Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh thái bình tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.02 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH QUANG

TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Ở TỈNH THÁI BÌNH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Mai Thế Hởn
2. PGS,TS Bùi Ngọc Quỵnh

Phản biện 1: …………………………………………………
……………………………………………………………….
Phản biện 2: ………………………………………………….
………………………………………………………………..
Phản biện 3: …………………………………………………
……………………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....


Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là xu hướng chủ
đạo, chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và
cũng là tính tất yếu của sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên thế giới hiện
nay. Ở Việt Nam, sản xuất NNCNC là đòi hỏi khách quan của nền nông
nghiệp trước tác động của biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế, và cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời là một trong những giải pháp
quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp. Quán triệt đường lối của Đảng, Ngày 29/01/2010, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề
án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đến năm
2020 với mục tiêu: xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại,… đạt mức tăng trưởng 3,5%/năm. Đây được xem là bước
khởi đầu quan trọng cho việc phát triển NNCNC trên phạm vi cả nước.
Ngày 04/5/2015 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số575/QĐ-TTg “Về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ƯDCNC đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Triển khai thực hiện quyết định
của Chính phủ, đến nay cả nước đã có 34 khu NNCNC. Bên cạnh những
thành tựu bước đầu thì hiện nay phát triển NNCNC còn gặp rất nhiều khó
khăn. Một trong những khó khăn lớn là chưa đảm bảo được quy mô về diện
tích, do chưa có giải pháp tập trung ruộng đất (TTRĐ) hợp lý. Để phát triển
sản xuất NNCNC, cần phải TTRĐ ở quy mô lớn (phù hợp) với thời hạn sử
dụng đất lâu dài. Tuy nhiên cả nước hiện có hơn 11 triệu ha đất SXNN với
78 triệu mảnh ruộng và 9,2 triệu nông hộ. Bình quân đất canh tác nông



2
nghiệp là 4.280m2/hộ, chia theo đầu người chỉ là 1.150m2/người, trong số
này có hơn 70% số hộ có tổng diện tích dưới 0,5ha, chỉ có 3,4% số hộ có
diện tích trên 3ha. Tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ cho từng hộ nông dân,
phân tán đã và đang là rào cản trực tiếp đến quá trình TTRĐ để phát triển
NNCNC nhất là đối với các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp.
Thái Bình là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng - vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc, có lợi thế rất lớn cho phát triển SXNN nói chung,
NNCNC nói riêng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình
TTRĐ để phát triển NNCNC với diện tích từ 2ha đến vài chục ha, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường trung bình gấp 1,5 đến
2 lần. Bên cạnh những kết quả đạt được thì SXNN của tỉnh còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập: điểm yếu chính là sản xuất dựa trên quy mô hộ gia
đình với diện tích nhỏ, phân tán, (hiện tại 60% số nông hộ có diện tích
dưới 0,2ha và 98% nông hộ có quy mô nhỏ hơn 0,5ha và bình quân chung
là 1,79 thửa/hộ); các hình thức TTRĐ để phát triển NNCNC còn ít, chưa
đa dạng, quy mô nhỏ, tốc độ phát triển chậm, và thiếu bền vững, vì vậy
chưa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản thấp; đời sống thu nhập của nông
dân vẫn rất khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, và phát huy tối đa tiềm
năng về điều kiện tự nhiên, con người, đồng thời thích nghi tốt hơn với
thách thức từ các yếu tố biến động bên ngoài, tăng thu nhập cho nông dân,
hướng tới phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững cần đẩy mạnh hoạt
động TTRĐ để phát triển NNCNC, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
(SXHH) tập trung quy mô lớn; từng bước xây dựng khu NNCNC cũng



