Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đề cương ôn thi môn công tác xã hội với trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.38 KB, 23 trang )

Chương II. Quy trình quản lý trường hợp trong bảo vệ trẻ em
I.

Bước 1. Tiếp nhận thông báo và đánh giá sơ bộ

1. Tiếp nhận thông báo
- Khai thác những thông tin cần thiết về trẻ và gia đình;
- Khai thác những thông tin về tình trạng bị tổn thương hay nguy cơ của trẻ;
- Khai thác những thông tin về môi trường sống và các điều kiện bảo vệ trẻ;
- Cung cấp cho người thông báo biết cách liên lạc với người tiếp nhận thông báo
về: Địa điểm liên lạc; Tên người cần liên lạc (liên lạc với ai?); Cách thức liên lạc
(liên lạc như thế nào? có thể là trực tiếp với cơ quan có trách nhiệm hoặc cung cấp
số máy liên lạc).
- Để người thông báo không phải lo lắng về việc tiết lộ thông tin của họ, không yêu
cầu người thông báo phải cho biết tên và địa chỉ của họ nếu họ không muốn;
- Trấn an người thông báo rằng họ không phải chịu trách nhiệm về việc xác định
xem trẻ em đó đã bị ngược đãi hay chưa;
- Hướng người thông báo vào việc cung cấp những thông tin cần thiết bằng các câu
hỏi đóng/ ngắn theo thứ tự trong biểu mẫu ghi chép. Các câu hỏi bao gồm:
+ Trẻ bị tổn hại hoặc có nguy cơ bị tổn hại là ai?
+ Trẻ bao nhiêu tuổi?
+ Giới tính của trẻ?


+ Chuyện xảy ra với trẻ như thế nào?
+ Nơi ở của trẻ?
+ Tình trạng của trẻ hiện nay?
+ Người chăm sóc hiện nay trẻ là ai?
+ Nơi ở của người chăm sóc trẻ?
+ Theo người thông báo nếu không có các trợ giúp thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nếu theo người thông báo vấn đề là nghiêm trọng thì trấn an họ rằng cơ quan


hoặc cán bộ có trách nhiệm sẽ có hành động hỗ trợ ngay lập tức.
- Khẳng định lại thông tin tiếp nhận được bằng việc hỏi xem người thông báo đã
cung cấp hết thông tin họ muốn thông báo chưa? Đồng thời cũng cần làm cho họ
yên tâm khi họ tỏ ra ngần ngại không dám cung cấp thông tin quan trọng nhất vì có
thể sợ dính dáng đến cơ quan pháp luật, hoặc lo lắng cho sự an toàn của bản thân
và gia đình họ.
- Tóm tắt lại những thông tin mà người thông báo cung cấp để khẳng định tính
chính xác của thông tin sẽ được lưu hồ sơ.
- Hướng dẫn người thông báo biết cách thức để liên lạc với cơ quan anh/ chị khi
cần thiết, ví dụ tên người liên lạc, tên cơ quan, địa điểm, thời gian, số máy điện
thoại liên lạc.


2. Đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương và nguy cơ
Nội dung cần đánh giá sơ bộ để nhận định mức độ tổn thương và nguy cơ của
trẻ bao gồm ba phần cơ bản sau đây:
(1) Việc đánh giá về tình trạng của trẻ.
- Theo thông tin nhận được thì trẻ đã hoặc có nguy cơ bị xâm hại trong tương lai
gần hay không?
- Theo thông tin nhận được thì các tổn thương xảy ra với trẻ có nghiêm trọng/hoặc
đe doạ mạng sống của trẻ hay không?
- Trẻ có nguy cơ bị tổn thương hay không nếu môi trường chăm sóc vẫn như cũ?
(2) Đánh giá về người hoặc yếu tố gây ra tổn thương cho trẻ:
- Thủ phạm/yếu tố có còn khả năng gây tổn thương đến trẻ hay không?
- Người chăm sóc chính hiện nay có cam kết đủ nguồn lực và khả năng bảo vệ trẻ
trong lúc này không?
(3) Đánh giá về môi trường chăm sóc trẻ:
- Có ai là người thân (gia đình, họ hàng) có khả năng và muốn bảo vệ trẻ trong lúc
này không?



2. Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ:
Nhu cầu khẩn Biện pháp/Dịch vụ Đơn
cấp của trẻ

cung cấp

vị

thực Thời gian thực

hiện/cung

cấp hiện

dịch vụ
1. Cần nhà ở, - Cung cấp thức ăn, Cán bộ LĐXH

Thực hiện trong

thức ăn, quần quần áo…

vòng 32 tiếng

áo, chăm sóc y
tế…..
2.

Cần được - Cần tách khỏi gia Công an


bảo vệ khỏi bạo đình
hành….

Thực hiện trong
vòng 24 tiếng

Y tá

- Chăm sóc y tế khẩn Cán bộ xã hội
cấp
- Hỗ trợ tâm lý khẩn
cấp

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND xã (thay báo cáo);
- Lưu hồ sơ.

Cán bộ thực hiện
(ký tên)


II.

Bước 2: Xác minh và đánh giá

1. Xác minh
1.1.

Khái niệm và mục đích của xác minh


Khái niệm: Xác minh là công việc thu thập, tổng hợp thông tin và đánh giá kết
luận trẻ em đã bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại hay không. Việc xác minh sẽ
được thực hiện khi các thông tin qua thông báo chỉ ra rằng trẻ đang ở trong tình
trạng tổn hại và có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại. Công việc này được tiến hành bởi
người nhân viên xã hội.
Mục đích của xác minh : Mục đích của việc xác minh là làm rõ và kiểm tra lại
những thông tin đã nhận được là có thật hay không để từ đó giúp xác định và đưa
ra được kết luận chính xác trẻ em đã bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại; tìm và
giải quyết các nguyên nhân dẫn đến sự việc; đánh giá mức độ tổn thương của trẻ;
tìm và giải quyết các nhu cầu chăm sóc của trẻ và hỗ trợ đưa ra các hình thức giúp
đỡ phù hợp đảm bảo đáp ứng các nhu cầu bảo vệ và chăm sóc của trẻ.
1.2.

Các hoạt động để thực hiện việc xác minh

Để thực hiện việc xác minh, nhân viên xã hội cần tiến hành thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là quá trình nhân viên xã hội sẽ liên lạc, gặp gỡ những người có
liên quan tìm hiểu thông tin điều tra về trường hợp trẻ em được báo bị xâm hại
hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Những thông tin cần tìm hiểu có thể là : Hoàn cảnh


gia đình, điều kiện sống, cách thức chăm sóc, đối xử của các thành viên trong gia
đình đối với trẻ.
Để tiến hành thu thập thông tin, nhân viên xã hội trước tiên cần phải liên lạc,
gặp gỡ với những người có liên quan đến vụ việc. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của
từng vụ việc xảy ra với trẻ mà cán bộ sẽ liên lạc với những người có liên quan, đặc
biệt là những người có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của trẻ. Ví dụ : Trẻ
được báo là bị xâm hại, bóc lột, sao nhãng hay có nguy cơ; Cha mẹ/người nuôi
dưỡng, chăm sóc bảo hộ của trẻ; Anh/chị/em của trẻ; Người đã gây ra hành vi xâm
hại/bị tình nghi xâm hại trẻ em; Họ hàng có liên quan đến việc chăm sóc trẻ hoặc

biết rõ về quá trình chăm sóc của trẻ; Những người có liên quan tại cộng đồng
(hàng xóm, giáo viên, nhân viên y tế); cơ quan, tổ chức và các cá nhân giúp đỡ
khác (các tổ chức đoàn thể, Ủy ban Nhân dân, phóng viên báo chí...) có thể biết về
hoàn cảnh của trẻ và gia đình; các cơ quan, bộ ngành khác; và các tổ chức có
chương trình, dự án tham gia giúp đỡ trẻ tại cộng đồng.
Sau khi đã liên hệ, hẹn gặp làm việc với những người cung cấp thông tin,
người cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về các sự việc có liên quan đến
vụ việc xảy ra với trẻ. Những thông tin mà người cán bộ tìm kiếm phải liên quan
đến ba nội dung sau: Hiện trạng trẻ bị xâm hại, bóc lột, sao nhãng hay có nguy cơ;
tình hình chăm sóc trẻ hiện nay; và tình hình chăm sóc trẻ trước đây. Phần khó
khăn là làm sao để thu thập được những thông tin cần thiết cho việc xác minh và
đánh giá nguy cơ. Nhân viên xã hội có thể vận dung các kỹ năng vấn đàm và kỹ


