Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN rèn CHỮ VIẾT CHO học SINH lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.19 KB, 12 trang )

RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được
hay không đó chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu“. Non
sông, đất nước muốn giàu mạnh, sánh vai với bạn bè năm châu là nhờ vào
thế hệ trẻ, những mầm non đất nước hôm nay. Dạy học ví như ta trờng mợt cái
cây, trờng cây và chăm sóc như thế nào để cây lớn nhanh và phát triển tớt. Thì là cả mợt
q trình vun đắp lâu dài. Và chúng ta những thầy giáo, cơ giáo sẽ gieo trờng và vun đắp
vườn cây thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước mai sau ra sao? Đây quả là mợt việc vơ
cùng quan trọng đây là bởn phận, trách nhiệm của mỡi thầy cơ giáo chúng ta. Trong đó tiểu
học là bậc học nền tảng của nền giáo dục và lớp mợt là nền móng của bậc tiểu học. Dạy
Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là bước đầu giúp các em hồ nhập vào mơi trường
học tập , từng bước giúp các em từngbước tiếp nhận tri thức để các em biết đọc, biết viết,
biết vận dụng chữ viết vào học tập. Chữ viết là cơng cụ cho các em sử dụng śt đời. Đọc
thơng, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau, khơng thể tách rời. Như cớ vấn Phạm Văn Đờng
đã nói “Nét chữ - Nết người”, nhận xét này của người phần nào nói lên tầm quan trọng của
việc rèn chữ viết bên cạnh việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đới với học sinh Tiểu học thì việc rèn chữ viết là điều rất quan trọng. Bởi ở bậc Tiểu học
chữ viết là nền tảng, là sự hình thành nét chữ sau này của các em. Có được chữ viết đẹp ở
mợt học sinh là quả mợt q trình rèn lụn lâu dài và khơng ngừng. Tuy nhiên trong thực
tế hiện nay tơi thấy chữ viết của học sinh tiểu học có nhiều em chưa đạt u cầu. Chữ viết
của các em khơng đều, thiếu nét và mợt sớ em chữ viết nghch ngoạc. Ngun nhân chủ
́u là việc rèn chữ viết chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy tơi nghĩ rằng để các em có kĩ
năng viết chữ đẹp chúng ta cần phải rèn cho các em ngay từ bước khởi đầu đó là khi các
em vừa bước chân vào lớp 1.
Nền giáo dục của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều lần cải cách. Và sau mỡi lần cải


cách như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh Tiểu học lại thay đởi về kích cỡ. Bên cạnh sự thay
đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học cũng thay đởi theo. Đó chính là điều băn khoăn
của các giáo viên tiểu học trong thời gian gần đây khi giảng dạy mơn Tập viết trong nhà
trường. Sự thay đởi đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chữ viết của học sinh. Vì
vậy tơi thấy rằng cần phải có những biện pháp để “ Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho
học sinh lớp 1” nhằm cải thiện tình trạng đã nêutrên. Trải qua nhiều năm giảng dạy tơi
cũng có mợt sớ kinh nghiệm về việc rèn chữ viết cho học sinh nhất là đới với học sinh lớp 1.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Bước vào lớp 1 trẻ có nhiều bỡ ngỡ. Bước đầu trẻ phải học đọc, học viết chữ nên các em
cảm thấy rất khó khăn. Mà lớp 1 chính là nền tảng của những lớp kế tiếp. Mà với u cầu
hiện nay đòi hỏi ở mỡi học sinh lượng kĩ năng , kiến thức ngày càng cao trong mơn Tiếng
Việt. Mà trong đó có phân mơn tập viết. Việc rèn chữ viết cho học sinh là rất quan trọng.
Dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là giúp các em có được đức tính cần cù,


nhẫn nại, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo. Vì thế
mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh của lớp mình.
Để giúp các em trở thành những con người phát triển toàn diện sau này xây dựng đất nước
ta ngày một giàu đẹp hơn.