3
chính là sự cụ thể hóa chủ trương TTRĐ đã nêu trong Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Thái Bình; là thực hiện giải pháp đột phá
trong SXNN tại Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu nguyên
nhân các rào cản đối với quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC trên địa
bàn tỉnh từ đó có giải pháp phù hợp là vấn đề cấp thiết. Tác giả lựa chọn đề
tài: “Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở
tỉnh Thái Bình” làm nội dung nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận khoa học của TTRĐ để phát triển NNCNC
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá đúng
thực trạng, kết quả đạt được, tìm hiểu nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
trong quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình thời gian
qua. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và các giải pháp cơ bản nhằm
TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025 có cơ sở
khoa học và tính khả thi cao.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát, hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học của
TTRĐ để phát triển NNCNC trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nghiên cứu những kinh nghiệm TTRĐ để phát triển NNCNC của
một số nước và địa phương trong nước. Từ đó rút ra những bài học mà tỉnh
Thái Bình có thể tham khảo vận dụng.


4
Thứ hai, đánh giá thực trạng TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2011-2017, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế,
nguyên nhân và vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản về TTRĐ để phát
triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án: là những quan hệ kinh tế - xã hội
của TTRĐ để phát triển NNCNC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự cần thiết, hình thức TTRĐ (nghiên cứu
điểm hình thức TTRĐ để phát triển NNCNC giữa nông dân với doanh
nghiệp - mô hình thuê quyền sử dụng đất (QSDĐ) của Tập đoàn TH True
Milk); nhân tố ảnh hưởng; yêu cầu của TTRĐ để phát triển NNCNC
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi TTRĐ để phát
triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình do tỉnh quản lý (TTRĐ để phát triển
NNCNC trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt).
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình TTRĐ để phát triển
NNCNC ở Thái Bình từ năm 2011 - 2017, các giải pháp đưa ra đến năm 2025
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách
và pháp luật của Nhà nước về tập TTRĐ để phát triển nông nghiệp nói
chung và NNCNC nói riêng.


5
4.2. Cở sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm TTRĐ để phát triển NNCNC của
một số nước, vùng lãnh thổ ở Châu Á và một số địa phương trong nước,
đồng thời dựa vào kết quả báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông

thôn (NN&PTNN) tỉnh Thái Bình; Các số liệu từ Cục thống kê tỉnh, Tổng
cục thống kê; các công trình nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo, và
thực tiễn TTRĐ để phát triển NNCNC của các doanh nghiệp, hợp tác xã
(HTX), hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên
ngành và liên ngành; chú trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết
hợp với các phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, so sánh, thu
thập thông tin, sử dụng số liệu thống kê, kế thừa những kết quả nghiên cứu
trước và cập nhật thông tin mới về đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:
- Làm phong phú lý luận và thực tiễn của TTRĐ để phát triển
NNCNC ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng;
- Góp phần làm sáng tỏ thực trạng TTRĐ để phát triển NNCNC của
tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý địa phương trong chỉ đạo,
tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về TTRĐ để phát triển
nông nghiệp NNCNC.
- Bổ sung tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy
về vấn đề sử dụng ruộng đất để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững


6
trong các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý về
đất đai nông nghiệp.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Nêu và làm rõ nội hàm khái niệm tập trung ruộng đất để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến TTRĐ

để phát triển NNCNC dưới góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác
- Lênin.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những điểm tích cực, hạn chế;
nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở
đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo sự đột phá trong TTRĐ
để phát triển NNCNC cho tỉnh Thái Bình thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước đều khẳng định vai trò và sự cần thiết
TTRĐ để phát triển NNCNC, tiêu biểu là Bài viết “An Overview of Land
Consolidation in Europe”, “Tổng quan về tập trung đất đai ở châu Âu” của Arvo
Vitikainen, D.Sc. “Structural Change in the Farming Sectors in Central and Eastern
Europe - Lessons for EU Accession”, báo cáo “Thay đổi cấu trúc trong các lĩnh vực
nông nghiệp ở Trung và Đông Âu: bài học gia nhập EU”, tác giả Csaba Csaki, Zvi


