Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHUYÊN đề 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁTQUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế HẬUGIANG GIAI đoạn từ năm 2005 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.87 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 3

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005-2011

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: Ths. ĐOÀN HOÀI NHÂN

HẬU GIANG - NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iv
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................2


3.2. Phương pháp phân tích...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu....................................................................3
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..........................................................................3
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu....................................................................3
5. Bố cục của đề tài.................................................................................................3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................4
1. Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011...........................................................4
1.1. Tổng giá trị GDP........................................................................................4
1.2. Cơ cấu GDP...............................................................................................6
1.3. Vốn đầu tư..................................................................................................8
1.4. Hiệu quả đầu tư..........................................................................................10
1.5. Các chính sách............................................................................................11
2. Những hạn chế....................................................................................................15
2.1. Kinh tế Hậu Giang chủ yếu tăng trưởng về lượng......................................15
2.2. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế chưa hợp lý............................15
2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động.....................................................................15
2.4. Chuyển dịch cơ cấu giữa đô thị và nông thôn, giữa NN và phi N. nghiệp..16
KẾT LUẬN................................................................................................................. 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................19
ii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang


1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng GDP

4

2

Cơ cấu giá trị GDP và GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)

6

3

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế

8

4

Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện-thị-thành phố

9

5

Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang

10


iii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 8 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu
Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của tiểu vùng
Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo
Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành
phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm
qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo nhiều
cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu
Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, quản
lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các
ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nên đã huy động được nhiều nguồn lực thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 8 năm qua.
Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm
mạnh trên, Hậu giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc
độ cao so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao
12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu vực I:
Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%); khu vực
II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là 12,64%);
khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là 12,19%).
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm 2004

là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là 5,39%),
công nghiệp - xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương mại-dịch vụ
tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%). Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm
2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh
1994, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2004.
Quy mô VA của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với các tỉnh vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu so tỷ trọng VA của tỉnh với cả vùng trong giai
đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7- 4,0%, năm 2011 tỷ trọng tổng VA của
Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷ đồng so với khoảng 344.000 tỷ
đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người 19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với
năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng); quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là

1


383 USD), bằng 73,7%VA/người của cả nước và 84-85%VA/người của vùng
ĐBSCL.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ sản xuất còn thấp, đời sống của
người lao động nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển, nhất là vùng sâu, vùng xa, đối tượng nghèo và cận nghèo , chất
lượng nguồn lao động chưa cao, hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực còn
nhiều hạn chế. Tất cả các hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến tiến trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn từ năm
2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnh
tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết phải làm của
tỉnh. Để góp một phần nhỏ cho phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang, chúng tôi viết
chuyên đề “Đánh giá tổng quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang
giai đoạn từ năm 2005-2011” của đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2011. Đây là cơ sở để
đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ
2011-2020 và tầm nhìn 2025.
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2011.
(2) Xác định nguyên nhân tình hình và những hạn chế mà Hậu Giang cần
khắc phục trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo
hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế do Cục Thống kê, sở Kế
hoạch và Đầu tư, sở Công thương và các sở khác cung cấp từ năm 2005-2011.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề
tài để đánh giá tổng quát kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2011.
2


- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp các kết
quả đã phân tích ở mục tiêu 1, các tài liệu có liên quan, các bài tham luận từ hội
thảo khoa học làm cơ sở xác định nguyên nhân của tình hình và những hạn chế

mà Hậu Giang cần khắc phục trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh
tranh.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Phân tích, khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể của 3 khu vực
kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế
- Phân tích, khái quát cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu thị trường, năng
lực cạnh tranh.
- Nguyên nhân của tình hình và các vấn đề đặt ra mà tỉnh Hậu giang phải
làm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng
tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trước hết biểu hiện ở chuyển dịch cơ
cấu ngành, vì chúng là yếu tố quan trọng đầu tiên tác động đến mô hình tăng
trưởng kinh tế. Do đó, cần phân tích, đánh giá cơ cấu ngành để biết những thành
công và hạn chế, từ đó có định hướng hoàn thiện.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2013 đến 04/2013
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

3



KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011
1.1.Tổng giá trị GDP
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng GDP
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Tăng 20062010 (%)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1-Phân theo 3 khu vực

3.535

3.927


4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

- Nông, lâm, thủy sản

1.577

1.658

1.597

1.774

1.846

1.921

2.022

4,1


7-7,5

- Công nghiệp và XD

1.108

1.268

1.635

1.811

2.061

2.404

2.816

16,8

16-17

850

1.001

1.167

1.389


1.692

1.990

2.370

18,5

17-18

2-Phân theo Nông
nghiệp, phi NN

3.535

3.927

4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

- Nông nghiệp (nông,

lâm, thủy sản)

1.577

1.658

1.597

1.774

1.846

1.921

2.022

4,1

7-7,5

- Phi nông nghiệp

1.958

2.269

2.802

3.200


3.753

4.394

5.185

17,5

-

3-Phân theo SXphi sản xuất

3.535

3.927

4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

- Sản xuất


2.685

2.926

3.232

3.585

3.907

4.325

4.838

10,0

-

850

1.001

1.167

1.389

1.692

1.990


2.370

18,5

17-18

5.269

6.191

7.524

8.702

10.255

11.904

15.116

-

-

6,7

8,2

10,0


11,5

13,5

15,6

19,7

810

1.080

Thực
hiện

So
NQ

a-Tổng giá trị GDP
(giá SS 1994)