năng quan sát trong khi thu thâp thông tin từ các nhóm đối tượng có liên quan.
Ngoài ra nhân viên xã hội cần thăm quan thực tế điều kiện sống, vật chất nơi nuôi
dưỡng trẻ và đọc các tài liệu, văn bản có liên quan đến trẻ.
Trong quá trình thu thập thông tin người cán bộ cần ghi chép tất cả thông
tin có liên quan đến tình hình chăm sóc trẻ cần để lưu lại. Việc lưu lại thông tin
thông qua ghi chép nhằm mục đích thu thập bằng cớ chứng minh cho những kết
luận điều tra về việc trẻ đã bị xâm hại, bóc lột, sao nhãng và giúp cho việc lập kế
hoạch cho trẻ một cách chính xác.
Trên cơ sở những thông tin đã được ghi lại và tổng hợp, nhân viên xã hội
xem xét đi đến kết luận về vụ việc xâm hại, bóc lột, sao nhãng và tình hình chăm
sóc trẻ.
Ví dụ : Nếu thông tin ghi lại là: “Hàng xóm của trẻ báo là trẻ thường xuyên
tìm kiếm thức ăn ngoài đường hoặc xin ăn nhờ nhà người khác” thì có thể đưa ra
nhận định: “Trẻ không được cho ăn đầy đủ”.
Nhân viên xã hội có thể đi đến kết luận dựa trên các nhận định và đánh giá.
Tuy nhiên trước khi đi đến kết luận cần xác định rõ những dấu hiệu hoặc bằng

chứng dẫn đến các nhận định, đánh giá. Khi kết luận, cần phải thu thập càng nhiều
bằng cớ và từ nhiều nguồn khác nhau để kết luận chính xác và khách quan.
Ví dụ một số biểu hiệu làm căn cứ xác định các dạng xâm hại của trẻ:


Các dấu hiệu thân thể

Các dấu hiệu hành vi, thái độ

Kết

luận

dạng xâm hại

- Có những vết thương, - Trẻ sợ tiếp xúc với mọi người
bầm tím.

xung quanh

Xâm hại thân

- Có những vết thương - cư xử thái quá – hung hăng hoặc thể
đang lành.

thờ ơ lãnh đạm.

- Vết bỏng trên người.

- Sợ về nhà.


- Nhiều vết lằn sẹo ở - không muốn cho người khác đến
khắp người.

nhà.
- Trẻ khai báo về những thương tích
trên cơ thể.
- Lo lắng, sợ sệt trước những hoạt
động sinh hoạt hành ngày như ăn,
nghỉ ngơi, dùng nhà vệ sinh.
- Thể hiện sự kinh hãi hoặc hoảng
loạn.
…………..

- Trẻ bị bỏ đói.

- Trẻ phải xin và ăn cắp thức ăn.

- Trẻ không được vệ sinh - Trẻ trông mệt mỏi, bơ phờ và hay
sạch sẽ.

ngủ gật.

Sao nhãng


- Trẻ không có đủ quần - Trẻ không chỉ ra được ai là người
áo và quần áo ấm để đang chăm sóc mình.
mặc.


- Trẻ tấn công những trẻ em khác vì

- Trẻ có những dấu hiệu chúng có nhiều thứ hơn, ví dụ như
về thể chất thiếu sự chăm thức ăn, sự yêu thương, bạn bè….
sóc y tế ví dụ da phát
ban.
- Trẻ bị bỏ rơi.
- Trẻ gặp khó khăn khi đi - Trẻ có biểu khêu gợi tình dục với
lại và ngồi.

người khác giới.

Xâm hại tình

- Trẻ có quần áo lót bị - Trẻ không muốn tham gia các hoạt dục
rách, dính máu hoặc có động thể thao cùng với bạn bè
vết bẩn, nhàu nát.

- có những hành vi bất thường ví dụ

- Trẻ bị ngứa, khó chịu ở không tắm rửa hoặc tắm rửa liên
vùng ngoài cơ quan sinh tục.
dục hay hậu môn.

- Trẻ có những hiểu biết không

- Trẻ có những triệu thích hợp về hoạt động tình dục của
chứng

của


bệnh

lây người lớn.

nhiễm qua đường tình - Trẻ không có mối quan hệ tốt với
dục.

bạn cùng tuổi.