III. Giới hạn của đề tài:
Đối tượng học sinh của tôi ở đây là học sinh khối lớp 1. Vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi dễ rèn
và dễ tiếp nhận nhất. Ngay từ khi học sinh mới bước vào lớp 1 thì những nét cơ bản đầu
tiên chúng ta cần phải giúp cho các em viết đúng. Cũng như cái cây muốn nắn là phải uốn
khi còn non vậy. Ở đây trong giới hạn của đề tài tôi xin đưa ra một số biện pháp mà tôi đã
thực hiện nhằm giúp các em viết đúng và viết đẹp.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Thực trạng và những mâu thuẫn:

Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu và giải pháp về rèn chữ viết cho học
sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế về trình độ viết chữ
của lớp. Qua khảo sát tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng viết chữ,
cụ thể là:
- Mẫu chữ viết của các em trong lớp không thống nhất, có những em chưa biết viết, không
xác định được dòng kẻ, ngồi viết không đúng tư thế, hay đùa nghịch trong lớp, mải chơi.
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút , điểm dừng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách giữa các con chữ trong một tiếng, khoảng cách giữa các
tiếng trong một từ.
- Các em viết sai độ cao, thế chữ chưa đúng so với chữ mẫu.
- Khi viết nét nối giữa các chữ có 2 – 3 âm ghép lại (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi)chưa
đúng, có khi khoảng cách giữa 2 con chữ xa quá hoặc gần quá thành ra không đẹp.
- Khi viết các em thường hay tẩy xoá tuỳ tiện làm cho vở dơ, chữ viết lại nên chỗ vừa tẩy
cũng không đẹp.
- Mặt khác các em đang chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập
nhiều hơn, có kỷ luật hơn , phải viết nhiều hơn và trong một thời gian nhất định phải hoàn
thành vì thế các nhanh mỏi tay và dễ chán nản khi viết chữ.
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1.Về cơ sở vật chất:


- Bàn ghế phải vừa tầm với độ tuổi lớp 1 (cả ở trường và gia đình). Góc học tập, lớp học
phải có đủ ánh sáng.
Bàn ghế cao quá học sinh ngồi viết sẽ phải với, khi viết sẽ không được thoải mái chữ viết sẽ
không đẹp.Còn nếu bàn quá thấp khi ngồi viết các em phải cúi xuống có thế gây một số
bệnh học đường như: cong vẹo cột sống, lưng gù, cận thị mắt. Vì vậy bàn ghế phù hợp, ánh
sáng đầy đủ góp phần cho các em viết chữ đẹp mà còn giúp các em học tập tốt. Có chuẩn
bị tốt những điều kiện này mới có thể tạo tâm lý thoải mái, duy trì nề nếp học tập tốt ở học
sinh.
- Đồ dùng học tập của học sinh: từ cách chọn bảng viết, phấn viết đến chọn vở cho học

sinh tôi đều lưu tâm tới. hướng dẫn phụ huynh chọn mua cho con em mình một cái bảng
tốt, dễ viết. Còn vở thì cũng phải giấy dày và tốt, đường kẻ đều và rõ ràng. Trong buổi gặp
mặt đầu tiên khi đưa trẻ đến trường tôi đưa ra những quyển vở, bút chì tốt để phụ huynh
tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng bảng của em này
thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết.
2. Nguyên tắc khi dạy tập viết:
Quá trình tập viết có quan hệ lớn đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh.Tư thế
ngồi viếtcó quan hệ đến cột sống, đến phổi, lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến các ngón
tay, bàn tay và cánh tay. Hình dáng kích thước chữ có quan hệ đến mắt các em.
Việc tập viết không đảm bảo đúng các qui định trên cơ sở khoa học sẽ đem lại nhiều di
hại suốt đời cho học sinh như: mắc bệnh cận thị do ngồi viết ở nơi thiếu ánh sáng hoặc cúi
đầu sát xuống vở quá, cột sống cong vẹo, lưng gù, phổi cũng ảnh hưởng…. do tư thế ngồi
viết không đúng. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tập viết giáo viên cần chú ý đến việc phối
hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể là một nguyên tắc đặc thù. Khi một học sinh lớp 1 viết, các
bộ phận nó đều căng thẳng, đặc biệt là các ngón tay. Điều này dẫn đến nhanh mỏi tay để
thay đổi không khí giáo viên có thể cho các em thực hiện một vài động tác thể dục trong
lớp hoặc một trò chơi thư giãn.
Nguyên tắc tập viết cho thấy kĩ năng viết của học sinh chỉ thực sự có được khi có sự
phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể. Việc đánh giá bài viết của các em cần phải được
kết hợp với việc theo dõi quá trình viết của học sinh.
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC:
a/Phương pháp trực quan:
* Bài mẫu:
Mẫu chữ viết rất quan trọng, vì thế bảng viết mẫu cần đúng và đẹp. Vì học sinh tiểu học
tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Khi viết các em phải tái hiện hình ảnh chữ viết đã
tiếp thu được qua mắt nhìn lần đầu để ghi
lại hình ảnh chữ viết đã nhìn được trên mặt bảng, mặt giấy.
Vì vậy nếu chữ mẫu được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc dưới ánh sáng kém,
thì các em rất khó nhìn dẫn đến khó tái hiện. Từ đó nếu trình bày mẫu chữ trên bảng lớp,
giáo viên phải viết to, rõ ràng đúng mẫu, đúng các nét để học sinh nắm được cấu tạo, kích