- Dịch vụ

- Phi sản xuất (dịch vụ)
b. Tổng giá trị GDP
(giá thực tế)
c. GDP BQ đầu người
(Triệu đồng/người)

d. GDP/người

421
488
580
687
761
(USD/người)
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Tổng giá trị GDP của Hậu Giang tính đến năm 2010 đạt 11.904 tỷ đồng
giá thực tế (hiện hành) và 6.316 tỷ đồng theo giá so sánh 1994. Nếu so sánh quy
mô tổng GDP (theo giá so sánh 1994) của năm 2010 với năm 2004 (năm mới
thành lập tỉnh) gấp khoảng gần 2 lần và so với năm 2005 (năm gốc của kế hoạch
4


2006-2010) gấp gần 1,8 lần. Tuy quy mô kinh tế tăng khá nhanh, song Tổng
GDP của Hậu Giang vẫn là loại nhỏ so với các tỉnh vùng ĐBSCL. Nếu so tỷ
trọng GDP của tỉnh với cả vùng, chỉ dao động từ khoảng 3,7-4,0% toàn vùng
ĐBSCL.
Quy mô và trình độ phát triển nền kinh tế còn được đo bằng GDP bình
quân đầu người. Đến năm 2010, GDP/người của Hậu Giang đạt 15,6 triệu
đồng/người, tương đương 810 USD/người, chỉ bằng 78% mức thu nhập
GDP/người của cả nước (cả nước năm 2010 đạt 1.100USD/người). Xem xét các
năm từ 2005-2010, GDP/người của Hậu Giang vẫn là nhỏ nhất so với vùng
ĐBSCL (năm 2010, GDP/người của ĐBSCL đạt khoảng 21,2 triệu đồng/người).
Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt
12,4%/năm (mục tiêu nghị quyết 12-13%), trong đó tăng trưởng các khu vực
như sau:

Hình 1: Tốc độ tăng bình quân tổng GDP thời kỳ 2006-2010

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2010.

Khu vực I (nông-lâm-thủy sản) tăng 4,1%, không đạt mực tiêu Nghị quyết
cuối kỳ (mục tỉêu NQ là 7-7,5%). Tốc độ tăng trưởng chậm so mục tiêu có thể là
do khả năng trồng trọt đã khai thác hết, việc chuyển đổi cơ cấu sang chăn nuôi
và thủy sản mới bắt đầu chưa phát huy.
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng khá nhanh, tới 16,8%/năm,
đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu NQ là 16-17%). Tốc độ tăng của khu vực II nhanh
là do phát triển mạnh công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp từ các
năm được thành lập đã được phát huy.
Khu vực III (dịch vụ) tăng 18,5%, vượt mục tiêu nghị quyết (mục tiêu NQ
là 17-18%). Tốc độ dịch vụ tăng nhanh chủ yếu tăng nhanh phát triển dịch vụ
vận tải, thông tin liên lạc, đặc biệt nâng cao một bước dịch vụ cao cấp như tài
chính, tín dụng, tư vấn.
5


Do ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế thế
giới, đầu tư FDI vào Việt Nam giảm và xuất khẩu giảm, tốc độ tăng trưởng GDP
nước ta giảm nhiều, chỉ đạt khoảng 5%/năm trong các năm gần đây (so với mục
tiêu tăng trưởng 7,5-8,2%/năm). Hậu Giang đạt tốc độ nhanh như trên là một
thành công đáng kể, song qua đó cũng cho thấy nền kinh tế Hậu Giang chưa hội
nhập nhiều vào quốc tế, đầu tư nước ngoài trong tỉnh còn rất ít. Một đặc điểm
cần chú ý là tốc độ tăng trưởng ngành phi sản xuất (dịch vụ) của tỉnh gấp 1,8 lần
tăng trưởng sản xuất, chỉ tiêu này ở nước ta mới chỉ khoảng 0,9-0,95 lần. Ở các
nước phát triển, chỉ tiêu này dao động từ 1,1-1,8 lần (có trường hợp như Mỹ và
Anh đạt khoảng 2-4 lần, sau đó giảm, dao động khoảng 1,4-1,8 lần). Điều này
chứng tỏ ngành dịch vụ Hậu Giang phát triển mạnh so với cả nước và ĐBSCL.
1.2. Cơ cấu GDP
Bảng 2: Cơ cấu giá trị GDP và GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)

Chỉ tiêu
a-Tổng giá trị GDP
1-Phân theo 3 khu vực
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp và XD
- Dịch vụ
2-Theo Nông nghiệpphi Nông nghiệp
- Nông nghiệp (nông,
lâm, thủy sản)
- Phi nông nghiệp
3-Theo SX-phi SX
- Sản xuất
- Phi sản xuất (dịch vụ)
b-Cơ cấu GDP
1-Theo 3 khu vực
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp và XD
- Dịch vụ
2-Theo Nông nghiệpphi Nông nghiệp
- Nông nghiệp (nông,
lâm, thủy sản)
- Phi nông nghiệp
3-Theo SX-phi SX
- Sản xuất

