Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.23 KB, 80 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH HI H

MÔ HìNH NHà NƯớC KIếN TạO PHáT TRIểN:
Lý LUậN, THựC TIễN TRÊN THế GIớI Và ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

HA NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH HI H

MÔ HìNH NHà NƯớC KIếN TạO PHáT TRIểN:
Lý LUậN, THựC TIễN TRÊN THế GIớI Và ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp - Lut Hnh chớnh
Mó s: 60 38 01 02

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS.TS NGUYN NG DUNG

HA NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hải Hà
`


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO
PHÁT TRIỂN ................................................................................................... 8
1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” ..... 8
1.2. Đặc điểm của “nhà nước kiến tạo phát triển” ....................................... 11
1.3. Phân loại các mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” ......................... 19
1.4. Bản chất của nhà nước kiến tạo phát triển ............................................ 25
Chương 2: MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................30
2.1. Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản................................... 30
2.2. Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Trung Quốc .............................. 38
Chương 3: KHẢ NĂNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT
TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................48
3.1. Nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã
hội thế giới hiện nay ............................................................................. 48
3.2. Khả năng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay ...... 54
3.3. Những thách thức trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam hiện nay..................................................................... 59
3.4. Các yếu tố góp phần tạo nên thành công trong việc xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay ...................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AU:

Liên minh Châu Phi

MITI:

Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

UN ECA:


Hội đồng kinh tế cho Châu Phi của Liên hợp quốc

UNDP:

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

XNCH:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Mục tiêu phát triển của Việt Nam đã được khẳng định trong Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam
ngày 28/11/2016: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [8]. Để đạt được mục tiêu này,
việc chuyển đổi phương thức quản trị ở Việt Nam hiện nay là một nhu cầu
tất yếu và khách quan.
Theo các chuyên gia, sự cất cánh của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn
khởi đầu, là quốc gia đi sau, Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm thành
công và thất bại của các nước đi trước, trong đó bài học bao trùm là các
quốc gia quyết định tốc độ tăng trưởng của mình thông qua việc thực hiện
hay không thực hiện những quyết sách chiến lược thường là khó khăn về
mặt chính trị. Một số chuyên gia cho rằng, đối với những nước công nghiệp
hoá muộn như Việt Nam, mô hình "Nhà nước kiến tạo phát triển" được
xem là một sự lựa chọn phù hợp nhất. Lịch sử cho thấy, những nước công
nghiệp hoá sớm hơn đã rất thành công với mô hình này, điển hình là các

nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... (những nước này vẫn được cho là
những nước công nghiệp hoá muộn, theo cách gọi của phương Tây) và một
số nước khác ở Đông Nam Á như Singapore, hay kém thuyết phục hơn là
Thái Lan và Malaysia.
Mặc dù đối với giới hoạch định chính sách và nghiên cứu học thuật,
nhà nước kiến tạo phát triển không còn là đề tài mới mẻ nữa song có thể
khẳng định rằng trong bối cảnh phát triển hiện tại đây được xem là vấn đề

1


tương đối thời sự với hoạt động quản trị quốc gia ở Việt Nam. Trong bài viết
xác định nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng nhận định:
Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang
nhà nước kiến tạo phát triển… Trong nhà nước kiến tạo phát triển,
chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường
và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng
trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám
sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống [6].
Kể từ đó thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” được sử dụng tương
đối phổ biến trong các thông điệp điều hành của Chính phủ Việt Nam và đặc
biệt nhận được sự quan tâm của các diễn đàn học thuật.
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có những đặc điểm nổi bật gì để
tạo nên sự thần kỳ của các nước Đông Á, cũng như sự phát triển ấn tượng của
các nước Đông Nam Á? Liệu “nhà nước kiến tạo phát triển” có thật sự phù
hợp và hiệu quả trong điều kiện, bối cảnh hiện nay ở Việt Nam hay không?
Để trả lời được câu hỏi này cần thiết, việc tiến hành nghiên cứu những vấn đề

lý luận và thực tiễn về nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới và khả năng
áp dụng mô hình này ở Việt Nam là vô cùng phù hợp và cần thiết trong bối
cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Như đã đề cập ở trên, nhà nước kiến tạo phát triển không phải là một
chủ đề mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Mô hình nhà nước
2


