Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý môi trường đảo cò Chi Lăng Nam, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.26 KB, 4 trang )

Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý môi
trường đảo cò Chi Lăng Nam, Hải Dương
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số 60 44 03 01
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Văn Khoa
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Nghiên cứu hiện trạng môi trường: nước mặt, không khí và đất tại đảo cò và
hồ An Dương để đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường đảo và nguồn gây ô
nhiễm chính. Tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý và bảo tồn tại Đảo cò, trên cơ sở
kết hợp với hiện trạng môi trường khu vực để đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu
cũng như những cơ hội, thách thức trong công tác quản lý của địa phương. Đề xuất
hoàn thiện mô hình quản lý môi trường nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và
phát huy tiềm năng thế mạnh của Đảo cò.
Keywords. Quản lý môi trường; Môi trường đất; Môi trường không khí; Môi trường
nước; Đảo Cò.

Content
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1992, Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới (WCMC) xếp Việt Nam là một quốc
gia “đa dạng sinh học cao” và là một trong 16 quốc gia đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới
về các hệ sinh thái, sinh cảnh sống, loài và nguồn gen. Các hệ sinh thái trên cạn, biển và đất
ngập nước hiện đang cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho người dân và đóng góp cho
sự thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước.
Theo Báo cáo Quốc gia về ĐDSH năm 2011 (Bộ TNMT, ngày 30/10/2012) Việt Nam
là nơi sống của khoảng 7.500 loài vi sinh vật, 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên
cạn, đa dạng nguồn gen cây trồng vật nuôi với 14.000 nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng ở Việt Nam, số
Tuy nhiên cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình
trạng suy giảm trầm trọng các hệ sinh thái có tính ĐDSH cao đặc biệt là các khu vực đất ngập


nước - nơi tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Ô nhiễm


môi trường, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với sự
quản lý yếu kém là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm ĐDSH ở nước ta. Do đó, cần có những
nghiên cứu tổng thể về vấn đề khai thác quản lý môi trường cũng như bảo tồn tính ĐDSH của
các hệ sinh thái.loài sinh vật đã biết trên đây thấp hơn nhiều so với số loài đang sống trong
thiên nhiên và chắc chắn còn nhiều loài sinh vật hoang dã khác mà chúng ta chưa được biết
tới.
Chi Lăng Nam là vùng đất ngập nước sình lầy ven sông Thái Bình, trải qua biến cố
thời gian, cảnh quan đó chỉ còn lại hồ An Dương với đảo cò ở giữa và các ao, đầm, kênh rạch
và ruộng ngập nước xung quanh. Nằm giữa lòng hồ An Dương có diện tích mặt nước là
90.377,5m2. Đảo Cò Chi Lăng Nam, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
là nơi tập trung của nhiều loài chim nước mà chủ yếu là cò và vạc (khoảng15.000 cá thể cò và
hơn 5.000 vạc). Được phát hiện từ năm 1994, đảo cò Chi Lăng Nam hiện đã được bảo vệ, tu
bổ và xây dựng để trở thành địa điểm du lịch sinh thái, giáo dục bảo tồn cho cộng đồng...
hàng năm, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Hiện nay do thiếu các nghiên cứu cơ bản toàn diện để xây dựng chiến lược phát triển
bền vững, tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý môi trường, quy hoạch đồng bộ, và đặc
biệt là khu vực hệ sinh thái đảo cò đang ngày càng bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, gây
ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của các quần thể chim tại đây, trong đó có cả các loài chim
quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam và thế giới.. Xuất phát
từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài“Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý môi
trườngđảo cò Chi Lăng Nam, Hải Dương” đã được đặt ra và thực hiện với các mục đích và
nội dung như sau:
a. Mục đích/Mục tiêu
- Nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường khu vực đảo cò;
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại đảo cò;
- Đề xuất một số tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
b.Yêu cầu nghiên cứu