ĐVT

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

5.269
2.313
1.513
1.443

6.191
2.717
1.771
1.703

7.524
3.135
2.236

2.153

8.702
3.511
2.541
2.650

10.256
3.787
3.026
3.443

11.904
4.001
3.640
4.263

15.116
4.797
4.734
5.586

5.269

6.191

7.524

8.702


10.256

11.904

15.116

2.313

2.717

3.135

3.511

3.787

4.001

4.797

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

2.956
5.269
3.826
1.443


3.474
6.191
4.488
1.703

4.389
7.524
5.371
2.153

5.191
8.702
6.052
2.650

6.469
10.256
6.813
3.443

7.903
11.904
7.641
4.263

10.319
15.116
9.531
5.586


%
%
%
%

100,0
43,9
28,7
27,4

100,0
43,9
28,6
27,5

100,0
41,7
29,7
28,6

100,0
40,3
29,2
30,5

100,0
36,9
29,5
33,6


100,0
33,6
30,6
35,8

100,0
31,7
31,3
37,0

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

%

43,9


43,9

41,7

40,3

36,9

33,6

31,7

%
%
%

56,1
100,0
72,6

56,1
100,0
72,5

58,3
100,0
71,4

59,7
100,0

69,5

63,1
100,0
66,4

66,4
100,0
64,2

68,3
100,0
63,0

Tỷ đồng

6


- Phi sản xuất (dịch vụ)

%

27,4

27,5

28,6

30,5


33,6

35,8

37,0

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Năm 2011, trong cơ cấu GDP của Hậu Giang, nông-lâm-thủy sản còn
chiếm tỷ trọng tương đối lớn (31,7%), tỷ trọng sản xuất tới 63%, gần gấp 2 lần
phi sản xuất. Song, nếu so sánh 3 khu vực thì tỷ trọng phi sản xuất (dịch vụ) của
tỉnh đã chiếm lớn nhất, đồng thời xu hướng dịch vụ đang tăng mạnh như đã nêu
trên (gấp 1,8 lần sản xuất), đây là một xu hướng phát triển đúng hướng hiện đại.
Nếu chỉ đơn thuần xét về con số, tỷ trọng nông-lâm-thủy sản Hậu Giang chiếm
31,7%, còn một khoảng cách xa mới đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với tỷ trọng nông-lâm-thủy sản giảm xuống còn bằng hoặc dưới 10%. Cần chú ý
là, tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát triển kinh tế một tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ dựa vào tỷ trọng nông-lâm-thủy sản giảm
thấp, mà đối với một tỉnh giàu tiềm năng về nông-lâm-thủy sản như Hậu Giang,
đến năm 2020 vẫn có thể đạt tiêu chuẩn, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
khi tỷ trọng nông nghiệp lớn hơn 10%, nhưng các chỉ tiêu sau đây được đảm
bảo: tỷ trọng hàng hóa nông nghiệp đảm bảo cao, vựơt trên 60%; tỷ trọng 4 hóa
(điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa) vượt trên 60%.
Hiện nay, chưa có đủ số liệu cụ thể xem xét các chỉ tiêu nêu trên ở Hậu
Giang đạt đến mức nào, song qua thực tế quan sát cho thấy, ở Hậu Giang, lúa
gạo, ngoài tiêu dùng và dự trữ trong mỗi hộ nông dân, còn lại đều là hàng hóa
cho xuất khẩu và cho thị trường trong nước, trong vùng; mía hoàn toàn là hàng
hóa cung cấp cho các nhà máy đường; thuỷ sản cung cấp cho các xí nghiệp chế
biến và cùng với rau, hoa quả là hàng hóa cho dân cư các đô thị, các khu công

nghiệp trong tỉnh, vùng ĐBSCL. Như vậy, tỷ trọng nông nghiệp hàng hóa cũng
đã khá cao. Về chỉ tiêu “4 hóa”, thủy lợi đã được đầu tư phát triển, song việc sử
dụng “nước trời” trong sản xuất còn phổ biến; về điện khí hoá, điện sử dụng
phần lớn cho máy bơm, song tỷ lệ dùng chưa cao; cơ khí hóa mới ở khâu thu
hoạch và vận chuyển; tỷ lệ áp dụng biện pháp sinh học như lai tạo giống, sản
xuất phân vi sinh, bảo vệ thực vật bằng biện pháp sinh học còn chưa nhiều. Việc
ứng dụng “4 hóa” còn một khoảng cách lớn so với yêu cầu và mục tiêu của một
nền nông nghiệp hiện đại.
Từ thực trạng nêu trên, hướng chuyển đổi cơ cấu của tỉnh theo hướng
công nghiệp hóa thời gian tới sẽ là, ngoài phấn đấu tăng mạnh dịch vụ và công
nghiệp, cần nhằm vào mục tiêu tạo ra được một nền nông ngiệp hiện đại, ứng
dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao năng suất cây trồng, đẩy mạnh việc ứng
7


dụng “4 hóa” một cách phổ biến, chứ không đơn thuần là giảm tỷ trọng nông
nghiệp xuống bằng hoặc dưới 10%.
1.3. Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang thời gian qua liên tục tăng,
năm 2004 khi mới thành lập tỉnh, tổng mức đầu tư (theo giá thực tế) đạt
khoảng 1.833,5 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 2.100 tỷ đồng và năm 2010 lên tới
8.105,6 tỷ đồng. Đặc điểm cơ cấu đầu tư của tỉnh từ 2004 đến 2011 như sau:
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2008


2009

2010

2011

A-Tổng mức đầu tư
Tỷ đồng 2.100,0 6.221,3 7.680,7 8.105,6 9.631,0
a-Phân theo hình thức quản lý:
- Trung ương quản lý
Tỷ đồng 426,0
992,0 2.326,0 2.369,0 1.510,0
So tổng mức ĐT
%
20,3
15,9
30,3
29,2
15,7
- Địa phương quản lý
Tỷ đồng 1.674,1 2.935,0 4.738,0 5.488,0 8.071,0
So tổng mức ĐT
%
79,7
47,2
61,7
67,7
83,8
- Đầu tư nước ngoài - FDI