kiến tạo được cho là lần đầu tiên được đề cập đến bởi Chalmers Johnson
(1982) trong cuốn MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial
Policy 1925-1975. Mô hình này sau đó đã được Amsden (1989) trong cuốn
Asia’s Next Giant: Sout Korea Late Industrialization.New York, NY: Oxford
University Press; Evans (1995) trong cuốn Avans, P. (1995) Embedded
Autonomy, State and industrial transformation, Princeton: Princeton
University Press phát triển thêm và áp dụng để phân tích các trường hợp phát
triển kinh tế thần kỳ của Đài Loan và Hàn Quốc. Các vấn đề về nhà nước kiến
tạo phát triển tiếp tục được nghiên cứu và đề cập đến trong các tác phẩm khác
như: Lee, K. et al. (2005) Late Marketisation versus Late Industrialisation in
East Asia, Asian Pacific Economic Literature, 19(1), 42-59; White, G. (2006)
Towards a Democratic Developmental State, IDS Bulletin, 37(4), 60-70;
Back, H, and Hadenius, A. (2008) Democracy and State Capcity: Exploring a
J-Shaped Relationship, Governance: An International Journal of Policy,
Administration, and Institutions, 21(1), 1-24.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu quan tâm tới chủ đề từ
năm 2009 qua loạt bài của TS.Vũ Minh Khương về Việt Nam trước thách thức
xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển được đăng tải trên TuanVietnamnet, các
bài viết trao đổi, bình luận về chủ đề này của nghiên cứu sinh Phạm Hưng

Hùng (nghiên cứu sinh tại Đại học Birmingham – Vương Quốc Anh), Bàn
thêm về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển; Nhà nước kiến tạo phát triển
phải từ quyết tâm chiến lược cùng được đăng tải trên TuanVietnamnet. Sau
thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, các vấn đề về nhà nước kiến tạo được
quan tâm nhiều hơn thể hiện qua các bài viết của TS.Nguyễn Sĩ Dũng về nhà
nước kiến tạo phát triển được đăng tải trên Tạp chí Tia sáng điện tử và Báo
điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam.
3


Gần đây nhất, Chính phủ kiến tạo đã trở thành chủ đề của tọa đàm do
Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức vào 12/1/2017: “Kinh tế 2017 và sinh khí
mới từ Chính phủ kiến tạo”. Nhằm cung cấp thêm những luận cứ khoa học và
tạo diễn đàn học thuật cho các chuyên gia, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội cũng đã tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Nhà nước kiến tạo phát
triển: lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”.
Mặc dù dành được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia cũng như một
nhà hoạch định chính sách, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về vấn đề Nhà nước kiến tạo
phát triển trên thế giới và khả năng áp dụng mô hình này ở Việt Nam. Chính
vì vậy, hoạt động nghiên cứu của luận văn mang ý nghĩa thiết thực và có giá
trị tham khảo hữu ích.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt
động của mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển ở một số quốc gia trên thế giới
và khả năng áp dụng mô hình này ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển của
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở một số nước trên thế giới, luận văn

hướng đến mục tiêu:
1. Giới thiệu nguồn gốc, quan điểm, nhận thức về Nhà nước kiến tạo
phát triển trên thế giới
2. Làm sáng rõ khái niệm, đặc trưng, cách thức phân loại, bản chất và
xu thế phát triển của mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển.

4


3. Giới thiệu thực tiễn xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo
phát triển ở một số nước Đông Á (Nhật Bản và Trung Quốc);
4. Phân tích nhu cầu và khả năng áp dụng mô hình Nhà nước kiến tạo
phát triển ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này bao gồm
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động của các mô hình
Nhà nước kiến tạo phát triển;
- Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội khi áp dụng mô hình Nhà
nước kiến tạo phát triển ở Nhật Bản và Trung Quốc;
- Bối cảnh thực tiễn và khả năng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo ở
Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ của luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn về mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển ở các nước trên thế giới và
ở Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để
tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu, hiện có để phân tích các vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển của mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển trên thế giới;

Phương pháp so sánh: nhằm tìm hiểu các quan điểm cũng như cách
thức thực hiện của các nước trên thế giới trong việc áp dụng mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển trong điều hành quản lý nhà nước;