thước của chữ. Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp cho học sinh nắm được thứ tự
các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một tiếng nhằm đảm bảo yêu cầu viết


liền mạch, viết nhanh.
Nếu trong bài viết có nhiều chữ cái hoặc nhiều vần khác nhau thì cần phải có đủ mẫu
cho học sinh quan sát để nhận xét sự giống và khác nhau đó.
Ví dụ: khi dạy các em viết l – h ( bài 8 – SGK). Từ mẫu chữ học sinh nắm được cấu
tạo của con chữ, hình dáng, kích thước của chữ. Phân biệt được sự giống và khác nhau của
2 con chữ.
Kích thước: l – h đều cao 5 li.
Hình dáng: l – h đều gồm một nét khuyết xuôi.
Chữ l kết hợp với nét móc ngược.
Chữ h kết hợp với nét móc 2 đầu.
Hoặc chữ n – m. 2 chữ này có những điểm gần giống nhau về cách viết.
Từ chữ mẫu n – m, học sinh nêu được kích thước, hình dáng của chúng, nhận xét sự
giống nhau và khác nhau giữa 2 con chữ.
Kích thước:

m – n cao 2 li,

m rộng 1 ô
n rộng 2/3 ô

Hình dáng: n gồm 2 nét là nét móc xuôi và nét móc 2 đầu.
m gồm 2 nét móc xuôi, 1 nét móc 2 đầu.
Cấu tạo của các cặp chữ trên tương đối giống nhau dẫn đến cách viết cũng tương tự.
Giáo viên có thể cho học sinh nhận xét cả cách viết.
Ví dụ: Muốn viết m – n ta đặt bút ở dưới dòng kẻ 3, viết nét móc xuôi sau đó viết nét
móc 2 đầu được chữ n hoặc viết tiếp nét móc xuôi nữa rồi viết móc 2 đầu thì được chữ m.

Hoặc khi viết an, inh, ên, xinh. Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và đứng sau có
nét liên kết. Khi viết ta chỉ cần đưa nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái trước nối sang
điểm dừng bút của chữ cái sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ
trái sang phải.
* Chữ mẫu giáo viên viết trên bảng lớp:
Trong giờ dạy viết, chữ mẫu của giáo viên là hình ảnh trực quan sống cho học sinh
nhìn học theo. Chữ mẫu phóng to trên báng sẽ giúp học sinh dễ quan sát. Từ đó các em
được thấy sự liên kết giữa các con chữ, thứ tự đưa nét, cách viết của từng con chữ. Trong
khi viết giáo viên phải vừa viết vừa giảng giải, chữ mẫu trên bảng của cô giáo phải vừa đẹp
vừa mềm mại, nhịp nhàng ăn khớp với lời nói, đồng thời tư thế đứng của cô giáo cũng phải
hợp lý để học sinh theo dõi được quy trình viết. Vì thế khi viết mẫu trên bảng lớp, tôi
thường viết chậm để toàn lớp được nhìn thấy tay cô giáo viết từng nét, từng nét một cách
rõ ràng.
Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp giáo viên phải dùng lời sao cho phù hợp, dễ hiểu
để các em dễ nghe dễ hiểu, chú trọng những nét nối hướng dẫn tỷ mỷ, chính xác cho học