- Trẻ cảm thấy trống - Trẻ đáp lại tình cảm của người
rỗng, không có tình cảm khác không phù hợp.

Xâm hại tình

gì.

- Trẻ đòi hỏi tình cảm và bám víu cảm/ tâm lý

- Trông đờ đẫn.

người khác.

- Trên mặt bộc lộ sự - Trẻ không gắn kết về tình cảm với
hoảng loạng, sơ hãi….

người khác.
- Trẻ cư xử thô lỗ, không quan tâm
đến tình cảm của người khác.

- Trẻ không định hình được mình là
ai.
- Trẻ tự thấy bản thân mình không
có giá trị, vô ích, không quan trọng,
đánh giá thấp bản thân.
- Trẻ không cho là trẻ có năng lực
để hoạt động hiệu quả với thế giới
xung quanh.

2. Đánh giá
2.1.

Mục đích của đánh giá


-

Xác định liệu trong tương lai trẻ có bị tổn thương hay được an toàn hay
không nếu vẫn duy trì môi trường chăm sóc hiện thời mà KHÔNG can thiệp.

-

Xác định những vấn đề ưu tiên của trẻ trong hiện tại, từ đó xác định được
nhu cầu ưu tiên của trẻ để chuẩn bị cho bước lập kế hoạch tiếp theo.

2.2.

Đối tượng cần đánh giá

2.2.1.


Đánh giá trẻ:

Khi đánh giá về trẻ cần tập trung vào thực tế mức độ tổn thương của trẻ về tinh
thần và thể chất và các nguy cơ cho trẻ trong tương lai.
Đánh giá mức độ tổn thương
Thể chất: Sức khỏe hiện tại so với thời điểm bình thường và so với trẻ cùng
độ tuổi? Cháu có sinh hoạt vận động được bình thường như các trẻ cùng độ tuổi
không?
Về tinh thần: Các dấu hiệu về hành vi, thái độ của cháu có giống trẻ bình
thường không hay có những biểu hiện khác lạ? Cháu có suy nghĩ như thế nào về sự
việc xảy ra với mình và cháu đang ở trạng thái cảm xúc ra sao?..
Đánh giá nguy cơ
Dựa vào khung đánh giá khả năng phục hồi của trẻ, cán bộ QLTH cần đánh giá các
thông tin liên quan đến trẻ dựa vào các yếu tố sau:
+ Sức khỏe thể chất hiện nay (chú ý đến độ tuổi, giới tính…)
+ Nhận thức của trẻ (học lớp mấy, hiểu biết..)


+ Khả năng tự khẳng định bản thân của trẻ;
+ Các mối quan hệ xã hội của trẻ;
+ Khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân của trẻ.
2.2.2.

Đánh giá người chăm sóc trẻ.

Với người chăm sóc các nội dung cần đánh giá liên quan đến khả năng làm
cha mẹ: nguồn lực kinh tế, khả năng ảnh hưởng tới các thành viên gia đình, đặc
biệt là với người có hành vi gây tổn hại, mối quan hệ, sự quan tâm tới trẻ, nhận
thức sự hiểu biết và các kĩ năng chăm sóc bảo vệ cũng như các kĩ năng nuôi dưỡng

khác.
2.2.3.

Đánh giá người gây tổn thương cho trẻ (có thể trùng với người chăm
sóc hoặc không).

Cần đánh giá về những nội dung sau đây:
+ Khả năng tiếp cận để gây tổn thương cho trẻ;
+ Khả năng kiểm soát về kinh tế đối với người chăm sóc trẻ- không gây tổn

thương;
+ Nhận thức/ quan điểm tích cực với tiêu cực với sự an toàn của trẻ;
+ Tiểu sử cá nhân (những trải nghiệm trong cuộc sống trước đây)
2.2.4.

Đánh giá môi trường chăm sóc:

Đây chính là việc đánh giá nguồn lực, các yếu tố tác động tích cực tới việc bảo
vệ trẻ.


