Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.08 KB, 2 trang )
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở
VIỆT NAM
Tên tác giả: Phạm Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Như Thế.
Lớp: QH2009E KTCT
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Dũng
Mục tiêu nghiên cứu:
Trong bối cảnh ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa và bùng nổ về sự phát triển của công
nghệ thì phát triển nông nghiệp công nghệ cao là nhân tố quyết định tới thu nhập và đời sống của
người nông dân, đồng thời sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nông sản nước đó trên thị trường quốc
tế. Để góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã chọn đề
tài với mục tiêu là nhằm làm rõ một số khái niệm và vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
ở Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
– tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kế luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nông nghiệp công nghệ cao: Đưa ra lý
luận cơ bản về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phân tích kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp
công nghệ cao của hai quốc gia Đài Loan và Israel.
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Phân tích điều kiện
phát triển và hiện trạng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Đồng thời sử dụng các lý luận
khoa học để đánh giá và giải thích nguyên nhân của thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ
cao ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Đề xuất một số
giải pháp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông
nghiệp công nghệ cao và vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với nền kinh tế - xã hội. Trên
cơ sở đó, do giới hạn về tài liệu thu thập, đề tài chỉ có thể đánh giá hiện trạng phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực trồng trọt còn tồn tại rất nhiều bất cập.