sinh, không nên hướng dẫn dài dòng gây cho học sinh khó hiểu, không nên hướng dẫn một
lần nhiều quá gây rối mắt cho học sinh.
Đối với học sinh Tiểu học, chữ mẫu phải được cụ thể hóa nhất là đối
với học sinh lớp Một. Khi học sinh được quan sát bài mẫu của cô giáo, các
em lập tức nảy sinh ý định bắt chước, muốn mình viết đẹp được như cô giáo.
Ngoài chữ mẫu của cô giáo, giáo viên có thể sử dụng những bài viết
đẹp của những học sinh khá, giỏi để làm mẫu cho các em, giúp các em không những học ở
cô, thầy mà còn học ở bạn nữa.. Đó chính là “Học thầy không tày học bạn”.Do đó tôi phân
công những em viết đẹp ngồi cạnh những em viết chưa đẹp để giúp đỡ nhau, xây dựng đôi
bạn cùng tiến. Hơn nữa để các em thấy bạn mà muốn viết đẹp được như bạn mà càng ra
sức luyện tập, rèn viết một cách tự giác và có ý thức hơn. Đó mới là điều mà mỗi giáo viên
mong muốn vì khi các em ý thức được cần phải viết chữ đẹp
thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều.

Mẫu chữ trong dạy tập viết là chưa đủ, mà chữ mẫu của cô giáo thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc
cả khi chấm chữa bài, khi viết bảng cả những môn học khác đối với học sinh cũng phải
được viết đúng mẫu. Học sinh lớp 1 rất máy móc, các em bắt chước theo những gì cô làm.
Vì thế cô viết sao là chữ trò như vậy.
Tại sao như vậy ?
Vì trẻ tiểu học luôn coi thầy cô giáo như một tấm gương sáng để các nhìn vào và noi
theo. Nếu thầy cô giáo ẩu, viết cẩu thả khi phê vở cho học sinh, hoặc viết không đẹp trong
những môn học khác, thì chính đã gieo vào lòng các em ý nghĩ chỉ cần luyện chữ trong môn
tập viết, chính tả mà thôi, còn môn học khác thì không cần. Và chính là đã biến mình thành
một ví dụ xấu cho trẻ bắt trước. Không ít học sinh khi viết vở Tập viết, Chính tả thì rất cẩn
thận nhưng viết bài ở những môn học khác thì rất cẩu thả.
Lý do rất đơn giản, vì các em thấy cô giáo chỉ quan tâm đến chữ viết trong 2 tiết học
ấy. Muốn trò viết đẹp thì thầy phải luôn luôn viết đẹp, đó là kim chỉ nam của thầy giáo, cô
giáo trong nhà trường.
b/ Phương pháp phân tích - gợi mở:
Để có chữ viết đẹp, không bị gãy nét và rời, trong quá trình dạy viết giáo viên cần phân
tích cấu tạo chữ để hướng dẫn cách uốn nét, lia bút. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với chữ mẫu sẽ viết
bằng một hệ thống câu hỏi liên quan đến các nét cấu tạo nên chữ cái, độ cao con chữ, kích
thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác nhau giữa các chữ cái đã học
với chữ cái mà hôm nay cô giáo dạy.
Ví dụ:
-

Chữ n gồm 1 nét móc xuôi kết hợp với 1 nét móc 2 đầu.

-

Chữ u: nét hất kết hợp với nét móc ngược kết hợp tiếp với nét móc



ngược thứ hai.
-

Chữ nụ: chữ n nối liền với chữ u và thêm dấu thanh nặng ở dưới chữ u.

Muốn phân tích được cấu tạo chữ và cách viết, giáo viên phải sử dụng phương pháp đàm
thoại gợi mở. Phương pháp này thường được sử dụng ở phần đầu tiết học, khi đưa chữ mẫu
phóng to lên bảng. Giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phân tích được hình dáng,
kích thước, cấu tạo và cách viết của từng chữ.
Ví dụ:

Bài : y – tr.

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:
-

Chữ y nằm trong khung hình gì?

-

Cao mấy ô ? Rộng mấy ô?