5


Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp và phân tích kinh nghiệm pháp
luật nước ngoài trong việc áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Trên cơ sở so sánh, phân tích thực trạng ở Việt Nam hiện nay, luận văn
trình bày về khả năng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trong
quản trị đất nước.
6. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý mang tính
hệ thống tương đối toàn diện về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Ý
nghĩa khoa học của việc xây dựng luận văn này thể hiện qua những điểm
cơ bản sau đây:
- Trình bày nguồn gốc và sự phát triển của khái niệm “nhà nước kiến
tạo phát triển”;
- Phân tích các đặc điểm cơ bản của mô hình nhà nước kiến tạo phát
triển; đồng thời dựa trên các tiêu chí về mức độ can thiệp của nhà nước yếu tố
địa lý, mức độ áp dụng thành công… luận văn cũng trình bày các cách phân
loại phổ biến của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển;
- Phân tích bản chất của nhà nước kiến tạo phát triển và xu thế phát
triển của mô hình quản trị nhà nước này trong bối cảnh toàn cầu hóa;
- Trình bày và phân tích cụ thể việc áp dụng thành công mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển ở Nhật Bản và Trung Quốc;
- Phân tích các bối cảnh, đặc trưng của sự phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam và khả năng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
trong tương lai.


6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của Luận văn gồm 03 Chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước kiến tạo phát triển.
Chương 2: Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển một số nước trên thế giới.
Chương 3: Khả năng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
hiện nay.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của khái niệm “nhà nước kiến tạo
phát triển”
Trong bài viết xác định nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ
2011-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định:
Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang
nhà nước kiến tạo phát triển… Trong nhà nước kiến tạo phát triển,
chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường
và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng
trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám
sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống [6].

Kể từ đó thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” được sử dụng tương
đối phổ biến trong các thông điệp điều hành của Chính phủ Việt Nam và đặc
biệt nhận được sự quan tâm của các diễn đàn học thuật. Nếu xét về mặt ngữ
pháp đơn thuần thì khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” không có từ gốc
hoàn toàn khớp trong tiếng Anh. Tuy nhiên, xét về nội hàm, đặc biệt là các
vấn đề lý luận về mô hình nhà nước thì khái niệm tương đương chính là
“developmental state”.
“Developmental state” là thuật ngữ lần đầu tiên được nêu ra bởi
Chalmers Johnson trong cuốn “MITI và sự Thần kỳ của Nhật bản: Chính sách
tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1925-1975” (MITI and the Japanese

8


Miracle: The Growth of Industrial Policy 1925-1975). Trong cuốn sách
này, Johnson đã phân tích những yếu tố dẫn đến “sự thần kỳ của Nhật Bản”
– mà đặc biệt thể hiện trong quá trình khôi phục, phát triển kinh tế rất
thành công của đất nước này từ đống tro tàn sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Ông đã sử dụng thuật ngữ “developmental state” để chỉ mô hình phát
triển mà chính quyền Nhật Bản đã áp dụng trong giai đoạn đó (và kể cả
trong thời kỳ Minh Trị) [10].
Thuật ngữ này sau đó đã được Amsden (1989), Wade (1990) và Evans
(1995) phát triển thêm và áp dụng để phân tích các trường hợp phát triển
kinh tế thần kỳ của Đài Loan và Hàn Quốc. Đặc trưng của mô hình này là
nhà nước tham gia tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
thay vì để thị trường tự vận hành. Trong giai đoạn đầu, vai trò can thiệp của
Nhà nước được các lý thuyết gia kinh tế đề cao, bao gồm cả định hướng mục
tiêu phát triển như công nghiệp hóa, định hướng xuất khẩu… và kết nối các
cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp tư nhân để đạt được các mục tiêu đó.
Đây được xem là phiên bản mạnh (strong version) của nhà nước kiến tạo

phát triển. Tuy nhiên, kể từ khi Nhật Bản bị rơi vào thập kỷ mất mát từ đầu
những năm 1990 và đặc biệt kể từ khi khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á
diễn ra vào năm 1997-1998, vai trò can thiệp tích cực của Nhà nước trong
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã được các lý thuyết gia kinh tế giảm
nhẹ đi (soft version). Nhà nước cần “hòa mình” (embeddedness) vào xã hội
để có thể hiểu được xã hội và nâng cao năng lực của mình để phục vụ xã hội
và nền kinh tế. Với sự xuất hiện của xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ từ đầu
thế kỷ XXI, vai trò can thiệp tích cực của nhà nước trong mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển tiếp tục được giảm nhẹ hơn nữa (softer version), tập trung
chủ yếu vào nâng cao năng lực của nhà nước để thúc đẩy (enhance) các hoạt
động thị trường thông qua các biện pháp bảo đảm trật tự xã hội, giảm tính

