả năng học tập và rèn luyện của mình.

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 17

Trước đây, cứ đến giờ học toán, nhiều khi tôi phải vất vả lắm mới giúp các
em Quyết Thắng, Trang, Khánh Ly, Bá Thuật, Thu Cúc chú ý tiếp thu, nay khác rồi
– các em đã có tinh thần tự giác, không “làm phiền” các bạn bên cạnh và tiến bộ
hẳn lên. Các em Công, Linh, Nguyên và nhiều em khác từ học lực trung bình đã
nhích dần thành học sinh khá, một số em có học lực khá đã vươn lên đạt loại giỏi
môn Toán.
Nhìn vào bảng kết thu được qua khảo nghiệm ta có thể thấy được chất lượng
dạy và học môn toán ở lớp 5D đã được nâng cao hơn qua các lần kiểm tra, số học
sinh xếp loại khá giỏi đạt trên 66 % ở kì kiểm tra giữa kì II và không có học sinh
xếp loại yếu. Điều này đã minh chứng cho tính hiệu quả của các biện pháp kích

thích hứng thú học toán cho học sinh là việc làm đúng đắn và cần thiết trong công
cuộc đổi mới giáo phương pháp dạy học hiện nay.
Tôi đem kinh nghiệm này trao đổi với các anh chị em trong khối, họ thấy
thuyết phục và thử áp dụng và kết quả cũng khả quan hơn, khiến tôi cũng thấy vui
lây.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận.
Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào trong thực tiễn dạy và học
Toán, nội dung đề tài kinh nghiệm đã cơ bản hoàn thành theo mục đích, ý nghĩa và
nội dung đề ra. Đó là thành quả của một quá trình lao động cật lực của bản thân và
sự hỗ trợ đắc lực quý báu của Ban giám hiệu và quý bạn đồng nghiệp trường Tiểu
học Lý Thường Kiệt – Huyện CưM’gar – ĐăkLăk.
Qua quá trình áp dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập toán cho
học sinh lớp 5D – Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt. Tôi nhận thấy tiết dạy và học
Toán trở nên sôi nổi hơn, quan hệ giữa thầy và trò thêm gần gũi thân thiện hơn.
Nhiều học sinh cá biệt, thụ động đã phần nào sôi nổi hẳn lên, không còn cảm giác
sợ sệt khi đến giờ học toán nữa. Từ đó đã khích lệ sự ham học phát triển trí tuệ, khả
năng tư duy, gìn giữ được tâm hồn ngây thơ trong sáng của học sinh lứa tuổi Tiểu
học. Góp phần đáng kể vào kết quả học tập của các em, góp thêm hành trang cho
các em vào đời, cũng như đem lại niềm vui cho các em trong việc học toán.
Một số biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho học sinh lớp 5 là việc
làm cần thiết, có cơ sở khoa học, tạo bầu không khí nhẹ nhàng tự nhiên trong giờ
học, giúp mối quan hệ giữa thầy và trò, trò và trò trở nên gần gũi thân thiện hơn.
Học sinh tự rút ra cách học, cách làm của mình, tự điều chỉnh sửa chữa những thiếu
sót của bản thân. Tập cho các em thói quen tự đánh giá kết quả học tập thực hành.
Kết quả học Toán ở lớp cuối cấp tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Ngoài việc
rèn luyện các kiến thức kỹ năng, toán 5 còn giúp các em ôn tập tổng hợp hệ thống
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk



“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 18

hoá, chuẩn bị vốn kiến thức để học tiếp bậc Trung học cơ sở mà thước đo kết quả
học tập của các em là “chuẩn kiến thức kỹ năng”.
Để cho tiết dạy thêm phong phú, hấp dẫn, học sinh tiếp thu tốt các kiến thức
của bài học, người thầy cần phải kết hợp khoé léo, linh hoạt, lựa chọn phương pháp
hình thức dạy học, trong đó các yếu tố gây sự chú ý, tránh nặng nề nhàm chán là
việc làm không thể thiếu.
Thay đổi cách nghĩ, cách làm là một vấn đề không dễ, thế nhưng chúng ta
cũng cần ý thức rằng, thà chịu khó tư duy, đổ mồ hôi công sức mà góp một phần
quan trọng hình thành nhân cách trí tuệ, chắp cánh cho những ước mơ xanh, tạo
hành trang vững chắc cho tương lai của trẻ là một việc không hề uổng phí. Tôi thiết
nghĩ, cần phải có sự hợp tác cùng nhau, thống nhất cùng nhau thì sẽ có ngày gặt hái
thành quả tốt bởi lẽ, chúng ta đang cố gắng hết mình cho sự nghiệp trồng người đó
sao ?
Việc tổ chức dạy học bằng phương pháp nào cho đạt hiệu quả cao, không
phải là chuyện đơn giản chỉ nói qua lý thuyết mà cần phải có thời gian cũng như
kinh nghiệm giảng dạy cộng với sự tìm tòi học hỏi không ngừng của người giáo
viên thì hiệu quả của tiết dạy mới được nâng cao, giáo dục mới thật sự đổi mới. Tổ
chức giáo dục trong trường tiểu học không thể nói đạt độ chuẩn tối đa vì người thầy
không hoàn hảo. Cuộc sống xã hội đang tăng tiến hàng ngày thì nhu cầu kiến thức
con người cũng được tăng lên. Điều quan trọng nhất là tất cả các cấp, ngành đều
góp sức vào mục tiêu giáo dục, cả xã hội cùng tham gia giáo dục mà tiên phong là
người kỹ sư tâm hồn trực tiếp hướng đạo. Chính vì lẽ đó, người giáo viên phải biết
tìm tòi, học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu
giảng dạy, bắt kịp nhịp độ phát triển của xã hội hiện nay.
Để có kết quả tốt, chất lượng như ý muốn, đòi hỏi chúng ta phải từng bước
nâng cao, không xem nhẹ phần nào, rèn từng bước, hướng dẫn từng ngày cho học
sinh trong một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là ngày một, ngày hai