-

Chữ y gồm mấy nét ? Là những nét nào?

-

Điểm đặt bút của chữ y giống điểm đặt bút của chữ nào mình đã


-

Chữ tr gồm mấy con chữ ghép lại?

-

Chiều cao, độ rộng của chữ là mấy ô?

-

Nét nối giữa t và r là bao nhiêu?

học?

c/ Phương pháp giảng giải:
Phương pháp này được sử dụng khi hướng dẫn viết cho học sinh. Muốn hướng dẫn
học sinh viết đúng, người giáo viên phải nắm vững cấu tạo, hình dáng, kích thước và sử
dụng chính xác thuật ngữ khi dạy tập viết.
Một số thuật ngữ khi dạy môn Tập viết:

*Đường kẻ và dòng kẻ:
Các chữ cái ghi âm Tập viết đều nằm trong các ô vuông. Các ô vuông này do các đường kẻ
và dòng kẻ cắt nhau tạo thành. Những chữ cái có độ
cao 1 dòng được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới.
Các dòng kẻ chia các ô vuông lớn thành các ô vuông nhỏ gọi là dòng kẻ ngang (dòng ly)
hoặc dòng kẻ dọc.
Cách xác định tọa độ của điểm đặt bút và dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn.



* Điểm đặt bút:
Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ, điểm đặt bút có thể đặt
trên đường kẻ ngang.
* Điểm dừng bút:
Là vị trí kết thúc của nét chữ. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút (chữ O), nhưng
đa số kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Do vậy người giáo viên chỉ dừng một
chút để chỉ khái niệm này.
* Khái niệm lia bút:
Để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết, nối các nét hay chữ cái
với nhau, người ta sử dụng kỹ thuật lia bút. Tức là nét bút thể hiện liên tục
nhưng bút hoặc phấn không chạm vào giấy hoặc bảng theo đường cong ngắn nhất. Thao
tác đưa bút trên không ấy gọi là lia bút.
* Khái niệm rê bút:
Là trường hợp viết đi lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, thông thường là
từ điểm kết thúc của nét trước tới điểm đặt bút của nét sau.
* Hệ thống nét:Gồm hai loại: nét thẳng – nét cong.

Thẳng đứng

½

Thẳng ngang ¾
Cong kín O

Thẳng xiên phải \
Thẳng xiên trái

Cong hở phải C
(cong trái)


/

Cong hở trái
(cong phải)

Theo lưng chữ
Các loại nét phối hợp:
1- Nét móc xuôi :

, nét móc ngược:

2- Nét móc 2 đầu:
3- Nét thắt đầu, nét thắt giữa trong các chữ ( b, r, s)


4- Nét khuyết trên (xuôi):

, nét khuyết dưới (ngược):

Sử dụng phương pháp giảng giải để hướng dẫn viết một số dạng bài trong chương
trình tập viết Lớp 1.
* Hướng dẫn kỹ thuật viết:
Muốn dạy cho học sinh viết đúng các hình chữ cái, vẫn thông thường, giáo viên cần
hướng dẫn để các em nắm được cấu tạo, quy trình viết bao gồm:
. Điểm bắt đầu và kết thúc của chữ.
. Điểm tiếp xúc với nét của khung chữ.
. Kỹ thuật viết như thế nào cho mau bằng cách rê bút, lia bút, chuyển dịch đầu
bút để có thể viết liền mạch, đồng thời kinh nghiệm viết như thế nào cho đẹp. Đây là một
việc làm quan trọng. Viết liền mạch không