9


bất định trong nền kinh tế, giảm bất đối xứng thông tin, giảm chi phí giao
dịch… cho thị trường [3].
“Developmental state” sau đó đã trở thành một thuật ngữ phổ biến
trong giới nghiên cứu khi phân tích chính sách của các quốc gia trên thế giới
trong thời kỳ hiện đại. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các báo cáo, văn
kiện của các cơ quan Liên hiệp quốc (đặc biệt là Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc UNDP) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trong một báo cáo của
UNDP năm 2012 có ghi nhận rằng: “nhà nước kiến tạo phát triển, theo nghĩa
giản dị, đó là một nhà nước đóng vai trò mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc gia
với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế”. Còn trong một báo cáo của Hội
đồng kinh tế cho Châu Phi của Liên hợp quốc (UN Economic Commission for
Africa – UN ECA) và Liên minh Châu Phi (African Union - AU) khẳng định
rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là một nhà nước mà “đặt sự phát triển kinh
tế là mục tiêu cao nhất trong chính sách của mình và có khả năng thiết kế các
công cụ để thúc đẩy mục tiêu đó”.

Không chỉ xuất hiện trong các báo cáo, văn kiện của các tổ chức quốc
tế, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” cũng đã thu hút được sự quan tâm
của các chuyên gia, học giả. Theo quan điểm của Rostow, “nhà nước kiến tạo
phát triển là một nhà nước có quyền lực và được tổ chức hợp lý để đạt các
mục tiêu phát triển của nó”. H.Schmiz nhận định đây là nhà nước có năng lực
thiết kế và thực thi các mục tiêu phát triển của nó theo cách thức áp đặt và
chuyên chế nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Còn Meles Zenawi thì cho
rằng, nhà nước kiến tạo phát triển hàm ý “một nhà nước cứng rắn” (hard
state) xét về phương diện can thiệp vào hoạt động kinh tế, thể hiện việc nó
không chỉ điều hành, hướng dẫn (regulate, guide), mà còn giám sát và kiểm
sát (monitor and control) nền kinh tế. Tương tự, Vincent Wei-cheng Wang
nhận xét nhà nước kiến tạo phát triển là một nhà nước đặt ưu tiên hàng đầu
10


cho phát triển kinh tế; để đạt mục tiêu đó, nhà nước tích cực can thiệp vào thị
trường, thông qua việc định hướng, đặt ra quy tắc, điều phối, phân bổ nguồn
lực và sử dụng những công cụ chính sách đa dạng khác.
Mặc dù không có sự đồng nhất trong quan điểm về khái niệm “nhà
nước kiến tạo phát triển”, song có thể nhận thấy rằng, các định nghĩa về nhà
nước kiến tạo phát triển đều được tiếp cận dưới hai góc độ chính là: (i) ý thức
hệ/tư tưởng hướng tới sự phát triển (lý luận về phát triển hay phát triển luận developmentalism) và (ii) cấu trúc thể chế (institutional arrangement) về mặt
chính trị và hành chính để hiện thực hóa các chính sách phát triển của nó. Theo
UNDP đây cũng chính là hai đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển,
đó là: (a) dựa trên một tư tưởng về sự phát triển (a developmentalist ideology);
và b) dựa trên những sắp xếp thể chế với các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà có
thể hỗ trợ quá trình phát triển [10].
Ngoài hai góc độ tiếp cận nêu trên, một số công trình nghiên cứu, khi
tiếp cận vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường dựa trên khuôn khổ
lý thuyết về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã kết hợp góc nhìn của lý

thuyết kinh tế hoặc thể chế mới (new institutional economics - NIE) và lý
thuyết phát triển năng lực (capabability approach) của Sen (1991, 2001).
Khác với các cách tiếp cận của các nền tảng lý thuyết khác, cách tiếp cận của
kinh tế học thể chế mới và phát triển năng lực được xem như là một phiên bản
mềm hơn (softer version) về nhà nước kiến tạo phát triển [3].
1.2. Đặc điểm của “nhà nước kiến tạo phát triển”
Khi đề cập đến những đặc điểm cụ thể của “nhà nước kiến tạo phát
triển”, trên cơ sở kinh nghiệm của Nhật Bản, Chalmers Johnson đã chỉ ra 04
yếu tố cơ bản sau đây [23, p.73-89]:
 Có các quy tắc quản trị ổn định và vững chắc do giới tinh hoa chính

