Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.7 KB, 10 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHAN DIU LINH

PHáP LUậT BảO HIểM Y Tế BắT BUộC
Từ THựC TIễN THI HàNH TạI TỉNH PHú THọ

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHAN DIU LINH

PHáP LUậT BảO HIểM Y Tế BắT BUộC
Từ THựC TIễN THI HàNH TạI TỉNH PHú THọ
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. PHM TRNG NGHA

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phan Diệu Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phục bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ BẮT
BUỘC VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC ......................................................... 6
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm y tế bắt buộc ............................. 6

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế bắt buộc ........................................................ 6

1.1.2. Tính chất của bảo hiểm y tế bắt buộc.................................................. 7
1.1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế bắt buộc ....................................... 9
1.2.

Pháp luật về bảo hiểm y tế ............................................................... 12

1.2.1. Khái niệm và bản chất của pháp luật bảo hiểm y tế ........................... 12
1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo hiểm y tế.................................................... 15
1.2.3. Nguyên tắc của pháp luật bảo hiểm y tế ............................................ 17
1.3.

Kinh nghiệm một số nước trong việc thực hiện bảo hiểm y
tế bắt buộc ......................................................................................... 19

1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quố c trong việc thực hiện bảo hiểm y tế
bắt buộc .............................................................................................. 19
1.3.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong việc thực hiện bảo hiểm
y tế bắt buộc ....................................................................................... 22
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thực hiện bảo hiểm y tế
bắt buộc .............................................................................................. 24
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 27


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC TẠI
TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................... 28
2.1.

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với bảo hiểm y tế bắt buộc ....... 28


2.1.1. Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm y tế bắt buộc .................................. 28
2.1.2. Đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc ...................................................... 30
2.1.3. Chế độ hưởng bảo hiểm y tế bắt buộc ................................................ 32
2.1.4. Quản lý và thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc ..................................... 36
2.1.5. Xử lý vi phạm bảo hiểm y tế .............................................................. 40
2.2.

Khái quát về tỉnh Phú Thọ .............................................................. 41

2.2.1.

Đặc điểm chung về vị trí địa lý, tự nhiên, dân số của tỉnh Phú Thọ ...... 41

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân số của tỉnh Phú Thọ ...................... 41
2.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội đến việc thực thi
pháp luật BHYT bắt buộc của tỉnh Phú Thọ ...................................... 43
2.3.

Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc ở
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 45

2.3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc ở tỉnh
Phú Thọ thể hiện qua tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế bắt buộc .............. 46
2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc ở tỉnh
Phú Thọ thể hiện qua thực trạng về cơ sở KCB BHYT, cán bộ
BHYT, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị và chất
lượng dịch vụ BHYT .......................................................................... 57
2.3.3. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về bảo
hiểm y tế bắt buộc ở tỉnh Phú Thọ ..................................................... 62
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 69

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI TỈNH PHÚ THỌ ....... 70
3.1.

Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật
bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam................................................. 70


3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế
bắt buộc ............................................................................................ 72

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHYT
sửa đổi bổ sung năm 2014 và các văn bản liên quan ......................... 72
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung mức đóng và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ......... 73
3.2.3. Quy định rõ hơn phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT ................... 74
3.3.

Một số đề xuất giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bảo
hiểm y tế bắt buộc............................................................................. 75

3.3.1. Về quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện ......................................... 75
3.3.2. Về giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHYT đối với một số đối tượng ..... 76
3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
về BHYT ............................................................................................ 79
3.3.4. Chú trọng giải pháp ràng buộc các cơ sở khám chữa bệnh................ 80
3.3.5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan ............................. 80
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 81

KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BTC

: Bộ tài chính

BVSKCB

: Bảo vệ sức khỏe cán bộ

BYT

: Bộ y tế

DN

: Doanh nghiệp


ĐBQH

: Đại biểu Quốc hội

HCSN

: Hành chính sự nghiệp

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HSSV

: Học sinh, sinh viên

KCB

: Khám, chữa bệnh

KH - UBND

: Kế hoạch - Uỷ ban nhân dân

LĐTB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

LLVT


: Lực lượng vũ trang

MSLĐ

: Mất sức lao động

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

N-L-N-DN

: Nông, lâm, ngư và diêm nghiệp

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QLNN

: Quản lý nhà nước

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TTLT

: Thông tư liên tịch


UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo phân theo huyện

44

Bảng 2.2: Tỷ lệ người dân, người cận nghèo tham gia BHYT giai
đoạn 2011-2014

46

Bảng 2.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT theo từng nhóm đối tượng giai
đoạn 2013 - 2015