chỉ làm cho tốc độ viết được nâng lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu
cầu thẩm mỹ của chữ viết.
d/ Phương pháp luyện tập:
Dân gian ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen” quả đúng như vậy. Đối với môn
Tập viết thì càng đúng hơn.
Đối với trẻ lớp 1 tay còn mềm, yếu, cầm bút các em vẫn sợ rơi, chóng mỏi mệt thì
quá trình rèn chữ của giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, tăng dần yêu cầu, không đòi hỏi quá
khó với các em. Ở lứa tuổi này học sinh thường có thói quen nắm tay sát ngòi bút và cầm
bút quá chặt gây ra căng cơ tê cứng, làm cho các em cảm thấy mau mỏi tay. Cần rèn cho
các em cầm bút đúng vị trí tự tin và thoải mái.
Cách sử dụng bút cũng là điều đáng quan tâm. Bút tốt các em sẽ viết đẹp hơn, tự tin
hơn và thích viết hơn. Nếu viết bút chì thì ngòi viết cần được gọt cho sắc nét để khi viết
không bị trơn tuột.
Có thể luyện tập bằng nhiều phương tiện.
*Luyện viết bảng con:
luyện viết trên bảng con là một quá trình vô cùng quan trọng. Trước khi viết bài vào
vở. Viết bảng con giáo viên dễ quan sát và sửa nét, sửa chữ giúp các em viết vào vở hoàn
chỉnh và đẹp hơn. Để quá trình viết bảng có hiệu quả và không mất thời gian, đầu năm học
tôi thường thống nhất với các em một loại bảng trong cả lớp để có dòng kẻ giống nhau. Đối
với những em chưa trải quá chương trình học mẫu giáo tôi kẻ bảng và xác định dòng 2 ô li,
dòng 3 ô li và dòng 5 ô li giúp các em dễ viết và viết đúng độ cao của các con chữ.Với trẻ
em lớp 1, viết phấn mềm hơn viết chì, bảng con lại có thể xóa, lau, sửa nét dễ dàng. Trước
khi viết bảng con cần xem xem các em viết có đúng chiều không. Vì thế cần hướng dẫn các


em viết trên không cho quen chiều con chữ. Sau đó mới cho các em viết vào bảng con. Khi
học sinh
luyện viết bảng con giáo viên có thể cầm tay từng em khi học những bài đầu, sau đó mới
thả dần dần cho các em tự viết. Sang học kỳ II, khi viết đã cứng tay học sinh còn có thể sử
dụng bảng và bút dạ (bảng phoóc) cho hợp vệ sinh. Giáo viên cần hướng dẫn cả việc lau

bảng cho các em. Trong một tiết tập viết có thể luyện bảng con 2 – 3 lần. Giáo viên cần uốn
nắn để các em viết đúng chiều các nét cong, nét móc, nét khuyết, nét thắt, … hướng dẫn
và sửa chữa cho các em từng nét một.
* Luyện viết trong vở tập viết:
Muốn học sinh viết đẹp giáo viên phải làm tốt khâu chuẩn bị bút và vở cho học sinh.
Chọn được một cuốn vở tốt và đúng qui cách là một việc hết sức quan trọng. Hãy
giúp học sinh của mình lựa chọn được một cuốn tốt, phù hợp, giấy đẹp, dòng kẻ rõ ràng,
giấy dày không lựa chọn một vở giấy vở mỏng quá.
Nếu học sinh viết bút chì thì giáo viên phải kiểm tra đầu nhọn và gọt
bút cho đồng đều. Nếu học sinh viết bút mực thì cô giáo phải kiểm tra mực và lau sạch bút
cho các em, trong vở phải có giấy kê tay hoặc giấy thấm.
Trước khi viết vở học sinh phải được quan sát vở mẫu của cô giáo.
* Trong tất cả các quá trình luyện viết, người giáo viên phải luôn chú ý nhắc nhở học sinh.
-

Tư thế ngồi viết

-

Taycầm bút

Quan sát trực tiếp, nhắc nhở và sửa sai cho từng em, nếu nhiều em sai
thì phải sửa chung cho cả lớp để học sinh rút kinh nghiệm kịp thời.
-

Viết mẫu vào vở rèn chữ cho học sinh kém viết thêm.

-

Luôn động viên, khuyến khích những em viết đẹp.