11


trị - quan liêu thiết lập nên, tạo ra vị thế tương đối tự chủ của nhà nước trước
sức ép chính trị từ xã hội mà có thể gây trở ngại đến việc thực hiện các chính
sách kinh tế;
 Có sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư (nhà nước
và doanh nghiệp). Sự hợp tác đó được đảm bảo và giám sát thực hiện bởi một
cơ quan chuyên trách (ví dụ như MITI);
 Nhà nước đầu tư mạnh vào giáo dục, y tế và thực hiện các chính
sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội;
 Có một Chính phủ mạnh, thậm chí là chuyên chế, song nắm rõ và
vận dụng tốt các quy luật của kinh tế thị trường.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm Chalmers Johnson, Adrian Leftwith đã
phát triển thêm những đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển. Theo Adrian
Leftwith, nhà nước kiến tạo phát triển có đặc điểm cơ bản sau đây [21]:
 Có một tầng lớp quan liêu tinh hoa (giới tinh hoa) gần gũi với nhà
nước, tạo thành hạt nhân vững chắc và đoàn kết, hỗ trợ cho nhà nước. Các
chính sách phát triển của quốc gia chịu ảnh hưởng của tầng lớp quan liêu

ưu tú này;
 Nhà nước có tính tự chủ (độc lập) tương đối trước áp lực của các
giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội, và đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của các
nhóm này;
 Nhà nước điều phối kinh tế thông qua một số thiết chế tổ chức
chuyên biệt. Các thiết chế này có thực quyền và năng lực cao trong việc xây
dựng và áp dụng các chính sách phát triển;
 Xã hội dân sự yếu, chính quyền mạnh và kiểm soát chặt xã hội dân
sự ở thời kỳ đầu.

12


 Nhà nước ít chịu ảnh hưởng bởi các lợi ích kinh tế tư nhân ở thời kỳ
đầu. Quyền lực và sự tự chủ của nhà nước được củng cố trước khi giới tư bản
trở thành một thế lực có ảnh hưởng;
 Các quyền dân sự bị hạn chế, đặc biệt là ở thời kỳ đầu. Nhà
nước có tính chuyên chế cao song lại có được tính chính danh và sự ủng
hộ của người dân nhờ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và phân phối tương
đối công bằng những lợi ích từ sự phát triển (về giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, cơ sở hạ tầng…).
Bên cạnh các học giả, các tổ chức quốc tế khi đề cập đến mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển cũng trình bày cụ thể những đặc điểm của mô hình
này. Theo UNDP, những đặc điểm có thể kể đến của nhà nước kiến tạo phát
triển bao gồm [25]:
 Bộ máy hành chính quan liêu mạnh, có thẩm quyền, không bị chính
trị hóa, được tách biệt và không bị ảnh hưởng bởi các cuộc bầu cử và các áp
lực kinh doanh;
 Giới lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng
(không nhất thiết là phải độc đoán, chuyên chế) và có cam kết lớn;

 Kế hoạch phát triển quốc gia hiệu quả;
 Khả năng điều phối các hoạt động kinh tế và các nguồn lực;
 Hỗ trợ tầng lớp doanh nhân của quốc gia, tầng lớp mà sẽ phát triển
thành giai cấp tư sản của quốc gia;
 Tập trung vào nâng cao năng lực con người bằng cách đầu tư vào
các chính sách xã hội để thúc đẩy giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các
cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khác;
 Có niềm tin và sự tự tin vào việc xây dựng các định chế và tiêu

13


chuẩn như pháp quyền, công lý, ổn định chính trị, và hòa bình để đảm bảo sự
tin tưởng thị trường (market trust).
Tương tự, Hội đồng Kinh tế cho Châu Phi của Liên hợp quốc (UN
Economic Commission for Africa) và Liên minh Châu Phi (African Union)
thì xác định, nhà nước kiến tạo phát triển là “một nhà nước mà, ngoài những
điều khác, có tầm nhìn và khả năng thực hiện một chủ thuyết phát triển
(leadership with a developmentlist ideology), có kế hoạch phát triển quốc gia
(strong national development planning), có tính tự chủ tương đối (relative
autonomy) [với các lực lượng trong xã hội], bộ máy hành chính quan liêu
mạnh (strong bureaucracy), và có cam kết nâng cao năng lực của con người
(commitment to enhancing human capacity), có sự ổn định về chính trị
(political stability), tuân thủ nguyên tắc pháp quyền (rule of law), và hoạt
động của chính quyền có thể dự báo được (predictability in government) [10].
Trên cơ sở của lý thuyết kinh tế học thể chế mới và cách tiếp cận năng
lực về nhà nước kiến tạo phát triển cho các nước đang phát triển, đặc trưng
của mô hình nhà nước này có thể tóm lược thông qua những trụ cột chính
sách sau đây:
Thứ nhất về mặt thể chế chính trị, nhà nước kiến tạo phát triển hình