48

Bảng 2.4: Tỷ lệ bao phủ BHYT các huyện, thành, thị giai đoạn
2013-2015

54


Bảng 2.5: Số cơ sở khám chữa bệnh BHYT tỉnh Phú Thọ

57

Bảng 2.6: Số lượt khám chữa bệnh BHYT tỉnh Phú Thọ

58

Bảng 2.7: Số cán bộ y tế

60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người ai cũng có nhu cầu sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Nhưng thực tế cuộc sống cho thấy con người luôn phải đối mặt với những rủi
ro bất ngờ có thể xảy ra mà không ai lường trước được như rủi ro về sức
khỏe. Khi rủi ro về sức khỏe xảy ra, người bệnh buộc phải đến cơ sở ý tế để
được khám chữa bệnh. Các chi phí khám và chữa bệnh không phải ai cũng tự
lo liệu được vì đó là những khoản chi phí đến một cách bất ngờ, mang tính
đột xuất, vì vậy chi phí khám chữa bệnh dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho
ngân quỹ của mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn hoặc cận nghèo thì sau những
đợt bệnh tật cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khó. Để khắc phục những
rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình, từ xa xưa, con
người đã tự khắc phục, thông qua hình thức dự trữ; đồng thời, người lao động
còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng, được sự bảo trợ của
xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức

khác nhau và đó cũng chính là những mầm mống sơ khai của an sinh xã hội,
và là gốc rễ cho sự phát triển Bảo hiểm y tế (BHYT) sau này.
Chính sách BHYT luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được
xá định là một chính sách an sinh xã hội hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu
quả và phát triển của ngành y tế. Chính sách đó được ghi trong Nghị quyết
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội
đa dạng; phát triển mạnh hệ thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tiến tới
Bảo hiểm y tế toàn dân”.
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du phía Bắc; địa hình chia cắt thành các
tiểu vùng chủ yếu; dân cư phân bố không đồng đều. Tiểu vùng phía Tây là núi
cao, địa hình trắc trở, khó khăn cho việc đi lại, giao lưu; tiểu vùng phía Nam

1


có vị trí thuận lợi hơn, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, trình độ dân trí
cao. Số hộ nghèo và cận nghèo của Phú Thọ hiện còn chiếm tỷ lệ khá cao
(trên 12,4% dân số của tỉnh). Nhận thức sâu sắc điều kiện tự nhiên và đặc
điểm kinh tế - xã hội của địa phương, công tác BHYT của Phú Thọ những
năm qua đã bám sát đã chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước để triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều
kinh nghiệm tốt trong tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm của một tỉnh
miền núi, trung du. Tuy nhiên, công tác BHYT bắt buộc trên địa bàn Phú Thọ
cũng còn những tồn tại, bất cập, nhất là trong tình hình hiện nay, cần được
phân tính, làm rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp
góp phần hoàn thiện pháp luật về BHYT nói chung và nâng cao chất lượng,
hiệu qủa công tác BHYT bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Từ những lý do trên, tác giả chọn nhiên cứu đề tài “PHÁP LUẬT BẢO
HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH PHÚ
THỌ” làm luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục đích làm sáng tỏ trên cơ sở phân tích và đánh
giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế bắt
buộc. Luận văn góp phần xây dựng quan điểm lý luận pháp lý chuyên ngành
về bảo hiểm y tế bắt buộc trên cơ sở thực tiễn thi hành pháp luật Bảo hiểm y
tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật,
đồng thời, đóng góp ý kiến cụ thể để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo
hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn xin được đề cập đến vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật về
bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ dựa trên các quy định pháp luật về
bảo hiểm y tế bắt buộc. Luận văn có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những
quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2



×