Khi học sinh viết ở bảng con hay ở vở cũng phải tuân theo hiệu lệnh của
giáo viên cho nhịp nhàng, cẩn thận.
-

Ngoài luyện viết ở bảng, ở vở Tập viết giáo viên cần nhắc nhở các

em viết đẹp ở tất cả các môn khác nữa.
Trong quá trình học sinh viết kể cả ở bảng con và trong vở tập viết giáo viên cần theo
dõi, quan sát để kịp thời uốn nắn và sửa chữa kịp thời cho các em. Với nét bút đè nặng và
gãy đó là hiện tượng các em bị ức chế trong khi viết. Cần động viên khuyến khích. Nét bút
trôi nhạt là các em có tính cẩu thả, không chú ý khi viết cần nhắc nhở thường xuyên.
Quá trình tập viết xuyên suốt trong thời gian dài. Vì vậy giáo viên kiên trì, nhẫn nại
nhất là đối với một số em khả năng tiếp thu chậm. Trong những giờ tập viết giáo viên cần


nắm bắt được khả năng viết của từng em
đỡ cho những em còn yếu trong môn tập
với cha mẹ học sinh để rèn thêm cho các
viết nhiều lần. Cần phải kết hợp chặt chẽ
ở nhà đạt cũng đạt kết quả như ý muốn.

một mà từ đó khuyến khích thêm và nhất là giúp
viết. Đối với những em này giáo viên cần liên hệ
em ở nhà. Giáo viên nên viết mẫu để các em tập
giữa gia đình và nhà trường để việc rèn chữ viết

Trong quá trình viết học sinh thường bộc lộ tâm lý thích nhanh hơn các bạn, nên viết
vội vàng khiến cho nét chữ nghuệch ngoạc. Vì thế giáo viên cần xem xét đến tốc độ viết
của học sinh. Đặc biệt nhắc nhở học sinh tính cẩn thận, không nên vội vàng mà thiếu nét,

thiếu dấu.
Ở giữa kì 2 học sinh được viết sang cỡ chữ nhỏ. Lúc này giáo viên càng phải quan tâm
hơn về độ cao của con chữ để các em viết đúng . Vì đây là mẫu chữ mà các em thể hiện
suốt trong thời gian sau này. Do đó giáo viên càng phải theo sát các em sửa sai từng li,
từng tý.
* Luyện tập viết chữ trong những môn học khác:
Không những rèn viết trong quá trình tập viết mà cần rèn viết trong cả những tiết học
khác nữa. Cần tận dụng việc luyện chữ viết trong các bài học, bài làm ở các môn học khác
để học sinh luôn có thói quen viết đúng, viết đẹp. Đối với lớp 1 mà nói chung cả trong bậc
tiểu học. Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là sự
cần thiết. Có
làm được như vậy thì việc luyện tập viết chữ mới được đồng bộ thường xuyên. Rèn cho các
em thói quen viết đẹp và luôn muốn viết đẹp như các bạn. Thường xuyên nhắc nhở các em,
uốn nắn các em để các em viết đúng các nét cơ bản, chữ viết đúng độ cao rõ ràng và viết
nhanh dần hơn. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích động viên để học sinh yêu thích sự rèn
viết chữ đẹp, kiên trì rèn luyện để viết chữ đẹp, đúng mẫu chữ và có sáng tạo theo cách
riêng để hình thành chữ viết đẹp độc đáo của riêng mình. Kích
thích sự yêu thích rèn chữ viết qua những câu chuyện về các gương viết chữ đẹp, văn hay
hoặc tham khảo những mẫu chữ đẹp cho học sinh xem. Muốn làm được tốt điều này đòi hỏi
ở người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn, cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng
yêu mến trẻ.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp nêu trên tôi nhận thấy rất rõ:
Không chỉ với môn Tập viết, chữ viết học sinh được cải thiện mà trong các môn khác
như: Toán , Chính tả.
Cụ thể là: Trong năm học vừa qua lớp của tôi có 34 học sinh đa số
các em viết rất tốt. Nhiều em viết đẹp. Cuối năm học trong đợt thi đua chấm “Vớ sạch, chữ
đẹp” ở lớp 70 % học sinh đạt giải A. Trong đó tôi chọn ra 10 bộ đẹp nhất tham gia vòng
trường kết quả có 7 bộ đạt giải A và 3 bộ được công nhận viết chữ đẹp. Đó là cả một kết
quả đáng mừng của cả cô và trò trong suốt cả một quá trình rèn luyện lâu dài.Vì lúc đầu

năm lớp tôi viết rất yếu , có vài em còn không biết cầm viết nữa.
Trong lớp tôi các em cũng có nhiều em yêu thích rèn chữ và muốn viết đẹp như các bạn.
Tôi thường khuyến khích các em hãy rèn chữ viết và giữ vở sạch như các bạn.


C. PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. Ý nghĩa của đề tài:
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Chương trình thay sách giáo khoa mới có
nhiều sự đổi mới cả nội dung và hình thức của sách, đổi mới về cách đánh giá cũng như về
phương pháp giảng dạy, các em được phát huy hết khả năng của mình, kiến thức được mở
rộng, nâng cao dần chuẩn bị
tốt cho việc theo học các lớp cao hơn. Tuy vậy việc áp dụng các phương pháp rèn viết là
không thể thiếu được và thực sự có hiệu quả nếu như mỗi người giáo viên luôn quan tâm,
nhiệt tình trong giảng dạy và chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh của lớp mình.
Nhiều năm lại đây do áp dụng những biện pháp vừa nêu trên mà chữ viết của lớp tôi phụ
trách các em viết đẹp và đúng mẫu hơn. Phong trào rèn chữ giữ vở cũng được các em
hưởng ứng rất nhiệt tình. Cuối mỗi năm học số lượng học sinh trong lớp tham gia chấm vở
sạch, chữ đẹp cấp trường của lớp tôi cũng nhiều hơn các lớp khác trong khối.
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Để việc rèn chữ viết đạt được kết quả như mong muốn thì 2 yếu tố căn bản cần chú ý
đến là:
+ Sự chuẩn bị của của học sinh.
+ Sự chuẩn bị của người giáo viên.
- Học sinh cần có đủ dụng cụ, đồ dùng học tập đúng qui cách để phục vụ tốt nhu cầu học
tập của bộ môn.
- Giáo viên cần nắm các nét cơ bản theo mẫu chữ qui định, nắm vững nội dung, yêu cầu
dạy học của phân môn. Nắm bắt trình độ của từng học sinh trong lớp mình. Ngoài ra giáo
viên cần chuẩn bị nội dung và phương pháp truyền đạt cho học sinh dễ hiểu. Kiểm tra uốn

nắn kịp thời cho từng đối tượng học sinh. Hơn thế nữa giáo viên cần có đức tính kiên trì,
nhẫn nại vì quá trình rèn chữ viết đòi hỏi thời gian dài rèn luyện và vun đắp.
Và việc không thể thiếu được đó là quá trình chấm chữa bài: Phải chấm chữa bài thường
xuyên. Nắm bắt những lỗi sai sửa cho từng học sinh nếu có thể hoặc sửa vào tiết học sau
và trong những tiết học khác nữa. Khi phê bài cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý đến
chữ viết của mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi về phương pháp rèn luyện chữ viết cho học
sinh lớp 1. Bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm và phấn đấu nhiều hơn nữa trong phong trào
“Rèn chữ viết” cho học sinh. Tôi sẽ nhiệt tình, quan tâm đến từng em để sửa chữa và nhắc
nhở các em viết ngày càng đẹp hơn.
III.ĐỀ XUẤT.
Nhân đây tôi xin có một đề xuất nhỏ đối với việc biên soạn và in vở Tập viết lớp 1


như sau:
-

Vở tập viết hiện thời giấy hơi mềm và không được đẹp. Nếu có

thể vở tập viết cần in trên giấy dày và đẹp hơn để các em tập viết chữ sẽ đẹp hơn.
Vở mẫu chữ viết hiện thời dòng chưa đúng với chương trình cải cách
hiện nay là chữ h ( l, b ) viết trong dòng 5 li. Khác với vở chỉ kẻ 4 ô ly vì thế các
em đôi khi học sinh còn nhầm lẫn khi viết các chữ này. Nếu có thể vở tập viết
cũng có dòng kẻ đủ 5 ô li thì tốt biết mấy. Dòng kẻ li trong vở tập viết cũng to
hơn dòng kẻ li trong vở viết. Rất mong vở tập viết cũng chú ý đến việc này sẽ
giúp rất nhiều cho quá trình dạy của giáo viên và học tập của các em được tốt
hơn.
Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện. Tuy nhiên còn rất
nhiều những biện pháp tối ưu khác nữa. Vì thế rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh
đạo và bè bạn đồng nghiệp để tôi có thể làm tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.




×