- Trong môi trường chăm sóc, có thể đề cập tới hệ thống gia đình mở rộng: cô
dì chú bác, họ hàng xa gần. Cần đánh giá xem mức độ quan tâm, khả năng hỗ trợ
trẻ gia đình trẻ về kinh tế và đời sống tinh thần, xem xét các mối quan hệ gắn bó
của các thành viên trong hệ thống này để có được các thông tin chuẩn bị cho việc
lập kế hoạch.
- Các tổ chức xã hội trong cộng đồng như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội
chữ thập đỏ, đoàn đội địa phương cần được đánh giá về các mối quan hệ hiện tại
với trẻ và gia đình trẻ, khả năng có thể tham gia để giải quyết vấn đề của trẻ;
- Các cơ sở y tế, công an, nhà trường là những đơn vị sẽ vào cuộc trong quá

trình triển khai hoạt động bảo vệ an toàn cho trẻ.
- Các nhóm bạn bè của trẻ cũng cần được đánh giá vì sẽ có những nhóm trẻ có
tác động tích cực và có nhóm trẻ có tác động tiêu cực tới vấn đề của trẻ. Việc đánh
giá nhóm trẻ sẽ trợ giúp việc lập kế hoạch nhằm phòng ngừa nguy cơ cũng như tìm
nguồn lực trợ giúp việc triển khai kế hoạch.
2.3.

Bảng và các chỉ số đánh giá

2.3.1.

Chỉ số đánh giá trẻ

TT

Đánh giá trẻ
NHỮNG ĐIỂM MẠNH

1

Trẻ biết tự bảo vệ


2

Trẻ biết người có thể bảo vệ được em

3

Trẻ có thể liên lạc được với người có thể bảo vệ em


4

Có người có thể bảo vệ trẻ ở bên cạnh

5

Người chăm sóc sẵn sàng bảo vệ trẻ
NHỮNG ĐIỂM YẾU

1

Mức độ trẻ bị tổn thương hiện nay

2

Mức độ trẻ bị tổn thương trước đây

3

Người xâm hại trẻ có thể gặp trẻ
Mức độ xâm hại ảnh hưởng đến việc học tập, khả năng lao động

4

của trẻ

5

Các yếu tố cản trở khả năng tự bảo vệ của trẻ

Nếu số điểm mạnh ít hơn 3 và số điểm yếu nhiều hơn 3 thì kết luận trẻ

không có khả năng tự bảo vệ mình
Nếu số điểm mạnh nhiều hơn 3 và số điểm yếu ít hơn 3 thì kết luận trẻ có khả năng
tự bảo vệ mình

III.

Bước 3. Lập kế hoạch can thiệp

1. Khái niệm
Lập kế hoạch là việc xây dựng các hoạt động dự kiến để tiến hành giúp đỡ trẻ
dựa trên nhu cầu của trẻ và những nguồn lực hiện có.


2. Mục đích của lập kế hoạch
- Đảm bảo việc can thiệp được diễn ra một cách có kế hoạch, có mục
đích, và phương hướng.
- Đảm bảo tính hiệu quả của việc ngăn chặn trẻ em bị xâm hại trong
tương lai.
3. Các bước trong lập kế hoạch can thiệp
3.1.

Xác định vấn đề của trẻ

Từ những thông tin đã thu thập được từ các bước trên, cần phải xác định vấn
đề trẻ đang gặp phải là gì. Khi xác định vấn đề, cần đối chiếu với các quyền mà trẻ
có quyền được hưởng như quyền học tập, chăm sóc y tế, giáo dục, dinh dưỡng, tình
cảm, vui chơi…. Khi thực tế cho thấy rằng các quyền của trẻ em không được đáp
ứng đầy đủ, trẻ đang gặp những vấn đề khó khăn. Với phương pháp đánh giá vấn

đề dựa trên quyền này sẽ giúp cán bộ QLTH đánh giá được toàn diện được các vấn
đề liên quan đến trẻ và đảm bảo không bỏ sót vấn đề.
Liệt kê 5 vấn đề quan trọng nhất và sắp xếp những yếu tố trong danh sách
theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3…
Ví dụ
Vấn đề xếp theo thứ tự ưu tiên:
1. Bố dượng thô bạo với Lan
2. Mẹ đánh đập Lan vì nghe theo bố dượng


3.2.