Tỷ đồng
2.295,0 617,0
249,0
50,0
So tổng mức ĐT
%
36,8
8,0
3,1
0,5
b-Phân theo cấu thành
- Xây lắp
Tỷ đồng 1.295,8 961,0 1.800,0 2.000,0 2.257,0
So tổng mức ĐT
%
61,7
15,4
23,4
24,7
23,4
- Lắp đặt trang thiết bị
Tỷ đồng 206,0
272,0
462,0
488,0
513,7
So tổng mức ĐT
%
9,8
4,4

6,0
6,0
5,3
- Đầu tư khác
Tỷ đồng 598,3 4.988,0 5.418,0 5.618,0 6.861,0
So tổng mức ĐT
%
28,5
80,2
70,5
69,3
71,2
c-Phân theo nguồn vốn
1. Ngân sách nhà nước
Tỷ đồng 871,1 1.258,4 3.005,5 3.288,2 2.773,1
So tổng mức ĐT
%
41,5
20,2
39,1
40,5
28,8
TĐ: - Trung ương
Tỷ đồng 426,0
991,5 2.325,8 2.369,0 1.509,6
So vốn ngân sách
%
48,9
78,8
77,4

72,0
54,4
- Địa phương
Tỷ đồng 445,2
266,9
679,8
919,2 1.263,5
So vốn ngân sách
%
51,1
21,2
22,6
28,0
45,6
2. Vốn vay
Tỷ đồng
3,5
2,1
148,8
45,0
132,4
So tổng mức ĐT
%
0.2
0,03
2,0
0,6
1,4
3. Vốn của các DNNN
Tỷ đồng 52,3

250
295,7
750,0 1.000,0
So tổng mức ĐT
%
2,5
4,0
3,8
9,2
10,4
4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tỷ đồng
2.300,0 617,3
248,5
50,0
So tổng mức ĐT
%
36,9
8,0
3,0
0,5
5. Vốn khác
Tỷ đồng 1.173,1 2.410,7 3.613,4 3.774,0 5.675,5
So tổng mức ĐT
%
55,9
38,8
47,0
46,5
58,9

8


Chỉ tiêu
B-Tổng GTTSCĐ mới tăng
So tổng mức ĐT

Đơn vị
Tỷ đồng
%

2005
561,2
26,7

2008
2009
2010
1.820,7 2.247,8 2.372,3
29,3
29,3
29,3

2011

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Tổng giá trị tài sản cố định mới tăng trong đầu tư so với vổn đầu tư xã hội
mới dao động khoảng 26-29%, điều này chứng tỏ phần xây dựng cơ bản cho các
công trình còn ít, chưa tạo được nền móng cho phát triển. Ở nhiều nước, tổng

giá trị TSCĐ tăng thêm trong đầu tư khá (40-60%), nếu tính riêng trong đầu tư
xây dựng cơ bản tới 80-90% (Việt Nam hiện nay mới 60-70%). Như vậy, tăng
cao tỷ lệ TSCĐ mới tăng trong đầu tư xã hội nói chung và đầu tư xây dựng cơ
bản nói riêng là nhằm tạo ra các tiềm lực mới để tạo tiền đề cho phát triển các
bước tiếp theo.
Đầu tư theo lãnh thổ, tập trung lớn nhất ở TP. Vị Thanh tổng đầu tư 5 năm
(2006-2010) chiếm khoảng 28,3% tổng đầu tư toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Châu
Thành, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, thấp nhất là thị xã Ngã
Bảy, chỉ khoảng 6,8% tổng mức đầu tư 5 năm của tỉnh. Tổng đầu tư nước ngoài
vào huyện Châu Thành 5 năm là 3120 tỷ đồng, chiếm 98% tổng đầu tư trên địa
bàn tỉnh. Ngoài Châu Thành là Phụng Hiệp và Long Mỹ cũng có đầu tư trực tiếp
nước ngoài, song quy mô rất nhỏ.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện-thị-thành phố
Các chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng

20062010

Tổng đầu tư XH (giá th/tế)

Tỷ đồng 2.493,5 2.790,1 6.221,3 7.680,7 8.105,6 9.631,0 27.291,2

1-Thành phố Vị Thanh

Tỷ đồng

635,5

705,4 1.258,9 2.456,4 2.659,5 4.395,7 7.715,7

%

25,5

25,3

20,2

32,0

32,8

45,6

28,3


Tỷ đồng

211,0

233,5

300,8

517,9

590,5

587,6

1.853,7

%

8,5

8,4

4,8

6,7

7,3

6,1


6,8

Tỷ đồng

254,3

278,4

362,6

624,2

705,6

761,5

2.225,1

%

10,2

10,0

5,8

8,1

8,7


7,9

8,2

Tỷ đồng

281,9

329,9 2.697,1 1.291,8 995,8

790,6

5.596,5

%

11,3

11,8

So tổng ĐT
2-Thị xã Ngã Bảy
So tổng ĐT
3-Huyện Châu Thành A
So tổng ĐT
4-Huyện Châu Thành
So tổng ĐT

43,4


16,8

12,3

8,2

20,5

2295,1 599,7

213,5

50,0

3.119,8

TĐ đầu tư nước ngoài Tỷ đồng
(FDI)

11,5

So ĐT huyện

3,5

85,1

46,4

21,4


6,3

5-Huyện Phụng Hiệp
So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài
So ĐT huyện
6-Huyện Vị Thúy