thành và duy trì bộ máy hành chính mạnh, đóng vai trò nền tảng trong việc
giảm bất định và duy trì trật tự xã hội.
Những bước tiến vượt bậc của nền kinh tế và cấu trúc thị trường kinh
doanh hợp lý thường là những yếu tố được đề cập nhiều khi nhắc đến mô hình
nhà nước kiến tạo phát triển. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, thị trường
không phải là yếu tố đầu tiên trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Thị
trường được ra tạo ra bởi Nhà nước. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chính trị
là thành tố đầu tiên để kiến tạo nên một cấu trúc thị trường hợp lý trong mô

14


hình nhà nước nhà nước này. Nhà nước phải được kiến tạo trong môi trường
phát triển – ngay trước khi đưa ra các mục tiêu phát triển cụ thể.
Nhấn mạnh vai trò của thể chế chính trị trong mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển, các học giả Peter Meyns, Charity Musamba từng nhận định:
“Thành tố cơ bản nhất cho nhà nước kiến tạo phát triển không phải là chính
sách kinh tế mà là khả năng huy động quốc gia tập trung phát triển kinh tế
trong một hệ thống tư bản”. Tương tự như vậy, Weiss và Thurton cho rằng
mấu chốt của nhà nước phát triển không phải là chính sách mà quan trọng
hơn là sự tồn tại của ý chí chính trị duy trì để điều hành thị trường phù hợp
với nguyện vọng phát triển. Không chỉ trong mô hình nhà nước kiến tạo phát
triển, vai trò của nhà nước, của thể chế chính trị mới được nhìn nhận là
thành tố quan trọng, là tiền đề của sự phát triển. Khi nghiên cứu về sự thịnh
vượng hay nghèo đói của các quốc gia trên thế giới, các nhà kinh tế học hiện
đại đều đạt được sự đồng thuận tương đối khi nhìn nhận rằng: điều làm cho
các quốc gia nghèo, kém phát triển không phải do họ thiếu nguồn lực hay vị
trí địa lý kém thuận lợi mà là do sự thiếu vắng của các thể chế chính trị hiệu
quả, thân thiện với thị trường. Ngược lại, một quốc gia thành công là nhờ
vào thể chế kinh tế và thể chế chính trị dung hợp (với những yếu tố thuận lợi

cho kinh tế thị trường như bảo đảm quyền tài sản, tự do kinh doanh) và
khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh
tế, phát huy tốt nhất mọi sở trường, năng lực của người dân, và từ đó, để
quốc gia phát triển [2].
Theo các nhà nghiên cứu, sự thành công của các nước Đông Á trước
đây chủ yếu là bởi vì các quốc gia này đã duy trì được một chế độ pháp quyền
hiệu quả hơn các quốc gia đang phát triển khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hệ thống luật lệ của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển, không được phép cứng nhắc, mà cần phải thường xuyên được điều
15


chỉnh để tương thích với trình độ phát triển và năng lực nhận thức mới. Xu
hướng điều chỉnh chung là dịch chuyển hệ thống luật từ hướng dựa trên sự
phân bổ nguồn lực và chính sách tùy nghi của nhà nước (state/discretionary
legal system) đến hướng dựa trên sự phân bổ nguồn lực của thị trường và dựa
trên quy tắc (market/rule-based legal system).
Trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà nước thể chế hóa
khuôn khổ chính sách vĩ mô để hướng tới thiết lập môi trường kinh tế vĩ mô
lành mạnh và ổn định. Đây được xem như là một bổ sung quan trọng của lý
thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính Châu Á năm 1997-1998. Nếu như trước đây, để hỗ trợ khu vực doanh
nghiệp phát triển, nhà nước thường lạm dụng chính sách tài khóa và tín dụng.
Điều này đem đến hệ quả là nhà nước mất kiểm soát các cán cân vĩ mô và dẫn
đến khủng hoảng kinh tế. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, việc thiết lập môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển. Với chính sách này, các hỗ trợ của nhà nước cho nền
kinh tế và xã hội chủ yếu được tập trung vào việc xây dựng các thể chế kinh
tế hiệu quả, cơ sở hạ tầng chung, thúc đẩy lan tỏa tri thức thay vì khuyến
khích tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp [3].