7
Lerman.Bài viết “The role of formal and informal institutions in farmland
consolidation: The case of Shiga Prefecture, Japan”,“Vai trò của các tổ chức chính
thức và không chính thức trong hợp nhất đất nông nghiệp: Trường hợp của tỉnh
Shiga, Nhật Bản” của tác giả Daisuke Takahashi, Tsaiyu Chang và Mikitaro
Shobayashi.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu những khó khăn vướng

mắc, yêu cầu đặt ra và giải pháp của tập trung ruộng đất để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao
Các nghiên cứu này tập trung phân tích những khó khăn đồng thời chỉ ra những
giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC. Tiêu biểu là
bài viết “Land Mobility in a Central and Eastern European Land Consolidation
Context”, “Tập trung ruộng đất ở Trung và Đông Âu” của Morten Hartvigsen. Nghiên
cứu “Land consolidation as an instrument of shaping the agrarian structure in
Poland: a case study of the Wielkopolskie and Dolnośląskie voivodeships”,“Tập trung
ruộng đất là phương thức để mở rộng ruộng đất ở Ba Lan: một nghiên cứu của tác giả
Wielkopolskie và Dolnośląskie” của Iwona Markuszewska.“The Frame of
Agricultural Policy and Recent Major Agricultural Policy in Korea”, “Khung chính
sách nông nghiệp và chính sách nông nghiệp lớn gần đây tại Hàn Quốc ” của
Jeongbin Im, Iljeong Jeong. “Land Concentration and Land Market in Japan: An
International Perspective”, “Tập trung đất và thị trường đất đai ở Nhật Bản: Một quan
điểm quốc tế”, của Shinsaku Nakajima.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về xu hướng, tính tất yếu
khách quan và vai trò của Nhà nước trong việc tập trung ruộng đất để
phát triển nông nghiệp công nghệ cao


8
Tác giả đã tổng quan 15 công trình có liên quan trực tiếp đến luận án,
tiêu biểu như“Tập trung ruộng đất trong nông nghiệp bước đầu tiên cho
sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại”của Võ Khắc Sơn. “Tập trung,
tích tụ ruộng đất” của Trần Duy Hưng. Tọa đàm khoa học: “Tích tụ, tập
trung ruộng đất ở Việt Nam trong điều kiện mới: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” do Tạp chí Cộng sản tổ chức.“Một số vấn đề đặt ra về tích tụ,
tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp sản xuất lớn, công nghệ
cao”của Nguyễn Văn Thạo. “Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển

nông nghiệp: Kinh nghiệm thế giới và hàm sách ý chính cho Việt Nam”của
Nguyễn Mạnh Hùng. “Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông
nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện mới”của Nguyễn Quang Thuấn.“Tích
tụ và tập trung đất đai: cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Việt Nam”của Đỗ Kim Chung. “Tích tụ và tập trung
đất đai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến một nền nông
nghiệp hiện đại”của Nguyễn Cúc…
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Báo cáo “Tập trung ruộng đất ở Việt Nam: Thực trạng và gợi ý chính
sách” của Nguyễn Trung Kiên. “Những điểm phải tuân thủ khi tiến hành
tập trung ruộng đất” của Đỗ Thế Tùng. Báo cáo“Tích tụ, tập trung ruộng
đất trong phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta - thực trạng và giải
pháp”của Hội đồng Lý luận Trung ương. “Tích tụ ruộng đất để phát triển
nông nghiệp hàng hóa”của Lưu Đức Khải, Đinh Xuân Nghiêm.“Thúc
đẩy lưu chuyển, tích tụ, tập trung ruộng đất cho phát triển nông nghiệp
hàng hóa”của Trần Quốc Toản. “Tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát


9
triển Nông nghiệp - vấn đề và giải pháp”của tác giả Nguyễn Văn
Thạo.“Tích tụ và tập trung ruộng đất để đẩy mạnh liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân”của tác giả Đỗ Hoài Nam.“Tích tụ, tập trung ruộng
đất phải có bàn tay nhà nước”của Hồ Xuân Hùng.
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN TIẾP
TỤC GIẢI QUYẾT
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên
quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề về lý luận cơ bản của TTRĐ để phát

triển SXNN nói chung và NNCNC nói riêng.
Thứ hai, nêu ra những khó khăn của quá trình TTRĐ để phát triển
NNCNC, nổi bật là thiếu hành lang pháp lý; cơ chế chính sách trực tiếp và
hỗ trợ cho hoạt động TTRĐ; triển khai tổ chức thực hiện TTRĐ.
Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị chính sách, giải pháp trong đó có
một số giải pháp chủ yếu như:
+ xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ, nới rộng hạn điền, nâng thời
hạn giao đất nông nghiệp;
+ thực hiện tốt công tác quy hoạch,công khai quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp, nhất là quy hoạch sử dụng đất để phát triển
NNCNC;
+ đẩy mạnh phát triển thị trường QSDĐ nông nghiệp và thị trường
lao động ở nông thôn nhằm tạo nguồn cung về đất đai và lao động cho quá
trình TTRĐ để phát triển NNCNC.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ nội hàm các khái niệm, nội dung thuộc phạm vi đề
tài nghiên cứu mà chủ yếu là “tập trung ruộng đất để phát triển nông


10
nghiệp công nghệ cao”; sự cần thiết, những nhân tố ảnh hưởng, các hình
thức TTRĐ để phát triển NNCNC; tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước
và địa phương trong nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh
Thái Bình hiện nay.
Thứ hai, phân tích thực trạng TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2011-2017; làm rõ những khó khăn cản trở, nguyên
nhân cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết khi thực hiện TTRĐ để
phát triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình
TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025.

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT
ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAOTRÊN ĐỊA
BÀN CẤP TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM, SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ YÊU CẦU
CỦA TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được dùng với cụm từ
“nhóm đất nông nghiệp” và được phân ra thành nhóm đất nông nghiệp,
nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Ở Việt Nam, thuật ngữ NNCNC đã được sử dụng rộng rãi, tuy
nhiên để thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai thực hiện, Bộ


11
NN&PTNT đã đưa ra khái niệm NNCNC như sau:“Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công
nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóanông nghiệp, tự
động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh
học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng
cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển
bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
2.1.1.3. Khái niệm tập trung ruộng đất
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về TTRĐ, với góc độ tiếp cận của
luận án, tác giả luận án cho rằng: “Tập trung ruộng đất là quá trình mở
rộng quy mô ruộng đất, bằng cách tập hợp các thửa ruộng có quy mô nhỏ
hiện có nằm liền kề nhau từ nhiềuchủ thể (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức)

thành một thửa ruộng có quy mô lớn một chủ thể thông qua các biện pháp,
hình thức phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan và quy định của
pháp luật để SXNN nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không có
sự thay đổi quyền sử dụng đất”.
2.1.1.4. Khái niệm tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao
Kế thừa điểm khoa học của các định nghĩa trên, tác giả luận án cho
rằng: Tập trung ruộng đất để phát triển NNCNC là “quá trình mở rộng quy
mô ruộng đất bằng cách tập hợp cácthửa ruộng có quy mô nhỏ hiện có nằm
liền kề nhau thuộc quyền sử dụng từ nhiều chủ thể (cá nhân, hộ gia đình, tổ
chức) thành một thửa ruộng có quy mô lớn (hợp lý) một chủ thể hoặc cùng
nhau hợp tác, liên kết để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông qua các
biện pháp, hình thức khác nhau phù hợp với quy luật kinh tế khách quan và
quy định của pháp luật nhưng không có sự thay đổi quyền sử dụng đất”