%
Tỷ đồng

338,3

376,2

478,8

837,2

954,7

988,6

2.985,2

%

13,6


13,5

7,7

10,9

11,8

10,3

10,9

Tỷ đồng

16,0

25,0

%

1,9%

2,6%

Tỷ đồng

365,1

405,3


551,7

So tổng ĐT

%

14,6

14,5

8,9

7-Huyện Long Mỹ

Tỷ đồng

407,4

461,4

571,4

41,0

975,0 1.091,1 1.026,9 3.388,2
12,7

13,5

10,7


12,4

978,2 1.108,4 1.080,1 3.526,8

9


So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài

%

16,3

16,5

9,2

12,7

13,7

Tỷ đồng

0

12,1

5,0


1,6

5,0

%

0,0

2,6

0,9

0,2

0,5

So ĐT huyện

11,2

12,9
23,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

1.4. Hiệu quả đầu tư
Trong bản quy hoạch tỉnh xây dựng năm 2006, ước tính chỉ số ICOR các
năm chưa thành lập tỉnh (đây là tính toán số liệu theo ranh giới của tỉnh khi còn
nằm trong tỉnh Cần Thơ), thời kỳ 1996-2000 đạt 1,71, thời kỳ 2001-2005 đạt

2,36. Thời kỳ sau khi thành lập tỉnh (thời kỳ 2006-2010), tính toán và ước tính
trên cơ sở số liệu thống kê của Cục thống kê Hậu Giang đạt 3,8.
Xét đơn thuần về lý thuyết, ICOR càng cao thì hiệu quả càng thấp. Tuy
nhiên, hiệu qủa xét qua hệ số ICOR còn phụ thuộc vào tính chất đầu tư (tập
trung đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp hay kết cấu hạ tầng...), qua phân tích
quá trình phát triển kinh tế Hậu Giang cho thấy sở dĩ ICOR những năm trước
2005 thấp là do đầu tư giai đoạn này chủ yếu cho nông nghiệp, đến giai đoạn
2006-2010, hệ số ICOR tăng cao hơn (3,8 so với 2,36 thời kỳ 2001-2005) là do
đã bắt đầu đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là đầu từ mạnh vào kết cấu hạ tầng.
Để bổ sung cho chỉ số ICOR, trong xem xét hiệu qủa có thể tính toán chỉ
số GDP/vốn đầu tư phân tích. Chỉ số GDP/vốn đầu tư cho biết 1 đồng vốn có thể
làm ra bao nhiêu giá trị GDP, như vậy GDP/vốn đầu tư càng cao thì càng hiệu
quả, hệ số này ngược với chỉ số ICOR.
Bảng 5: Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang
Các chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

1-Tổng đầu tư (Tỷ đ-giá thực tế) 2.493,5 2.790,1 6.221,3 7.680,7
- Vốn đầu tư KT nhà nước
- Vốn đầu tư KT ngoài NN
2-Tổng GDP (Tỷ đ-giá thực tế)
- GDP kinh tế nhà nước
- GDP kinh tế ngoài nhà nước

3-ICOR

833,2

981,4

2010

Tổng

8.105,6 27.291,2

1.258,4

3.005,5

3.288,2 9.366,7

1.660,3 1.808,7 4.962,9

4.675,2

4.817,4 17.924,5

6.191,4 7.523,8 8.702,2 10.255,6 11.903,7
952,7

1.224,1 1.337,5 1.588,7 2.024,6

5.238,7 6.299,7 7.364,7


8.666,9

9.879,1

-

-

-

-

-

3,8

- ICOR KT nhà nước

-

-

-

-

-

5,9


- ICOR KT ngoài nhà nước

-

-

-

-

-

3,4

2,5

2,7

1,4

1,3

1,5

4-GDP/vốn

10



- GDP/Đầu tư nhà nước

1,1

1,2

1,1

0,5

0,6

- GDP/Đầu tư ngoài nhà nước

3,2

3,5

1,5

1,9

2,1

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Qua xem xét chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu các năm qua cho thấy:
- Chỉ số ICOR của kinh tế nhà nước trong tỉnh cao, thời kỳ 2006-2010 tới
5,9 (phải đầu tư 5,9 đồng để có được 1 đồng GDP tăng thêm) điều này chứng tỏ
đầu tư của khu vực nhà nước tập trung vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp là

những ngành có chỉ số ICOR cao, đây là hướng đầu tư đúng, bởi lẽ đầu tư của
khu vực kinh tế nhà nước không chỉ đầu tư vào các ngành thu lợi nhuận cao,
hiệu quả nhanh mà cần đầu tư vào kết cấu hạ tầng, vào một số ngành công
nghiệp quan trọng, tuy hiệu quả kinh tế phát huy chậm những là những ngành
tạo cơ sở, tạo tiền đề thúc đâỷ các thành phần kinh tế khác phát triển. Khu vực
kinh tế ngoài nhà nước có chỉ số ICOR thấp hơn, chỉ 3,4 (đầu tư 3,4 đồng để có
được 1 đồng GDP tăng thêm), điều này thể hiện các nhà đầu tư nhân, hộ gia đình
chủ yếu chỉ đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ
là những ngành đầu tư ít vốn hơn, thu lợi nhuận nhanh hơn.
- Với tính chất đầu tư của khu vực nhà nước và ngoài nhà nước như nêu
trên nên chỉ số GDP/vốn của khu vực nhà nước chỉ khoảng 1,0 (1 đồng vốn đầu
tư tạo ra được 1,0 đồng GDP), trong khi đó khu vực ngoài nhà nước GDP/đầu tư
đạt 2,1 (1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 2,1 đồng GDP).
Nhìn chung, GDP/vốn đầu tư và ICOR của Hậu Giang tương đương với
mức chung của cả nước các năm vừa qua, chẳng hạn GDP/vốn của cả nước các
năm từ 2005-2007 đạt khoảng 1,8 và ICOR khoảng 4-5. Theo các chuyên gia
nước ngoài, với mức ICOR như trên thực sự chưa hiệu quả, vì ICOR các nước
chỉ dao động trong khoảng 3,5-4, thậm chí Đài Loan từ 1960-1970 đạt 2,4.
1.5. Các chính sách
Chính sách đất đai
Để thực hiện chính sách sử dụng đất trên cơ sở luật đất đai, tỉnh đã ban
hành nhiều quyết định, hướng dẫn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất như
giảm giá cho thuê đất, giảm thuế sử dụng đất, để khuyến khích các nhà đầu
tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai phù hợp với chủ trương
đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế địa phương.
11