Thứ hai, về kinh tế, nhà nước kiến tạo phát triển có một nền kinh tế
dựa trên khu vực tư, có định hướng phát triển của Nhà nước.
Từ góc độ kinh tế vĩ mô, Moreover, Johnson đã chỉ ra một yếu tố quan
trọng trong nhà nước kiến tạo phát triển – đó là sự hợp tác giữa doanh nghiệp
tư và Chính phủ, giữa khu vực tư và khu vực công. Doanh nghiệp trở thành
một đối tác của Chính phủ trong công cuộc phát triển kinh tế. Sự hợp tác này
khăng khít và quan trọng đến mức người ta cho rằng nhà nước kiến tạo phát
triển thậm chí mang bản chất tư bản.

16


Phát triển là quá trình học hỏi và khám phá nên chỉ có khu vực kinh tế
tư nhân, thông qua cơ chế thị trường, mới đủ động lực để đảm nhiệm vị trí
này trong nền kinh tế. Triết lý này đã được các nước Đông Á lựa chọn ngay từ
sau Thế chiến thứ II và ngày càng được khẳng định qua chính sự thành công
của các quốc gia này.
Để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, Nhà nước đã
xây dựng hệ thống quyền tài sản đầy đủ, rõ ràng và được bảo vệ chắc chắn.
Bởi nếu thiếu một hệ thống như vậy, khu vực tư nhân sẽ không dám đầu tư
dài hạn, cũng như không dám dấn thân vào những lĩnh vực kinh doanh mới
và mạo hiểm, mở rộng kinh doanh ra khắp cả nước và quốc tế. Đây cũng là
lý giải cho việc vì sao các quốc gia Đông Á theo đuổi mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển đều công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân. Ngay cả
khi theo đuổi các chính sách công nghiệp hóa, quyền lợi của người sở hữu
đất đai nông nghiệp khi chuyển đổi mục đích vẫn luôn được nhà nước tôn
trọng và đền bù thỏa đáng.
Có thể thấy rằng, vai trò trụ cột của nền kinh tế trong mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển thuộc về khu vực tư nhân chứ không phải là các
doanh nghiệp nhà nước. Và trong mô hình này, doanh nghiệp nhà nước tồn

tại với chức năng là một trong các chủ thể thực hiện các chính sách phát
triển. Theo kinh nghiệm của các nước kiến tạo phát triển, khi đã có chính
sách phát triển tốt, có cơ quan lập kế hoạch tốt thì chính sách đó cần phải
được thực thi bởi các ủy ban điều phối (IDB – Đài Loan), bởi bộ (EPB –
Hàn Quốc, CGP - Pháp), hoặc các đại diện ngành (ARPA – Mỹ) hoặc các
doanh nghiệp nhà nước (tồn tại ở tất cả các quốc gia, trừ Mỹ). Thông qua
doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ có thể điều tiết vĩ mô, ổn định thị trường,
bình ổn kinh tế [2].

17


Bên cạnh việc điều chỉnh vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, trong
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, Chính phủ tham gia tích cực vào việc thúc
đẩy quá trình cạnh tranh và sự phát triển của nghiệp chủ (entrepreneurship)
thông qua các biện pháp phát thưởng cho người thắng cuộc dưới các hình
thức nâng cao năng lực sáng tạo đổi mới và vốn con người. Như vậy, Nhà
nước không chỉ thừa nhận cạnh tranh là động lực của sự phát triển mà còn can
thiệp tích cực vào quá trình cạnh tranh. Điển hình như hình thức thưởng cho
các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu ở các nước Đông Á trước đây
(picking – winner policy) [3]. Tuy nhiên, do khả năng hỗ trợ tài chính như
trước đây đã bị hạn chế, nên các Chính phủ kiến tạo phát triển hiện nay chỉ có
thể hỗ trợ doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt thông qua các biện pháp
giúp các doanh nghiệp trở thành mắt xích trong hệ thống sáng tạo đổi mới
quốc gia, qua đó có thể nhận được những hỗ trợ gián tiếp về nguồn vốn con
người từ hệ thống công lập.
Thứ ba, về mặt xã hội, Nhà nước kiến tạo phát triển nỗ lực cân bằng
các chênh lệch trong xã hội.
Theo các nhà nghiên cứu, nhà nước kiến tạo phát triển ra đời trong bối
cảnh kinh tế-xã hội đặc biệt – khi mà các thành tố của xã hội dân sự khá yếu

kém, nhà nước chưa đạt đến mức độ cao của dân chủ, thậm chí khá có xu
hướng chuyên quyền. Tuy nhiên, các nhà nước kiến tạo phát triển lại thường
được sự ủng hộ cao từ các thành phần xã hội, dù họ có thể thực thi những
chính sách không được xem là phù hợp với các chuẩn mực của nhân quyền.
Tuy nhiên, điều đó không dẫn đến hậu quả xấu về mặt chính sách xã hội.
Quan sát sự phát triển của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở các nước
Đông Á, các học giả nhận thấy rằng các quốc gia chú trọng đến bảo trợ xã
hội – bao gồm việc giảm bất bình đẳng, duy trì đoàn kết xã hội. Lợi ích của