12
Khái niệm trên chỉ ra những vấn đề cụ thể như: mục đích, nội dung,
chủ thể, yêu cầu, biện pháp của TTRĐ để phát triển NNCNC
2.1.2. Sự cần thiết tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao
2.1.2.1. Xuất phát từ thực trạng của sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất, Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, Thứ hai, Hiệu quả và năng
suất lao động thấp, Thứ ba, Thâm dụng lao động, Thứ tư, Thu nhập từ
SXNN thấp, Thứ năm, Môi trường sản xuất ô nhiễm nghiêm trọng, Thứ
sáu,Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm
2.2.1.2. Xuất phát từ nhu cầu phát triển nền nông nghiệp trong điều
kiện mới
Thứ nhất, Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp: Thứ hai, yêu cầu của
hội nhập thị trường quốc tế. Thứ ba, khắc phục và thích ứng với biến đổi

khí hậu. Thứ tư, đáp ứng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2.1.3. Yêu cầu của tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao
2.1.3.1. Yêu cầu về kinh tế
Thứ nhất, nhằm nâng cao sản lượng kinh tế nông nghiệp và tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, nâng cao chất lượng tăng trưởng
trong SXNN
2.1.3.2. Yêu cầu về xã hội
Làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được nâng
lên; chất lượng lao động nông nghiệp ngày càng được nâng cao; góp phần
thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và
xây dựng nông thôn mới.


13
2.1.3.3. Yêu cầu về môi trường
Tiết kiệm nguồn nước, giảm hiệu ứng nhà kính mà hoạt động SXNN
tạo ra; đặc biệt là sẽ giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại của SXNN
nước ta hiện nay.
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
2.2.1. Nội dung tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao
2.2.1.1. Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ
cao giữa nông dân với nông dân
Thứ nhất, Dồn điền, đổi thửa
Thứ hai, Nông dân thuê lại quyền sử dụng đất của nông dân
2.2.1.2. Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ

cao thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác
Thứ nhất, nông dân góp QSDĐ vào HTX, tổ hợp tác
Thứ hai, nông dân tham gia HTX để sử dụng dịch vụ chung.
2.2.1.3. Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ
cao giữa nông dân với doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp thuê lại QSDĐ của nông dân để sản xuất
NNCNC
Thứ hai, nông dân góp vốn bằng giá trị QSDĐ vào doanh nghiệp để
sản xuất nông NNCNC. Ngoài ra còn hình thức liên kết (giữa hộ nông
dân với doanh nghiệp) hình thành nên chuỗi giá trị


14
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên, Thứ hai: các yếu tố về kinh tế xã hội, Thứ
ba: sự phát triển các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Thứ tư: sự phát triển
của thị trường và xu hướng tiêu dùng nông sản. Thứ năm: Hội nhập kinh tế quốc
tế. Thứ sáu: Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thứ
bảy: Vai trò của chính quyền các cấp, Thứ tám: phong tục, tập quán, tâm lý của
người nông dân.
2.3. KINH NGHIỆM TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG
LÃNH THỔ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO
TỈNH THÁI BÌNH
2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan
TRUNG QUỐC: Thứ nhất: cải cách chính sách đất đai, hoàn thiện
các văn bản pháp luật liên quan đến TTRĐ. Thứ hai: đa dạng hóa các hình
thức TTRĐ để phát triển NNCNC. Thứ ba: thực hiện nhiều chính sách hỗ
trợ quá trình TTRĐ.

NHẬT BẢN: Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách TTRĐ rất
hiệu quả đó là: Thứ nhất, linh hoạt, mềm dẻo trong điều chỉnh chính
sách ruộng đất. Thứ hai, phát triển nhiều hình thức TTRĐ. Thứ ba, thành
lập ngân hàng đất nông nghiệp. Thứ tư, thực hiện nhiều chính sách hỗ
trợ quá trình TTRĐ
VÙNG LÃNH THỔ ĐÀI LOAN: thực hiện chính sách: Thứ nhất, cải
cách ruộng đất để tạo cơ sở cho TTRĐ. Thứ hai, vận dụng linh hoạt các
phương thức TTRĐ. Thứ ba, phát triển công nghiệp địa phương nhằm giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp


15
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước
Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam
Thứ nhất, Chính quyền đứng ra thuê QSDĐ nông nghiệp của các hộ
gia đình, rồi cho doanh nghiệp thuê lại. Thứ hai, nông dân trực tiếp TTRĐ
để sản xuất NNCNC. Thứ ba, TTRĐ thông qua liên kết giữa hộ gia đình,
HTX với các doanh nghiệp sản xuất NNCNC.
Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Thứ nhất, tỉnh đứng ra tiến hành TTRĐ tạo cơ sở cho doanh nghiệp
đầu tư vào sản xuất NNCNC. Thứ hai, TTRĐ thông qua các liên kết sản
xuất giữa các nhóm hộ nông dân. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện nhiều biện
pháp như: i) trực tiếp thuê lại QSDĐ của nông dân, xây dựng hạ tầng rồi cho
doanh nghiệp thuê lại; ii) Doanh nghiệp tự làm dự án, tỉnh giao đất cho
doanh nghiệp (từ 20 đến 50 năm); iii) Doanh nghiệp tự thỏa thuận thuê lại
QSDĐ của dân, tỉnh hỗ trợ.
2.3.3. Bài học rút ra đối với tỉnh Thái Bình trong quá trình tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Một là, Tập trung ruộng đất để phát triển NNCNC phải căn cứ vào
thực tiễn và phù hợp với những quy định của pháp luật. Hai là, Quá trình

xây dựng và ban hành chính sách cần đảm bảo thống nhất với chính sách
của trung ương và không thể tách rời với chính sách của trung ương. Ba
là, Cần có sự thống nhất quan điểm ưu tiên, khuyến khích những sản phẩm
mũi nhọn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Tỉnh. Bốn là, Chú
trọng xây dựng môi trường thuận lợi cho các hoạt động TTRĐ. Năm là,
Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy quá trình TTRĐ. Thứ sáu, Tập trung
mọi nguồn lực thực hiện tốt các phương án TTRĐ. Thứ bẩy, Làm tốt việc
tuyên truyền trong nhân dân về hiệu quả của TTRĐ.


16
Chương 3
THỰC TRẠNG TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI BÌNH
GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN
TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI BÌNH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình
3.1.2. Những thuận lợi khó khăn tác động đến quá trình tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
3.1.2.1. Những thuận lợi
Thái Bình có rất nhiều lợi thế trong phát triển SXNN, nhất là phát
triển NNCNC bởi tỉnh có tất cả các yếu tố của SXNN.
3.1.2.2. Những khó khăn, thách thức
a) Những khó khăn: Một là, Thái Bình là một tỉnh thuần nông, ruộng
đất manh mún (hiệncó 60% số nông hộ diện tích dưới 0,2ha và 98% nông
hộ có quy mô nhỏ hơn 0,5ha). Hai là, nông dân có tâm lý giữ ruộng. Ba là,

lao động trong nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ. Bốn là, công nghiệp của
tỉnh chưa phát triển. Năm là, tổng số hộ và số lao độnglàm nông nghiệp
trong độ tuổi còn rất cao.
b) Những thách thức: Thứ nhất, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai
thấp. Thứ hai, áp lực về dân số lớn và lao động dư thừa trong nông thôn.


17
Thứ ba, thách thức từ hội nhập kinh tế gây ra cạnh tranh mạnh
mẽ trong việc tiêu thụ nông sản ngay trên địa bàn tỉnh cũng như ở trên thị
trường nội địa và thị trường thế giới. Thứ tư, nhu cầu thị trường thay đổi.
Thứ năm, biến đổi khí hậu được dự báo tác động tiêu cực trên quy mô lớn
đối với SXNN của Thái Bình.
3.2. TÌNH HÌNH TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI
ĐOẠN 2010 - 2017
3.2.1. Thực trạng tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao giữa nông dân với nông dân
Thứ nhất, dồn điền, đổi thửa
Đến hết năm 2018, Thái Bình đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa
trong nông nghiệp, kết quả toàn tỉnh đã giảm được 499.930 thửa, bình
quân chung là 1,79 thửa/hộ, giảm 1,88 thửa/hộ
Thứ hai, nông dân thuê lại QSDĐ của nông dân để sản xuất NNCNC
Hình thức này được triển khai trên tất cả các lĩnh vực SXNN
3.2.2. Thực trạng tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao thông qua Hợp tác xã, tổ hợp tác
3.2.3. Thực trạng tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ
cao giữa nông dân với doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp Tập đoàn TH)
Tỉnh Thái Bình đã có cách làm khác và mới so với các địa phương
nhất là theo Luật Ðất đai 2013 đó là: chính quyền vận động nông dân có