Chính sách thu hút đầu tư
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh đã cụ thể hóa một

số chính sách ưu đãi như: thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí quảng cáo, chi thưởng môi giới đầu tư,
hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ điện nước,
nhà ở cho công nhân. Doanh nghiệp được miễn 11 năm tiền thuê đất, thuê mặt
nước đối với dự án đầu tư, miễn 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục
khuyến khích đầu tư.
Ðể nhanh chóng bàn giao mặt bằng dự án cho nhà đầu tư, tỉnh Hậu Giang
thực hiện cơ chế ứng trước tiền thuê thông qua chủ trương Nhà nước ứng trước
tiền của nhà đầu tư bằng với giá cho thuê đất, để bồi thường giải phóng mặt
bằng và các khoản hỗ trợ cho người dân tại từng dự án cụ thể. Chính sách này
vừa có lợi cho người bị thu hồi đất, vừa có lợi cho nhà đầu tư, được trừ dần vào
tiền thuê đất hằng năm, giải quyết lợi ích hợp lý cho người dân khi thực hiện tái
định cư phân tán và tái định cư tập trung, cũng như chính sách hỗ trợ nghề tạo
việc làm trong dự án đầu tư.
Chính sách phát triển nông-lâm-thủy sản
Tỉnh đã có những chính sách cụ thể về phát triển nông nghiệp bao gồm
các chủ trương về chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng thâm canh
cao, chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng cây công nghiệp, phát triển kinh
doanh theo mô hình kết hợp lúa-thủy sản, lúa-màu. Phát triển mạnh các cây
công nghiệp và ăn quả có thế mạnh của tỉnh như khóm, mía. Hình thành các
vùng lúa cao sản.
Trong lâm nghiệp, Hậu Giang đã áp dụng nhiều chủ trương chính sách và
biện pháp về phát triển lâm nghiệp chung với mục tiêu là khuyến khích các tổ
chức gia đình cá nhân phát triển trồng rừng tập trung và phân tán, trồng cây ăn
quả lâu năm, bảo vệ và chăm sóc rừng, hạn chế khai thác rừng, đặc biệt là
khuyến khích tận dụng đất chưa sử dụng nhằm cải tạo môi trường và tăng độ che
phủ rừng.
Về thủy sản, một mặt đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm
canh, mặt khác là tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.

Chính sách phát triển công nghiệp-tiêu thủ công nghiệp
Phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, mặc dù xuất phát điểm
thấp, nhưng lại có lợi thế nằm ở trung tâm miền Tây Sông Hậu với quỹ đất rộng,
12


nên phát triển các khu công nghiệp tập trung là một lợi thế. Về mặt chủ trương,
lãnh đạo tỉnh luôn coi nhiệm vụ thu hút xây dựng các khu cụm công nghiệp và
thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên quan
hệ với các nhà đầu tư. Tỉnh đã quy hoạch kịp thời các Khu công nghiệp, Cụm
công nghiệp tập trung với diện tích đủ rộng có vị trí thuận lợi về giao thông
thủy, bộ, nằm gần kề thành phố Cần Thơ tạo sự hấp dẫn các doanh nghiệp vào
đầu tư như khu công nghiệp Sông Hậu, Tân Phú Thạnh.
Chính sách phát triển thương mại
Chính sách phát triển thương mại của tỉnh tập trung chủ yếu khai thác thị
trường nội tỉnh, cụ thể: cung ứng nguyên liệu hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu
vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh gắn
với thị trường khu vực, thị trường cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư
phát triển một số trung tâm thương mại quan trọng là thành phố Vị Thanh, thị
xã Ngã Bảy, các cụm kinh tế xã hội ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực nông
thôn. Tập trung củng cố và phát triển thị trường nông thôn theo các tuyến, các
cụm kinh tế xã hội ở các huyện, thị trấn, khu vực nông thôn để thu gom, tiêu thụ
hàng nông lâm thủy sản thông qua các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển chợ theo hướng chuyển giao cho
doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác kinh doanh theo qui
hoạch được duyệt.
Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
Xuất phát từ nguồn vốn trong tỉnh có hạn nên các cơ chế chính sách phát
triển kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung vào huy động từ thị trường vốn của
các thành phần kinh tế trên địa bàn, tập trung xây dựng và sớm đưa vào sử dụng