18


nhóm tinh hoa được bảo đảm nhưng những người tầng lớp dưới cũng được
quan tâm thông qua các chính sách y tế, giáo dục. Kết quả này phản ánh
trong cải thiện tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tuổi thọ, thành tích học tập và các
chỉ số khác về phát triển con người (Human Development Index - HDI) cũng
rất ấn tượng [2].
Trong nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà nước không chỉ tương tác gần
gũi với khu vực doanh nghiệp mà còn hòa mình vào xã hội dân sự. Xã hội dân
sự được quan niệm là mạng lưới rộng khắp các nhóm, hội với những lợi ích
khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chính những khác biệt này đem đến sự
đa dạng và nguồn tri thức khổng lồ giúp tăng cường nguồn vốn con người,
trật tự xã hội và tái phân phối thu nhập. Nhận thức được ví trị quan trọng của
xã hội dân sự, chính quyền của nhà nước kiến tạo phát triển đã nắm bắt những
chuyển biến trong các tổ chức này, qua đó thu hút sự tham gia của các tổ chức
dân sự vào quá trình phát triển chung của đất nước. Sự chú trọng vào xã hội
đã có tác động ngược trở lại đối với kinh tế: các tầng lớp ưu tú lãnh đạo nhà
nước nhận được sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội, trở thành cơ sở
cho sự tồn tại hợp pháp và chính danh của các chế độ ở Đông Á.
1.3. Phân loại các mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển”

Được hình thành ở các nước Đông Á, với những tác động tích cực
trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch và điều hành kinh tế, mô hình
nhà nước kiến tạo phát triển sau đó đã được áp dụng rộng ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tương ứng với điều kiện kinh tế-xã hội, khu vực địa lý và nền
tảng văn hóa, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mỗi quốc gia, mỗi khu
vực lại có những đặc trưng riêng biệt. Việc phân loại mô hình có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc điểm cũng như bản chất của nhà
nước kiến tạo phát triển.

19


Xét theo mức độ can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế, nhà
nước kiến tạo phát triển có thể được phân chia thành 3 mô hình cơ bản: (i) mô
hình Nhà nước can thiệp sâu rộng; (ii) mô hình Nhà nước can thiệp tương đối;
và (iii) mô hình Nhà nước can thiệp hạn chế.
Mô hình Nhà nước can thiệp sâu rộng được xem là mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển theo kiểu truyền thống được xác lập tại một số quốc gia
Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) trong thời kỳ trước khi cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính diễn ra. Theo quan điểm của Johnson, đặc điểm của mô hình
nhà nước kiến tạo phát triển “kinh điển” này là nhà nước tập trung cho phát
triển kinh tế và thực hiện các biện pháp, chính sách kinh tế cần thiết để đạt
được mục tiêu đó.
Nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp trực tiếp và sâu rộng vào nền
kinh tế thông qua các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành
công nghiệp mới, giảm sự xáo trộn do sự thay đổi đầu tư và lợi ích từ các nền
công nghiệp cũ sang các nền công nghiệp mới. Vai trò can thiệp của nhà nước
bao gồm cả định hướng mục tiêu phát triển như công nghiệp hóa, định hướng
xuất khẩu… và kết nối các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp tư nhân để
đạt được các mục tiêu đó, chính vì thế đây được coi như là phiên bản mạnh

(strong version) của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển [17].
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp tương đối là mô hình
mà vai trò can thiệp tích cực của Nhà nước đã được giảm nhẹ đi (soft
version). Mô hình này xuất hiện kể từ khi Nhật Bản bị rơi vào thập kỷ mất
mát từ đầu những năm 1990, và đặc biệt kể từ khi khủng hoảng kinh tế tài
chính Châu Á diễn ra vào năm 1997-1998. Ở thời kỳ này, Nhà nước thay thế
các biện pháp can thiệp trực tiếp bằng việc thực thi các chính sách mang tính
định hướng nền kinh tế như: dựa cơ bản vào nền kinh tế tư nhân như là nhà

20


×