Đánh giá chi tiết chất lượng môi trường đất, nước và không khí tại khu vực đảo cò, tại
hồ An Dương để trên cơ sở đó có các nhận định xác đáng về hiện trạng chất lượng môi trường
tự nhiên cũng như đánh giá tính phù hợp với môi trường sống củacác quần thể chin sống tại
đây.
Nghiên cứu công tác quản lý và bảo tồn các hệ sinh thái trên cạn và đất ngập nước đảo
cò, cũng như sự phối kết hợp giữa người dân và chính quyền địa phương trong các hoạt động
đó. Đánh giá được những ưu và nhược điểm của công tác quản lý trên địa bàn dựa trên những
thiếu sót và hạn chế thực tế.
Trên cơ sở đánh giá đúng các điểm mạnh và yếu về các mặtđề xuất một số tiêu chí cho
các giải pháp quản lý có tính khả thi nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường, tính
ĐDSH và khai thác được tiềm năng của đảo cò về mọi mặt cũng như các nguồn lực sẵn có ở
địa phương.


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, NXB Khoa học Tự Nhiên và
Công nghệ Hà Nội.
2. Vũ Thị Châu (2012), Góp phần nghiên cứu hệ sinh thái đảo cò Chi Lăng Nam nhằm
định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững. NXB ĐHQuốc gia Hà Nội, tr.80.
3.Lê Diên Dực (1990), Các sân chim tại đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm nghiên
cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Tuấn Đạt (2010), Quản lý môi trường khu du lịch sinh thái đảo cò Chi Lăng
Nam – Thanh Miện – Hải Dương. khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành môi
trường, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQuốc gia Hà Nội.
5. Lưu Đức Hải (2001),Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQuốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Chu Hồi (2007),Cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển môi trường biển
Việt Nam, NXB ĐHQuốc gia Hà Nội.
7. Lê Văn Khoa và cộng sự (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón cây
trồng, NXB Giáo Dục.

8. Nguyễn Thanh Lâm (2012), Phương pháp nghiên cứu môi trường, NXB ĐH Nông
nghiệp Hà Nội.
9. Trần Hải Miên (2008),Nghiên cứu thành phần loài chim và một số đặc điểm sinh thái
học của các loài chim nước làm tổ tại vườn Chi Lăng Nam. Đại học Sự Phạm Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Ngân (2011),Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ. NXB Nông nghiệp.
11. Vũ Văn Nha (2006), Thành phần loài và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các
loài chim nước ở Đảo cò, tỉnh Hải Dương, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
12. Võ Quý & Nguyễn Cử (1999),Danh mục chim Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
13. Lê Đình Thủy & Ngô Xuân Tường (2011),Kết quả nghiên cứu loài chim làm tổ tập
đoàn ở vườn chim Chi Lăng Nam Hải Dương, Dự án điều tra đánh giá hiện trạng đa
dạng sinh học, xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
14. Nguyễn Thu Thùy (2011),Giáo trình Đa Dạng Sinh Học, NXB Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội.
15. Chu Mạnh Trinh (2011),Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại
khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ
Chí Minh.
16. UBND xã Chi Lăng Nam (2012),Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
17. Dương Văn Vinh (2011),Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm nước hồ An Dương
xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Môi trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQuốc gia Hà Nội.
18. Trần Yêm (2010),Nghiên cứu đặc trưng môi trường và hệ sinh thái vườn cò phục vụ
bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, Hà Nội.
19. Asko Ijäs, Markku T. Kuitunen, Kimmo Jalava (2010),Developing the RIAM method
(rapid impact assessment matrix) in the context of impact significance assessment.


Environmental Impact Assessment Review, Volume 30, Issue 2, February 2010, Pages

82-89
20. Markku Kuitunen, Kimmo Jalava, Kimmo Hirvonen,Testing the usability of the Rapid
Impact Assessment Matrix (RIAM) method for comparison of EIA and SEA.
Environmental Impact Assessment Review, Volume 28, Issues 4–5, May–June
2008, Pages 312-320
21. The Daily Green. Available at: />[Accessed February 28, 2013d].
22. Phạm Đình Việt Hồng,
/>WE1NzAtODNkZGMyYjY2MGRl/edit?hl=en&pli=1. Available at:
/>WE1NzAtODNkZGMyYjY2MGRl/edit?hl=en&pli=1 [Accessed April 24, 2013].
23. Available at: [Accessed
February 28, 2013b].
24. />


×