các công trình trọng điểm nhằm tạo ra động lực mới đẩy nhanh tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về giao thông: đặc biệt chú trọng đầu tư giao thông nông thôn, đầu tư cho
giao thông đô thị một cách hợp lý. Đồng thời đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các
tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt có chủ trương đẩy nhanh tiến độ và
sớm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như quốc lộ 1A, quốc lộ 61,
quốc lộ Nam sông Hậu, 61B, Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng-Một Ngàn
và các trục đường tỉnh huyết mạch liên tỉnh để phát huy lợi thế vị trí của tỉnh
Hậu Giang.
Về thủy lợi: tập trung hoàn chỉnh các dự án thủy lợi lớn Trung ương đầu
tư, đẩy mạnh nạo vét và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước các tuyến kênh
trên địa bàn nhằm phục vụ sản xuất tốt hơn và giảm nhẹ thiên tai. Khai thác có
13


hiệu quả nguồn nước tuyến đường thuỷ xuyên đồng bằng sông Cửu Long đi qua
kênh xáng Xà No.
Về hệ thống cấp điện: mở rộng và cải tạo mạng lưới truyền tải, phân phối
điện để cung cấp điện cho các huyện, thị và khu, cụm công nghiệp trong tỉnh
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hôi, cùng với tăng nhanh tỷ lệ hộ
dân sử dụng điện lưới quốc gia.
Về cấp nước, thoát nước: tập trung vào triển khai và mở rộng nhà máy
nước đã có ở các đô thị và hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn. Chỉ đạo tập
trung xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị và các cụm kinh tế-xã hội để đảm
bảo môi trường sinh thái đô thị.
Về bưu chính, viễn thông: thành lập Công ty Viễn thông, phát triển mạng
bưu chính, viễn thông với các dịch vụ mới ở khắp các địa bàn trong tỉnh.
Chính sách khoa học-công nghệ
Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: tập trung chỉ đạo thực hiện chính
sách đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nông thôn như cải tạo giống cây

trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, các đề tài về kỹ thuật
canh tác, cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp, bảo vệ
thực vật và vật nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Trong công nghiệp: tập trung vào chính sách ứng dụng quy trình công
nghệ sản xuất các thiết bị chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, gieo sạ
hàng, cắt gặt, xay xát chế biến gạo và các loại nông sản khác. Chính sách về
chuyển giao công nghệ xay xát và chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao, chế
biến đường, sản xuất một số công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong lĩnh vực y tế: khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện các đề tài khoa
học trong triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm của Bộ Y tế như:
chương trình phòng chống lao, chương trình toàn dân dùng muối I-ốt, chương
trình phòng chống sốt rét, bệnh tay-chân-miệng và nhiều đề tài về y học dân tộc
được triển khai.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng
kế hoạch ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong sản xuất và dịch vụ,
xử lý văn bản qua mạng đem lại nhiều hiệu quả trong quản lý.
Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: tập trung chính sách bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ rừng và phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm,
14


nước mặt, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo xây dựng quy
chế quản lý và bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập
trung trên địa bản tỉnh.
2. Những hạn chế:
2.1. Kinh tế Hậu Giang chủ yếu tăng trưởng về lượng
Kinh tế Hậu Giang chủ yếu tăng trưởng về số lượng, qui mô, nghĩa là qui
mô chiều rộng, dựa trên khai thác tài nguyên thiên thiên, nông nghiệp, lực lượng

lao động tay nghề chưa cao, chưa đảm bảo cho tăng trưởng bền vững.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế chưa hợp lý
Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng
thành phần kinh tế nhà nước do thực hiện quá trình cổ phần hóa theo chủ trương
chung, tăng tỷ trọng thành phần kinh tế tư nhân và tập thể, kinh tế hợp tác, riêng
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hình thành chưa nhiều.
Cơ cấu kinh tế khu vực dân doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế,
có xu hướng tăng nhanh và có vai trò quan trọng đến quyết định tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách,
xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong khu vực dân doanh,
khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu là kinh tế nông hộ và đã
tạo ra 70% giá trị VA.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế còn
có những hạn chế, chưa khai thác nhiều nguồn nội lực trong dân và nguồn vốn
bên ngoài. Một số chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước chậm đưa vào cuộc sống, ý nghĩa thực tiễn chưa cao.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Tỷ lệ thu hút lao động tham gia các ngành kinh tế so với lao động trong
độ tuổi có xu hướng tăng nhưng rất chậm so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thu
hút lao động đang làm việc so tổng số lao động xã hội trong thời gian qua tăng
không đáng kể. Ngược với những chuyển biến tích cực về tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế quốc
dân trên địa bàn tỉnh hầu như ít thay đổi. Vấn đề này thể hiện: tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa đủ sức tác động chuyển dịch
cơ cấu lao động, tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp, dịch vụ rất chậm, khu vực công nghiệp có sức thu hút kém so
với nhu cầu việc làm của lao động xã hội đang gia tăng. Cơ sở sản xuất công
nghiệp, thương mại, dịch vụ qui mô nhỏ, tốc độ đô thị hóa chậm, chưa đủ sức
15