QSDĐ, đặc biệt là các hộ không còn nhu cầu canh tác ủy quyền cho chính
quyền địa phương ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại với thời gian, đơn


18
giá, phương thức thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận giữa bên thuê và bên
cho thuê, trên cơ sở không trái với các quy định hiện hành của pháp luật.
3.2.4. Thực trạng tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao thông qua mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm
Hình thức này đã được tổ chức thực hiện trên quy mô toàn tỉnh, bước
đầu mang lại hiệu quả toàn diện cả về kinh tế, xã hội. Điển hình của thành
công là mô hình liên kết trong sản xuất lúa giống và thương phẩm chất
lượng cao giữa hộ nông dân, HTX với ThaiBinh Seed; công ty cổ phần
Thực Phẩm Xuất Khẩu Đồng Giao.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI
ĐOẠN 2011 - 2017 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.3.1.Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
3.3.1.1. Những thành tựu bước đầu đạt được
Thứ nhất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Thứ
hai, hình thành một số hình thức TTRĐ để phát triển NNCNC phù hợp với
thực tiễn. Thứ ba, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào SXNN:
Hiện toàn tỉnh đã có 33 dự án đăng ký đầu tư vào sản xuất NNCNC với
tổng số vốn trên 25.658 tỷ đồng, diện tích đất thuê trên 7.100 ha; và 19 dự
án đăng ký nghiên cứu với số vốn đăng ký 20.925 tỷ đồng. Trong số đó, 11
dự án đã có chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 2.016 tỷ đồng.
3.3.1.2. Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, Quy mô, tốc độ TTRĐ để phát triển NNCNC còn chậm, thấp.
Thứ hai, Phần lớn các hình thức TTRĐ chưa đạt tiêu chí sản xuất NNCNC.
3.3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế



19
Thứ nhất, Công tác quy hoạch còn yếu. Hai là, Thiếu khung pháp lý
cho TTRĐ. Ba là, Nguồn lực đầu tư và chính sách thu hút, hỗ trợ cho hoạt
động TTRĐ còn hạn chế. Bốn là, Xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông
nghiệp chưa hiệu quả. Năm là, Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho sản
xuất NNCNC còn yếu. Sáu là, Nguyên nhân từ phía chính quyền các cấp
và hệ thống chính trị
3.3.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
Thứ nhất, yêu cầu đẩy nhanh quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC với
rào cản (chậm) từ thực tiễn. Thứ hai, yêu cầu đẩy mạnh quá trình TTRĐ để
phát triển NNCNC với khả năng tiêu thụ, tiếp cận nguồn vốn và nhất là giải
quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025
4.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG RUỘNG
ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH
THÁI BÌNH
4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
trên thế giới và Việt Nam
Thứ nhất, Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Thứ hai, Dân số thế giới tăng, nhu cầu lương thực tăng
Thứ ba, Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng mạnh
4.1.2. Quan điểm định hướng quá trình tập trung ruộng đất



