Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.65 KB, 5 trang )

Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục
Bùi Huy Tùng
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Tổng kết cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Nghiên cứu thực trạng vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính trong giáo dục, thực tiễn áp dụng quy phạm pháp luật
trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Phân tích và khái quát hóa các yêu cầu thực tế
của từng nội dung trên, tìm ra những quy định chưa phù hợp, các chế định chưa được đề
cập hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi trong văn bản pháp luật hiện
hành, nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Keywords: Giáo dục; Pháp luật Việt Nam; Quản lý nhà nước; Vi phạm hành chính

Content
I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước. Theo đó, công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai
đoạn hiện nay đã và đang đặt ra yêu cầu tăng cường pháp luật và pháp chế trong quản lý xã hội
trên những mức độ và sắc thái mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Quản lý xã hội bằng pháp luật đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, là một trong những yếu
tố quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân ở nước ta hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Giáo dục là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, thông qua hoạt động giáo dục con người
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Ở Việt Nam, quan điểm “ phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” vẫn được ghi nhận là quan điểm xuyên suốt trong quá trình



lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục xác định những
quan điểm và phương hướng cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới
nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện
“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Luật Giáo dục 2005 khẳng định mục tiêu giáo dục là “ đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Để thực hiện triệt để quan điểm chỉ đạo của Đảng, thực hiện thành công mục tiêu giáo
dục, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, ngoài cơ chế tổ chức quản lý giáo dục nhất thiết cần phải có
cơ chế xử lý vi phạm phù hợp, mà trong đó xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là
một nội dung đặc biệt quan trọng.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 02-7-2002, Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày
11/4/2005định của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các văn
bản pháp lý liên quan được ban hành đã đáp ứng một cách cơ bản yêu cầu về một hành lang pháp
lý cần thiết cho việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Mặc dù vậy, qua nghiên cứu cho thấy, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục ở nước ta phần lớn mới được ban hành, còn tồn tại nhiều nội dung chưa phù
hợp với thực tiễn, chưa thể đi vào thực tiễn, có những quy định chưa bắt nguồn từ thực tiễn.
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, nhất thiết cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, có
hệ thống nhằm từng bước hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giáo dục, đưa những quy định này trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Cụ thể hơn, thông qua việc hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục sẽ góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giáo dục một cách có hiệu quả, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
II. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trước hết, cần khẳng định rằng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục của
nhiều ngành khoa học khác nhau như Tâm lý học; Xã hội học; Quản lý giáo dục….Kết quả

nghiên cứu của các ngành khoa học này phục vụ rất tốt cho hoạt động nghiên cứu đề tài đang lựa
chọn.


Đối với ngành Luật học hiện có một số đề tài nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính
hay các đề tài với nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục, tăng cường quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với các bậc đào tạo. Tuy nhiên các đề tài này nghiên cứu trên bình diện rộng,
với hướng hoàn thiện chung, chưa đề tài nào phân tích một cách chi tiết nội dung hoàn thiện các
quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Có thể nói, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giáo dục. Đề tài nghiên cứu chi tiết về một vấn đề hẹp nhưng cụ thể, đảm bảo ý nghĩa khoa học
và tính khác biệt so với các đề tài khác trong cùng ngành nghiên cứu.
Mặc dù vậy, có thể nói, các công trình nghiên cứu trong cùng lĩnh vực đề cập ở trên đều
là những tài liệu tham khảo có giá trị cao để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
III. Phạm vi nghiên cứu
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
nói riêng là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, trong khuôn khổ có giới hạn, luận văn chỉ tập trung
vào một số khía cạnh pháp lý chủ yếu liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục, đặc biệt là quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
IV. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Đề tài tập trung phân tích toàn diện, có hệ thống
các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhằm tìm
ra hướng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.
b. Nhiệm vụ của Luận văn:
- Tổng kết các cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục.

- Nghiên cứu và tìm ra những quy định chưa phù hợp, các chế định chưa được đề cập tới
hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ, thiếu khả thi trong văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục.
V. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu lực của hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
b. Phạm vi nghiên cứu: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục bao gồm nhiều
vấn đề lớn đặt ra cần quan tâm nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu của Luận văn tập trung chú ý vào
việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục. Là một đề tài nghiên cứu lý luận, luận văn không đi quá sâu ở
từng nội dung trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên,
luận văn có phân tích và khái quát hóa các yêu cầu thực tế của từng nội dung để làm nổi bật vấn
đề quan tâm chủ yếu là: Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục.
VI. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính nói chung và
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác-Lênin như Phương
pháp biện chứng, lịch sử; Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa; Phương pháp so sánh,
thống kê; Phương pháp xã hội học, xin ý kiến chuyên gia…
VII. Đóng góp mới và giá trị khoa học của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung và trực tiếp về
vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhằm mục đích đưa ra phương hướng
và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập

phục vụ việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
VIII. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm : Lời mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.


References
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001.
2. Văn kiện Đại hội Đảng, Kết luận của Hội nghị TW.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia
4. Các văn bản hiện hành về giáo dục-đào tạo, Nxb Thống kê(2001-2003) gồm 05 tập.
5. Giáo trình Luật Hành chính-Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà nội.
6. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật-Học viện Hành chính Quốc gia.
7. Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán Hành chính-Học viện Hành chính Quốc gia-2004.
8. Giáo trình Luật Hành chính-Đại học Luật Hà Nội.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học-Vũ Cao Đàm-1997.
9. Phạm Minh Hạc-Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (tháng9/2002) Tạp chí Cộng
sản.
10. Phạm Minh Hạc-Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia-1997.
11. Phạm Thành Nghị -Vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục đại học nước ta(tháng10/2002)
Tạp chí Giáo dục.
12. Hội nghị thông tin giáo dục Quốc tế-Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản, Nxb CHính trị Quốc
gia.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2004), báo cáo tình hình thi hành Luật Giáo dục trong 05 năm 19982003 và những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định của Luật Giáo dục.
14. Báo cáo thanh tra, thanh tra tuyển sinh của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.
15. Thông tin tham khảo từ Cục An ninh Tư tưởng Văn hóa - Bộ Công An
16. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nxb Giáo dục-2002.
17. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1997), Một số nét về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam,
Lưu hành nội bộ.

18. Luật Giáo dục của nước Bỉ trong sách “những Bộ luật của Bỉ” (1965) bản dịch từ tiếng Pháp.
19. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp (2004) NxB Chính trị Quốc gia.
20. Và các Tài liệu chuyên khảo khác….



×