thu hút lực lượng lao động tăng thêm qua từng năm, cũng như chuyển một bộ
phận lao đông nông nghiệp sang ngành nghề khác. Công nghiệp, dịch vụ chỉ
mới tập trung phát triển ở khu vực đô thị, trong khi ở nông thôn thị trường lao
động rất lớn nhưng còn rất hạn chế. Sức hút chủ yếu đối với lực lượng lao động
tăng thêm vẫn là khu vực nông nghiệp, trong khi tỷ lệ sử dụng thời gian lao
động ở nông thôn vẫn còn ở mức thấp.
Ngoài ra, Hậu Giang còn phải đối mặt với các thách thức lớn trong quá
trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, một nguyên nhân quan trọng tác động
trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động, cụ thể: cơ cấu lao động phi nông
nghiệp/tổng số lao động xã hội chỉ đạt 23-24%, tương đương 14-15% dân số, rất
thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động thất nghiệp và
chưa có việc làm ổn định có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số lao động xã hội (khoảng 19-20%). Nguồn nhân lực tuy dồi dào về
số lượng nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, số lao
động qua đào tạo chỉ chiếm 9-10% lao động trong độ tuổi, tương đương 9,510% lao động đang làm việc (cả nước 22,5%, ĐBSCL 12%), do đào tạo chưa
theo kịp nhu cầu, chưa kể một phần lực lượng được đào tạo thì bị thu hút đi nơi
khác. Mất cân đối về cơ cấu đào tạo, chưa đồng bộ giữa lực lượng khoa học
công nghệ (trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học) và lực lượng công nhân
kỹ thuật. Trong tổng số lao động qua đào tạo nêu trên, đại học và trên đại học
chiếm 12%, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 60%, số công nhân và
nhân viên chuyên môn chiếm 28%. So với lao động trong độ tuổi, số công nhân
có bằng cấp chứng chỉ, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại
học chiếm tỷ lệ rất thấp so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu giữa đô thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và
phi nông nghiệp
Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh gồm đô thị Vị Thanh (đô thị loại III),
đô thị Ngã Bảy (đô thị loại IV) và các thị trấn thuộc các huyện (đô thị loại V).
Nếu tính đô thị loại V trở lên thuộc khu vực đô thị thì:
- Dân số đô thị có khuynh hướng tăng khá nhanh, chủ yếu do dân nông

thôn di chuyển về đô thị, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của dân cư
đô thị. Dân số nông thôn biến động không đáng kể. Cơ cấu dân đô thị-nông thôn
là 16-84%. Cơ cấu dân số phi nông nghiệp-nông nghiệp là 15-85%. Điều này
cho thấy mặc dù đô thị hóa nhanh nhưng sự chuyển dịch hoạt động nông nghiệp
sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn rất chậm, nông nghiệp-nông thôn giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
16


- Tỷ lệ đô thị hóa bình quân của tỉnh Hậu Giang hiện tại vẫn ở mức thấp
so với ĐBSCL và cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa thấp dẫn đến sự phát triển chậm của
khu vực III-các ngành dịch vụ. Hiện tại, một số đô thị phát triển theo quy hoạch,
nhiều vùng dân cư nông thôn được chuyển thành đô thị nhưng quy mô không
lớn, đây là một quá trình tất yếu và có ý nghĩa tích cực góp phần đẩy nhanh tốc
độ đô thị hóa. Tuy nhiên, đời sống những vùng dân cư được gọi là đô thị chưa
được cải thiện nhiều do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch nên thiếu các dịch vụ
được cung cấp bởi hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn đô thị.
- Mật độ dân số trung bình tăng chậm và còn thưa, nhất là tại khu vực
nông thôn.
Một số ngành như công nghiệp chế biến, sản xuất trong nông nghiệp hiệu
quả kinh tế mang lại chưa cao, nhất là năng suất tổng hợp, vì vậy khả năng cạnh
tranh chưa cao. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh chịu sự chi phối
sâu sắc của nền kinh tế thị trường và có xu hướng gia tăng, tăng khá đều ở khu
vực phi nông nghiệp. Mức chênh lệch thu nhập giữa phi nông nghiệp và nông
nghiệp là 7,5 lần, giữa thành thị và nông thôn từ 3,7 lần lên 5 lần. Sự bất hợp lý
này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững kinh
tế-xã hội nếu không có những chủ trương về điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

17



KẾT LUẬN

Nhìn chung, tổng thể quá trình chuyển dịch cơ cấu các khu vực kinh tế,
ngành kinh tế chưa thực sự diễn ra theo như mong muốn do chưa có một lộ trình
giải pháp thích hợp. Hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành kinh tế là
chưa phát huy đúng mức nội lực, chưa đủ sức cạnh tranh, cụ thể: Trong nông
nghiệp tiềm năng mặt nước nuôi thủy sản, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia
cầm chưa được khai thác tốt để tạo cơ cấu kinh tế nông nghiệp cân đối, bền
vững chủ yếu dựa vào cây lúa. Trong công nghiệp các lĩnh vực chủ lực như cơ
khí, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao, sản xuất
sản phẩm tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp.
Thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh chỉ
mới thể hiện ở mặc số lượng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng tốc độ phát
triển về chất chưa tương xứng vì cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động chưa chuyển
dịch rõ nét, chưa có thay đổi nhiều, cơ cấu hàng hóa chưa đa dạng, tỷ trọng giá
trị hàng tinh chế trong giá trị xuất khẩu chưa cao, chất lượng, khả năng cạnh
tranh của nhiều sản phẩm hàng hóa còn thấp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
chưa ổn định, bền vững.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống Kê Hậu giang (2011), Niên giám thống kê năm 2011, 2012
[2] Sở KH&ĐT, Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm
2020
[3] Đảng Bộ tỉnh hậu Giang, Văn kiện đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ
12 nhiệm kỳ 2010-2015

[4] Đảng Bộ tỉnh hậu Giang, Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần
thứ 12 nhiệm kỳ 2010-2015
[5] Trường Đại học Tây Đô-Sở KH&CN Hậu Giang, Kỷ yếu hội thảo đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh từ năm
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025”

19



×