20
Thứ nhất, Tập trung ruộng đất để phát triển NNCNC phải dựa trên
đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và xu thế
hội nhập.
Thứ hai, Tập trung ruộng đất để phát triển NNCNC phải nhằm phát
triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.
Thứ ba, Tập trung ruộng đất để phát triển NNCNC cần áp dụng
nhiều hình thức, từ đơn giản đến phức tạp lấy doanh nghiệp làm nòng cốt
và phải có lộ trình, bước đi thích hợp
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI
BÌNH ĐẾN NĂM 2025
4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách thúc đẩy quá trình tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
4.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp làm cơ
sở cho quá trình tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao
Thứ nhất, Nắm vững những quy định trong Luật đất đai 2013 làm cơ
sở triển khai phù hợp với địa phương
Thứ hai, đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Thứ ba, tăng tính linh hoạt trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
làm cơ sở cho quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC
Thứ tư, chủ động quy hoạch vùng sản xuất NNCNC
Thứ năm, công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt
4.2.1.2. Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi cụ thể cho từng hình thức
tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao


21
4.2.1.3. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các hình thức tập

trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao qua thị trường
quyền sử dụng đất nông nghiệp
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho thị trường QSDĐ nông
nghiệp phát triển. Thứ hai, phát triển hệ thống thông tin về thị trường
QSDĐ nông nghiệp. Thứ ba, có chính sách khuyến khích việc hình thành
các pháp nhân mới có đủ cơ sở pháp lý để người nông dân có thể ủy thác
QSDĐ của mình.
4.2.2. Nhóm giải pháp tạo môi trường kinh tế thúc đẩy quá trình tập trung
ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
4.2.2.1. Phát triển công nghiệp địa phương, đẩy mạnh các hình thức xuất
khẩu lao động nhằm rút lao động ra khỏi nông nghiệp tạo nguồn cung ruộng đất
cho quá trình tập trung ruộng đất
Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm
công nghiệp đã xây dựng, có các chính sách ưu đãi để thu hút doanh
nghiệp vàosản xuất tại khu, cụm công nghiệp
Thứ hai, phát triển các cụm điểm công nghiệp, làng nghề
Thứ ba, phát triển các thị tứ, thị trấn nông thôn,tạo cơ chế, chính
sách thuận lợi để thúc đẩy liên kết ngành giữa nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ.
Thứ tư, mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động
4.2.2.2. Đẩy mạnh phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông nghiệp
4.2.2.3. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp đáp ứng
yêu cầu của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, và hỗ trợ đầu vào,
đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp


22
Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm:
điện; hệ thống thông tin; thủy lợi; giao thông…

Thứ hai, hỗ rợ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp
4.2.2.4. Có chính sách phù hợp để giải quyết vốn tín dụng cho phát
triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, triển khai tốt hoạt động bảo
hiểm nông nghiệp
Thứ nhất, tỉnh cần triển khai nhanh chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ
Thứ hai, tích cực triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới
Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình tín dụng cho NNCNC
Thứ tư, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục vay vốn của
khách hàng, nhất là nông dân, HTX
Thứ năm, đẩy mạnh thực thi chính sách bảo hiểm rủi ro cho ngành nông
nghiệp
4.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường xã hội nhằm thúc đẩy quá trình tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
4.2.3.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục dạy nghề cho người lao động
Thứ nhất, đối với lực lượng lao động rút ra khỏi nông nghiệp
Thứ hai, đối với lực lượng lao động ở lại làm nông nghiệp
4.2.3.2. Làm tốt công tác an sinh xã hội và trợ cấp cho người gặp
khó khăn khi chuyển đổi nghề


23
Thứ nhất, bố trí ngân sách hợp lý, đồng thời tập trung huy động mọi
nguồn lực trong xã hội để thực hiện tốt các chính sách về việc làm, giảm
nghèo; thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo.
Thứ hai, trực tiếp bằng cơ chế, chính sách và biện pháp giải phóng
triệt để tiềm năng lao động nông thôn.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh các chính sách xoá đói giảm nghèo
4.2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Để thúc đẩy quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC cần đẩy mạnh tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Nhất là các cơ chế chính sách thực hiện TTRĐ để phát triển NNCNC của
tỉnh tới doanh nghiệp, người nông dân.


×