3. Bố dượng nghiện ma túy
4. Mẹ nghiện rượu
5. Lan không có người bảo vệ
Xác định nhu cầu của trẻ

Việc xác định được vấn đề chưa đưa ra được định hướng giải quyết vấn đề
cho đối tượng. Vì thế, cán bộ xã hội cần phải chuyển những vấn đề đã xác định ở
trên thành những nhu cầu chăm sóc. Khi chuyển một vướng mắc thành nhu cầu, cả
đối tượng và cán bộ xã hội mới có thể dễ dàng nhìn thấy được những mong muốn
để có hành động can thiệp cho phù hợp.
Để chuyển từ một vấn đề thành nhu cầu, người QLTH cần trả lời câu hỏi: “
Đối tượng cần được hỗ trợ gì để vượt qua được những vấn đề đang gặp phải hiện
nay ?”
Bảng 8: Bảng chuyển đối từ vấn đề thành nhu cầu
Vấn đề của bé Lan

Nhu cầu của bé Lan


1. Bố dượng thô bạo với Lan

Lan cần được bảo vệ khỏi bị đánh và bị
lạm dụng

2. Mẹ đánh đập Lan vì nghe theo Lan cần được nhận tình thương yêu từ Mẹ
bố dượng
3. Bố dượng nghiện ma túy

Lan cần phải được bảo vệ khỏi những ảnh
hưởng của Ma túy

4. Mẹ nghiên rượu

Lan cần phải được bảo vệ khỏi những ảnh


hưởng của việc mẹ say xỉn
5. Lan không có người bảo vệ

Lan cần có người có thể bảo vệ được em
và mong muốn bảo vệ em

Mức độ quan trọng của các nhu cầu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của
vấn đề làm nảy sinh ra nhu cầu. Vì thế, những nhu cầu này đã được sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên (đúng theo thứ tự ưu tiên của các vấn đề).
3.3.

Xác định mục tiêu


Từ những nhu cầu đã được xác định và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, nhân
viên xã hội chuyển tiếp thành các mục tiêu cụ thể:
Nhu cầu của bé Lan

Mục tiêu

Lan cần được bảo vệ khỏi bị đánh và Lan được an toàn tại gia đình
bị lạm dụng
Lan cần được nhận tình thương yêu từ Mẹ của Lan hiểu con và chăm sóc tình
mẹ

cảm tốt hơn

Lan cần phải được bảo vệ khỏi những Mục tiêu 1: Lan biết cách tự bảo vệ khỏi
ảnh hưởng của Ma túy

ảnh hưởng của Ma tuý từ người bố dượng
Mục tiêu 2:Người bố dượng nhận thức và
tự nguyện cai nghiện ma túy

Lan cần phải được bảo vệ khỏi những Mục tiêu 1: Lan biết cách tự bảo vệ khỏi
ảnh hưởng của việc mẹ say xỉn

ảnh hưởng của của người mẹ say rượu
Mục tiêu 2: Người Mẹ nhận thức và tự


nguyện cai nghiện rượu
Lan cần có người có thể bảo vệ được Lan có một người bảo vệ hữu hiệu khi cần
em


thiết
3.4.

Xây dựng các hoạt động can thiệp

Từ những thông tin và đánh giá ở các bước trên, Cán bộ QLTH cùng với trẻ và
người chăm sóc trẻ sẽ cùng tham gia thảo luận và đưa ra những công việc cần làm
cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Khi xây dựng hoạt động, người nhân viên xã hội luôn đặt ra cầu hỏi “Để đạt
được mục tiêu trên thì cần những can thiệp/hỗ trợ gì”? Sau đây là một số ví dụ về
việc xác định hoạt động dựa trên mục tiêu:
Mục tiêu

Hoạt động

Lan được an toàn tại gia đình

Hướng dẫn Lan kỹ năng tự bảo vệ mình
Tham vấn cho mẹ và bố dượng của Lan về
quyền của trẻ
Cử CTV theo dõi và hỗ trợ kịp thời

Mẹ của Lan hiểu con và chăm sóc tình Tham vấn để giúp mẹ Lan hiểu được tâm
cảm tốt hơn

lý phát triển của trẻ

Người bố dượng nhận thức và tự Tham vấn cho bố dượng của Lan về tác hại
nguyện cai nghiện ma túy


của ma tuý và việc cai nghiện


Kết nối dịch vụ để giúp bố Lan cai nghiện
ma tuý
Người Mẹ nhận thức và tự nguyện cai Tham vấn cho mẹ của Lan về tác hại của
nghiện rượu

rượu và việc cai rượu

Lan có một người bảo vệ hữu hiệu khi Phân công CTV liên hệ thường xuyên với
cần thiết
3.5.