mà thành công tuyệt đối. Môn Toán là một môn quan trọng trong chương trình
giáo dục tiểu học. Vì thế, phải có thời gian rèn luyện và đầu tư cao thì hiệu quả của
bài học mới thật sự như mong muốn, giáo dục tiểu học mới xứng tầm với sự phát
triển của đất nước.
Ngày nay, việc dạy Toán đang được các nhà giáo dục quan tâm, phối hợp với
Tiếng Việt như: “Tăng cường Tiếng Việt”; “ Dạy học hoà nhập”. . . đã được triển
khai đến tận mỗi thầy, cô giáo Tiểu học, các cấp, các ngành đang nổ lực từng
ngày vì sự nghiệp giáo dục. Chẳng lẽ mỗi một chúng ta không cùng chung tay, góp
sức vào công cuộc đó hay sao?
Từ ý tưởng trên, qua đúc rút, trải nghiệm từ thực tiễn của việc dạy mà bản
thân đã ấp ủ xin được nêu ra để các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng
vào quá trình dạy học của mình nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng cho
môn Toán.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 19

III.2. Kiến nghị.
Qua nội dung nghiên cứu đề tài, qua những kiến thức toán học và các hình
thức tổ chức dạy học, dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải và
nội dung giáo dục kỹ năng sống, cũng như đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu
học mà bản thân nhận thức được tôi mạnh dạn nêu lên những ý kiến đề xuất sau :
- Giáo viên phải coi trọng việc tìm hiểu, nắm vững trình độ của học sinh để
có sự phân chia nhóm thích hợp mà giao yêu cầu, nhiệm vụ học tập, cũng như đánh
giá chính xác kết quả học tập của từng em học sinh.
- Giáo viên phải nhiệt tình đầu tư công sức từ việc làm đồ dùng dạy học đến
việc sưu tầm thêm các mẫu chuyện, các tư liệu toán học có liên quan đến kiến thức
toán học của học sinh tiểu học.
- Giáo viên nên lập kế hoạch dạy học rõ ràng, cụ thể cho từng bài học, từng

tuần lễ … tổ chức hướng dẫn và hợp tác với học sinh, triển khai linh hoạt các hoạt
động học tập để thực hiện kế hoạch đề ra.
- Học sinh phải tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, có trách nhiệm
và có hứng thú đối với học tập môn toán.
- Cả thầy và trò đều phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy và học, phát
triển năng lực học tập toán theo từng đối tượng học sinh, kích thích hứng thú học
tập, tạo ra môi trường học tập thân thiện và hợp tác giữa giáo viên và học sinh, giữa
học sinh và học sinh.
- Giáo viên không chỉ dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên mà còn rất cần
đến các tư liệu tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết về kiến thức và chuyên môn
nghiệp vụ.
- Phải phối hợp kiểm tra thường xuyên và định kỳ, giữa các hình thức kiểm
tra miệng, viết, trắc nghiệm khách quan … Trong kiểm tra cần đảm bảo công bằng,
trung thực, khách quan, phân loại tích cực đối tượng học sinh.
- Đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn, tăng cường học tập kinh nghiệm,
mạnh dạn áp dụng các biện pháp, kích thích hứng thú học tập cho học sinh trong
các tiết dạy và học toán.
Tóm lại: Theo tôi, không có phương pháp, hình thức dạy học nào là tối ưu
hay vạn năng, không có con đường nào là bằng phẳng mà dễ dẫn đến vinh quang,
duy có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của con người mới mở cánh cửa khoa
học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên.
Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Duyên nợ với người, với nghề và nợ với
mênh mông biển học. Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm mà bản
thân tôi chiêm nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng nó sẽ cùng
các bạn đồng nghiệp gần xa trao đổi để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng và
nhà nước trao cho nghề dạy học.
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 20


Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bởi nhiều lý do khác nhau, hẳn chắc
trong đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong sự góp ý chân
thành của quý bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu, hội đồng khoa học các cấp góp ý,
bổ sung để phần sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trọn vẹn, thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cư M’gar, ngày 4/ 3/ 2014
Người thực hiện

Đỗ Văn Tân

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5D” ...............Trang 21

- Đỗ Trung Hiệu, Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Phạm Đình Thực, 100 câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở Tiểu học, Nhà xuất
bản Giáo dục.
- Trần Diên Hiển, 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4-5, Nhà xuất bản
Giáo dục 1999
- Đỗ Đình Hoan, Toán 5, Sách giáo khoa; Toán 5, Sách giáo viên, Toán nâng
cao lớp 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Chuyên đề giáo dục tiểu học 20-21, Nhà xuất bản Giáo dục 2006
- Tạp chí Toán tuổi thơ, Tạp chí “ Thế giới trong ta”
- Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Hà Nội 1995.

Người thực hiện: Đỗ Văn Tân- Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt- Huyện Cư M’gar- Tỉnh Đăk Lăk




×