Lan để sẵn sàng bảo vệ khi cần thiết
Tổ chức thực hiện

Khi tổ chức thực hiện các hoạt động nói trên, nhân viên xã hội cần phải trả lời
rõ các câu hỏi sau:
(1) Ai sẽ là người thực hiện hoạt động này?
(2) Cần có những nguồn lực nào, nguồn lực nào đang có và cần huy động thêm để
thực hiện hoạt động này?
(3) Hoạt động này cần thực hiện trong bao lâu?
Đến giai đoạn này việc phân tích các nguồn lực thực hiện là rất cần thiết.
Người QLTH phải rất sáng tạo và linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực để
giải quyết tất cả các nhu cầu của trẻ. Các nguồn lực có thể đến từ bản thân trẻ, gia
đình và xã hội. Vì vậy, để thực hiện các hoạt động trên, cần có sự tham gia của tất
cả các đối tượng liên quan, kể cả trẻ em. Sau đây là các khía cạnh nguồn lực mà
nhân viên xã hội có thể phân tích:



- Nguồn lực từ bản thân trẻ: Bản thân trẻ cũng là một phần chính trong
việc tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân. Ví dụ khả năng thể chất, nhận thức, hành
vi và tình cảm sẵn có của trẻ.
- Nguồn lực từ người thân, gia đình: là người chăm sóc (bố mẹ, ông bà, cô
chú..), hàng xóm, bạn bè thân quen, thầy cô giáo…
- Nguồn lực từ các cơ quan chuyên môn: là cán bộ xã hội, các tổ chức
hoặc cơ quan chuyên môn có liên quan ví dụ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
chữ thập đỏ, các trung tâm CTXH, các trung tâm tham vấn, trạm y tế, bệnh
viện…..
Bảng kế hoạch tổng hợp hỗ trợ bé Lan
Mục tiêu
Lan
bảo

Hoạt động

Người

Ngân

thực hiện

sách

được Phân công CTV theo dõi Tổ trưởng
vệ

an và hỗ trợ kịp thời


tổ dân phố

toàn tại gia
đình

Thời gian
Ngay sau khi
mỗi vụ việc
xảy ra

Tham vấn với bố Dượng CBXH

Bắt

về quyền trẻ em

14/3; mỗi tuần
1 lần

đầu

từ


Hướng dẫn Lan kỹ năng CBXH

Bắt

đầu


từ

tự bảo vệ mình

12/3; mỗi tuần
2 lần. Thực
hiện

trong 2

tuần
Mẹ của Lan Tham vấn để mẹ Lan hiểu CBXH

2

hiểu con và được tâm lý phát triển của

Thực

chăm

trong 2 tháng

sóc trẻ

tuần/lần.
hiện

tình cảm tốt Tham vấn cho Lan về

hơn

nghĩa vụ của mình với gia
đìnhn

Người

bố Tham vấn cho bố dượng CBXH

dượng nhận của Lan về tác hại của ma Phó
thức và tự tuý và việc cai nghiện
nguyện

cai Kết nối dịch vụ để giúp bố

nghiện

ma Lan cai nghiện ma tuý

200,000 Thực
CT

hiện

trong quý

UBND

túy
Người


Mẹ Tham vấn cho mẹ của Lan CBXH

2

tuần/lần.

nhận thức và về tác hại của rượu và việc

Thực

hiện

tự

nguyện cai rượu

trong 2 tháng

cai

nghiện


rượu

Lan có một CTV liên hệ thường xuyên CTV

Liên


người bảo vệ với Lan để sẵn sàng bảo

thường xuyên

hữu hiệu khi vệ khi cần thiết

với Lan

cần thiết

hệ


Bước 4. Triển khai kế hoạch bảo vệ và chăm sóc trẻ

Sau khi lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu của trẻ, nhân viên xã hội tiếp tục
chuyển sang việc thực hiện kế hoạch trợ giúp. Có thể nói, giai đoạn này cần nhiều
thời gian nhất trong toàn bộ tiến trình quản lý trường hợp. Nó đòi hỏi sự linh hoạt
và khả năng sử dụng các kĩ năng làm việc của cán bộ quản lý trường hợp để tạo ra
sự thay đổi tích cực từ phía đối tượng, từ môi trường xung quanh và từ mối quan
hệ của đối tượng với những người khác. Do vậy, trong bước này, nhân viên xã hội
cần phải đồng thời tác động vào trẻ, gia đình trẻ, cộng đồng và các cơ quan tổ chức
có liên quan



×